Tôi đã từng được nghe đến phương pháp dạy - học văn có tên là “Trả tác phẩm về cho học sinh” của thầy giáo Nguyễn Quang Trung trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội, từ đó
Trang 1- người luôn truyền thụ kiến thức và hướng các em đến với cái Chân - Thiện – Mĩ,giúp các em học sinh hiểu và suy nghĩ đúng đắn, biết cách ứng xử phù hợp vớichuẩn mực đạo đức, thái độ tốt đối với xã hội, với mọi người và ngay với chínhbản thân các em.
2 Lý do chủ quan:
Đầu tháng 11 năm 2013, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ban hành Nghị quyếtHội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI với nội dung đổi mới cănbản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo Mục tiêu Giáo dục được thực hiện trong đề ánlà: phát triển năng lực công dân, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Thực hiệntốt các nguyên lí “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, líluận gắn với thực tiễn, giáo dục kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội”.Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang tập trung pháttriển toàn diện năng lực và phẩm chất người học
Cùng với các môn học khác, với mục tiêu trang bị kiến thức cho học sinh THCSmặt bằng tri thức và năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương, nhằm bồi
Trang 2đắp, nâng cao nhu cầu và khả năng hưởng thụ thẩm mĩ cho học sinh cấp học này,vấn đề đổi mới dạy học Ngữ văn cũng cần có những thay đổi căn bản nhằm đápứng các mục tiêu trên.
Xuất phát từ mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng và đề cao ýthức chủ thể của học sinh, hướng tới mục tiêu dạy học theo quan điểm giao tiếpgắn với thực tiễn, có thể tăng cường những câu hỏi, bài tập mang tính tình huống,giúp học sinh phát huy được sự trải nghiệm của bản thân, tạo hứng thú và hiệu quảcho các giờ học Tôi đã từng được nghe đến phương pháp dạy - học văn có tên là
“Trả tác phẩm về cho học sinh” của thầy giáo Nguyễn Quang Trung trường
THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội, từ đó tôi tham khảo, nghiêncứu rồi đi đến vận dụng phương pháp đó nhưng điều chỉnh một ít để phù hợp vớihoàn cảnh và đặc trưng của cấp học và địa phương chúng tôi
Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, tôi xin được trao đổi một số vấn đề liên
quan tới phương pháp “Trả tác phẩm về cho học sinh” mà Tổ chúng tôi bước đầu
áp dụng và có những thành công nhất định trong quá trình giảng dạy phân môn
Văn học tại trường THCS Nguyễn Huệ nhằm trao đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp và làm kinh nghiệm cho sự nghiệp trồng người của bản thân trong nhữngnăm tiếp theo
II Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
1 Mục tiêu:
Chúng ta đều biết, môn Văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhân cáchhọc sinh, đặc biệt đối tượng của môn Văn là những tác phẩm thơ, truyện là nhữngkiến thức về ngôn ngữ Chính vì vậy, để thực hiện một giờ dạy có hiệu quả, ngườigiáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, diễn giảng, vấn đáp, nêuvấn đề, gợi ý…Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS
GV thực hiện: Trần Thị Hương Mai 2 Năm Học 2014-2015
Trang 3tôi đi sâu nghiên cứu nội dung chương trình và qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấyrằng ước muốn dạy văn sao cho hay, học văn sao cho giỏi, viết văn sao cho tốt làmong mỏi của rất nhiều giáo viên và học sinh Chính vì vậy người giáo viên phảilàm mới bài giảng của mình để kích thích sự hứng thú của các em góp phần nângcao chất lượng học tập, giúp các em nắm được kiến thức chuẩn môn học một cáchnhẹ nhàng thông qua các bước khám phá một văn bản, góp phần giải quyết tìnhtrạng lười học, chán học và không biết cách học môn Ngữ Văn trong nhà trườnghiện nay, từ đó tạo điều kiện cho giáo viên hứng khởi hơn trong những giờ giảngvăn.
