1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu phương pháp soạn một giáo án dạy phần đọc-hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới”

38 4,8K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 178 KB

Nội dung

“Xây dựng phương pháp soạn giáo án cho giờ đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực của học sinh”.

Trang 1

sẽ làm

Lênin khi bàn về vấn đề ý thức đã nói, đại ý: Một con ong thợ khi xây

tổ dù khéo léo đến đâu cũng không thể bằng một người thợ tồi nhất, bởi vì nólàm trong vô thức, không biết được hình thù cái tổ của mình sẽ như thế nàokhi xây xong Còn người thợ trước khi xây dựng một công trình nào đó đãhình dung được trong đầu các kế hoạch xây dựng, kiểu cấu trúc cần thiết, dựđịnh sẽ thi công trong thời gian bao nhiêu, từ đó thiết kế mô hình rồi mới bắttay vào làm việc

Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của việc vạch ra kế hoạch,xây dựng các phương án cho hoạt động Khi làm bất kỳ việc gì cũng cần phải

có kế hoạch mới đạt được mong muốn Kế hoạch là gì? “Kế hoạch là toàn bộnói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống những công việc dự định

sẽ làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự và thời hạn tiếnhành” ( Từ điển tiếng việt)

Trong thực tế ngay chuyện chuẩn bị một bữa ăn gia đình cũng cần phải

có kế hoạch sắp xếp các công việc từ khâu đi chợ cần mua những gì khi nấucần làm những món gì trước, nếu không có sự sắp xếp đó thì công việc tưởngchừng như đơn giản sẽ làm ta lúng túng Việc xắp xếp kế hoạch đó mặc dùkhông thành văn bản nhưng nhất thiết phải có Vì vậy đối với nhà giáo dụcnhất thiết phải lập kế hoạch trong công việc của mình, của tập thể thì mới cóthể thực hiện tốt nhiệm vụ Bác Hồ đã từng nói: “ Bất kỳ việc to, việc nhỏ phải

Trang 2

có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết tâm làm thì mớithành công”

Như vậy Bác đã rất quan tâm đến việc cần phải có một kế hoạch trướckhi làm một việc gì đó.Nếu không vạch ra được kế hoạch, phương án thì khibước vào hoạt động ta cũng chỉ “ giống như những con kiến tha mồi, khôngbiết chế biến, không hiểu gi cả” (Triết học Mac-Lenin, trang 37)

Đối với người giáo viên, một giờ lên lớp bao gồm rất nhiều hoạt động,thao tác đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch, phương án cụ thể tối ưu nhằmgiúp cho giờ giảng đạt chất lượng, đó chính là việc thiết kế giáo án

Trong giờ dạy kể từ khi bắt đầu cho đên khi kết thúc tiết học có rấtnhiều các hoạt động nhằm tổ chức, hướng dẫn cho học sinh lĩnh hội tri thức.Người giáo viên cần phải biết sắp xếp các hoạt động sao cho phù hợp với trình

độ, khả năng của học sinh giúp các em tự giác tích cực lĩnh hội các tri thức.Việc thiết kế giáo án chính là sự sắp xếp các hoạt động đó

Ngày nay với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, sự phát triểnmạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng làm cho trình độ dân tríngày càng nâng cao Học sinh trung học cơ sở là đối tượng vừa bước qua tuổitrẻ con nhưng chưa thành người lớn, mọi cái xung quanh các em còn rất mới

mẻ Chính vì vậy các em luôn mong muốn tìm tòi khám phá những bí ẩn xungquanh mình Nhờ quá trình tự học như vậy các em đã tích luỹ được rất nhiềukiến thức xã hội Nắm được đặc điểm này người giáo viên rất cần trau dồi kiếnthức chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức xã hội để khi có thể thíchhợp thì đưa vào thiết kế bài giảng nhằm giúp các em hiểu sâu hơn bài học

Có thể thấy tầm quan trọng của việc soạn giáo án trước khi lên lớp Nếungười giáo viên đã có một kế hoạch, một phương án tốt nghĩa là đã giành được50% thắng lợi, sẽ vững vàng tự tin hơn khi tổ chức, hướng dẫn cho học sinhlĩnh hội tri thức, hình thành khái niệm

2 Thực tế.

Trang 3

Trong giảng dạy nói chung ở các trường phổ thông giáo viên khi lênlớp đòi hỏi phải có giáo án Đó là yêu cầu nhất thiết phải có, bởi vì giáo ángiúp cho người giáo viên định hướng được những kiến thức mà cần tổ chức,hướng dẫn cho học sinh lĩnh hội, cần đưa ra những kiến thức nào trước, nhữngkiến thức nào sau, hơn nữa việc soạn giáo án cũng thể hiện trách nhiệm lươngtâm của người thầy giáo Người giáo viên không có giáo án sẽ làm cho việctiếp thu kiến thức của các em bị xáo trộn, thiếu sự gắn kết, lôgic giữa các kháiniệm, nhất là khi ôn thi các em không có được một đề cương chuẩn làm tàiliệu ôn.

