bản tập đọc văn xuôi lớp 4, 5
Việc xem xét cách cấu tạo của các yếu tố thuộc phép nối không quan trọng bằng việc tìm hiểu các kiểu quan hệ thƣờng gặp giữa các câu liên kết với nhau bằng phép nối. Vì nhờ các kiểu quan hệ này mà ta dễ dàng xác định đƣợc mối quan hệ ngữ nghĩa và sự liên kết giữa các câu. Theo Diệp Quang Ban [2, tr. 251] có 6 kiểu quan hệ thƣờng gặp giữa các câu liên kết với nhau bằng phép nối. Nhƣng khảo sát cho thấy trong các văn bản tập đọc văn xuôi sách Tiếng Việt lớp 4, 5 không thấy sự xuất hiện của kiểu quan hệ điều kiện. Điều này có thể hiểu là các câu trong văn bản khi diễn đạt quan hệ điều kiện thƣờng sử dụng các yếu tố ngôn ngữ có tác dụng chỉ ra quan hệ đƣợc diễn đạt trong nội bộ câu chứa chúng, mà ít khi chỉ ra quan hệ với câu hữu quan. Đặc biệt với các văn bản dành cho đối tƣợng là học sinh tiểu học thì điều này lại càng hay xảy ra vì kiểu quan hệ điều kiện chƣa thực phù hợp với khả năng nhận thức của các em. Sau đây là việc tìm hiểu 5 kiểu quan hệ có mặt trong nguồn ngữ liệu.
2.2.1 Các kiểu quan hệ được tạo ra bằng phương tiện nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4
Các sự vật hiện tƣợng khi xuất hiện cùng một lúc trong văn bản bắt buộc chúng phải lần lƣợt xuất hiện theo trình tự hợp lí. Kiểu quan hệ bổ sung đã giúp cho quá trình đó đƣợc diễn ra thuận lợi. Trong nguồn ngữ liệu khảo sát, kiểu quan hệ này có 22/92 trƣờng hợp, chiếm 23,91% trong tổng số các phƣơng tiện thuộc các kiểu quan hệ của phép nối. Thƣờng gặp các quan hệ từ và các tổ hợp từ làm phƣơng tiện nối cho kiểu quan hệ này là: và, mà, còn, với, chẳng hạn, ngoài ra, thì ra, tương tự, hoặc (là), mặt khác...
Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ.
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - [43, tr. 4]
Hoa bắt đầu nở. Chim bắt đầu hót. Còn những tia nắng mặt trời thì nhảy múa và sỏi đá cũng biết reo vang dưới những bánh xe.
Vương quốc vắng những nụ cười - [44, tr. 144] Các quan hệ từ mà, còn trong các ví dụ trên đều là phƣơng tiện của phép nối. Chúng liên kết các câu đứng gần nhau vì chúng đều chỉ ra mối quan hệ bổ sung giữa các câu đó. Cụ thể: từ mà đứng đầu câu chứa nó và chỉ ra quan hệ bổ sung với câu đứng trƣớc nó (có thể diễn đạt ý bổ sung nhƣ sau: em đã một mình mà lại thêm ốm yếu nên kiếm không đủ ăn). Tƣơng tự quan hệ từ còn chỉ quan hệ bổ sung với những câu đứng trƣớc, có thể diễn giải: Cảnh đẹp không chỉ có cả hoa nở chim hót mà còn có cả những tia nắng nhảy múa và sỏi đá reo vang.
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn.
Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp.
Điều ước của vua Mi-đát - [43, tr. 90] Quan hệ từ và đứng đầu câu, không giữ chức vụ cú pháp trong nòng cốt câu của phần câu còn lại đứng sau nó và có tác dụng làm liên tố nối câu chứa nó với câu đứng trƣớc trong mối quan hệ bổ sung.
Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh toả ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,...
Trống đồng Đông Sơn - [44, tr. 17]
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh hoạ kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.
Vẽ trứng - [43, tr. 121]
Nhà vua bèn ngọt ngào bảo cậu:
- Hãy nói cho ta biết vì sao cháu cười được !
- Muôn tâu Bệ hạ, những chuyện buồn cười không thiếu đâu ạ. Ngay tại đây cũng có. Bệ hạ tha cho tội chết, cháu sẽ nói.
- Nói đi, ta trọng thưởng. Cậu bé ấp úng:
- Chẳng hạn, sáng nay, Bệ hạ đã quên... lau miệng ạ.
Vương quốc vắng những nụ cười - [44, tr. 143] Các tổ hợp từ tiếp đến là, không những thế, chẳng hạn đều có quan hệ với những câu đứng trƣớc chúng trong mối quan hệ bổ sung:
Tiếp đến là có tác dụng bổ sung những hình ảnh hình tròn đồng tâm, hình vũ công... vào vị trí kế tiếp hình ngôi sao đã có giữa mặt trống đồng.
Không những thế (có thể thay thế tổ hợp từ ngoài ra) bổ sung cho ý của các câu đứng trƣớc, nhằm ca ngợi tài năng của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi (ông không chỉ là nhà danh hoạ mà còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sƣ và nhà bác học lớn).
Chẳng hạn (có thể thay thế là ví dụ) có tác dụng bổ sung làm rõ nghĩa cho ý ngay tại đây cũng không thiếu những chuyện buồn cười.
Nhƣ vậy, cùng diễn đạt quan hệ bổ sung nhƣng có thể sử dụng các quan hệ từ, các tổ hợp từ khác nhau. Ở một số trƣờng hợp chúng có thể thay thế nhau đƣợc, còn lại chúng không thể thay thế vì trong mỗi lần sử dụng hầu nhƣ các phƣơng tiện nối này đều có những nét nghĩa riêng tuỳ theo hoàn cảnh, nội dung của văn bản và vị trí phù hợp với cách sắp đặt của câu (có thể tránh trùng lặp).
Khảo sát các văn bản tập đọc văn xuôi sách lớp 4, kết quả cho thấy một số trƣờng hợp các phƣơng tiện nối ngoài diễn đạt quan hệ bổ sung là điểm nổi bật còn diễn đạt quan hệ tƣơng phản, nhƣ :
Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.
Một người chính trực - [43, tr. 36] Quan hệ từ còn ngoài chỉ quan hệ bổ sung với câu đứng trƣớc còn có quan hệ tƣơng phản (giữa việc Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ở câu trƣớc với việc
Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm trong câu chứa còn).
2.2.1.2 Quan hệ thời gian
Khi ngôn ngữ đi vào hoạt động, tính hình tuyến là một tính chất quan trọng ràng buộc các đơn vị ngôn ngữ. Tính chất này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhau lần lƣợt trong ngữ lƣu và kiểu quan hệ thời gian là kiểu quan hệ thể hiện rõ tính chất này.
Qua khảo sát, các kết quả cho thấy kiểu quan hệ này có 40/92 trƣờng hợp, chiếm 43,47% trong tổng số các phƣơng tiện thuộc các kiểu quan hệ của phép nối. Các kiểu quan hệ trong quan hệ thời gian bao gồm:
- Thời đoạn,
- Tần số hay số lần.
a. Quan hệ thời gian thời điểm - Quan hệ thời gian đồng thời
Có thể sử dụng những tổ hợp từ nhƣ: đồng thời, trong khi đó, bao giờ, lập tức, đúng lúc đó... để chỉ quan hệ thời gian đồng thời. Kết quả khảo sát có 11/40 trƣờng hợp, chiếm 27,5% trong tổng số các phƣơng tiện liên kết thuộc kiểu quan hệ thời gian đồng thời.
Chiếc thuyền mảnh trôi qua cống ra con ngòi. Gặp nước xoáy, thuyền lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả tay chân.
Lúc ấy, Đất Nung đang đi trên dọc bờ ngòi. Thấy hai người bị nạn, chú
liền nhảy xuống, vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại.
Chú Đất Nung - [43, tr. 139] Tổ hợp từ lúc ấy đứng ở đầu câu và làm thành phần trạng ngữ trong câu chứa nó. Lúc ấy là phƣơng tiện nối vì đã nêu ra quan hệ thời gian đồng thời giữa câu chứa nó với các câu đứng trƣớc (lúc ấy chỉ thời gian diễn ra đồng thời của việc chú Đất Nung đang đi trên bờ ngòi - nơi hai ngƣời bạn của chú đang bị nạn).
Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1653, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, toà án quyết định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.
Dù sao trái đất vẫn quay - [44, tr. 85]
Lập tức, khi đó là hai tổ hợp từ thuộc về kiểu quan hệ thời gian đồng thời.
Lập tức chỉ ra sự quyết định của toà án ngay tại thời điểm Ga-li-lê vừa cho ra đời cuốn sách; khi đó là thời điểm diễn ra đồng thời sự việc: cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử khi ông đã gần bảy chục tuổi.
Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:
- Tâu bệ hạ ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
Vương quốc vắng nụ cười - [44, tr. 133] Đồng thời với thời điểm không khí của triều đình thật là ảo não (câu trƣớc) thì sự việc tóm được một kẻđang cười sằng sặc ngoài đường (câu sau) là một sự kiện gây bất ngờ, chính tổ hợp từ đúng lúc đó (đứng đầu câu và làm trạng ngữ ở câu chứa nó) đã nêu đƣợc mối quan hệ của hai câu trên.
- Quan hệ thời gian liên tục
Khảo sát nguồn tƣ liệu có quan hệ từ rồi và tổ hợp từ thế rồi thuộc kiểu quan hệ thời gian liên tục, có 9/40 trƣờng hợp, chiếm 22,5% tổng số các phƣơng tiện thuộc kiểu quan hệ này. Ví dụ:
[...] Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
Con chuồn chuồn nước - [44, tr. 127] Quan hệ từ rồi chỉ quan hệ liên tục theo trật tự thời gian của câu chứa nó với câu đứng trƣớc. Trong câu chứa từ rồi thứ nhất tác giả tiếp tục miêu tả chú chuồn chuồn (trong tƣ thế tung cánh bay vọt), những phần sau từ rồi thứ hai cũng là những cảnh đẹp đƣợc miêu tả kế tiếp. Vậy từ rồi trong ví dụ trên thuộc về kiểu quan hệ thời gian liên tục.