2 Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy để tìm ra các cách khám phá văn bản có tính thựctế
- Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, thái độ, sự ham thích học văn của học sinh
- Phân loại đối tượng học sinh, khả năng tiếp thu kiến thức cũng như trình độ kiếnthức của các em
- Dự giờ thăm lớp để nắm kĩ đối tượng học sinh và học hỏi những kinh nghiệm vềcách tạo hứng thú trong phương pháp giảng dạy
- Có kế hoạch trao đổi với tổ chuyên môn để áp dụng kinh nghiệm vào tiết dạyNgữ văn ở các khối lớp
III Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9A1, 7A1, 6A1 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Xã Ea Mnang –Huyện CưMgar – Tỉnh Đăk Lăk
IV Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Do điều kiện và thời gian có hạn nên tôi chỉ áp dụng nghiên cứu phươngpháp này ở tiết học của các lớp chọn: 9A1, 7A1, 6A1 Trường THCS Nguyễn Huệ
- Xã Ea Mnang – Huyện CưMgar – Tỉnh Đăk Lăk
GV thực hiện: Trần Thị Hương Mai 3 Năm Học 2014-2015
Trang 4V Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tra cứu
- Phương pháp quan sát thực nghiệm, phân tích sản phẩm
- Phương pháp trò chuyện, đàm thoại
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Phương pháp giao nhiệm vụ
“Trả tác phẩm về cho học sinh” là một phương pháp, một tâm huyết của Tiến sĩ
Nguyễn Quang Trung và tập thể giáo viên văn trường THPT chuyên Ngoại ngữĐại học Quốc gia Hà Nội, mong góp phần quan trọng cải thiện tình hình dạy – họcvăn trong các nhà trường hiện nay Phương pháp này có thể được thực hiện theo
mô hình sau :
Mỗi lớp được phân công chuẩn bị tác phẩm trong khoảng thời gian từ 1, 2 tuầnđến một tháng tùy theo bài học Học sinh được chia thành nhiều nhóm:
- Nhóm viết: có trách nhiệm soạn thảo văn bản Đây là một công việc công phu,
đòi hỏi nhiều công sức Các em phải tìm hiểu chung về cuộc đời và sự nghiệp củatác giả, về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, phân tích, đánh giá về nội dungnghệ thuật của tác phẩm
- Nhóm kịch (hay có thể gọi là nhóm diễn): Có nhiệm vụ dàn dựng tiểu phẩm dựa
vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
GV thực hiện: Trần Thị Hương Mai 4 Năm Học 2014-2015
Trang 5- Nhóm đạo cụ: Chuẩn bị trang phục, phông màn, trang trí…cho tiết mục.
- Nhóm hội thảo: Chịu trách nhiệm về những ý kiến tranh luận và các câu hỏi
xung quanh tác giả, tác phẩm
Mô hình chung là như vậy, nhưng có thể thay đổi, thêm bớt tùy theo yêu cầucủa mỗi bài học
Với phương pháp này, học sinh được tiếp cận với tác phẩm văn chương vừa ởphương diện nghiên cứu phê bình, vừa ở phương diện nghệ thuật (kết hợp nghệthuật sân khấu, vũ đạo, hội họa…; xây dựng kịch bản cho giờ học, chuyển thể tácphẩm từ nghệ thuật ngôn từ sang các loại hình nghệ thuật khác)
Trong quá trình học, học sinh giữ vai trò chủ động, chủ đạo; giáo viên hướngdẫn, sửa chữa, chốt lại các vấn đề tranh luận Vai trò của thầy và trò là bình đẳngtrước tác phẩm; người học đồng sáng tạo với tác giả trong quá trình tiếp nhận tácphẩm; những người tham dự giờ học có thể tham gia ý kiến, khoảng cách giữa thầy
và trò trở nên gần gũi, cùng chia sẻ những hiểu biết, những cảm xúc…
Như vậy, phương pháp này xây dựng cho học sinh khả năng tự học, đánh thức
tư duy nghiên cứu độc lập, tạo dựng khả năng liên kết nhóm, sự tự tin và kĩ năngthuyết trình vấn đề….Đặc biệt nó còn giúp cho học sinh hiểu bài sâu, nhớ bài lâu
do các em được sống và thể nghiệm vào tác phẩm Đúng như một nhà giáo dục học
người Mỹ từng nói : “Trước một vấn đề, thầy nói cho tôi, tôi sẽ quên, cho tôi xem,
có thể tôi sẽ không nhớ, nhưng cho tôi tham gia thì tôi sẽ hiểu Tôi hiểu bởi thầy