Cũng như các môn học khác, các môn thuộc khoa học xã hội có khốilượng kiến thức rất nhiều Việc sắp xếp các kiến thức đó sao cho “vừa sức”với các em là rất cần thiết, cũng như việc tổ chức cho các em có bao nhiêuhoạt động cũng là điều quan trọng Người giáo viên không thể tay không màlên lớp được, điều đó thể hiện sự vô trách nhiệm của người thầy hoặc đó là sựquá tự tin vào bản thân mình, sự cẩu thả trong dạy học Người giáo viên khilên lớp cần phải có sự chuẩn bị và sự chuẩn bị đó được thể hiện trên giáo án

Nhưng giờ dạy đạt chất lượng cao hay không cao còn phụ thuộc rất lớnvào việc chuẩn bị giáo án tốt hay không tốt Chuẩn bị giáo án nhưng giáo ánsoạn sơ sài, các hoạt động tìm hiểu văn bản còn chưa được tổ chức tốt, khôngtính đến những tình huống có thể sảy ra cho nên sẽ làm cho giờ dạy tẻ nhạt,học sinh dễ nhàm chán, hiệu qủa giờ dạy giảm sút Hơn thế nữa sau một tiếthọc nhìn vào vở học sinh chỉ có một vài đề mục và những gạch đầu dòngkhông cụ thể, không thấy được những ý cơ bản để học sinh có thể dựa vào đó

để học bài cũ

Trên thực tế có một bộ phận không nhỏ không chú trọng lắm đến việcsoạn giáo án Đối với họ việc soạn giáo án chỉ là cho có lệ khi có sự kiểm trahoặc có những giáo viên soạn nhưng lại làm một cách sơ lược, đơn giản khôngchú ý đúng mức đến hoạt động của học sinh Người ta viện dẫn vào đời sốngkhó khăn, vào kinh nghiệm để bào chữa cho việc dạy học trên lớp một cách

Trang 4

tuỳ tiện không giáo án Đó là một cách nghĩ sai lầm, thiển cận bởi mỗi nămđối tượng học sinh mỗi khác, trình độ cũng khác nhau theo chiều hướng pháttriển đi lên Bởi vậy phải có sự điều chỉnh, bổ sung cho thật hợp lý, nhất làhiện nay đã có sự thay đổi chương trình và sách giáo khoa bắt đầu từ lớp 6 vớinhững nội dung kiến thức mới mẻ, buộc người giáo viên phải nhìn nhận lạivấn đề, đánh giá tình hình dạy và học để từ đó có sự chuẩn bị phù hợp và tíchcực với chương trình.

Việc thay đổi chương trình và sách giáo khoa là do có sự thay đổi trongquan niệm giáo dục: Giáo dục ngày nay không còn bó hẹp trong khuôn khổnhà trường nữa bởi vì nhà trường là một bộ phận của xã hội, các hoạt độngtrong nhà trường luôn gắn kết với các hoạt động xã hội, với tiến trình cải cách

xã hội Khi xã hội có sự đổi mới, phát triển bắt buộc nhà trường cũng phải có

sự thay đổi cho phù hợp

Giáo dục hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cựchoạt động nhận thức của học sinh Dạy học Ngữ văn mục đích là nhằm rènluyện cho các em có được vốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để các em có thể

sử dụng ngôn ngữ như một công cụ hữu ích nhất trong cuộc sống, chứ khôngphải là dạy để các em trở thành nhà văn Chính vì vậy sự thay đổi của sáchgiáo khoa là hoàn toàn phù hợp với xu hướng thời đại Việc thay đổi chươngtrình, sách giáo khoa dẫn đến phải có sự thay đổi ở phương pháp dạy học,phương pháp soạn giáo án

Qua việc tìm hiểu, phân tích lý luận vào thực tế ta có thể thấy được tầmquan trọng của việc soạn giáo án và việc soạn giáo án thực tế hiện nay củagiáo viên trung học cơ sở là rất đáng lo ngại, đó là những nguyên nhân chínhlàm cho học sinh chán học Văn hoặc không có kiến thức văn chương Xuất

phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “ Tìm hiểu phương pháp soạn một giáo án dạy phần đọc-hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới” làm đề tài nghiên cứu

