Trong chƣơng này, chúng tôi đã đề cập tới một số vấn đề :
1. Về văn bản, luận văn đã đƣa ra nhiều quan niệm về văn bản song quan niệm : "Văn bản :
(1) Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài - chủ đề v.v... của nó, hình thành nên một đơn vị, loại nhƣ một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đƣờng v.v...
(2) Văn học; trƣớc hết đƣợc coi nhƣ một tài liệu viết, thƣờng đồng nghĩa với sách.
(3) Trong PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN, đôi khi đƣợc đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì đƣợc dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn đƣợc dùng bao gồm cả văn bản. (Bách khoa thƣ ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, tập 10, do R.E. Asher chủ biên)" là có tính khái quát cao, vừa có tầm rộng cần thiết. Định nghĩa này bao gồm đƣợc nhiều quan niệm về văn bản cho đến nay và bao gồm cả cách hiểu văn bản trong văn học và trong bộ môn phân tích diễn ngôn. Đây chính là quan niệm vừa mang tính bách khoa vừa mang tính hiện đại.
Từ 3 nội dung thuộc định nghĩa trên về văn bản, luận văn đã đƣa ra một cách hiểu về văn bản phỏng theo định nghĩa của Bách khoa thƣ ngôn ngữ và ngôn ngữ học do R.E. Asher chủ biên nhƣ sau: "Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài... loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường...".
2. Về liên kết, do xuất phát từ những nền tảng lí luận khác nhau, trong những thời kì khác nhau của công tác nghiên cứu nên hai quan niệm về liên kết của Trần Ngọc Thêm và của hai tác giả M.A.K. Halliday và R. Hassan rất xa nhau (xem tr. 8 -16]. Để giải quyết tốt nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng quan niệm về liên kết của M.A.K. Halliday và R. Hasan làm cơ sở lí thuyết cho
ngôn đòi hỏi phải quy chiếu về một yếu tố nào trong diễn ngôn ấy thì ở đó có liên kết" [4, tr. 66].
3. Do đối tƣợng nghiên cứu và dung lƣợng hữu hạn của đề tài nên trong quá trình tìm hiểu về phƣơng tiện và phƣơng thức liên kết theo quan niệm của M.A.K. Halliday và R. Hasan, chúng tôi chỉ xem xét sâu hơn hai phép liên kết là phép nối và phép liên kết từ vựng. Trong phép nối, chúng tôi lần lƣợt tìm hiểu về khái niệm, phân biệt phép nối và phép thế, các phƣơng tiện nối và các kiểu quan hệ đƣợc tạo ra bằng các phƣơng tiện nối trong văn bản tiếng Việt. Trong phép liên kết từ vựng, chúng tôi tìm hiểu về khái niệm và các phép liên kết từ vựng trong các văn bản tiếng Việt. Trong chƣơng tiếp theo, chúng tôi xin triển khai việc tìm hiểu phép liên kết nối và phép liên kết từ vựng trong các văn bản tập đọc văn xuôi, sách Tiếng Việt 4, 5 chƣơng trình mới.
CHƢƠNG 2