VĂN XUÔI, SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5
Phép liên kết từ vựng là một trong những phƣơng thức liên kết có tần số xuất hiện cao nhất trong các văn bản. Phép liên kết này đƣợc hiểu là việc sử dụng các yếu tố từ vựng tính, tức là các thực từ mang nghĩa biểu hiện trong câu vào nhiệm vụ liên kết (không tính đến các từ ngữ pháp tính nhƣ quan hệ từ). Khảo sát 89 văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt lớp 4, 5 cho thấy hầu hết các văn bản này đều sử dụng phép liên kết từ vựng. Việc tìm hiểu phép liên kết từ vựng trong sách của hai khối lớp đƣợc trình bày cụ thể nhƣ sau :
3.1Phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4, 5
3.1.1 Phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 3.1.1.1Phép lặp từ ngữ
Việc khảo sát phép lặp từ ngữ trong nguồn ngữ liệu cho thấy tần số sử dụng của phép này rất cao : 262 trƣờng hợp/45 văn bản, chiếm 61,50% trong tổng số các trƣờng hợp của phép liên kết từ vựng, không một văn bản nào không sử dụng phép liên kết này.
a. Lặp đồng chiếu
Lặp đồng chiếu là trƣờng hợp những từ (vốn có trƣớc) và những từ ngữ lặp (xuất hiện sau) là đồng nhất trong quy chiếu, tức là cùng chỉ một vật, một việc, một hiện tƣợng.
Trong nguồn ngữ liệu, lặp đồng chiếu chiếm đại đa số so với lặp không đồng chiếu : 253/262 trƣờng hợp, chiếm 96,56%. Các từ ngữ lặp ở đây thuộc về các từ loại nhƣng phần lớn là lặp danh từ.
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu
quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngon cái vị của mật ong già hạn.
Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Sầu riêng - [44, tr. 34] Các danh từ : sầu riêng, hương vị, hương trên đây thuộc phép lặp đồng chiếu.
Sầu riêng lặp lại hai lần, hương vị và hương lặp lại một lần.
b. Lặp không đồng chiếu
Lặp không đồng chiếu là trƣờng hợp những từ (vốn có trƣớc) và những từ lặp (xuất hiện sau) là không đồng nhất trong quy chiếu, tức là không cùng chỉ một vật, một việc, một hiện tƣợng. Trong trƣờng hợp này, những phƣơng tiện liên kết (những từ ngữ dùng để lặp) đƣợc dùng nhƣ những dấu hiệu để nhấn mạnh vào sự khác biệt của vật, việc, hiện tƣợng.
Trong các văn bản tập đọc văn xuôi Tiếng Việt 4, lặp không đồng chiếu chiếm số lƣợng nhỏ hơn so với lặp đồng chiếu. Theo thống kê, phép lặp này có 9/262 trƣờng hợp, chiếm 3,43%. Sau đây là một ví dụ :
Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn.
Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến
công hay cảm tạ thần linh.
Trống đồng Đông Sơn - [44, tr. 17] Đoạn trên có sáu câu đƣợc liên kết chặt chẽ với nhau bởi từ con người
đƣợc lặp lại 3 lần. Mặc dù lặp nhƣng rõ ràng các yếu tố liên kết lại biểu thị các đối tƣợng con người khác nhau. Đây là con người nói chung nhƣng mỗi con người này lại đƣợc thể hiện ở những phẩm chất khác nhau, từ đó tác giả nhằm ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con ngƣời đất Việt nói chung.
3.1.1.2Phép liên kết dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa a. Phép liên kết dùng từ ngữ đồng nghĩa
Khảo sát trong 45 văn bản tập đọc ở sách Tiếng Việt 4 cho thấy có 47 trƣờng hợp sử dụng từ ngữ đồng nghĩa vào mục đích liên kết. Tần số xuất hiện
của phép liên kết này không đều trong nguồn ngữ liệu khảo sát, có văn bản sử dụng nhiều lần nhƣng có văn bản không sử dụng phép liên kết này.
Kết quả khảo sát cho thấy những từ ngữ đồng nghĩa gián tiếp đƣợc dùng nhiều hơn những từ ngữ đồng nghĩa trực tiếp. Trong số 47 trƣờng hợp sử dụng từ ngữ đồng nghĩa vào mục đích liên kết, có 20 trƣờng hợp dùng từ ngữ đồng nghĩa trực tiếp, chiếm 42,55% và có 27 trƣờng hợp dùng từ ngữ đồng nghĩa gián tiếp, chiếm 57,44%. Sau đây là những kiểu loại của phép liên kết dùng từ đồng nghĩa vào mục đích liên kết trong các văn bản sách Tiếng Việt 4.
