văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4, 5
Cùng chung với các phép liên kết khác, phép nối đã đƣợc sử dụng với tần số khá lớn trong các văn bản tập đọc văn xuôi sách Tiếng Việt lớp 4, 5. Các văn bản này thuộc nhiều kiểu loại văn bản nhƣng loại văn bản nghệ thuật chiếm số lƣợng nhiều hơn cả. Điều này sẽ giúp học sinh lớp 4, 5 nhanh chóng tiếp xúc với
vẻ đẹp của tiếng Việt trong nhiều tình huống giao tiếp. Kết quả khảo sát cho thấy các phƣơng tiện thuộc phép nối có khả năng làm cho câu văn trôi chảy mƣợt mà và tạo nên tính mạch lạc giữa ý trƣớc và ý sau của các câu có quan hệ với nhau.
Ngoài khả năng nhƣ vậy, các phƣơng tiện nối còn tạo nên những giá trị biểu đạt nhất định. "Biểu đạt: Diễn ý, làm thể hiện tƣ tƣởng và tình cảm bằng lời nói, lời văn, bằng ngôn ngữ nói chung, bằng nghệ thuật" [Văn Tân - Từ điển tiếng Việt - 1994, tr. 80]. Sở dĩ chúng tôi chỉ sử dụng cụm từ "khả năng tạo giá trị biểu đạt" mà không sử dụng cụm từ "giá trị tu từ" của các phƣơng tiện nối là vì do khuôn khổ của luận văn có hạn và các phƣơng tiện nối có khả năng này ở nguồn ngữ liệu chỉ chiếm số lƣợng nhỏ. Song dù ít nhƣng chúng rất quan trọng trong việc biểu cảm các sắc thái ý nghĩa, từ đó có những tác động vào tƣ duy cũng nhƣ tình cảm của học sinh, làm cho các em tiếp thu nhanh các văn bản đó hơn. Mặt khác, bƣớc đầu sẽ tiếp thêm cho học sinh năng lực cảm thụ văn học và giúp rèn luyện ngữ điệu đọc một cách hiệu quả.
2.3.1 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của một số phương tiện thuộc phép liên kết nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4
Trong nguồn ngữ liệu, chúng tôi đã khảo sát đƣợc 3 phƣơng tiện nối có khả năng tạo giá trị biểu đạt. Đó là các từ và tổ hợp từ : nhưng, mà, vì.
Quan hệ từ nhưng
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt họ, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt.
Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột
cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hoà lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
Thắng biển - [44, tr. 76] Quan hệ từ nhưng là phƣơng tiện nối vì đứng ở đầu câu, không giữ chức vụ cú pháp trong nòng cốt câu của phần còn lại và nêu quan hệ tƣơng phản giữa việc "có người ngã, có người ngạt" ở câu đứng trƣớc với việc "những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt" trong câu chứa nó. Đọc đoạn văn ta hình dung một cảnh tƣợng có sự tƣơng phản rất lớn đang diễn ra trên mặt biển, giữa một bên là hàng rào ngƣời đang yếu thế với một bên là dòng nƣớc mặn hung dữ nhƣ sắp nhấn chìm tất cả. Sử dụng từ nhưng trong đoạn văn tạo nên sức biểu cảm rất lớn, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự dũng cảm, kiên cƣờng và sức mạnh đoàn kết cũng nhƣ tinh thần quyết tâm chống giữ đê biển của những thanh niên xung kích trƣớc sự tàn phá của sóng biển.
Có thể thấy cùng diễn đạt quan hệ tƣơng phản có các từ: song, tuy vậy, ngược lại... nhƣng từ nhưng trong trƣờng hợp này đƣợc sử dụng hợp lí nhất. Vì : từ nhưng phát ra ngắn gọn thể hiện đƣợc thái độ dứt khoát trong hành động của những ngƣời cứu đê biển. Và qua từ nhưng chúng ta còn cảm nhận sự cảm phục của ngƣời viết với tập thể ngƣời đó.
