Phải dạy cho học sinh phương pháp tự học, phát huy cao độ năng lực tự học của học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra.. Làm thế nào để kiểm tra, đánh giá được đúng trình độ, năng l
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẮK R’LẤP
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN CÔNG TRỨ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG CÁCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
MÔN SINH HỌC LỚP 9
Người viết: Đặng Hùng Vĩ Năm học 2009 – 2010
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong tình hình thời đại mới hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật phát triển thì sự tác động của con người vào môi trường ngày càng mạnh mẽ và lớn hơn, nó làm thay đổi lớn lao đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là làm thay đổi môi trường, làm cho môi trường ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến cuộc sống của loài người Trước yêu cầu đổi mới của thời đại, đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, phương pháp dạy học để giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra Đặc biệt với bộ môn sinh học, môn học mà nó giúp học sinh hiểu và nắm được thế giới tự nhiên, hiểu và biết được các tác động
to lớn của con người đến môi trường
Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ đơn thuần là dạy những vấn đề
gì mà còn phải dạy như thế nào Phải dạy cho học sinh phương pháp tự học, phát huy cao độ năng lực tự học của học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra
Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể hoạt
Trang 2động của học sinh trong học tập là một vấn đề cấp thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì vấn đề về đổi mới trong kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập Làm thế nào để kiểm tra, đánh giá được đúng trình độ, năng lực của học sinh và phản ánh đúng chất lượng giảng dạy vào những thời điểm cụ thể theo mục tiêu của chương trình môn học là một câu hỏi lớn dành cho những người làm công tác giáo dục
Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với việc dự giờ của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy hiện nay giáo viên đã và đang đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện
ở cả khâu soạn bài và lên lớp Tuy nhiên khi soạn bài và dạy học giáo viên thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, dạy đến đâu thì đặt câu hỏi đến đấy, nhiều khi chưa sát với đối tượng học sinh, không kích thích phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó, làm cho học sinh thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức Vì thế, theo tôi mỗi giáo viên cần tăng cường xây dựng câu hỏi và đó là một việc làm cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên hiện nay
Từ thực tế đó, với thời gian dạy học tại trường và việc tìm hiểu các sách tham khảo, các tiết dự giờ đồng nghiệp, các đợt tham gia lớp tập huấn, tôi mạnh dạn viết đề tài "Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi khi dạy môn Sinh học lớp 9"
Đối tượng nghiên cứu đề tài của tôi là học sinh lớp 9 – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Xã Nhân Cơ – Huyện Đắk R’lấp – Tỉnh Đắk Nông Phương pháp dạy học theo phương pháp mới: Phát huy tính tích cực của học sinh Áp dụng trên phạm vi 3 lớp 9, thời gian bắt đầu từ năm học 2009/2010, với giới hạn
đề tài, tôi xin trình bày nội dung áp dụng trong 2 bài 43 và 44 thuộc tuần 24 (Tôi đã áp dụng từ năm học 2008 – 2009 và năm nay tôi rút kinh nghiệm và thực hiện lại)
1.2 Thực trạng ban đầu
Trang 3Bàn về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, trong khoảng hơn 10 năm gần đây, chúng ta tốn không ít thời gian và giấy mực Song trong thực tế, phương pháp dạy học chưa thực sự trở thành một chìa khoá, một công cụ để giúp các thầy cô giáo trong giảng dạy mà phương pháp dạy học vẫn nằm trong chữ nghĩa giấy tờ, nhiều khi đọc để hiểu được cũng không phải dễ, dẫn đến một thực trạng khiến những người quan tâm đến vấn đề này không khỏi băn khoăn