- Phép liên kết dùng từ ngữ đồng nghĩa trực tiếp
Những từ ngữ đồng nghĩa trực tiếp thƣờng đƣợc liệt kê trong các từ điển từ đồng nghĩa. Quan niệm của Đỗ Hữu Châu về từ đồng nghĩa [9, tr. 196] là những từ có quan hệ với nhau về ngữ nghĩa. Đó là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa. Nói cách khác, quan hệ đồng nghĩa bắt đầu nảy sinh khi xuất hiện một nét nghĩa chung, một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ.
Nhƣ vậy, theo quan niệm trên, giữa các từ đồng nghĩa có mức độ đồng nghĩa cao thấp khác nhau, tuỳ thuộc số lƣợng nét nghĩa chung, nét nghĩa đồng nhất. Vì vậy khi phân loại từ đồng nghĩa, căn cứ vào mức độ đồng nghĩa (số lƣợng nét nghĩa chung nhiều hay ít), căn cứ vào mức độ đồng nhất về nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái, có thể chia các từ đồng nghĩa thành hai loại lớn : từ đồng nghĩa tuyệt đối và từ đồng nghĩa tƣơng đối.
Theo số liệu thống kê đƣợc, số trƣờng hợp dùng từ đồng nghĩa tuyệt đối là 8/20 trƣờng hợp, chiếm 40% và 12/20 trƣờng hợp dùng từ đồng nghĩa tƣơng đối, chiếm 60%.
+ Dùng từ ngữ đồng nghĩa tuyệt đối
Từ ngữ đồng nghĩa tuyệt đối là những từ ngữ đồng nhất về nghĩa biểu vật (cùng chỉ một sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan), nghĩa biểu niệm (cùng diễn đạt một nội dung khái niệm nhƣ nhau, có hầu hết các nét nghĩa trùng
nhau), nghĩa biểu thái (cùng có sắc thái biểu cảm nhƣ nhau) và có thể thay thế đƣợc cho nhau.
Ví dụ về trƣờng hợp dùng từ ngữ đồng nghĩa tuyệt đối :
Em bé thứ ba : - (từ trong đám đông đi ra) Mình mang đến một thứ ánh sáng mà chưa ai biết cả (Em bé toả ra một thứ ánh sáng lạ thường). Thật là kì lạ phải không ?
Ở vương quốc tương lai - [43, tr. 71]
Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục đích của việc làm này là rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
Tiếng cười là liều thuốc bổ - [43, tr. 71] Hai ví dụ trên đều sử dụng những cặp từ liên kết đồng nghĩa tuyệt đối (các cặp từ này đều có mặt trong từ điển về từ đồng nghĩa). Ví dụ thứ nhất là: lạ thường - kì lạ, ví dụ thứ hai là : điều trị - chữa bệnh. Từ mối quan hệ giữa hai cặp từ này là đồng nghĩa tuyệt đối nên các câu chứa chúng liên kết đƣợc với nhau. Ngoài tác dụng liên kết sự có mặt của chúng trong đoạn văn còn tránh đƣợc lỗi lặp về từ và tạo cho văn bản có đƣợc sự đa dạng trong cách trình bày.
+ Dùng từ ngữ đồng nghĩa tương đối
Từ ngữ đồng nghĩa tƣơng đối là những từ ngữ có một số nét nghĩa trùng nhau, đồng thời có một số nét nghĩa khác, tức là giữa những từ này vừa có mặt đồng nhất, vừa có mặt khác biệt về sự vật, hiện tƣợng đƣợc biểu thị, về khái niệm đƣợc diễn đạt, về sắc thái tình cảm, về phạm vi sử dụng... Ví dụ về trƣờng hợp dùng từ ngữ đồng nghĩa tƣơng đối:
Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể : [...]
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - [43, tr. 4] Hai từ khóc và nức nở là cặp từ đồng nghĩa tƣơng đối dùng để liên kết hai câu chứa chúng. Cả hai từ đều có nét nghĩa chung là : "rỏ nƣớc mắt vì xúc
động", nhƣng trong từ nức nở còn có thêm nét nghĩa "nói khóc nức lên từng hồi".
Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn.
Hồng ơi !
Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi
mãi mãi. Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả
thân cứu người giữa dòng nước lũ.
Thư thăm bạn - [44, tr. 17] Ví dụ trên, hi sinh và ra đi mãi mãi là những trƣờng hợp đồng nghĩa tƣơng đối với nhau. Cả hai trƣờng hợp đều có nét nghĩa chung là chỉ về cái chết, nhƣng hi sinh lại có sắc thái biểu cảm lớn hơn cụm từ ra đi mãi mãi. Việc dùng từ đồng nghĩa ở đây có tác dụng liên kết những câu chứa chúng và tránh đƣợc việc lặp các từ ngữ không cần thiết.
- Phép liên kết dùng từ ngữ đồng nghĩa gián tiếp
Những từ ngữ đồng nghĩa gián tiếp thƣờng không có mặt trong các từ điển đồng nghĩa, song trong những hoàn cảnh sử dụng cụ thể, chúng có quan hệ đồng nhất trong quy chiếu. Dùng từ ngữ đồng nghĩa gián tiếp là cách sử dụng những từ ngữ có phần ít trực tiếp hơn so với cách dùng từ ngữ trực tiếp vào mục đích liên kết các câu trong văn bản. Cách này sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa miêu tả, những từ ngữ thƣợng danh và dùng dạng phủ định của từ ngữ trái nghĩa. Trong 27 trƣờng hợp sử dụng từ ngữ đồng nghĩa gián tiếp vào mục đích liên kết có 19/27 trƣờng hợp dùng từ ngữ đồng nghĩa miêu tả, chiếm 40,42%, 7/27 trƣờng hợp dùng từ ngữ thƣợng danh, chiếm 14,89% và 1/27 trƣờng hợp dùng dạng phủ định của từ ngữ trái nghĩa, chiếm 25,92%.
Đây là phép liên kết có ít nhất một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ miêu tả một thuộc tính điển hình nào đó đủ để đại diện cho đối tƣợng mà nó biểu thị. Ví dụ về trƣờng hợp dùng từ ngữ đồng nghĩa miêu tả vào mục đích liên kết:
Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi : ''Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?''
Thư thăm bạn - [44, tr. 17]
Rủi ro là từ đồng nghĩa miêu tả với tổ hợp từ bị ngã gãy chân ở câu đứng trƣớc. Vì mối quan hệ này mà hai câu chứa chúng liên kết với nhau. Ngoài tác dụng liên kết, việc sử dụng từ rủi ro còn có tác dụng tránh đƣợc lỗi lặp từ vựng trong những câu liền kề.
Cả triều đình háo hức nhìn con người phi thường vừa xuất hiện. Hoá ra đó chỉ là một cậu bé chừng mười tuổi, tóc để trái đào.
Vương quốc vắng nụ cười- [44, tr. 143] Tổ hợp các từ cậu bé chừng mười tuổi, tóc để trái đào là tổ hợp đồng nghĩa miêu tả cho con người phi thường. Nhờ việc sử dụng tổ hợp đồng nghĩa miêu tả này mà hai câu chứa chúng liên kết với nhau chặt chẽ. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng cung cấp thông tin cho ngƣời đọc và tạo nên những hình ảnh dí dỏm về nhân vật.
+ Dùng từ ngữ thượng danh, hạ danh (trên bậc, dưới bậc)
Từ ngữ thƣợng danh (cũng còn đƣợc gọi là từ ngữ trên bậc) là từ ngữ thuộc bậc khái quát cao hơn so với từ ngữ hạ danh (còn đƣợc gọi là từ dƣới bậc). Từ ngữ hạ danh hoặc thuộc bậc khái quát thấp hơn hoặc là những từ ngữ cụ thể.
Vì giữa từ ngữ thƣợng danh và từ ngữ hạ danh cũng có quan hệ cấp loại nên sẽ giống với trƣờng hợp của phép liên kết dùng từ ngữ gần nghĩa. Điểm phân biệt giữa hai phép này là quan hệ giữa từ ngữ thƣợng danh với từ ngữ hạ danh của phép liên kết dùng từ ngữ gần nghĩa là không có sự đồng nhất trong
quy chiếu còn với phép liên kết này thì giữa các từ ngữ thƣợng danh với từ ngữ hạ danh có sự đồng nhất trong quy chiếu mà không cần phân biệt cấp loại. Từ ngữ hạ danh thƣờng xuất hiện ở câu đứng trƣớc. Từ ngữ thƣợng danh đƣợc dùng ở những câu đi sau nhằm mục đích liên kết với các câu có chứa từ hạ danh. Một số ví dụ liên kết bằng cách dùng từ ngữ thƣợng danh và hạ danh :
Lúc ấy, Đất Nung đang đi dọc bờ ngòi. Thấy hai người bị nạn, chú liền nhảy xuống, vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại.