Trang 5

Trước vấn đề soạn giáo án cần phải có một nhận thức đúng đắn, đầy đủ

là người giáo viên nói chung và người giáo viên giảng dạy Văn học nói riêngphải rèn luyện cho mình kỹ năng soạn giáo án cũng như ý thức được tráchnhiệm soạn giáo án là cần thiết cho mình cũng như cho học sinh Soạn giáo ánđạt yêu cầu chính là nhằm giúp cho người giáo viên hoàn thành nhiệm vụ củamình trên lớp một cách tốt nhất

II ĐỐI TƯỢNG

“Xây dựng phương pháp soạn giáo án cho giờ đọc hiểu văn bản mônNgữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực của họcsinh”

Việc soạn giáo án tuy đều dựa trên một nguyên tắc chung nhưng mỗigiáo viên lại có một phương pháp soạn giáo án riêng tuỳ thuộc vào trình độ,khả năng nhận thức của mỗi người

Từ việc thay đổi chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn bắt đầu

từ lớp 6 dẫn đến cần có sự thay đổi phương pháp soạn sao cho phù hợp Tuynhiên do sự thay đổi vừa mới tiến hành được một thời gian ngắn nên yêu cầu

có được một giáo án chuẩn là rất khó Tìm hiểu phương pháp soạn một số giáo

án cho giờ đọc-hiểu văn bản là quá trình nhằm tìm ra phương pháp tối ưu nhấtgiúp cho người giáo viên trung học cơ sở nhất là những giáo viên trẻ mới ratrường có sự định hướng trong việc soạn giáo án

III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

1.Yêu cầu của một giáo án theo tinh thần đổi mới:

a.Giáo án cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

*Thể hiện được tính tích hợp của chương trình

*Phải chú ý đến việc phát huy tính tích cực cao độ của chủ thể học sinh-nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học

b.Giáo án phải thể hiện được đề cương của nội dung bài giảng

c.Giáo án phải thể hiện được việc tổ chức hoạt động của học sinh trong giờ học.

Trang 6

d.Giáo án phải sử dụng dễ dàng khi lên lớp.

e Giáo án phải mang tính chất mở

2 Các thao tác soạn giáo án phần đọc-hiểu văn bản.

a Xác định nội dung bài

b Lập đề cương nội dung

c Thiết kế hoạt động của trò

e Thể hiện trên giáo án

3 Xây dựng một số giáo án mẫu

a Văn bản: “Thánh Gióng”

b Văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ”

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Nghiên cứu lý thuyết.

-Tham khảo các tài liệu

+Tập san Khoa học xã hội-nhân văn và nhà trường

+Đặc san Văn học & Tuổi trẻ

+Triết học Mac-Lenin

+Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6

+Tạp chí Giáo dục & Thời đại

2 Thực nghiệm.

-Quá trình kiến tập sư phạm:

-Quá trình thực tập tốt nghiệp

+Dự giờ Ngữ văn của giáo viên Trung học cơ sở Lý Tự Trọng

+Tham khảo giáo án của các giáo viên bộ môn Ngữ văn

3 Xây dựng giáo án mẫu.

V ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1 Xây dựng các thao tác soạn giáo án

2 Đưa ra cấu trúc giáo án hợp lý

Trang 7

B NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I YÊU CẦU CỦA MỘT GIÁO ÁN THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI.

Trước yêu cầu phát triển mới của sự nghiệp giáo dục và những hạn chếcủa nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học của cuộc cải cáchgiáo dục diễn ra vào những năm đầu của thập kỷ 80 Đảng, Quốc hội, Chínhphủ, Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, nhằmđổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học

Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng cộngsản Việt Nam khoá VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục vàđào tạo là: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục-đào tạo, khắc phục lốitruyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nền nếp tư duy sáng tạo của ngườihọc”

Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc thay đổi phươngpháp soạn giáo án là một điều cần thiết Một giáo án theo tinh thần đổi mới làmột giáo án đáp ứng được các yêu cầu, nguyên tắc sau:

1 Giáo án cần đảm bảo các nguyên tắc:

a Thể hiện được tính tích hợp của chương trình

Dạy học theo hướng tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiệnđại của tất cả các nước phát triển nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu vềhọc vấn phổ thông, khả năng tiếp thu và khối lượng tri thức khổng lồ của nhânloại đang ngày một tăng lên vùn vụt Dạy học tích hợp khắc phục được lốigiảng dạy tách rời các hiện tượng ngôn ngữ ra khỏi văn cảnh, ngữ cảnh củavăn bản, đòi hỏi giảng dạy nội dung nào cũng phải dựa vào văn bản dữ liệu