Khi bàn về hiện trạng phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá những năm gần đây, chúng ta có một nhận xét chung chung là: Tuy đã đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhưng chúng ta vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu trì trệ Bên cạnh đó, việc chuẩn bị giáo án cho một giờ dạy của giáo viên chưa tốt, chỉ soạn giáo án một cách đối phó, khi có dự giờ thì soạn
và dạy rất tốt Tuy nhiên, cũng không thể nói trong thực tế ngày nay đổi phương pháp dạy học được coi là ưu việt, bởi thực chất ngoài phương pháp dạy học mới
ra chúng ta vẫn phải áp dụng một số phương pháp dạy học truyền thống Nói như vậy, cũng không phủ nhận ở một số không ít các thầy cô giáo có ý thức và tri thức nghề nghiệp vững vàng vẫn có nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của một xu thế mới
Song song với các vấn đề trên, nhiều giáo viên chưa nắm được khái niệm các câu hỏi, chưa biết nên và sử dụng các loại câu hỏi trong các trường hợp nào Tôi mạnh dạn đưa ra một số loại câu hỏi và ưu điểm của các câu hỏi như sau:
- Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh đề diễn đạt bằng ngôn từ nhằm yêu cầu được giải quyết Gồm: Câu hỏi kiểm tra kiến thức; Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức; Câu hỏi hình thành kiến thức mới; Câu hỏi để củng cố hoàn thiện kiến thức; Câu hỏi liên hệ thực tế
- Câu hỏi là phương tiện dùng trong dạy và học, là nguồn để hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh Khi tìm được câu trả lời là người học đã tìm ra
Trang 4được kiến thức mới, rèn được kỹ năng xác định mối quan hệ, đồng thời sử dụng được những điều kiện đã cho, như vậy là vừa củng cố kiến thức, vừa nắm vững
và mở rộng kiến thức Câu hỏi là phương tiện để rèn luyện và phát triển tư duy
- Khi trả lời câu hỏi, học sinh phải phân tích, xác định mối quan hệ, so sánh, đối chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm đòi hỏi phải suy nghĩ logic Người học phải luôn luôn suy nghĩ, do đó tư duy được phát triển Cũng qua việc tìm câu trả lời mà lôi cuốn thu hút người học vào nhiệm vụ nhận thức,
do đó người học luôn cố gắng
- Câu hỏi phát huy năng lực tự lực nếu được giáo viên sử dụng thành công còn có tác dụng gây được hứng thú nhận thức khát vọng tìm tòi dựa trên năng lực tự lực cho học sinh Cho phép giáo viên thu được thông tin ngược về chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh Những thông tin này giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học một cách linh hoạt
- Câu hỏi phát huy năng lực tự lực được sử dụng phổ biến thích hợp cho hầu hết các bài học và thường được sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học khác góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Vì thế, các giáo viên cần thấy rằng câu hỏi nói chung, câu hỏi phát huy năng lực tự lực nói riêng đều có vai trò rất quan trọng đối với quá trình dạy học
1.3 Giải pháp đã sử dụng
Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận
Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh -một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của học sinh, và ông ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình Còn người học sinh là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập Ngoan ngoãn, bị động, nhớ được nhiều điều thầy đã truyền đạt Để chiếm được vị trí số một trong lớp, người học sinh
Trang 5phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo nữa
Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thanh thiếu niên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể như mong muốn
Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn
là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động Nhờ phát huy được tính tích cực mà học sinh không còn bị thụ động Học sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết Khi đổi mới phương pháp dạy học cần tránh xu hướng giản đơn hay cực đơn Có thầy, cô thay việc “đọc, chép” bằng việc hỏi quá nhiều mà phần nhiều các câu hỏi ấy lại không tạo được “tình huống có vấn đề” Có thể họ
đã nghĩ sử dụng phương pháp dạy học mới là việc thay đọc chép bằng việc hỏi đáp Hỏi đáp càng nhiều thì càng đổi mới!?