Chú Đất Nung - [43, tr. 39] Do đồng nhất trong quy chiếu nên chúng ta hiểu từ bờ trong câu đứng sau là từ trên bậc (thƣợng danh) xét trong quan hệ với từ bờ ngòi ở câu đứng trƣớc. Do mối quan hệ dùng từ thƣợng danh nhƣ trên mà hai câu chứa hai từ bờ ngòi -
bờ liên kết đƣợc với nhau.
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống.
Thắng biển - [44, tr. 75] Nếu không quy chiếu tổ hợp từ hàng rào sống ở câu đứng sau với tổ hợp từ chục thanh niên cả nam lẫn nữ ở câu đứng trƣớc thì chúng ta không hiểu
hàng rào sống ở đây là gì. Hàng rào sống là từ ngữ thƣợng danh xét trong quan hệ với từ ngữ hạ danh : hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, do mối quan hệ này mà hai câu chứa chúng liên kết với nhau.
Qua hai ví dụ trên cho thấy từ ngữ dƣới bậc thƣờng mang ý nghĩa loại biệt hoá ý nghĩa của từ ngữ trên bậc, từ ngữ trên bậc có ý nghĩa khái quát cao. Vậy nên khi sử dụng từ ngữ trên bậc vào mục đích liên kết sẽ giúp cho ngƣời đọc biết thêm những thông tin mới, những đánh giá mới về đối tƣợng trong tác phẩm.
Đây là phép liên kết sử dụng một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ đƣợc cấu tạo từ từ trái nghĩa của yếu tố liên kết kia cộng với từ phủ định. Sau đây là ví dụ :
Nhà vua bèn ngọt ngào bảo cậu :
- Hãy nói cho ta biết vì sao cháu cười được !
- Muôn tâu Bệ hạ, những chuyện buồn cười không thiếu đâu ạ. Ngay tại
đây cũng có. Bệ hạ tha cho tội chết, cháu sẽ nói.
Vương quốc vắng nụ cười - [44, tr. 143] Việc sử dụng từ phủ định không kết hợp với từ trái nghĩa của từ có tạo thành tổ hợp từ không thiếu. Tổ hợp này đồng nghĩa với tổ hợp từ cũng có ở câu đứng sau có tác dụng liên kết hai câu với nhau.
b. Phép liên kết dùng từ ngữ gần nghĩa
Qua khảo sát, trong 45 văn bản ở sách Tiếng Việt 4 có 11 trƣờng hợp sử dụng từ ngữ gần nghĩa vào mục đích liên kết. Trong những trƣờng hợp này, có 4 trƣờng hợp sử dụng các từ ngữ gần nghĩa có quan hệ cấp loại, chiếm 36,36% và có 7 trƣờng hợp sử dụng các từ ngữ gần nghĩa có quan hệ chỉnh thể - bộ phận, chiếm 63,63%. Sau đây là việc tìm hiểu các kiểu quan hệ trong các ví dụ thuộc phép liên kết này :
- Dùng từ ngữ có quan hệ cấp loại
Em bé cầm táo : - (Bê một sọt quả to như quả dưa) Hãy xem những trái cây mình trồng này !
Mi-tin : - Dưa đỏ, phải không cậu ?
Em bé cầm táo : - Không ! Táo đấy ! Chưa phải là loại to nhất đâu ! Khi mình ra đời, mình sẽ giúp mọi người trồng những loại táo to thế này.
Em bé có dưa : - (Đẩy một xe đầy dưa to như những quả bí đỏ). Đây là sản phẩm của mình.
Em bé có dưa : - Không ! Đó là những quả dưa. Khi ra đời, mình sẽ trồng những quả dưa to như thế.
Ở vương quốc Tương Lai - [43, tr. 71] Trong ví dụ trên, trái cây là từ chỉ loại lớn bao gồm dưa đỏ, táo, quả bí đỏ, quả dưa là những loại quả cụ thể. Các câu chứa những từ trên liên kết với nhau là vì đã sử dụng những từ có quan hệ cấp loại : trái cây là từ trên bậc của các từ dƣới bậc : dưa đỏ, táo, quả bí đỏ, quả dưa.