Trang 8

Nhờ vào các kiến thức của Tiếng Việt và Tập làm văn mà việc khai thác vănbản tác phẩm sâu sắc và kỹ càng hơn…Việc tách ra 3 phân môn độc lập, dễtạo ra cho giáo viên và học sinh thói quen dạy và học những phân môn trênmột cách cứng nhắc, dung tục Ví dụ trong việc phân tích, giảng giải tác phẩmvăn chương, rất nhiều những kiến thức và kỹ năng của phân môn Tiếng Việt

như: ngữ âm, nhịp điệu, từ ngữ, các loại câu, các biện pháp tu từ, các quy tắc hội thoại và những cách nói hàm ẩn, hàm ngôn…,là những cơ sở quan trọng

để “giải mã” những nội dung tiềm ẩn sâu sắc trong các tác phẩm văn chương,nhưng lại ít được giáo viên và học sinh để ý khai thác Đành rằng để hiểu tácphẩm văn chương không chỉ có mình tri thức ngôn ngữ, nhưng bỏ qua “yếu tốthứ nhất”này, tức là bỏ qua văn bản tác phẩm, cũng có nghĩa là khó tránh khỏi

xu hướng rơi vào phân tích kiểu xã hội học dung tục Tất nhiên cách dạy họccác phân môn tách rời như hiện hành bảo đảm được tính độc lập của phânmôn, đáp ứng và giải quyết được nhiều vấn đề do môn khoa học tương ứng đề

ra Ví dụ, với tư cách một phân môn độc lập, Tiếng Việt sẽ giải quyết đượctương đối dễ dàng vấn đề hệ thống tri thức Việt ngữ và một số vấn đề lýthuyết ngôn ngữ học Với phân môn Văn là các vấn đề như: lịch sử văn học,tác giả tác phẩm, lýluận văn học vv Những vấn đề trên nếu dạy học theonguyên tắc tích hợp sẽ ít nhiều bị phá vỡ, hay nói đúng hơn sẽ khó thực hiệnđược trọn vẹn như dạy học hiện hành Tuy vậy chương trình của sách giáokhoa Ngữ văn đã dành các bài tổng kết và ôn tập cuối năm cho mỗi lớp ở mỗicuốn sách để hệ thống hoá và đáp ứng các yêu cầu riêng của các phân môn.Ngoài ra nếu cần củng cố và nâng cao các vấn đề trên có thể đưa vào nội dung

dạy học tự chọn đã được ghi trong chương trình dự thảo cho hai lớp cuối cấp

trung học cơ sở

Chính vì vậy người giáo viên cần soạn giáo án phù hợp với quan điểmtích hợp, bởi lẽ quan điểm này là nguyên tắc chỉ đạo việc tổ chức nội dung,chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn phương pháp giảng dạy

Trang 9

* Việc xây dựng chương trình môn Ngữ văn theo quan điểm tích hợpđược thể hiện ở 4 điểm sau:

- Môn học chương trình xây dựng được gọi là Ngữ văn

- Môn Ngữ văn đồng thời hình thành cho học sinh 4 kỹ năng: nghe, nói,đọc, viết

- Ba phân môn và 4 kỹ năng được dạy học từ một văn bản

- Đảm bảo tính thống nhất cao giữa ba phân môn

*Việc soạn giáo án theo hướng tích hợp là một vấn đề mới và rất khó.Tuy nhiên nếu tập trung quan tâm đúng mức sẽ đem lại hiệu quả cao cho giờgiảng Văn Có thể soạn giáo án theo hai cách tích hợp dọc và tích hợp ngang

-Tích hợp dọc là tích hợp các vấn đề gần nhau trong chính từng phânmôn,hoặc các phân môn khác nhau ở các bài đã, đang và sẽ học, ở các lớp

dưới và lớp trên Chẳng hạn phép so sánh trong phân môn Tiếng Việt, hay văn miêu tả và kể chuyện trong phân môn Tập làm văn không phải đến lớp 6 mới

học mà học sinh đã đượclàm quen ở Tiểu học Theo tinh thần này khi dạy sáchNgữ văn 6, giáo viên cần tận dụng tối đa những kiến thức mà học sinh đã học

ở trước đó về so sánh, một mặt củng cố, ôn luyện và vận dụng; mặt khác từ

những gì đã biết hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá mở rộng và nâng cao

vấn đề so sánh mà lớp dưới chưa học Những kiến thức so sánh đã học ở Tiểu

học cũng được tích hợp, vận dụng khi học văn miêu tả ở lớp 6 Tương tự nhưthế những kiến thức và kỹ năng về đọc hiểu ở tiểu học sẽ được huy động vàvận dụng vào việc đọc-hiểu phân môn văn học trung học cơ sở với một yêucầu cao hơn Như thế tích hợp dọc là sự tích hợp theo vấn đề đã học và sẽ học