Khi nói đến đổi mới phương pháp dạy học thì chúng ta nghĩ ngay đến việc phải đổi mới đồng bộ, có nghĩa là đổi mới sách giáo khoa, đổi mới cách ra đề thi
và yêu cầu thi, nêu cao được vai trò của Nhà trường và Tổ chuyên môn, đặc biệt coi trọng tài nghệ của người thầy Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thật sự đổi mới
Trang 6toàn bộ Chúng ta đã đổi mới sách giáo khoa, cách ra đề, đã nâng cao vai trò nhà trường và tổ chuyên môn nhưng sự hoạt động của tổ chuyên môn chưa thật sự cao, vẫn làm cho có lệ, nhiều người thầy còn lo lắng cho cuộc sống thường nhật nên chưa thật sự tâm huyết với nghề nghiệp…
2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Cơ sở lí luận
- Việc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm Cụ thể được khẳng định từ rất lâu, từ trong nghị quyết TW4 khóa II, nghị quyết TW2 khóa III và được pháp chế trong Điều 24.2 - luật Giáo dục
- Tinh thần Nghị quyết 40 – 41 Quốc hội khoá X của Đảng cũng đã nhấn mạnh về công tác giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ chế quản lí để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục trong khu vực và trên thế giới; khắc phục cách đổi mới chấp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ Xây dựng nền giáo dục của dân, do dân, vì dân; Bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời…”
- Và năm học 2009 - 2010 cũng là năm học tiếp tục triển khai thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương VI (Khoá VIII): “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, rèn luyện thành nếp
tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh
- Năm học 2009 – 2010 là năm học thứ tư thực hiện qui định của Bộ Giáo dục: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục”
Trang 7Tiếp tục thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” 40 năm thực hiện di chúc của Hồ Chí Minh
Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực tích cực của học sinh có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện Một trong những biện pháp có hiệu quả là giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh Khi soạn giáo
án, việc xây dựng câu hỏi được giáo viên thường xuyên tiến hành và tiến hành ở hầu hết các chương, bài với nhiều môn học khác nhau Mang lại kết quả cao trong việc thực hiện mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài, mỗi chương…Việc xây dựng câu hỏi trong mỗi nội dung là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh, xây dựng câu hỏi tốt sẽ tạo điều kiện tốt để bài dạy thành công Việc thường xuyên xây dựng trước khi dạy
và sử dụng câu hỏi đó trong bài dạy sẽ đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần giải quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích cực vận động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để trả lời Vì vậy tăng cường xây dựng câu hỏi là việc làm cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên hiện nay
2.2 Cơ sở thực tiễn
Qua việc giảng dạy nhiều năm, cùng với việc dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy hiện nay nhiều giáo viên đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở tất cả các khâu, kể cả khâu soạn bài và khâu dạy học trên lên lớp Tuy nhiên khi soạn bài và dạy học giáo viên chưa xấy dựng hệ thống câu hỏi, mà chỉ
sử dụng các câu hỏi có sẵn, dạy đến đâu thì đặt câu hỏi đến đấy, đặt câu hỏi một cách tuỳ tiện, nhiều khi chưa sát với đối tượng học sinh, không phù hợp với nội dung bài học, câu hỏi khó hiểu hoặc không kích thích, phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó, làm cho học sinh thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức
Trang 82.3 Quá trình thử nghiệm đề tài
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các đề tài có liên quan đến vấn đề xây dựng câu hỏi Đọc những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học Đọc thêm các loại sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách nâng cao về bộ môn sinh học
- Điều tra: Sử dụng phiếu để điều tra gián tiếp hoặc trực tiếp trao đổi với giáo viên về việc xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh (Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn) Sử dụng phiếu để điều tra trực tiếp đối với học sinh sau khi dạy theo phương pháp đặt vấn đề để kiểm tra năng lực
tự lực của học sinh (Sau khi học xong bài học)
- Bên cạnh đó, sử dụng kết hợp các phương pháp như trò truyện, phỏng vấn học sinh, giáo viên; Điều tra trắc nghiệm; Quan sát thực tiễn
- Cuối cùng lấy ý kiến của đồng nghiệp về việc xác định quy trình xây dựng câu hỏi thành công ở mức độ nào? (tốt, khá, hay chưa đạt) Bao nhiêu những câu hỏi sử dụng được, bao nhiêu những câu hỏi không sử dụng được
2.3.2 Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống câu hỏi khi soạn bài:
Phần II: Sinh vật và môi trường Chương I: Sinh vật và môi trường Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật, 44 – Sách giáo khoa sinh học 9.
2.3.3 Quá trình thực hiện đề tài
Trang 9- Trước tiên, giáo viên phải nắm được mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng, thái độ) cần đạt được của bài học; Nắm được nội dung bài; Nắm được nội dung trọng tâm của bài
- Giáo viên phải nắm được nguyên tắc chung đặt câu hỏi: Câu hỏi tập trung vào vấn đề nghiên cứu; Câu hỏi mang tích chất nêu vấn đề, buộc học sinh phải luôn ở trạng thái có vấn đề; Hệ thống câu hỏi - lời giải đáp thể hiện một cách logic chặt chẽ, các bước giải quyết một vấn đề lớn tạo nên nội dung trí dục chủ yếu của bài, là nguồn tri thức cho học sinh; Trong nhiều trường hợp giáo viên nên nêu ra nhiều câu hỏi gây sự tranh luận Trong cả lớp, tạo điều kiện phát triển tính độc lập tư duy của học sinh, lập luận theo quan điểm riêng của mình
- Tiếp đến phải xây dựng hệ thống các câu hỏi của bài để hỏi học sinh, giúp cho giáo viên đạt được mục tiêu bài dạy, học sinh nắm được nội dung bài học, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập: Xác định rõ và đúng mục tiêu của câu hỏi; Liệt kê cái cần hỏi, xắp xếp cái cần hỏi theo một trình tự phù hợp với các hoạt động học tập; Diễn đạt các câu hỏi; Xác định nội dung cần trả lời; Chỉnh sửa nội dung câu hỏi, câu trả lời rồi đưa vào sử dụng
2.3.3.1 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
* Hệ thống câu hỏi:
1 Mở bài:
- Câu hỏi 1: Nếu chuyển động vật sống vùng lạnh đến vùng nhiệt đới
ấm áp thì khả năng sống của chúng sẽ như thế nào?
- Câu hỏi 2: Nếu chuyển cá sống dưới nước lên trên cạn thì khả năng sống của chúng sẽ như thế nào?
- Câu hỏi 3: Vậy đời sống sinh vật chịu ảnh hưởng các yếu tố nào của môi trường?
2 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
Trang 10- Câu hỏi 4: Em hãy trình bày khái niệm quá trình quang hợp và hô hấp của cây?
- Câu hỏi 5: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây không? Cho ví dụ minh hoạ
- Câu hỏi 6: Nếu căn cứ vào sự phụ thuộc nhiệt độ cơ thể đối với môi trường thì sinh vật được chia thành mấy loại? Cho ví dụ minh hoạ
3 Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:
- Câu hỏi 7: Em hãy lấy ví dụ minh hoạ các sinh vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau?
- Câu hỏi 8: Vậy nếu căn cứ vào sự phụ thuộc về độ ẩm thì sinh vật được chia thành mấy nhóm?
4 Kết luận và kiểm tra đánh giá:
- Câu hỏi 9: Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới những đặc điểm nào của sinh vật?
- Câu hỏi 10: Nếu căn cứ vào sự phụ thuộc nhiệt độ cơ thể đối với môi trường thì sinh vật được chia thành mấy nhóm? Cho ví dụ minh hoạ
- Câu hỏi 11: Hãy kể tên các nhóm thực vật và động vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau?
- Câu 12: Nếu điều kiện môi trường thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật? Các em phải làm gì để môi trường không bị thay đổi theo chiều hướng xấu?
- Câu 13: Đánh dấu + vào ô chỉ câu đúng nhất trong các câu sau Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của thực vật?
1 Ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động quang hợp và hô hấp
2 Ảnh hưởng tới sự hình thành và hoạt động của diệp lục
3 Khi độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ không khí càng cao thì cây thoát hơi nước càng mạnh
4 Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của thực vật
a. 1,2,3; b. 2,3,4; c. 1,2,4; d. 1,3,4.+