ĐỀ TÀI: LUẬN CỨ KHOA HỌC CỦA VIỆC HÌNH THÀNH HỌC VIỆN THANH TRA

23 441 0
ĐỀ TÀI: LUẬN CỨ KHOA HỌC CỦA VIỆC HÌNH THÀNH HỌC VIỆN THANH TRA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thanh tra là công cụ quan trọng của quản lý nhà nước nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật; có vai trò quan trọng trong hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm công bằng, dân chủ, minh bạch trong đời sống kinh tế xã hội. Với vai trò đó, để thực hiện nhiệm vụ công vụ, thì trước hết mỗi cán bộ, công chức ngành Thanh tracần phải được trang bị cơ bản kiến thức về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ. Ngoài ra, với tính chất là bộ phận quan trọng trong quản lý nhà nước, việc nắm bắt được những kiến thức, kỹ năng về thanh tra, kiểm tra, giám sát nói chung và hoạt động thanh tra nói riêng đã trở thành nhu cầu rất lớn xã hội. Bên cạnh yêu cầu thay đổi, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của mình, sự tác động của kinh tế thị trường, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế đang tạo ra những áp lực mới đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của ngành Thanh tra. Điều đó đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra vừa đứng trước yêu cầu của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCC, vừa đứng trước đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu đặc thù của công tác thanh tra trong tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “LUẬN CỨ KHOA HỌC CỦA VIỆC HÌNH THÀNH HỌC VIỆN THANH TRA” 1. Tên Đề tài: Luận cứ khoa học của việc hình thành Học viện Thanh tra. 2. Hình thức Đề tài: Cấp bộ 3. Thời gian nghiên cứu: 2009 - 2010. 4. Chủ nhiệm Đề tài: Ths. Nguyễn Thanh Hải, Chức vụ: Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra. 5. Thư ký Đề tài: - Ths. Nguyễn Huy Hoàng, Trưởng Khoa Nghiệp vụ GQKNTC - Ths. Nguyễn Văn Giang, Phó Phòng HC - TC. NỘI DUNG 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài. Thanh tra là công cụ quan trọng của quản lý nhà nước nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật; có vai trò quan trọng trong hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm công bằng, dân chủ, minh bạch trong đời sống kinh tế xã hội. Với vai trò đó, để thực hiện nhiệm vụ công vụ, thì trước hết mỗi cán bộ, công chức ngành Thanh tracần phải được trang bị cơ bản kiến thức về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ. Ngoài ra, với tính chất là bộ phận quan trọng trong quản lý nhà nước, việc nắm bắt được những kiến thức, kỹ năng về thanh tra, kiểm tra, giám sát nói chung và hoạt động thanh tra nói riêng đã trở thành nhu cầu rất lớn xã hội. Bên cạnh yêu cầu thay đổi, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của mình, sự tác động của kinh tế thị trường, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế đang tạo ra những áp lực mới đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng 1 của ngành Thanh tra. Điều đó đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra vừa đứng trước yêu cầu của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCC, vừa đứng trước đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu đặc thù của công tác thanh tra trong tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Từ góc độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 đã đề ra mục tiêu “… xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp … hoạt động theo nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa…”. Từ đó Chương trình yêu cầu “… xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”. Với mục tiêu trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ công chức hành chính, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2006 – 2010 cũng đặt ra nhiệm vụ: “xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tuỵ phục vụ đất nước và phục vụ nhân dân” 1 . Gần đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước tiếp tục đặt ra yêu cầu: “Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế đào tạo tiền công vụ và đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ theo định kỳ bắt buộc hàng năm; thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm”. Những quy định trên đây thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Đó cũng là những chủ trương lớn đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức mà ngành Thanh tra cần quán triệt và có kế hoạch triển khai trong Ngành. Bên cạnh đó, với yêu cầu của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế trong điều kiện cải cách nền hành chính, để thực hiện tốt nhiệm vụ công vụ được giao, ngoài những kiến thức chung theo quy định bắt buộc đối với các ngạch công chức, cán bộ thanh tra còn phải nắm bắt kịp thời những tư tưởng và quy định mới về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của ngành 1 Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 2 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2006 – 2010 2 Thanh tra cũng như hiểu được quyền và nghĩa vụ của đối tượng Thanh tra, người khiếu nại, tố cáo để thực hiện tốt nhiệm vụ công vụ của mình. Điều đó đòi hỏi ngành Thanh tra phải xây dựng được đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, hiện đại mà trước hết là phải đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC của mình. Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Thanh tra đang gặp phải nhiều bất cập hạn chế, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của Ngành, chưa đáp ứng như cầu đào tạo bồi dưỡng của ngành Thanh tra và của xã hội về lĩnh vực công tác của ngành Thanh tra. Nhiều vấn đề lý luận về đào tạo, bồi dưỡng của ngành cũng như việc xác định mô hình, phương pháp, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức của ngành đang cần được làm sáng tỏ. Để khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, ngành Thanh tra cần đổi mới tổng thể công tác đào tạo, bồi dưỡng của Ngành, nghiên cứu hình thành mô hình đào tạo mới hiện đại, chuyên nghiệp, có chất lượng cao. Vì vậy, việc nghiên cứu “Luận cứ khoa học của việc hình thành Học viện Thanh tra” là rất cần thiết. * Liệt kê danh mục đề tài, công trình đã nghiên cứu có liên quan: - Cơ sở lý luận về nghiệp vụ thanh tra (năm 1995); Chủ nhiệm: Nguyễn Duy Cát - Hoàn thiện và đổi mới giáo trình, nội dung chương trình giảng dạy của Trường Cán bộ Thanh tra (năm 1997); Chủ nhiệm : PGS -PTS Trần Hậu Kiêm. - Cơ sở khoa học của việc xây dựng về nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy của Trường Cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, thanh tra viên trong thời gian tới (năm 2001); Chủ nhiệm: PGS. TS Trần Hậu Kiêm. - Một số vấn đề về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, Thanh tra viên trong hệ thống thanh tra nhà nước (1996); Tác giả: Nguyễn Văn Dinh. - Những cơ sở để xác định phương thức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra (1996); Tác giả: PTS.TS Trần Hậu Kiêm. 3 - Thực trạng đội ngũ cán bộ thanh tra hiện nay và giải pháp mang tính khả thi về phương thức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thanh tra trong thời gian tới (1997); Tác giả: Lê Đình Đấu. - Phương thức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra trong điều kiện hiện nay (1997); Tác giả: Phạm Văn Khanh - Nội dung cần phải đề cập đến trong chương trình và bài giảng nghiệp vụ thanh tra để đáp ứng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hiện nay (2001); Tác giả: Nguyễn Khắc Hường. - Xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra (Trần Đức Lượng - Tạp chí thanh tra số 1/2007. - Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính (Đề tài cấp bộ năm 2007, Chủ nhiệm: TS Nguyễn Văn Thanh) 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đề tài khoa học “Luận cứ khoa học của việc hình thành Học viện Thanh tra” có nội dung rất rộng. Nội dung nghiên cứu của đề tài không chỉ nhằm phục vụ yêu cầu trước mắt đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ngành Thanh tra mà còn dự đoán và đề xuất những giải pháp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Thanh tra cho những năm tiếp theo trước các yêu cầu của tình hình mới. Đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể sau: - Làm rõ các yêu cầu đang đặt ra đối với chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thanh tra và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Thanh tra; xu hướng phát triển của công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Thanh tra và yêu cầu đối với việc hình thành Học viện Thanh tra. - Đánh giá đúng thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của ngành Thanh tra hiện nay; khả năng đáp ứng của ngành Thanh tra đối với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của xã hội (nhu cầu của cán bộ, công chức ngành Thanh tra và các nhóm đối tượng khác) - về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến hoạt động của ngành Thanh tra; phân tích ưu điểm, nhược điểm của các 4 mô hình học viện hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với việc hình thành Học viện Thanh tra. - Đề xuất định hướng và các giải pháp đối với việc hình thành Học viện Thanh tra. 3. Phương pháp tiếp cận và thực hiện. - Theo tài liệu - Khác - Theo mẫu - Tự nghiên cứu Mô tả tóm tắt phương pháp: Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu Đề tài là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, cán bộ thanh tra nói riêng. Việc nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản là: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học. 4. Nhu cầu kinh tế - xã hội. Các kết quả nghiên cứu của Đề tài không chỉ góp phần quan trọng vào việc đổi mới tổng thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Thanh tra mà còn là cơ sở khoa học để ngành Thanh tra xây dựng mô hình, phương thức, phương pháp, giá trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức ngành thanh tra. Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở lý luận quan trọng để ngành Thanh tra xây dựng Học viện Thanh tra đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Triển vọng áp dụng kết quả nghiên cứu - Xây dựng mô hình đào tạo, bồi dưỡng cho ngành Thanh tra. - Xây dựng các phương thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng của ngành Thanh tra. - Xây dựng chương trình, giáo trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng của ngành Thanh tra. - Hoàn thiện công tác lãnh đạo, quản lý và việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong đào tạo, bồi dưỡng của ngành Thanh tra 5 X X X 5. Kết cấu của đề tài. Đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của việc hình thành Học viện Thanh tra. Chương 2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành thanh tra và khả năng hình thành Học viện Thanh tra. Chương 3. Phương hướng và giải pháp hình thành Học viện Thanh tra. 6 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH HỌC VIỆN THANH TRA Chương này tập trung làm rõ 4 nhóm vấn đề lớn, đó là: 1. Vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thanh tra. Với vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức thanh tra nói riêng là: - Phương tiện truyền thụ, trao đổi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. - Là một bộ phận quan trọng của công tác cán bộ. - Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng thuộc trách nhiệm của các chủ thể quản lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thanh tra có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước về công tác thanh tra, là một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Thanh tra cần phải: - Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra phù hợp với yêu cầu nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. - Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra phù hợp với yêu cầu của cải cách hành chính. - Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. - Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp, văn hóa thanh tra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” 2 , “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu” 3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra có tinh thần phục vụ cao là điểm căn bản trong tư duy để cải cách nền hành chính theo hướng hiện đại, xây 2 Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 4 - Nhà xuất bản sự thật Hà Nội 1984 - Trang 486 3 Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 4 - Nhà xuất bản sự thật Hà Nội 1984 - Trang 452 7 dựng nền hành chính phục vụ. Đối với ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ thanh tra là người thực hiện và quyết định sự thành công mọi hoạt động của Ngành. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thanh tra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ và uy tín của Ngành. Đội ngũ cán bộ thanh tra có tinh thần phục vụ cao là đội ngũ cán bộ thanh tra phải thực sự là “công bộc của dân” và thực hiện tốt nhiệm vụ “là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. 2. Giới thiệu về mô hình đào tạo Học viện với công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức ngành thanh tra. Trên cơ sở pháp lý (Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học) Đề tài đã làm rõ điều kiện, thủ tục thành lập Học viện. Đồng thời, trên cơ sở Luật Giáo dục và các văn bản pháp luật có liên quan, Đề tài đi vào luận giải mô hình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện trong hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam. Hệ thống giáo dục quốc dân được quy định trong Luật Giáo dục gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: - Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; - Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; - Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; - Giáo dục đại học và sau đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Tại Điều 42 của Luật Giáo dục, các cơ sở giáo dục đại học được xác định bao gồm: - Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng; - Đại học, trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép. 8 Viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép. Trên