đã dạy cho tôi cách học mà tôi không bao giờ thấy trong bất kì quyển sách nào”…
2 Cơ sở thực tiễn.
Chúng ta thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiều kết quả
khả quan, tuy nhiên trong những năn gần đây, học sinh các trường THCS trên địabàn Huyện Cư Mgar nói chung và học sinh trường THCS Nguyễn Huệ nói riêngrất yếu môn Ngữ văn, không mấy mặn mà với môn học từng một thời làm kim chỉnam cho mọi hoạt động Có một thực tế không thể phủ nhận là mặc dù đã học tới
GV thực hiện: Trần Thị Hương Mai 5 Năm Học 2014-2015
Trang 6cấp THCS nhưng vẫn còn khá nhiều em chưa đọc thông viết thạo, vốn từ ngữnghèo nàn, diễn đạt kém, đây là trở ngại lớn trong quá trình tìm hiểu, khám phánhững kiến thức cao hơn, trừu tượng hơn Bên cạnh đó cách học của các emthường là đọc thuộc, sao chép, nói lại ý của thầy cô cho ghi trong vở mà khônghoặc ít có sự sáng tạo Mặt khác thị trường sách hiện nay rất đa dạng và phongphú, thêm vào đó, mạng Internet đã vào tới từng bản làng ngõ xóm nên khả năng tưduy của các em lại càng mai một dần khi tiếp cận một tác phẩm văn chương.
Hơn nữa hiện nay đứng trước cơn lốc của cơ chế thị trường, nhiều giá trịnhân văn có nguy cơ bị xói mòn, mai một Từ thực tế đó, đòi hỏi người giáo viênnói chung và giáo viên dạy Văn nói riêng phải nhận thức được những thử tháchkhốc liệt phía trước Bối cảnh đó cũng khiến cho con đường dẫn dắt học sinh tiếpcận với tác phẩm văn chương, tìm hiểu giá trị truyền thống trở nên nhọc nhằn hơn,đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt hơn về phương pháp giảng dạy mới có thểtạo hứng thú cho các em được
Trong thời gian nhận công tác giảng dạy tôi luôn được Ban Giám hiệu, Hộiđồng sư phạm Nhà trường tạo điều kiện, hỗ trợ về nhiều mặt
Trong quá trình công tác giảng dạy của bản thân tôi luôn được sự quan tâmgiúp đỡ của các đồng nghiệp trong tổ bộ môn Ngữ Văn Chúng tôi thường trao đổi
GV thực hiện: Trần Thị Hương Mai 6 Năm Học 2014-2015
Trang 7kinh nghiệm cho nhau Riêng các em học sinh, đa phần là con em nhà nông nên rấtchân chất, hiền lành, các em có ý thức tự học, ham học và chăm chỉ tự rèn luyện.
Đa số các em khi được tiếp cận với cách khám phá mới của tiết dạy văn bản thì tỏ
ra hứng thú và sẵn sàng tiếp nhận công việc nếu được thầy cô giao cho
b Khó khăn:
Trên thực tế, tiết dạy văn bản chiếm một khối lượng lớn là trọng tâm trong baphân môn Tiếng Việt, Tập làm văn và Văn bản, các em lĩnh hội nội dung bài giảngtheo dọc chiều dài lịch sử của dân tộc qua từng thời kì, từ đó hình thành nên Đức –Trí – Thể - Mĩ, thế nhưng môn văn ngày càng mất dần đi vị thế quan trọng vốn cócủa nó bởi xu thế phát triển của xã hội, các em hứng thú với các môn học tự nhiênhơn, cha mẹ quan tâm đầu tư vào hơn các môn học có cơ hội trong việc chọnnghành nghề sau này, các em cảm thấy nản lòng khi tiếp nhận những bài TiếngViệt hóc búa, những bài Tập làm văn khó viết được hay và đạt được điểm cao vàđặc biệt lĩnh hội một tiết Văn bản dài, trừu tượng
Với đề tài này tôi mong rằng các em học sinh không nản lòng khi tiếp cận vănbản nữa, giúp các em học tốt hơn Rất nhiều kĩ năng được hình thành ở học sinhqua việc thực hiện bài học theo phương pháp này: khả năng làm việc nhóm, kĩnăng nghiên cứu khoa học, khả năng nói trước đám đông, khả năng diễn xuất, kĩnăng thuyết trình, tổ chức …từ đó giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp vàsinh hoạt
2 Mặt mạnh – mặt yếu:
a Mặt mạnh:
Vừa qua, Phòng Giáo dục có tổ chức cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp, qua
cuộc thi tôi có cơ hội được tham khảo một số giáo án hay, có tính thực tiễn cao nêntôi đã vận dụng làm tư liệu cho bài viết của mình
Hơn nữa, được công tác gần nhà nên việc soạn giảng, cũng như lên kế hoạch vàphương pháp, biện pháp giảng dạy có phần thuận lợi
GV thực hiện: Trần Thị Hương Mai 7 Năm Học 2014-2015
Trang 8Khối lớp tôi giảng dạy là các em học sinh lớp 7, 9 nên đã có ý thức học tập tốt.Các em tích cực chủ động trong cách chuẩn bị bài ở nhà, lên lớp lĩnh hội bài học cóphần hào hứng hơn, mạnh dạn trao đổi ý kiến với thầy cô và các bạn hơn.
b Mặt yếu:
Do những khó khăn nhất định mà không phải tiết học nào cũng áp dụng đượchình thức này, mỗi kì chỉ chọn một vài tác phẩm hay ở các khối lớp để học sinh cóđất diễn Mặt khác, việc thực hiện phương pháp này đòi hỏi học sinh phải có họclực khá, giỏi, khả năng tư duy nhanh nhẹn, thế nhưng ở một địa phương là vùngsâu, vùng xa như trường chúng tôi thì trình độ tiếp thu của các em không đồng đều,điều kiện vật chất còn thiếu thốn nên không thể áp dụng hết được tất cả các lớp học
ở tất cả các khối
3 Thành công – hạn chế:
a Thành công:
Trong các năm học gần đây nhờ sự đầu tư về cơ sở vật chất của nhà trường,
sự quan tâm sát sao của phụ huynh trong việc học của con cái, ý thức học tập, tính
tự giác của các em được nâng cao dẫn đến kết quả học tập cũng thu được thànhcông nhất định Chất lượng đại trà được ổn định, chất lượng mũi nhọn có sự khởisắc
b Hạn chế:
Trình độ học sinh trong lớp chưa đồng đều, các em còn có xu hướng học lệch,chú trọng vào các môn học thời thượng nên còn coi nhẹ môn học từng một thờilàm kim chỉ nam này Ý thức học tập của một số em còn chưa nghiêm túc Tài liệunghiên cứu còn hạn chế Bản thân người viết kinh nghiệm chưa nhiều, thời gianđầu tư vào đề tài còn ít
4 Nguyên nhân, các yếu tố tác động:
GV thực hiện: Trần Thị Hương Mai 8 Năm Học 2014-2015
Trang 9- Chất lượng đại trà của môn Văn so với các môn học khác còn thấp.