Nhà vua gật gù. Thế rồi, ngắm nhìn cậu bé, ngài bỗng hỏi: - Này cháu, vì sao nãy giờ cháu cứ đứng lom khom thế ?
Tổ hợp từ thế rồi đứng ở đầu câu chứa nó và đặt trong quan hệ thời gian với câu đứng trƣớc. Thế rồi nêu ra việc "ngắm nhìn và hỏi cậu bé" trong câu chứa nó là diễn tiếp theo hành động "gật gù" của nhà vua đã nêu ở câu trƣớc.
- Quan hệ thời gian trước sau hay sau trước
Cùng trong quan hệ thời gian nhƣng kiểu quan hệ thời gian trƣớc sau hay sau trƣớc có khả năng định vị thời gian một cách nghiêm ngặt. Các từ thể hiện kiểu quan hệ này là: sau đó, trước đó, sau, lát sau... Khảo sát các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 có 5/40 trƣờng hợp, chiếm 12,5% đã sử dụng kiểu quan hệ này.
Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả tay chân.
Chú Đất Nung - [43, tr. 134] Thời gian trật tự trƣớc sau đƣợc thể hiện qua hai tổ hợp từ ban đầu và lúc sau và các sự việc theo đó diễn ra. Qua hai tổ hợp trên, ngƣời đọc nhận biết đƣợc mức độ tăng dần của nhiệt độ trong cơ thể của nhân vật.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp.
Đường đi Sa Pa - [44, tr. 102] Nếu nhƣ chỉ đọc câu cuối có tổ hợp từ thời gian hôm sau đứng ở đầu câu thì ngƣời đọc tự hình dung ra ở đoạn văn trƣớc đó đã có những sự việc diễn ra trong ngày hôm trƣớc. Từ đây tạo ra mối quan hệ giữa các đoạn văn sau với đoạn văn trƣớc theo một trình tự thời gian hợp lí (đoạn trƣớc nói về phong cảnh trên đƣờng đi của buổi chiều hôm trƣớc, đoạn sau là nói về phong cảnh Sa Pa trong ngày hôm sau).
- Quan hệ thời gian gián đoạn
Từ nguồn tƣ liệu, quan hệ thời gian gián đoạn có 8/40 trƣờng hợp, chiếm 20% tổng số các phƣơng tiện nối thuộc kiểu quan hệ thời gian.
Nghe có món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ "đại phong".
Bữa ấy, chúa đợi món "mầm đá" đã quá bữa, thấy đói bụng bèn hỏi:
- "Mầm đá" đã chín chưa ?
Ăn "mầm đá" - [44, tr. 157] Tổ hợp từ bữa ấy làm trạng ngữ chỉ thời gian trong câu chứa nó, thể hiện sự việc chúa đợi món "mầm đá" đã quá bữa đã bị ngắt quãng với các sự việc ở câu trên bởi một khoảng thời gian nhất định.
Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống làu bàu trong cổ họng.
Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc.
Khuất phục tên cướp biển - [44, tr. 67] Nếu chỉ đọc các câu bác sĩ lên ngựa và tên chúa tàu im như thóc ở đoạn văn cuối thì ngƣời đọc không hiểu sự việc đó diễn ra lúc nào. Từ đó sẽ làm cho hai câu trên tối ý, không rành mạch. Vì thế một lát sau, từ đêm ấy đƣợc đƣa vào đằng trƣớc các đó để làm rõ mối quan hệ thời gian gián đoạn.
b. Quan hệ thời gian thời đoạn
Khảo sát kiểu quan hệ này có 6/40 trƣờng hợp, chiếm 15% trong tổng số các phƣơng tiện nối thuộc kiểu quan hệ thời gian.
Năm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. Phát hiện của nhà thiên văn học làm mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị coi là tà thuyết vì nó ngược với những lời phán báo của Chúa trời.
Dù sao trái đất vẫn quay - [44. tr. 85] Cũng tƣơng tự nhƣ cách phân tích trên chưa đầy một thế kỉ sau làm thành phần trạng ngữ trong câu chứa nó và nhằm chỉ một khoảng cách thời gian đo đƣợc của sự việc trong câu với sự việc đã nêu ở các câu trƣớc. Chính thời đoạn về thời gian này là mối nối các sự việc trong đoạn văn.
c. Quan hệ thời gian tần số hay số lần
Kiểu quan hệ này có duy nhất 1/40 trƣờng hợp, chiếm 2,5%. Đó là trƣờng hợp :
Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
Kéo co - [43, tr. 156] Vì làm trạng ngữ trong câu và có tác dụng nối câu chứa nó với câu đứng trƣớc nên tổ hợp từ nhiều khi là phƣơng tiện nối chỉ quan hệ thời gian tần số.