GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp soạn một giáo án dạy phần đọc-hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới” (Trang 27 - 28)

1. Văn bản THÁNH GIÓNG (Bài 2) (Truyền thuyết)

A. Yêu cầu cần đạt.

-Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng: Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sức mạnh phi thường, quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc cứu nước.

-Nắm được nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật chính bằng các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo và giàu ý nghĩa.

-Kể lại được truyện này một cách hấp dẫn có sáng tạo.

B. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ

-Nội dung: Hãy kể tóm tắt truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”. Qua truyền thuyết ấy nhân dân ta mơ ước điều gì?

Yêu cầu: kể mạch lạc, rõ ràng. -Hình thức: vấn đáp

2. Tổ chức dạy bài mới

-Giới thiệu bài: Hàng ngày chúng ta thường được nghe nói đến có một Hội khoẻ Phù Đổng được diễn ra hàng năm. Các em có biết Hội khoẻ bắt nguồn từ đâu không? nó được bắt nguồn chính từ truyền thuyết Thánh Gióng. Về truyền thuyết Thánh Gióng, Tố Hữu đã từng có bài thơ ca ngợi người anh hùng cứu nước:

…Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phunlửa Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân

Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, là bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng của nhân dân Việt Nam xưa .Chính vì vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu truyền thuyết đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH (HS) (Dưới sự hướng dẫn của giáo viên)

NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động I.

(Hướng dẫn đọc, tìm hiểu từ ngữ khó, bố cục truyện.

-Giáo viên đọc lại vài đoạn -Học sinh đọc, nhận xét cách đọc

-Hs đọc chú thích, tìm những từ khó

-H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? đặt tên cho từng phần?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp soạn một giáo án dạy phần đọc-hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới” (Trang 27 - 28)