Từ nhưng sẽ bộc lộ hết khả năng biểu đạt của nó khi đọc học sinh biết ngừng một nhịp ở sau nó. Sự ngắt nhịp Nhưng/những bàn tay... sẽ làm ngƣời nghe dự đoán có sự việc sắp xảy ra, từ đó tạo nên tâm lí chờ đón, hồi hộp cho ngƣời nghe.
Quan hệ từ mà
Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể :
- Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng.
Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - [43 , tr. 4] Đoạn văn trên là lời kể rất cảm thƣơng của chị Nhà Trò với Dế Mèn. Trong lời kể của chị có sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ để diễn tả tâm trạng, tình cảm, trong đó có quan hệ từ mà (quan hệ từ bình đẳng) thuộc phép nối. Mục đích sử dụng của từ mà ngoài tác dụng nêu mối quan hệ bổ sung giữa hai câu (câu chứa nó và câu đứng trƣớc) còn có khả năng tạo giá trị biểu đạt rất hiệu quả cho nội dung của đoạn văn. Để diễn tả mối quan hệ bổ sung này có thể sử dụng quan hệ từ và. Nhƣng nếu thay thế quan hệ từ và vào đây thì câu văn trở nên nhẹ bẫng, nhạt thếch, không lột tả hết đƣợc tâm trạng của chị Nhà Trò. Chỉ duy nhất có từ mà mới có sức nặng diễn tả đƣợc sự buồn tủi của chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nghèo đói, cô độc. Thông thƣờng từ mà hay nằm trong nội bộ câu, liên kết giữa các vế trong câu. Nhƣng ở đoạn văn này, vế câu có từ mà đƣợc tách ra thành một câu riêng. Dấu chấm tu từ ấy đã làm cho ngữ điệu của câu văn bị ngắt ra, chùng lại, quan hệ từ mà đứng chặn ở đầu câu càng làm cho câu văn nhƣ bị nghẹn lại trong tiếng nấc tủi hờn.
"Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng" là hậu quả của nhiều nguyên nhân nhƣ: "trời làm đói kém", "mẹ mất", "em ốm yếu", "kiếm bữa cũng chẳng đủ". Nhƣng với lối tách câu có từ mà đứng đầu nhƣ trên đã làm cho sức nặng của tâm trạng dồn cả vào câu văn ấy. Và từ mà vì vậy không chỉ diễn tả quan hệ bổ sung mà còn diễn tả quan hệ tăng tiến.
Quan hệ từ vì
Nàng công chúa phục quá, thì thào với chàng kị sĩ :
- Thế mà chúng mình mới chìm xuống nước đã vữa ra. Đất Nung đánh một câu cộc tuếch :
Câu nói của chú Đất Nung rất ngắn gọn bộc lộ đƣợc ý "cộc tuếch", trong đó có quan hệ từ vì ở đầu câu chỉ ra quan hệ nguyên nhân với câu đứng trƣớc. Ngoài nêu quan hệ, từ vì kết hợp với từ mà ở cuối câu còn có khả năng tạo giá trị biểu đạt. Muốn thấy cái hay của quan hệ từ vì cần phải xem lại nội dung của câu chuyện, vốn ngày trƣớc nàng công chúa và chàng kị sĩ vì chê chú Đất Nung là làm bẩn quần áo đẹp nên họ đã đƣợc chuyển vào ở trong lọ thuỷ tinh, giờ đây khi cứu đƣợc hai ngƣời khỏi chết đuối, lời nói của chú Đất Nung có tác dụng nhƣ là một bài học: sự hào nhoáng không thể bền chắc và tốt bằng những vật giản dị mà hữu ích. Quan hệ từ vì kết hợp với từ mà ở cuối câu đã tạo nên sắc thái mỉa mai và diễu cợt trong câu nói của chú Đất Nung với nàng công chúa và chàng kị sĩ.
2.3.2 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của một số phương tiện thuộc phép liên kết nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 5
Trong nguồn ngữ liệu, chúng tôi khảo sát đƣợc 4 phƣơng tiện nối có khả năng tạo giá trị biểu đạt. Đó là các từ và tổ hợp từ : nhưng, rồi, mà, thế mà.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-da-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-da-cô. Nhưng Xa-da-cô chết khi em mới gấp được 644 con.