ở nhiều thời điểm khác nhau

-Tích hợp ngang tức là dạy 3 phân môn trên cùng một văn bản Văn bảnchính là nguồn tài liệu mà cả 3 phân môn đều phải hướng tới, từ đó mà làm rõcho nhau Giờ đọc-hiểu phải bám sát vào văn bản, vào các yếu tố hình thức màtrước hết là thể loại và ngôn từ nghệ thuật…để làm sáng tỏ nội dung văn học.Không chỉ Tiếng Việt mà cả kiến thức Tập làm văn cũng giúp cho việc đọc -

Trang 10

hiểu tốt hơn Chẳng hạn những kiến thức về ngôi kể và lời kể, thứ tự kể…trong kiểu văn bản tự sự sẽ giúp giáo viên và học sinh khai thác tốt hơn các tácphẩm tự sự được đọc-hiểu ở giờ Văn

Ví dụ:

+Văn bản “Thánh Gióng” có thể tích hợp ngang: Trong truyền thuyếtThánh Gióng có các nhân vật, các chi tiết, sự kiện, vậy nó thuộc thể loại gì?Nếu thiếu các chi tiết sự kiện ấy truyền thuyết có còn ý nghĩa không?

Tích hợp ngang còn thể hiện ở văn bản phụ ở Tiếng Việt và Tập làmvăn Những văn bản phụ này cũng góp phần làm sáng tỏ cho văn bản chung

Và đặc biệt tích hợp ngang còn thể hiện trong hệ thống câu hỏi dẫn dắt và các

đề kiểm tra đánh giá Trong một bài học, mỗi phân môn đề có câu hỏi về cáckiến thức liên quan đến các phân môn còn lại; các đề kiểm tra đánh giá nhất làbài kiểm tra cuối học kỳ hoặc cuối năm được kiểm tra một cách tổng hợp theohướng tích hợp

Ví dụ

+ Ở văn bản “Lượm” trong khổ thơ đầu, câu thơ “ Ngày Huế đổ máu”

đã sử dụng phép hoán dụ, lấy dấu hiệu “đổ máu” để nói đến sự khốc liệt củachiến tranh Hoán dụ là gì? chúng ta sẽ được học ở phần Tiếng việt trong bàisau

Nếu soạn giáo án theo hướng tích hợp thì trong giờ dạy sẽ giúp cho các

em hiểu được vấn đề một cách sâu rộng khắc ghi được kiến thức lâu hơn, hiểubài một cách dễ dàng hơn có thêm nhiều kiến thức trong các lĩnh vực kháccũng như làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các em

b Giáo án cần chú ý đến việc phát huy tính tích cực cao độ của chủ thể học sinh-nhân vật trung tâm trong quá trình học Ngữ văn.

* Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của người học là một trongnhững nhiệm vụ chủ yếu của người thầy trong qua trình dạy học Vì vậy nóluôn là trung tâm chú ý của lý luận và thực tiễn dạy học Đến nay đây vẫn làmột vấn đề quan trọng nhất của dạy học-giáo dục

Trang 11

Khi nghiên cứu về vấn đề này cần coi trọng người thầy trong việc tổngkết những kinh nghiệm của quá khứ và phát triển chúng trong điều kiện hiệntại, khi mà khoa học kỹ thuật đã phát triển ở mức độ cao và bản chất conngười đã có những thay đổi về tính chất, năng lực, nhu cầu và nguyện vọng.

Tính tích cực nhận thức biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác vớiđối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu, thể hiện ở sự nỗ lực hoạt độngtrí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý như hứng thú, chú ý, ýchí…nhằm đạt được mục đích đặt ra với chất lượng cao

* Để biết được học sinh có tính tích cực học tập hay không cần dựa vàonhững dấu hiệu sau đây:

- Có chú ý học tập hay không?

- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập không?(thể hiện ở việc phát biểu ý kiến, ghi chép…)

- Có hoàn thành những nhiệm vụ được giao không?

- Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?

-Có hiểu bài học không?

-Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không?

Về mức độ tích cực của học sinh trong quá trình học tập có thể khônggiống nhau, chúng ta có thể phát hiện được điều đó dựa vào một số dấu hiệusau:

+ Tự giác học tập hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài( Giađình, bạn bè, xã hội…)

+ Thực hiện nhiệm vụ của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu và tối đa?+ Tích cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục?

+ Tích cực tăng lên hay giảm dần?

+ Có kiên trì vượt khó hay không?

*Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và mặt tự giác

Trang 12

- Mặt tự phát của tính tích cực là những yếu tố tiềm ẩn bẩm sinh thểhiện ở tính tò mò, hiếu kỳ, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi màđứa trẻ đều có ở những mức độ khác nhau.

