văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4, 5
3.2.1 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4
3.2.1.1 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép lặp từ ngữ trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4
Khảo sát cho thấy có 4 trƣờng hợp có khả năng tạo giá trị biểu đạt. Sau đây là hai trƣờng hợp tiêu biểu :
Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4 B Trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hoà Bình. Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn.
Hồng ơi !
Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ. Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt quan nỗi đau này. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.
Thư thăm bạn - [43, tr. 25] Với phép lặp từ vựng : 5 lần từ mình và 7 lần từ Hồng, chúng ta thấy ngoài tác dụng liên kết, việc lặp lại các từ trên còn có khả năng tạo giá trị biểu đạt rất lớn. Đây là một bức thƣ hết sức xúc động của một em tên Quách Tuấn Lƣơng gửi tới em Hồng - là bạn vừa mới mất bố. Nội dung bức thƣ là chia sẻ, động viên Hồng cố gắng vƣợt qua nỗi đau mất bố. Trong thƣ, Lƣơng đã sử dụng cặp từ xƣng hô mình - Hồng rất thân mật. Hơn nữa, việc lặp lại rất nhiều lần hai từ này đã làm ngƣời đọc nhận thấy nhân vật Lƣơng nhƣ đã là ngƣời bạn thân thiết của Hồng từ rất lâu rồi và cảm nhận đƣợc tấm lòng chân thành khi Lƣơng muốn chia sẻ động viên Hồng.
Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông lay ơn màu đen nhưng
hiếm quý.
Đường đi Sa Pa - [44, tr. 102] Trong ví dụ này, chỉ cần sử dụng phép lặp từ thoắt cái thì trƣớc mắt chúng ta đã hiện lên một bức tranh đầy màu sắc và hƣơng thơm của mảnh đất Sa Pa đầy thơ mộng. Trong cái vụt chốc, ẩn hiện của hai lần lặp thoắt cái, phong
cảnh đã mang đƣợc nét mơ màng, huyền bí của vùng núi cao Việt Nam. Đó là khoảnh khắc của mùa thu với những lá vàng rơi, rồi khoảnh khắc của màu trắng long lanh do cơn mƣa tuyết tạo ra trên những cành cây và cuối cùng là khoảnh khắc của gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông lay ơn hiếm quý. Cảnh vật sau mỗi từ thoắt cái lại hiện ra khác nhau khiến cái đẹp ở đây càng mới mẻ lạ lẫm với ngƣời đọc và làm cho ngƣời đọc nhƣ bị cuốn hút vào trong những cảnh đẹp thoáng qua phút chốc đó.
3.2.1.2 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4
Bên cạnh việc tìm hiểu tác dụng liên kết của các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa ở các phần trên, chúng tôi nhận thấy trong một số trƣờng hợp ngoài tác dụng liên kết thì các từ ngữ này còn có khả năng tạo giá trị biểu đạt, cụ thể hơn đó chính là các sắc thái tu từ của các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa mang lại khi thực hiện liên kết các câu chứa chúng.
Do không phải là tác dụng chủ yếu nên số lƣợng các trƣờng hợp có khả năng tạo giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc các phép liên kết này chiếm số lƣợng rất ít. Sau đây là quá trình tìm hiểu khả năng tạo giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc các phép liên kết.
a. Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết dùng từ đồng nghĩa trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4
Khảo sát trong nguồn ngữ liệu lớp 4 có 6 trƣờng hợp thuộc phép liên kết dùng từ đồng nghĩa có khả năng tạo giá trị biểu đạt. Sau đây là hai trong những trƣờng hợp :
Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi chị mới kể :
- Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng.
Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - [43, tr. 4]
Khóc và nức nở là hai từ đồng nghĩa với nhau. Trong ví dụ này ngoài tác dụng liên kết hai câu, khóc và nức nở còn có khả năng tạo giá trị biểu đạt rất hiệu quả. Đọc từ nức nở chúng ta thấy không chỉ có tiếng khóc mà còn có tiếng nói trong đó, ta chƣa biết lời kể của nhân vật nhƣ thế nào nhƣng từ này đã gợi ra sự cảm thƣơng giữa ngƣời đọc đối với nhân vật này. Từ nức nở đã tạo ra đƣợc sự tủi thân lẫn uất ức cho lời kể của nhân vật Nhà Trò.
Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu thổi mạnh. Gió lên, nước biển càng
dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Thắng biển - [44, tr. 76] Tính từ mạnh và dữ là hai từ đồng nghĩa. Trong đoạn trên, chúng có tác dụng miêu tả cƣờng độ của gió và nước biển. Do đứng ở hai câu khác nhau và có quan hệ là hai từ đồng nghĩa nên chúng tạo nên sự liên kết trong hai câu chứa chúng. Sử dụng chúng ở đây cũng là một biện pháp hữu hiệu tránh đƣợc phép lặp từ vựng không đúng chỗ. Đoạn trên tả về quang cảnh của biển cả khi bão đang tới. Sự có mặt của hai từ mạnh và dữ tạo thêm cho bức tranh về biển khi bão về độ dữ dội, mạnh mẽ. Ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sức mạnh ngày càng lớn nhanh của cơn bão sắp tràn đến.
b. Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết dùng từ gần nghĩa trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4
Số lƣợng thống kê cho biết có 3 trƣờng hợp thuộc phép liên kết dùng từ gần nghĩa có khả năng tạo giá trị biểu đạt.
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi sướng đến phát dại
nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Cánh diều tuổi thơ - [43, tr. 146] Trong sáo diều có các kiểu sáo khác nhau : sáo đơn, sáo kép và sáo bè. Do chúng là các từ gần nghĩa nên hai câu cuối của đoạn liên kết với nhau. Đặt trong văn cảnh, chúng còn có khả năng tạo giá trị biểu đạt rất hiệu quả. Cánh diều luôn đi liền với tuổi thơ và đặc biệt tiếng sáo diều đã từng mê hoặc biết bao tâm hồn thơ trẻ. Những sáo đơn, sáo kép, sáo bè... kết hợp lại tạo thành những thanh âm trầm bổng vi vu. Cả bầu trời bao la bị thứ âm thanh tuyệt diệu đó bao cuốn và đến cả những vì sao sớm cũng nhƣ bị lôi cuốn, hạ thấp mình xuống với những cánh diều trên trời cao xanh. Đọc hai câu cuối của đoạn trên, chú ý vào những từ đƣợc in đậm ta nhƣ đƣợc tận mắt chứng kiến không gian đậm sánh thứ âm thanh vi vu trầm bổng đó, thế mới biết nếu thay chúng đi bằng những từ khác thì sẽ rất hạn chế việc cảm thụ văn học thông qua những từ gần nghĩa.
Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ! Màu vàng trên lưng
chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt
long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
Con chuồn chuồn nước - [44, tr. 127] Trong đoạn trên, câu văn dƣờng nhƣ cứ tự mình nó diễn ra mà không cần tới ngòi bút chủ quan của nhà văn. Sở dĩ có đƣợc điều này là do các câu trong đoạn trên đã sử dụng các từ (đƣợc in đậm) theo quan hệ chỉnh thể - bộ phận. Sự miêu tả cứ theo trình tự của nó : câu đầu là cái nhìn tổng thể về chú chuồn chuồn nước, sau đó rồi đến lưng, cánh, đầu, mắt và thân chú chuồn chuồn. Tất cả những yếu tố trên kết hợp lại để dựng lên một bức tranh về chú chuồn chuồn nƣớc vô cùng đẹp. Chú đẹp bởi từ những đƣờng nét nhỏ xíu của mình. Đó là màu vàng lấp lánh trên lƣng chú, rồi bốn cánh mỏng tang nhƣ giấy bóng, đầu thì tròn và hai con mắt thì long lanh nhƣ thuỷ tinh. Đặc biệt thân chú nhỏ và thon vàng đƣợc liên tƣởng nhƣ nắng mùa thu. Nhờ sự miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết
nhỏ mà ngƣời đọc có cảm giác nhƣ sắp đƣợc chạm tới chú chuồn chuồn nƣớc đẹp đẽ này.
c. Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết dùng từ trái nghĩa trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4
Số liệu thống kê đƣợc cho thấy về khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết ở lớp 4 có 2 trƣờng hợp. Sau đây là quá trình tìm hiểu các trƣờng hợp này:
Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng
như con thú dữ nhốt chuồng.
Khuất phục tên cướp biển - [44, tr. 67] Phép liên kết dùng từ trái nghĩa (đức độ >< nanh ác, hiền từ >< hung hăng) kết hợp với phép lặp (lặp cú pháp) đã tạo nên mối quan hệ rất chặt chẽ và sự cân đối nhịp nhàng giữa hai câu. Chính từ hai cặp từ trái nghĩa ở trên đã tạo nên thế đối lập gay gắt giữa hai phẩm chất : Một bên là con ngƣời có phẩm chất cao đẹp của ngƣời bác sĩ còn một bên là phẩm chất xấu xa của một tên cƣớp biển. Nhƣ vậy bằng hai cặp từ ngắn gọn đã tạo nên sự tƣơng phản giữa hai câu mà không cần sự trợ giúp của các từ nối. Sự ngắn gọn và tƣơng phản này có thể xem xét từ góc độ âm vực của các từ. Phẩm chất của ngƣời bác sĩ là đức độ, hiền từ; xét về mặt ngữ âm thì các từ này có các thanh điệu thuộc âm vực thấp. Còn phẩm chất của tên cƣớp biển có các từ nanh ác, hung hăng; đây là các từ có âm vực cao tạo đƣợc sự đanh gọn và có phần gay gắt. Riêng với tên cƣớp biển tác giả đã thêm cho hắn một phép so sánh (như con thú dữ nhốt chuồng) làm bộc lộ rõ thêm bản chất của hắn. Từ hai cặp từ trái nghĩa trong hai câu này chúng ta liên tƣởng tới chiếc đòn gánh, mỗi bên là một câu và chiếc đòn đã nghiêng về phía ngƣời tốt là ngƣời bác sĩ. Nhƣ vậy, cặp từ trái nghĩa khi nằm trong đoạn văn này không chỉ có tác dụng liên kết mà còn tạo ra lực cộng hƣởng ngữ nghĩa để làm rõ đƣợc những phẩm chất của hai nhân vật và cách đánh giá của tác giả.
Triều đình được một mẻ cười vỡ bụng. Tiếng cười thật dễ lây. Ngày hôm đó, vương quốc nọ như có phép màu làm thay đổi. Đến đâu cũng gặp những gương mặt tươi tỉnh, rạng rỡ. Hoa bắt đầu nở. Chim bắt đầu hót. Còn những tia nắng mặt trời thì nhảy múa và sỏi đá cũng biết reo vang dưới những bánh xe. Vương quốc u buồn đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
Vương quốc vắng nụ cười - [44, tr. 144] Cặp từ trái nghĩa tươi tỉnh, rạng rỡ >< u buồn trong các câu chứa chúng dù đứng cách nhau một khoảng nhƣng chúng vẫn là sợi chỉ nối kết nghĩa các câu đứng giữa chúng. Từ đây tạo mối quan hệ chặt chẽ về nghĩa trong đoạn cuối của chuyện. Chính tiếng cƣời là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các trạng thái từ u buồn sang tươi tỉnh, rạng rỡ. Tiếp nối của những gƣơng mặt tƣơi tỉnh rạng rỡ là các hình ảnh mang đầy sức sống, vui vẻ : hoa thì nở, chim thì hót, những tia nắng thì nhảy múa và sỏi đá cũng biết reo vang. Qua đây ta thấy cấp độ của niềm vui nhƣ tăng dần, lan tràn tới cả những cảnh vật xung quanh vƣơng quốc. Phần cuối, tác giả của câu chuyện không quên kết chuyện bằng một câu khẳng định rằng vương quốc u buồn đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi, câu này khi đứng sau các câu có nhịp độ nhanh làm ta liên tƣởng nó nhƣ một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Nhƣ vậy, sự đối lập của cặp từ trái nghĩa này mặc dù cách xa nhau bởi các câu đứng giữa nhƣng chúng vẫn tồn tại và nhƣ báo trƣớc sự xuất hiện của nhau trong đoạn văn. Đó chính là mối quan hệ về nghĩa đã chi phối cặp từ trái nghĩa này.
3.2.1.3 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép phối hợp từ ngữ trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4
Sau đây là 3/4 trƣờng hợp thuộc phép phối hợp từ ngữ có khả năng tạo giá trị biểu đạt trong nguồn ngữ liệu :
Nhà vua giật mình, đưa tay lên mép. Một hạt cơm lăn xuống áo hoàng bào. Các quan đưa tay bụm miệng cười. Đến khi cậu bé chỉ quả táo đang căng
Nhà vua gật gù. Thế rồi, ngắm nhìn cậu bé, ngài bỗng hỏi : - Này cháu, vì sao nãy gì cháu cứ đứng lom khom thế ?
- Tâu Bệ hạ, ban nãy cháu bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên ... đứt dải rút ạ.
Triều đình được mẻ cười vỡ bụng.
Vương quốc vắng nụ cười - [44, tr. 143] Đoạn văn trên có sự xuất hiện của 3 kiểu cƣời : bụm miệng cười, bật cười thành tiếng và cười vỡ bụng. Với 3 kiểu cƣời này, các câu trong đoạn liên kết với nhau và đây cũng là các yếu tố ngôn ngữ có khả năng tạo giá trị biểu đạt. Chúng ta nhận thấy các kiểu cƣời này dần dần đƣợc tăng tiến theo cấp độ hài của tình tiết câu chuyện. Ban đầu tiếng cƣời còn dè dặt : bụm miệng cười, tiếp đến tiếng cƣời đã thành tiếng và sau cùng tiếng cƣời đã vỡ oà, lan rộng : cười vỡ bụng. Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy sự tinh tế trong cách viết của tác giả : với đối tƣợng là nhà vua thì mọi ngƣời có cƣời cũng phải dè dặt, sang đến đối tƣợng là quan thƣợng uyển thì tiếng cƣời có bật ra nhƣng vẫn chƣa thoả mãn, chỉ khi sang đến đối tƣợng là em nhỏ dân thƣờng thì tiếng cƣời mới thật tròn đầy, thoả mãn và lan toả.
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn :
- Xin Thần tha tội cho tôi ! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống !
Điều ước của vua Mi-đát - [43, tr. 90] Ở đây, tuy đều chỉ về vị thần đã ban cho vua Mi-đát điều ƣớc nhƣng lại có hai cách gọi khác nhau là : Thần và Người. Cách làm này tránh đƣợc việc lặp từ vựng trong hai câu đứng gần nhau và hơn thế nữa cũng tạo nên giá trị biểu cảm. Đây là lời khẩn cầu của vua Mi-đát nên trong đó việc gọi thần tới cứu giúp mình
là việc làm khẩn thiết. Kết hợp với phép lặp từ xin và ngữ điệu đọc nhanh gấp