Những con sếu bằng giấy - [46, tr. 37] Trên đây là câu chuyện rất xúc động về một em bé tên Xa-da-cô và câu chuyện này là tiếng nói tố cáo tội ác của chiến tranh.
Quan hệ từ nhưng nằm trong câu cuối của đoạn văn, có tác dụng nêu quan hệ tƣơng phản giữa ý của câu đứng trƣớc với ý trong câu chứa nó. Đọc đến từ
nhưng ngƣời đọc dƣờng nhƣ đoán đợi một điều bất ổn sẽ xảy ra với cô bé Xa- da-cô và điều này phải liên quan tới chuyện gấp sếu giấy ở câu trên. Và Xa-da-
cô đã chết sau khi gấp 644 con là phần câu còn lại đứng sau nhưng vẫn tạo nên sự bất ngờ cho ngƣời đọc, những ngƣời luôn mong Xa-da-cô khỏi bệnh. Câu có chứa nhưng đã nêu lên một kết cục hoàn toàn trái ngƣợc với mong muốn của mọi ngƣời. Chính sự ngắn gọn của từ nhưng và ý của câu chứa nó làm chúng ta không khỏi xúc động trƣớc hình ảnh của 644 con sếu bằng giấy và khát vọng đƣợc sống của Xa-da-cô.
Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua... Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn.
Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu tiếp tục chìm.
Một vụ đắm tàu - [46, tr. 108] Đặt vào văn cảnh, quan hệ từ nhưng đã nêu bật sự tƣơng phản giữa một bên là mặt biển bình yên (ở câu trƣớc) với một bên là con tàu tiếp tục chìm (ở câu chứa nhưng). Câu có chứa từ nhưng nối tiếp ý theo sự phát triển của đoạn văn và nó nêu lên hoàn cảnh nguy kịch sắp xảy ra: Con tàu sắp bị chìm hẳn. Để diễn đạt quan hệ tƣơng phản có các từ hoặc tổ hợp từ song, nhưng, tuy nhiên, ngược lại... nhƣng trong trƣờng hợp này quan hệ từ nhưng đƣợc dùng là đúng và hay nhất. Vì nếu :
- dùng quan hệ từ song thì câu sẽ có sắc thái gay gắt kịch tính hơn câu có chứa nhưng, điều này không phù hợp với sắc thái diễn đạt của những từ đi bên cạnh nó (yên - tiếp tục chìm).
- dùng tổ hợp từ tuy nhiên hay ngược lại sẽ diễn đạt đƣợc sắc thái nhẹ nhàng phù hợp với các từ trong câu nhƣng nó lại không nêu bật đƣợc hoàn cảnh nguy kịch sắp xảy ra bằng quan hệ từ nhưng.
Nhƣ vậy quan hệ từ nhưng đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp này là thích hợp và có khả năng tạo giá trị biểu đạt hiệu quả.
Cai : - (Dỗ dành) Nếu chị nói thiệt, tôi thưởng. Bằng chị nhận anh này làm chồng, tôi bắn chị tức thời, đốt luôn cái nhà này nữa.
Dì Năm : - Mấy cậu... để tui... Cai : - Có thế chớ ! Nào, nói lẹ đi !
Dì Năm : - (Nghẹn ngào) An...(An "dạ"). Mầy qua bà Mười... dắt con heo về..., đội luôn năm giạ lúa. Rồi... cha con ráng đùm bọc lấy nhau.
Lòng dân - [45, tr. 25] Quan hệ từ rồi đƣợc sử dụng rất hay và ở vị trí này không một từ nào có thể thay thế cho nó đƣợc. Rồi chỉ ra sự việc đƣợc nối tiếp trong ý sắp đặt một cách dứt khoát của Dì Năm với đứa con trai. Khi đọc, dấu ba chấm sau rồi chính là chỗ phải ngắt nghỉ vì đây là lúc Dì Năm đang bộc lộ tâm trạng đau đớn của chị, hoàn toàn phù hợp với tiếng nghẹn ngào nhƣ đã nêu. Quan hệ từ rồi chứa trong nó sự quyết định dứt khoát của Dì Năm từ đó khẳng định đức hy sinh, tấm lòng trung thành với cách mạng của Dì.