-Tính tích cực tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy,trí tò mò khoa học…

Tính tích cực nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà cả

từ nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức, thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu văn hoá…Hạt nhân cơ bản của tính tích cực nhận thức là hoạt động tư duy và nhận đượctạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng

Ngày nay dạy học tích cực có thể xem là một trong những đặc điểmquan trọng nhất của nhà trường hiện đại và có thể lấy đó phân biệt với nhàtrường truyền thống

Phát huy tính tích cực của học sinh và “ dạy học lấy học sinh làm trungtâm” đều nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học, còn người giáo viên “ lùivào hậu trường” chỉ là người tư vấn, hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh trithức Để đáp ứng được yêu cầu này người giáo viên cần thay đổi cách soạngiáo án chuyển trọng tâm sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tổchức các công tác độc lập hoặc theo nhóm bằng các phiếu hoạt động học tập,tăng cường giao tiếp thầy trò, mở rộng giao tiếp trò - trò, nâng cao chất lượngcác câu hỏi, giảm số câu hỏi tái hiện sự kiện, tăng tỷ lệ các câu hỏi yêu cầu tưduy tích cực sáng tạo

* Việc áp dụng phương pháp thể hiện tính tích cực của học sinh trongquá trình soạn giáo án đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm của người giáo viên,phương pháp học tập của người học sinh Đây là một quá trình đổi mới lâudài, chính vì vậy người giáo viên không nên nóng vội, cần phải căn cứ vàotình hình thực tế để từ đó thiết kế một giáo án phù hợp sao cho những tiết họcphấn đấu để học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảoluận nhiều hơn và quan trọng nhất là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đườnglĩnh hội nội dung học tập Để phát huy tính tích cực của học sinh người giáo

Trang 13

viên trong giờ dạy cần phải đặt hàng loạt các câu hỏi từ tái hiện đến các câuhỏi sáng tạo, đưa ra các tình huống ngược lại vấn đề trong sách để thử khảnăng tư duy của học sinh.

Chẳng hạn phân tích chi tiết “trả gươm” trong bài “Sự tích hồ gươm”,người giáo viên không nên dùng phương pháp thuyết trình mà cần tổ chứchoạt động vấn đáp Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh suy nghĩ như: Vìsao Lạc Long Quân đòi gươm báu? Vì sao địa điểm trả gươm lại ở hồ LụcThuỷ mà không phải ở Thanh Hoá? hoặc: vì sao chỗ nhận gươm không phải

là Thăng Long? ý nghĩa của chi tiết này? lập đi lập lại vấn đề từ đó học sinh sẽ

tự tìm ra được câu trả lời

2 Giáo án phải thể hiện được đề cương của nội dung bài giảng.

Đây là một yêu cầu rất cụ thể và thiết thực đối với người giáo viên.Người giáo viên cần xác định được đối tượng của mình là học sinh cấp II-đốitượng đã qua tuổi trẻ con nhưng chưa đến tuổi trưởng thành, nhất là nhữnghọc sinh lớp 6 vừa mới qua tiểu học còn chưa quen với cách giảng dạy ở cấp

II, chính vì vậy người giáo viên soạn giáo án bên cạnh phần Hoạt động của tròcần phải có phần Nội dung bài học giúp cho người giáo viên dễ dàng hơntrong việc ghi bảng, học sinh dễ ghi bài hơn cũng như sẽ tạo ra được mộtchuỗi lôgíc các kiến thức giúp học sinh nắm kiến thức bài tốt hơn

Thực tế có nhiều giáo viên do chuẩn bị bài chưa kỹ nên việc ghi bảnggặp nhiều khó khăn, nội dung các ý lớn chưa được chính xác, gọn gàng dẫnđến việc ghi vở của học sinh cũng lộn xộn, việc ôn bài cũ rất vất vả Thực tếgiảng dạy cho ta thấy nhiều giáo viên sau khi dạy xong một tiết học thì trênbảng cũng chỉ được mấy dòng ghi đề mục, các ý ghi trên bảng lại vụn vặt chưatoát lên những ý cơ bản của bài học, điều này khiến cho nội dung bài học rất

mù mờ mà nguyên nhân chính là trong giáo án người giáo viên không chú ýthể hiện rõ đề cương nội dung bài học, khiến cho học sinh chỉ cần không xemlại bài hay không còn để tâm đến những gì cô giáo giảng, một thời gian saugiở lại bài sẽ không hiểu những gì mình đã viết

Trang 14

Từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc ghi bảng và hướngdẫn học sinh ghi, việc soạn giáo án là vô cùng cần thiết đối với mọi bài học.

Chẳng hạn trong bài “Sọ Dừa” ta có thể đưa ra đề cương bài giảng nhưsau:

Văn bản: SỌ DỪA (2 tiết)

I Giới thiệu bài

1 Nhân vật Sọ Dừa

a Sự ra đời và hình dạng của Sọ Dừa

b Sọ dừa là người có nhiều tài năng

c Phú ông và hai cô chị

3 Ý nghĩa kết cục của các nhân vật

Trang 15

Do việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, pháthuy tính tích cực của học sinh nên cần quan tâm chú ý đến việc thiết kế cáchoạt động của học sinh.