thực tế, thì dù đã cố gắng tìm kiếm nhưng hầu như không có văn bản nào của nhà nước quy định về việc phân định tính chất và phạm vi đào tạo bồi dưỡng giữa Trường Đại học và Học viện. Thậm chí, đôi khi đó đơn thuần chỉ là tên gọi mà thôi. Qua tìm hiểu thực tế mô hình học viện hiện nay, cho thấy có 03 mô hình chủ yếu như sau: Mô hình 1: Một số mô hình đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt, ví dụ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các Học viện của Bộ Quốc phòng và các Học viện của Bộ Công an. Các học viện này đều có cả chức năng đào tạo và bồi dưỡng, có ngành học và chương trình đào tạo, bồi dưỡng đặc thù. Nếu xét mô hình này thì chủ yếu đào tạo cho cán bộ cao cấp và chuyên ngành sâu gồm cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ… do đó hiện tại những nam trước mắt chưa phù hợp với ngành Thanh tra. Mô hình 2: Thiên về các chức năng đào tạo là chính, đầu vào là những đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông, đào tạo các trình độ đại học, trên đại học về một lĩnh vực chuyên môn. Đầu ra là có nghề phục vụ xã hội (phạm vi phục vụ rộng). Ví dụ như Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính… • Học viện Ngân hàng có nhiệm vụ đào tạo cán bộ ở bậc giáo dục chuyên nghiệp, bậc đại học và trên đại học về lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - ngân hàng và một số ngành, chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng; Tổ chức NCKH và công nghệ về ngân hàng; Thực hiện hợp tác về đào tạo và NCKH ngân hàng với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định chung của Nhà nước. • Học viện Tài Chính thành lập theo quyết định số 120/2001 QĐ/TTG ngày 17/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ có chức năng đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng kỹ năng quản lý về lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh tài chính và tin học tài chính - kế toán, với các loại hình đào tạo: Đại học chính quy, 9 đại học tại chức, đại học văn bằng II, hoàn chỉnh kiến thức đại học và sau đại học. Mô hình 3: Có cả chức năng đào tạo và bồi dưỡng. Đào tạo nhằm mục đích đáp ứng được yêu cầu đối với chức danh, đào tạo nghề chuyên sâu. Đối tượng là những người đã tốt nghiệp đại học. Vì dụ như Học viện tư pháp, Học viện quản lý giáo dục. • Học viện Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn: Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác; Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chấp hành viên, công chứng viên, luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp; Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp; Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. • Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam được thành lập ngày 03/04/2006 theo quyết định số 501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ: Đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng về quản lý giáo dục và các chuyên ngành liên quan; Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học quản lý giáo dục; Hỗ trợ và liên kết chuyên môn với các đơn vị trong hệ thống các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục; Tham mưu, tư vấn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan quản lý nhằm đáp ứng những yêu cầu của Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước; Hợp tác với các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu và ứng dụng về khoa học quản lý giáo dục. Qua phân tích các mô hình Học viện, cho thấy mô hình Học viện có một số đặc điểm sau: Một là, mô hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng ở bậc đại học và sau đại học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định trong Luật Giáo dục và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học. 10 [...]... Cán bộ Thanh tra thành Học viện Thanh tra? Khi tổ chức mô hình Học viện Thanh tra sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác đào tạo, bồi dưỡng so với Trường Cán bộ Thanh tra ở điểm nào? 11 (2) Yêu cầu của việc thành lập Học viện Thanh tra là những gì? về cơ sở pháp lý cho việc thành lập? Về điều kiện, thủ tục thành lập Học viện? (3) Tiến độ, thời gian để thực hiện việc thành lập Học viện Thanh tra? ... mục đích, yêu cầu của việc hình thành Học viện Thanh tra và các phương án lựa chọn việc hình thành Học viện Khảo sát về sự cần thiết hình thành Học viện thanh tra, Ban Chủ nhiệm Đề tài đã phát 162 phiếu khảo sát, lấy ý kiến của các Học viên là cán bộ, thanh tra viên thuộc các lớp nghiệp vụ thanh tra Tổng hợp kết quả khảo sát như sau: 18 * Sự cần thiết phải hình thành Học viện Thanh tra: 153 ý kiến cho... cứu của đề tài này, Viện Khoa học Thanh tra có văn bản phối hợp với