Quan hệ từ mà
Mai : Càng sớm càng tốt. Nhưng đêm nay anh hãy nghĩ kĩ đi đã. Vất vả, khó nhọc lắm đấy. Sóng Biển Đỏ rất dữ dội, có thể chết được. Mà chết thì người ta bỏ vào áo quan, bắn một loạt súng chào, rồi "A-lê-hấp !", cho phăng xuống biển là rồi đời.
Người công dân số Một - [46, tr. 11] Quan hệ từ mà đứng ở đầu câu làm nhiệm vụ nối kết ý của câu chứa nó với ý của câu đứng trƣớc, vì thế nó là phƣơng tiện thuộc phép nối. Từ mà đƣợc ngƣời nói sử dụng trong ví dụ trên còn có khả năng diễn đạt sự răn đe và báo trƣớc hậu quả của việc sắp làm đối với ngƣời nghe.
Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nâú cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê !
Thế mà trong câu chứa nó ngoài chỉ ra quan hệ bổ sung cho ý ở câu đứng trƣớc, nó còn có khả năng tạo giá trị biểu đạt là nêu ra sự hờn dỗi và ý so sánh của nhân vật Mơ với các bạn trai của mình. Đặt vào trong văn cảnh mới thấy cái hay của từ thế mà và để nêu bật cái hay của nó thì cần phải đọc đúng ngữ điệu, là có sự ngắt nhịp sau thế mà.
2.3.3 Nhận xét chung về khả năng tạo giá trị biểu đạt của một số phương tiện thuộc phép liên kết nối trong các văn bản tập đọc văn xuôi lớp 4 và lớp 5
Nhƣ Puskin đã từng nhận xét : "Tính chính xác và ngắn gọn - đấy là những phẩm chất đầu của các bài văn xuôi" và phép nối là một trong những phép liên kết có vị trí quan trọng trong việc tạo nên tính chính xác và ngắn gọn của văn bản. Ngoài vai trò phát triển câu và đoạn văn trong văn bản, phép nối còn làm cho câu văn trôi chảy mƣợt mà hơn và đặc biệt diễn tả đƣợc các sắc thái tình cảm khác nhau. Vì không phải là nhiệm vụ chính nên các phƣơng tiện nối có khả năng tạo giá trị biểu đạt xuất hiện rất ít trong các văn bản đã khảo sát. Vậy nên, chúng tôi chỉ khảo sát đƣợc 3 trƣờng hợp trong lớp 4 và 4 trƣờng hợp trong lớp 5. Mặc dù có số lƣợng ít nhƣng qua phân tích cho thấy nếu vắng chúng thì hiệu quả của việc biểu cảm sẽ rất hạn chế, ảnh hƣởng tới nội dung cần chuyển tải của cả văn bản.
Hầu hết các phƣơng tiện này có một số đặc điểm chung sau :
- Chúng thƣờng đứng ở đầu câu và nêu lên các mối quan hệ giữa các câu hữu quan. Bản thân chúng phải là từ hoặc các tổ hợp từ thuộc phép nối. Sự có mặt của chúng trong các trƣờng hợp đã khảo sát là không thể thay thế bằng các từ khác đƣợc, vì thay đổi sẽ ảnh hƣởng tới giá trị biểu đạt của câu.
- Trong ngữ điệu đọc thƣờng có sự ngắt nhịp sau các từ này, sự ngắt nhịp sẽ tạo nên tâm lí hồi hộp chờ đợi cho ngƣời nghe, làm nổi bật mối quan hệ mà các từ diễn đạt.
những mục đích của việc dạy các văn bản tập đọc văn xuôi là củng cố, nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm; tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu các văn bản ở mức