- Do các yếu tố xã hội tác động nên các em chưa hướng sâu vào việc học văn
- Chất lượng mũi nhọn của bộ môn trong các năm trước chưa cao
III Giải pháp, biện pháp:
1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Sở dĩ tôi chọn đề tài này là vì khi tham gia tiết học, các em được tìm hiểu kĩhơn về văn bản thông qua nhiều hành động, trực tiếp hóa thân vào nhân vật để táihiện tác phẩm dưới hình thức sân khấu hóa Học sinh khám phá văn bản qua phầnhội thảo, thầy cô đóng vai trò là cố vấn giúp các em định hướng đúng đắn trongquá trình chiếm lĩnh tác phẩm Từ đó giúp học sinh có hứng thú yêu thích học vănhơn, tạo tâm lý thoải mái khi học, mạnh dạn trao đổi ý kiến Kích thích sự tìm tòisáng tạo, từ đó khắc phục lối học thụ động, dần dần củng cố kiến thức cũ và tiếpthu kiến thức mới một cách tự giác để đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phươngpháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay
2 Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp:
Năm học 2014-2015, tôi được nhà trường phân công giảng dạy 2 lớp 9 và 2lớp 7 Qua khảo sát về kết quả mà các em viết bài tập làm văn số 3 ở lớp 9A1 với
đề “ Hãy đóng vai cô kĩ sư kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa các nhân vật trong
tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ” Còn ở lớp 6, từ việc theo dõi kết quả bài khảo sát chất lượng đầu năm, trong quá trình giảng dạy tôi cho làm bài kiểm tra và kết quả thu được như sau:
“Trả tác phẩm về cho học sinh” ở ba nhóm văn bản là văn bản nhật dụng (Ngữ
Văn 7), văn bản truyện hiện đại (Ngữ Văn 9) và trong đợt thi chọn giáo viên dạy
GV thực hiện: Trần Thị Hương Mai 9 Năm Học 2014-2015
Trang 10giỏi cấp trường tôi có thử nghiệm trên một tiết dạy văn bản truyện ngụ ngôn (Ngữ
văn 6) Cũng trong năm này, để tham gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp,
tôi có điều kiện được tham khảo một số giáo án của các chị đồng nghiệp, đây là cơhội cho tôi được học hỏi thêm kinh nghiệm để bổ sung vào sáng kiến này Cáchoạt động dạy – học trong bài đều được tổ chức theo tinh thần của phương pháp
“Trả tác phẩm về cho học sinh” phù hợp với đặc điểm, tình hình của học sinh
trường chúng tôi cụ thể như sau :
2.1 Áp dụng phương pháp “Trả tác phẩm về cho học sinh” trong dạy – học văn bản truyện hiện đại (Ngữ Văn 9) :
Để có 02 tiết học trên lớp theo thời khóa biểu, chúng tôi đã tiến hành dạy – học
văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” theo tiến trình sau :
Bước 1: Chuẩn bị : (Hoạt động này được tiến hành trước 02 tuần so với thời gian
diễn ra bài học trên lớp theo phân phối chương trình) Lớp 9A1 gồm 31 học sinh
được chia thành 4 nhóm :
* Nhóm viết : Chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản về các vấn đề sau :
- Tác giả Nguyễn Thành Long ( Ngoài những thông tin trong SGK, các em có thểthu thập thêm những kiến thức liên quan tới tác giả ở trên mạng Internet hoặc cácsách tham khảo để cho bài nói của mình thêm phong phú.)
- Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ( Đặc biệt chú ý hoàn cảnhđất nước ta trong giai đoạn tác phẩm ra đời để nhấn mạnh vẻ đẹp của con nườitrong giai đoạn này.)
- Những nét chính về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
- Phương thức biểu đạt: học sinh có thể lựa chọn các hình thức biểu đạt như: thuyếtminh (Giới thiệu về anh thanh niên); biểu cảm (Cảm nghĩ về nhân vật anh thanhniên); hay nghị luận (Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên)…
* Nhóm kịch : Dàn dựng tiểu phẩm “Cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị”
(Thể hiện nội dung chính là cảnh anh thanh niên tặng hoa cho cô kĩ sư, cuộc gặp
GV thực hiện: Trần Thị Hương Mai 10 Năm Học 2014-2015
Trang 11gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư).
* Nhóm đạo cụ: Chuẩn bị trang phục, bối cảnh, trang trí, quay video clip… cho tiết
mục kịch ( Tiết mục này có sự hỗ trợ của giáo viên.)
* Nhóm hội thảo: Chuẩn bị các câu hỏi xung quanh tác giả tác phẩm và điều hành
thảo luận (Chọn những học sinh có khả năng lập luận tốt.)