Việc ghi Nội dung bài học là rất cần thiết nhưng giờ dạy có đạt hiệuquả, có đi đúng hướng với sự đổi mới phương pháp dạy học hay không vàoviệc thiết kế các hoạt động cuả học sinh có tốt hay không Ngược lại việc thiết

kế các hoạt động, phải hướng vào những ý cơ bản của nội dung bài học Nếutrong giờ dạy người giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình quá nhiều sẽkhông phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, biếnhọc sinh thành người bị động, tiếp thu kiến thức một cách thụ động dẫn đếnkiểu học vẹt vì không được tư duy trong giờ học Chính vì vậy trong phầnHoạt động của học sinh giáo viên cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các emnhư đọc, nhận xét, thảo luận, phân tích, làm các bài tập rèn luyện kỹ năng, đưacác em vào tình huống có vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ để tự tìm ra kết luận,các câu hỏi nêu ra cần phải phát huy cao độ tính tích cực tự giác của học sinh,buộc học sinh phải tư duy để tìm ra câu trả lời, nếu câu hỏi không vừa sức vớicác em có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở Cần chú ý rằng câu hỏi trong phần

đọc-hiểu văn bản có sự khác trước Xuất phát từ việc thay đổi cụm từ Hướng dẫn học bằng Đọc-hiểu văn bản nên câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản cũng

phải thay đổi theo Câu hỏi phải quan tâm đến các yếu tố làm cơ sở khoa họccho việc hiểu tác phẩm chứ không phải là sự cảm nhận chung chung, chủquan, cảm tính Như vậy câu hỏi phải tập trung giúp học sinh tìm ra đúng vàphân tích được vai trò của các yếu tố hình thức nghệ thuật (thể loại kiểu vănbản, nhân vật, cốt truyện, câu chữ, chi tiết, hình ảnh, âm hưởng,nhịp điệu vàcác cách diễn đạt mới lạ, độc đáo…)Biên soạn hệ thống câu hỏi theo tinh thầnlấy học sinh làm trung tâm thực chất là đã đề xuất một hệ thống câu hỏi tíchhợp cho giờ giảng Văn

Trang 16

Thiết kế hoạt động của học sinh người giáo viên cần tổ chức, hướng dẫnhọc sinh lĩnh hội tri thức suy nghĩ tự tìm ra khái niệm, giáo viên chỉ là người

cố vấn cho các em

Chẳng hạn khi tìm hiểu sự ra đời và hình dạng của Sọ Dừa giáo viên cóthể chuẩn bị những câu hỏi cho các nhóm học sinh như:

- Nhận xét sự ra đời của Sọ Dừa?

- Sọ D`ừa thuộc nhân vật nào trong truyện cổ tích?

- ý nghĩa của kiểu nhân vật như Sọ Dừa trong truyện cổ tích ?

- Giới thiêu Sọ Dừa với những chi tiết kỳ lạ có tác dụng gì cho việc kểtruyện?

- (Các nhóm học sinh sẽ thảo luận, đại diện phát biểu, giáo viên sơ kết)

4 Giáo án phải sử dụng dễ dàng khi lên lớp.

Giáo án là kịch bản, là kế hoạch cụ thểm làm chỗ dựa cho hoạt động củagiáo viên trên lớp, hơn thế giáo án còn phải dễ sử dụng

Điều đó có nghĩa là giáo án phải rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn nhưng cầnđầy đủ các ý, có thể bổ sung, mở rộng các kiến thức còn thiếu trong giáo áncũng như cắt bỏ những kiến thức không cần thiết cho phù hợp với thời giangiảng dạy

Bên cạnh đó muốn không bị nhầm lẫn hoặc bỏ sót ý ta nên chia đôi giáo

án, một bên ghi Hoạt động của học sinh ( dưới sự hướng dẫn của giáo viên) vàmột bên ghi Nội dung bài học Làm như vậy giáo án sẽ trở nên rõ ràng, giúpcho người giáo viên dễ dàng hơn trong việc ghi bảng cũng như khi giao cácnhiệm vụ cho học sinh

5 Giáo án phải mang tính chất mở.

Trước đây do bị quy định bởi phương pháp giảng dạy nên khi thiết kếgiáo án người ta quan tâm nhiều đến hoạt động của thầy, giáo án mang tínhchất khép là điều dễ hiểu Hiện nay với sự thay đổi toàn bộ chương trình, sáchgiáo khoa và phương pháp dạy học nên giáo án cần phải mang tính chất mở.Giáo án mang tính chất mở là giáo án có thể mở rộng bổ sung hàng năm cho

Trang 17

phù hợp với từng lớp đối tượng cho học sinh Ngày nay học sinh được tiếp xúcvới nền khoa học rất sớm, trình độ lớp sau càng phát triển hơn so với lớptrước, cũng nội dung ấy nhưng người giáo viên ấy có thể điều chỉnh cho phùhợp với từng điều kiện, hoàn cảnh.

Bên cạnh đó giáo án mở cũng là giáo án có thể điều chỉnh cho phù hợpđối với từng đối tượng học sinh, đối với học sinh trung bình cần phải dạy đếnđâu, đối với học sinh khá giỏi thì cần bổ sung, mở rộng thêm những gì? Họcsinh miền núi, học sinh miền xuôi dạy học có gì cần hạn chế, bổ sung, mởrộng

Ví dụ: Ở một bài văn bất kỳ trước khi đi vào phân tích không cần phải

nêu chủ đề của bài mà để học sinh tự rút ra sau khi đã tìm hiểu, phân tích vănbản Còn đối với học sinh miền núi cần phải nêu ngay được đại ý, chủ đề củabài văn, bài thơ để các em được dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu phân tíchvăn bản

Đây là một ưu điểm của phương pháp mới mà người giáo viên cần pháthuy, đồng thời nó cũng đòi hỏi người giáo viên phải có độ nhanh nhạy,linhhoạt khi thực hiện yêu cầu này

II CÁC THAO TÁC SOẠN MỘT GIÁO ÁN.

1 Xác định nội dung bài.

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng, là tiêu đề, cơ sở định hướng chocác thao tác tiếp theo Việc đầu tiên sau khi ta tiếp xúc với văn bản là phải xácđịnh được nội dung, nghệ thuật của văn bản Có xác định được nội dung, nghệthuật của văn bản từ đó mới tìm ra được phương pháp dạy và thiết kế đượcgiáo án đạt yêu cầu

Xác định được nội dung bài thì phần đọc-hiểu văn bản sẽ giúp chongười giáo viên dễ xác định các mục của bài cũng như việc đặt ra các câu hỏi,lật lại vấn đề

Ví dụ: Trong văn bản “Sự tích hồ gươm” cần phải xác định được nộidung của nó là: Kể về cuộc khởi nghiã Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi,

Trang 18

hoàn cảnh nhận gươm và trả gươm của Lê Lợi Truyện cũng nhằm giải thíchtên gọi Hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.

Hay như trong văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ” có nội dung: quacâu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch,bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác đối với bộ đội

và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến

sĩ đối với lãnh tụ

Nghệ thuật của bài thơ là sử dụng thể thơ 5 chữ theo lối tự sự, sử dụngnhiều từ láy

2 Lập đề cương nội dung.

Sau khi đã xác định được nội dung văn bản thì nhiệm vụ tiếp theo củangười giáo viên là lập ra đề cương của văn bản phục vụ cho việc dạy phầnđọc-hiểu văn bản Đây là công việc rất cần thiết bởi đề cương này cũng chính

là đề cương bài giảng, người giáo viên cần phải biết sắp xếp các mục, các ýlớn nhỏ sao cho phù hợp và dễ dàng sử dụng khi lên lớp

Chẳng hạn sau khi đã xác định được nội dung của văn bản “Đêm nayBác không ngủ” công việc của người giáo viên là sắp xếp các ý đó để trởthành một đề cương hoàn chỉnh

I.Giới thiệu tác giả-tác phẩm

1 Hình tượng Bác HồHình ảnh Bác được hiện lên qua các phương diện:

-Hình dáng, tư thế-Cử chỉ, hành động

Trang 19

* Tấm lòng yêu thương mênh mông của Bác

- Đối với bộ đội-Đối với dân công-Đối với dân tộc

2 Tâm trạng anh đội viên khi chứng kiến Bác không ngủ

-Điệp câu

IV Tổng kết

V Luyện tập

3 Thiết kế hoạt động của trò.

Sau khi có được một đề cương hoàn chỉnh người giáo viên sẽ thiết kếcác hoạt động của học sinh ứng với từng phần nội dung bài học, phân cácnhiệm vụ cụ thể cho học sinh như đọc bài, trả lời các câu hỏi, nhận xét một chitiết nào đó, đưa ra các tình huống để học sinh thảo luận giải quyết, cho họcsinh đóng vai nhân vật Tuy vậy đặc biệt quan trọng nhất là đưa ra nhiều câuhỏi gợi mở, sáng tạo để học sinh suy nghĩ, trả lời, phát huy cao độ tính tíchcực tự giác của học sinh

Ví dụ:

Ngày đăng: 05/04/2013, 15:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w