1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh trong việc giảng dạy môn ngữ văn

12 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 118 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê, vừa là trách nhiệm của mỗi người đang đi trên con chiếm lĩnh tri thức. Thế giới khách quan bao gồm những sự vật hiện tượng vô cùng phong phú và đa dạng, là nguồn khám phá bất tận của con người. Nghiên cứu là đi sâu vào bản chất của vấn đề hay đi sâu vào một khía cạnh cụ thể. Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS song song với công tác giảng dạy thì việc nghiên cứu khoa học cũng là một công việc hết sức quan trọng. Đây là cơ hội tốt để giáo viên có điều kiện thâm nhập vào một đối tượng học sinh mới mẻ hơn, có điều kiện tích luỹ, mở rộng tầm hiểu biết vốn là vô hạn của con người. Đứng trên cương vị là người đang trực tiếp giảng dạy, người nghiên cứu khoa học, tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề: "Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh trong việc giảng dạy môn Ngữ văn”. Đây là vấn đề được tôi ấp ủ bấy lâu nay, giờ có điều kiện để đi sâu nghiên cứu và phổ biến. Tôi rất phấn trấn và tự hào, song cũng rất mong được các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo đóng góp ý kiến để những lần tiếp theo tránh được những sai sót không đáng có. Xin chân thành cảm ơn! tháng 05 năm 2006. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Xác định được tầm quan trọng đặc điểm của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm, chú trọng đến giáo dục. Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị xây dựng đội ngũ giáo viên cho các nhà trường, vấn đề đổi mới nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định là khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Nghị quyết TW4 khoá VII đã xác định phải "khuyến khích tự học"; phải "áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề". Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định "phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên. Định hướng trên đây đã được pháp chế hoá trong luật Giáo dục, (Điều 24.2) "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tư duy tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Đặc biệt từ năm học 2001 - 2002 đến nay, SGK mới được đưa vào giảng dạy đồng loạt tại các trường trường TH, THCS trong toàn quốc, trong đó có môn Ngữ văn, càng đặt ra cho giáo viên yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cấp thiết hơn. Trong số các môn được đổi mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn thực chất là đổi mới cách sử dụng phương pháp dạy học . Khi giảng dạy theo nội dung chương trình cũ GV thường thuyết trình quá nhiều nên còn ít thời gian cho học sinh luyện tập. Khi dạy theo chương trình mới, GV vẫn coi trọng phương pháp đó nhưng giảng giải bằng cách thông tin ngắn ngọn để tăng thời gian cho học sinh luyện tập. Chính vì thế có rất nhiều giáo viên gặp không ít khó khăn khi chuyển tư cách dạy một chiều sang cách dạy theo quan điểm tích cực, tích hợp mà SGK mới yêu cầu. Xuất phát từ cơ sở lý luận, từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, là một GV, qua quá trình trực tiếp giảng dạy Ngữ văn, qua việc dự giờ, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, với mong muốn được nghiên cứu khoa học, mở rộng hiểu biết về lý luận giáo dục thể chất, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh trong việc giảng dạy môn Ngữ văn”. PHẦN THỨ II. NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. QUAN NIỆM VỀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP: Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động, tính tích cực của trẻ biểu hiện trong những dạng hoạt động khác nhau: học tập, lao động, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, hoạt động xã hội. Trong đó học tập là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đi học. "Tính tích cực là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập" Học tập là một trường hợp riêng của sự nhận thức "Một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của GV". Vì vậy nói tới tính tích cực học tập, thực chất là nói tới tính tích cực nhận thức. Tính tích cực biểu hiện trong hoạt động, nhưng đó phải là những hoạt động chủ động của chủ thể. Vì vậy phương pháp dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. II. BẢN CHẤT CỦA TÍNH TÍCH CỰC. Theo G.I.Snkina (1979) có thể nêu ra những dấu hiệu của tính tích cực học tập như sau: - Học sinh tham gia các hoạt động do GV đưa ra, thích các hoạt động sôi động. - Học sinh hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề GV trình bày chưa đủ rõ. - HS chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức các vấn đề mới. - Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới lấy từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học. - Học sinh tập trung chú ý vào vấn đề đang học * Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực. a. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động dạy học của học sinh. Trí tuệ của học sinh phát triển nhờ sự đối thoại. Mối quan hệ giữa học và làm đã nhiều tác giả lớn đề cập: “Suy nghĩ tức là hành động” (J.Piaget). “cách tốt nhất để hiểu là làm” (Kant). “Học để hành, học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy” (Hồ Chí Minh). Trong phương pháp tích cực học sinh được cuốn hút vào những hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, học sinh được trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề theo cách suy nghĩ của mình. Từ đó vừa nắm được kiếin thức mới vừa nắm được phương pháp để tiếp thu những kiến thức đó. GV không chỉ cung cấp tri thức mà còn hướng dẫn học sinh cách tiếp thu kiến thức. b. Dạy học trú trọng rèn luyện phương pháp tự học. -Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kỹ năng thói quen tự học là GV đã khơi dạy tiềm năng vốn có của mỗi học sinh và chuyến từ học tập thụ động sang tự học chủ động. c. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. Phương pháp tích cực đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao của mỗi học sinh trong quá trình tự lực giành lấy kiến thức mới tuy vậy trong học tập không phải mọi tri thức kỹ năng thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động thuần tuý cá nhân mà vẫn cần có sự hợp tác giao tiếp giưã thầy và trò hoặc giữa trò với trò. Thế nên từ xưa đã có câu: “Không thầy đó mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”. d) Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trong dạy học việc dánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trọng học tập để điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng dạy để điều chỉnh hoạt động dạy của GV. Trước đây GV giữ được quyền đánh giá, học sinh là đối tượng được đánh giá. Trong phương pháp dạy học tích cực GV tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau. * Những phương pháp tích cực cần được phát triển. Áp dụng các phương pháp tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy GV cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời phải học hỏi vận dụng một số phương pháp dạy học mới để phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học ở từng địa phương. Sau đây là sự khác biệt giữa phương pháp tích cực với phương pháp truyền thống: Phương pháp truyền thống GV là trung tâm Phương pháp tích cực học sinh làm trung tâm a. Mục tiêu. -Quan tâm trước hết đến lợi ích của GV. -GV lo truyền đạt hết nội dung chương trình và SGK chuẩn bị tốt cho học sinh dự các kỳ thi. b. Nội dung. Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết sự phát triển tuần tự của các khái niệm định luật, học thuyết khoa học. c. Phương pháp. -Chủ yếu là thuyết trình giải thích minh hoạ. GV lo trình bày cặn kẽ nội dung bài học, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình học sinh tiếp thu thụ động, có hiểu và nhớ những điều GV đã giảng giải. -Giáo án được thiết kế theo trình tự đường thẳng chung cho cả lớp. GV dự -Tôn trọng lợi ích nhu cầu tiềm năng của học sinh. -Chuẩn bị cho học sinh sớm thích ứng với đời sống xã hội hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng. Không chỉ quan tâm đến kiến thức lý thuyết GV còn chú trọng các kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức năng lực phát hiệnvà giải quyết các vấn đề thực tiễn của học sinh. -GV tổ chức các hoạt động đọc lập hoặc theo nhóm nhỏ qua đó học sinh tự lực nắm các tri thức mới đồng thời rèn luyện được các phương pháp tự học. -Giáo án được thiết kế theo kiểu phân nhánh. Những dự kiến của GV tập trung kiến chủ yếu những hoạt động của chính mình, có hình dung đôi chút về những hành động hưởng ứng của học sinh. Trên lớp GV chủ động thực hiện giáo án theo các bước đã chuẩn bị. d. Phương tiện. Thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình…) được sử dụng chủ yếu như phương tiện minh hoạ cho lời trình bày của GV tạo thuận lợi cho sự tiếp thu của học sinh. e. Tổ chức. -Bài lên lớp được tiến hành chủ yếu trong phòng học mà bàn GV và bảng đen là trung tâm thu hút chú ý của học sinh. Học sinh thường ngồi theo bàn ghế dài 5 chỗ, bản trí thành 2 dãy cố định hướng lên bảng đen. g. Đánh giá -GV là người độc quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh. -Chú ý đến khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức do GV cung cấp chủ yếu vào các hoạt động của học sinh cách thức tổ chức các hoạt động đó cùng với nhứng khả năng diễn biến để khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh thực hiện giờ học phân hoá theo trình độ năng lực của học sinh, tạo thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của hcọ sinh. Thiết bị dạy học được sử dụng như là nguồn thông tin dẫn học sinh đến những tri thức mới. Quan tâm vận dụng các phương tịên dạy học hiện đại để học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập theo tiến độ phù hợp với sức của mình. Nhiều giờ học được tiến hành trong phòng bộ môn ngoài trời, viện bảo tàng…trong lớp thường dùng bàn ghế cá nhân hoặc bàn 2 chỗ ngồi có thể linh hoạt thay đổi cách bó trí thoe yêu cầu sư phạm của mõi hoạt động học. -Học sinh tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình được tham gia tự dánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt yêu cầu trong quá trình học tập. -GV quan tâm hướng dẫn cho học sinh phát triển năng lực tự đánh giá để tự điều chỉnh thích hợp cách học, khuyến khích cách học thônh minh sáng tạo, biết giải quyết các vấn đề nảy sinh trong những tình huống thực tế. III. MỘT BÀI DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI CẦN ĐẢM BẢO MỘT SỐ NỘI DUNG SAU. -Phát huy được tính tích cự của học sinh ở cả bốn đối tượng: Giỏi, Khá , TB, Yếu. Với hệ thống câu hỏi: Câu hỏi phát hiện dành cho học sinh trung bình, câu hỏi bình dành cho học sinh khá và câu hỏi nhận xét đánh giá dành cho học sinh giỏi. -GV phải tích hợp một cách hợp lý khi tích hợp đảm bảo. + Củng cố được kiến thức cũ. +Lợi dụng kiến thức cũ để truyền đạt kiến thức mới. +hướng tới những kiến thức sẽ học ở bài tiếp theo. -Tổ chức được các hoạt động theo tổ và theo nhóm. Một giờ dạy nhiều nhất là 3 hoạt động nhóm (mỗi hoạt động 5 phút), trong hoạt động nhóm phải chon những câu hỏi bắt buộc học sinh phải theo luận. -Sử đụng và làm mới đồ dùng dạy học. -Đổi mới khâu kiểm tra đánh giá. -Coi trọng hiệu quả giờ dạy. Đối với giờ Tiếng việt có ít nhất 50% nắm được kiến thức. Trong giờ dạy Tiếng việt phần lý thuyết nhiều nhất là 25 phút. Gv phải hướng dẫn học sinh làm hết các bài tập trong SGK đặc biệt là bài tập sáng tạo. -GV chú trọng hướng dẫn bồi dương phương pháp tự học tự nghiên cứu cho học sinh. IV. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC. GV phải là người thiết kế tổ chức các hoạt động để học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới hình thành kỹ năng thái độ theo yêu cầu của chương trình. GV phải vừa có tri thức sau rộng vừa có trình độ SP lành nghề biết ứng xử tinh tế biết sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại. Học sinh phải có mục đích học tập tự nguyện tham gia các hoạt động học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, biết tự học và tranh thu học ở mọi nơi mọi lúc. Chương trình và SGK phải giảm bớt khối lượng kiến thức tạo điều kiện cho thầy và trò tổ chức những hoạt động tích cực để học sinh tự nghiên cứu phát triển nội dung bài học. Phải có các thiết bị dạy học thuận lợi cho cả GV và học sinh. Việc kiểm tra đánh giá học sinh phải đổi mới về nội dung và hình thứ theo hướng phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh. VD: Tiết 32. MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU. -Kiến thức: Thấy được yếu tố miêu tả có vai trò quan trọng trong việc miêu tả hành động, sự việc nhân vật trong văn bản tự sự. -Kỹ năng: Rén kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản. -Thái độ: Giáo dục học sinh rèn luyện kỹ nangư viết văn bản tự sự có yếu tố miêu tả. B. CHUẨN BỊ. - GV: Soạn bài đọc tư liệu. Máy chiếu bảng phụ. - HS: Học bài cũ đọc trước bài mới. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. a.Giới thiệu. b.Bài học. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV cho HS đọc ví dụ. Gv nhận xét cách đọc. + Đoạn trích kể về sự việc (trận đánh) nào? GV: Cũng kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi. có một bạn học sinh đã kể như sau: GV treo bảng HS đọc. + Quan sát 2đoạn văn em thấy cả 2 đoạn có gì giống nhau? (Cùng kể về trận đánh đồn ngọc hồi). + Trong cả 2đoạn những đối tượng nào được nói đến (Vua Quang Trung, Quân Tây Sơn, Quân Thanh). Quan sát một đoạn trên máy chiếu. + Em hãy tìm những chi tiết miêu tả Vua Quang Trung xuất hiệ trong trận đánh? HS tìm GV gạch chân. + Em có nhận xét gì về phong thái của Vua Quang Trung? Ung dung, oai phong, lẫm liệt. + Thế còn Quân Tây Sơn hiện nên như thế nào? HS tìm GV gạch chân. + Khí thế đội quân này ra sao? Dũng cảm gan dạ, dũng I. Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự (15’) Đoạn trích kể về trận đánh Ngọc Hồi. - Vua Quang Trung: ung dung. -Quân Tây Sơn: dũng mãnh. -Quân Thanh: thất bại mãnh. GV: Trước một độ quân dũng mãnh, một vị chủ tướng oai phong lẫm lệt trực tiếp chỉ huy, Quân Thanh hiện lên qua chi tiết nào? HS tìm-GV gạch chân. + Bộ dạng của chúng như thế nào? + Vậy qua việc quan sát 2đoạn văn. Em thấy đoạ văn nào giúp mình hình dung ra trận đánh đồn Ngọc Hồi sinh động và hấp dẫn hơn? (đoạn của Ngô Gia Văn Phái). Vì sao? Vì sử dụng yếu tố miêu tả. Qua đoạn văn với những chi ntiết miêu tả chúng ta thấy tiêng voi gầm, ngựa hí khí thế dũng cảm, của đội Quân Tây Sơn, một đội quân cảm tử, thấy được sự sợ hãi khiếp đảm của quân giặc. Ta như được chứng kiến tận mắt trận đánh đồn Ngọc Hồi qua những thước phim qoay chậm trước mắt. Đoạn văn của bạn học sinh không sử dụng yếu tố miêu tả cho nên mới chỉ ghi lại được các sự việc xảy ra chứ chứ chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra cụ thể như thế nào hay chưa làm nổi bật được cảnh vật, nhân vật, sự việc. GV: Từ việc quan sát so sánh 2 đoạn văn trên hãy nhận xét. + Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào tron văn bản tự sự? GV cho HS đọc ví dụ. + đoạn văn kể về sự việc gì? (Tôn Sĩ Nghị và bọn lính sợ hãi bỏ chạy). + Em hãy tìm yếu tố miêu tả? HS tìm-GV gạch chân. + Bây giờ bỏ yếu tố miêu tả trong đoạn trích có được không? Vì sao? (bỏ đượưc nhưng văn bản không sinh động hấp dẫn). + Nếu bỏ yếu tố kể (tự sự) có được không? Vì sao? (không được, vì đó là yếu tố giúp ta hiểu nội dung văn bản). + Vậy nếu yếu tố kể (tự sự) và yếu tố miêu tả trong văn thảm hại. * Ghi nhớ: * Lưu ý: bản tự sự có vai trò nhươ thế nào? GV: để khắc sâu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự chúng ta sang phần luyện tâp. HS đọc bài tập 1. + Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì? (có mấy yêu cầu). - 2yêu cầu. Gv chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Thuý Vân-phân tich Nhóm 2: Thuý Kiều-phân tích. Nhóm 3: Tình cảm-phân tích. Chú ý nhóm 3 chỉ phân tích cảnh mở đầu-cảnh cuối về nhà. HS làm-GV nhận xét đưa ra đáp án. GV hướng dẫn HS viết đoạn theo 2cách: diễn dich và quy nạp. Sau đó chữa và ra đáp án. GV hướng dẫn HS tập nói-chú ý khi mở đàu và kết thúc. II. Luyện tập (26’). Bài1: -Tìm hiểu yếu tố tả người ở đoạn trích chị em Thuý Kiều. -Yếu tố tả cảnh ở đoạn trích, cảnh ngày xuân -Sau đó lần lượt đi phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả đó. Bài2: Viết 1đoạn văn miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi ngày thanh minh. Bài3: Tập nói trước lớp giới thiệu về vẻ đẹp cảu chị em Thuý Kiều. D. Hướng dẫn dặn dò (1’). -Về nhà học và ghi nhớ. -Làm tiếp bài tập : Phân tích giá trị của yếu tố tả cảnh khi tan hội (lúc 2 chị em Kiều ra về) -Phân tích vẻ đẹp chung của 2 chị em - Đọc trước bài sau. -Ôn tập để viết bài [...]... của mình Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong những năm học vừa qua tôi cũng đã cố gắng thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy và chú trọng nhất là: Phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở môn Ngữ văn và rút ra vài kinh nghiệm như trên Dù đã cố gắng rất nhiều xong bài tập nghiên cứu mà chúng tôi đưa ra đây, chắc không tránh khỏi những sơ xuất Mong sự đóng góp ý kiến của. .. định: "Không có phương pháp nào được coi là tối ưu trong việc giảng dạy, cũng không thể thiết kế những giáo án mẫu và phương pháp mẫu cho tất cả các giáo viên lên lớp" Việc đổi mới phương pháp chỉ thực sự đem lại kết quả khi mỗi giáo viên giảng dạy, luôn ý thức được yêu cầu đổi mới là quy luật tất yếu của ngành giáo dục Người giáo viên nắm chắc các phương pháp và vận dụng khéo léo, linh hoạt, sáng tạo . " ;Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh trong việc giảng dạy môn Ngữ văn . PHẦN THỨ II. NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. QUAN NIỆM VỀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP: Chủ. mới phương pháp dạy học cấp thiết hơn. Trong số các môn được đổi mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn thực chất là đổi mới cách sử dụng phương pháp dạy học . Khi giảng dạy theo. bài học, môn học. - Học sinh tập trung chú ý vào vấn đề đang học * Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực. a. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động dạy học của học sinh. Trí tuệ của

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w