Bước 2: Hoạt động lên lớp (được tiến hành trong 02 tiết học) :
* Hoạt động 1: Đại diện nhóm viết giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đồng thời giới thiệu video clip “Cuộc gặp gỡ bất ngờ
Trang 12* Hoạt động 3: Cả lớp nghe đại diện của nhóm viết trình bày về nhân vật anh thanh
niên về:
- Hoàn cảnh sống và công việc
- Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:
+ Là người yêu nghề, có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về công việc
+ Là người nhiệt tình, cởi mở và chu đáo
+ Là người biết cách tổ chức sắp xếp cuộc sống riêng khoa học
+ Là người khiêm tốn
* Hoạt động 4: Nhóm hội thảo tổ chức cho học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận về:
- Nhân vật anh thanh niên qua video clip và phần trình bày về nhân vật anh thanhniên của nhóm viết
- Suy nghĩ về những con người của Sa Pa lặng lẽ trong tác phẩm như: ông kĩ sư ở
GV thực hiện: Trần Thị Hương Mai 12 Năm Học 2014-2015
Trang 13vườn rau, anh cán bộ khí tượng chuyên tâm nghiên cứu, thiết lập bản đồ sét…
- Tâm trạng của ông họa sĩ khi đứng trước “bức chân dung” mà cả đời sáng tác naymới bắt gặp?
- “Bó hoa” mà cô kĩ sư nhận được có ý nghĩa gì đối với cuộc hành trình của cô?
- Tại sao các nhân vật trong tác phẩm đều không có tên?
- Nhan đề của tác phẩm có gì đặc biệt? Nếu được đặt thêm nhan đề cho tác phẩmthì bạn sẽ đặt nhan đề như thế nào?
- Văn bản có giá trị như thế nào trong thời điểm nó ra đời?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần “Luyện tập”.
- Trong bài học này, chúng tôi hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân bằng cách yêucầu các em viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về điều đã để lại ấn tượng sâu sắcnhất cho các em sau khi được đọc, xem tiểu phẩm và học truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa”
- Từ việc cảm nhận về thiên nhiên và con người nơi đây, em hãy vẽ một bức tranhphác họa lại vẻ đẹp đó (Sản phẩm này sẽ nộp vào tiết học sau.)
2.2 Áp dụng phương pháp “Trả tác phẩm về cho học sinh” trong tiết dạy truyện
GV thực hiện: Trần Thị Hương Mai 13 Năm Học 2014-2015
Trang 14ngụ ngôn: (Ngữ văn 6)
Cũng với cách làm như trên, trong kì thi chọn giáo viên dạy giỏi cấp trường, tôi
có thực hiện tiết dạy truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đấy giếng, cách tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị Tôi chia nhóm cho học sinh trước một tuần để chuẩn bị:
* Nhóm 1: Viết kịch bản Ếch ngồi đáy giếng, xây dựng kịch bản thành một tiểuphẩm Phân vai nhân vật (Có sự hỗ trợ của giáo viên)
Các vai: Ếch, nhái, cua , trâu vàng và người dẫn truyện.
Người dẫn: Thưa bà con, câu chuyện chúng tôi sẽ kể là chuyện một chú ếch trong
giếng sâu, quen thói hung hăng coi trời bằng vung Về sau ếch bị một tai hoạ, từ đómới tỉnh ngộ, bỏ thói hung hăng, kiêu ngạo Vở kịch xin được bắt đầu
Ếch: Ộp, ộp …ta là ếch ộp Nhà ở giếng thơi Sâu tận đáy ngòi Sâu đẽ nghìn
thước Ta là chúa ếch Lâu đài thênh thang Đất xanh trời xanh Mình ta một cõi.(Vừa nói vừa vẽ một vòng phấn tượng trưng miệng giếng)
Nhái, cua tìm đến nhà Ếch:
Nhái: Ơ…bác ộp có ở nhà không nhỉ?
Ếch: (quát) Đứa nào?
Nhái, cua (tranh nhau nói) - Dạ bẩm ông phân xử giúp ạ!
Ếch: Cái gì?
Cua, nhái: Bẩm, trời to bằng nào vậy ạ?
Trời cao bằng nào vậy?
Bẩm sao bác ốc bảo chúng con đi hết đời cũng không đi hết trời
Ếch: Láo nào, trời bằng cái vung chứ mấy, ộp…ộp.
Nhái: Ớ… các cụ ta vẫn bảo “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” mới biết thế
nào là trời cao đất dày cơ mà
Ếch: Cũng láo hết Ộp…ộp Chú ngốc thế Chú ngốc như các cụ mà thôi…
kẹc kẹc Rõ đồ bị thịt Ngốc hết chỗ chê Đối với riêng ta Trời là cái vung Trời là
GV thực hiện: Trần Thị Hương Mai 14 Năm Học 2014-2015