Trường Cán bộ Thanh tra, Vụ Tổ chức Cán bộ để chuyển hóa những nội dung nghiên cứu của Đề tài này và các đề tài khác có liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập Học viện Thanh tra * Với Trường Cán bộ Thanh tra - Chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học Thanh tra, Vụ Tổ chức cán bộ, các Cục, Vụ, đơn vị thuộc cơ quan Thanh. .. dưỡng của Học viện Thanh tra; - Chỉ đạo Trường Cán bộ Thanh tra chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng Đề án về phát triển đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu thành lập Học viện Thanh tra - Chỉ đạo dự án POSIS phối hợp với Trường Cán bộ Thanh tra dự trù kinh phí, hỗ trợ thực hiện xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án thành lập Học viện Thanh tra * Với Viện Khoa học thanh tra; Từ kết quả nghiên cứu... đầu sau khi thành lập; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy, người lao động trong nhà trường 3 Các Luận cứ khoa học về thành lập Học viện thanh tra Đề tài cũng luận giải những vấn đề về luận cứ khoa học để hình thành Học viện Thanh tra gồm những vấn đề sau: (1)... năng nhiệm vụ của một số học viện, gồm có: - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Học viện Tài chính - Học viện Ngân hàng - Học viện Cán bộ Quản lý xây dựng và Đô thị - Học viện Tư pháp Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CỦA NGÀNH THANH TRA VÀ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH HỌC VIỆN THANH TRA Trên cơ sở thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành thanh tra, Đề tài đã đi sâu... Đề tài kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập Học viện Thanh tra trên cơ sở Hồ sơ của Tổng thanh tra * Ban Chủ nhiệm Đề tài kiến nghị với Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ: 22 - Chỉ đạo các Vụ, đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ phối hợp với Trường Cán bộ Thanh tra xây dựng Đề án thành lập Học viện Thanh tra - Chỉ đạo Văn phòng, Cục III, Vụ Tổ chức cán bộ triển khai việc. .. khai việc xây dựng Đề án Nâng cấp Trường Cán bộ Thanh tra thành Học viện Thanh tra trình Tổng Thanh tra xem xét, quyết định Trên cơ sở đó, hoàn chỉnh Hồ sơ để các Bộ ngành có liên quan thẩm định và Tổng Thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ quyết định vào cuối năm 2010 2 Đề tài đưa ra một số các giải pháp để thực hiện việc hình thành Học viện Thanh tra, đó là: - Xây dựng Đề án “Nâng cấp Trường Cán bộ Thanh. .. nhập Viện Khoa học Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ hiện nay vào với Trường để hình thành Học viện * Ưu điểm: Phương án này có ưu điểm chính là khắc phục điểm hạn chế của phương án 1, đó là nếu sát nhập Viện KHTT với Trường CBTT sẽ tận dụng được nguồn lực hiện có của Viện KHTT vào quá trình hình thành Học viện (từ đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực; cơ sở vật chất; kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, ... nghiên cứu của Viện Khoa học thanh tra, tập trung vào những vấn đề chiến lược của ngành) Đề tài cũng chỉ ra tiến độ để thực hiện việc hình thành Học viện Thanh tra, đó là: Trên cơ sở những điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy của Trường Cán bộ Thanh tra, các chương trình, giáo trình giảng dạy của Nhà trường đã được từng bước xây dựng và hoàn chỉnh trong thời gian qua, Ban Chủ nhiệm Đề . TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “LUẬN CỨ KHOA HỌC CỦA VIỆC HÌNH THÀNH HỌC VIỆN THANH TRA 1. Tên Đề tài: Luận cứ khoa học của việc hình thành Học viện Thanh tra. 2. Hình thức Đề tài: Cấp. động trong nhà trường 3. Các Luận cứ khoa học về thành lập Học viện thanh tra. Đề tài cũng luận giải những vấn đề về luận cứ khoa học để hình thành Học viện Thanh tra gồm những vấn đề sau: (1). cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của việc hình thành Học viện Thanh tra. Chương 2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành thanh tra và khả năng hình thành Học viện Thanh tra. Chương

Ngày đăng: 23/10/2014, 14:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Phương tiện truyền thụ, trao đổi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

  • - Là một bộ phận quan trọng của công tác cán bộ.

    • - Tính quy hoạch, chiến lược trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành chưa cao.

    • - Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Thanh tra hiện nay còn thiếu tính hệ thống, tính liên thông; nặng về nội dung lý luận và phương pháp xây dựng chưa hiện đại.

    • - Phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Thanh tra chưa phong phú, chủ yếu mới chú trọng vào việc mở lớp và giảng dạy

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan