Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, GD và ĐT của Việt Nam đã được ưu tiên ở vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách phát triển quốc gia, đặc biệt đối với ngành Sư phạm. Thực tiễn của nền GD nước ta hiện nay đã và đang đặt lên vai ngành Sư phạm những nhiệm vụ cao quý, những trọng trách nặng nề. Hệ thống các trường Sư phạm và các trường có ngành Sư phạm là nơi ĐT ra những thế hệ người giáo viên, những người sẽ quyết định chất lượng GD và ĐT trong tương lai. Vì thế, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại, mỗi sinh viên sư phạm phải được rèn luyện trong một quy trình GD hiệu quả, hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng khâu giúp sinh viên phát triển năng lực nghề nghiệp.
Trang 1
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
………
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM THÔNG QUA VIỆC GẮN KẾT TRI THỨC KHOA HỌC VỚI KIẾN THỨC HÓA HỌC PHỔ THÔNG PHẦN HIĐROCACBON LỚP 11 VỚI SỰ HỖ
TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trang 2Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hướngdẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em HS và các bạn Với lòngkính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Cô giáo - Thạc sĩ Đặng Thị Thuận An, người đã động viên, dành nhiều thời
gian tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đềtài
Xin cám ơn thầy giáo – Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng, cô giáo – Thạc sĩ Đặng ThịThuận An, thầy giáo Phan Thế Bình đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo chúng em trongsuốt 4 năm học đại học về phương pháp dạy hóa học mang lại hiệu quả cao nhất,hướng dẫn chúng em cách thức xây dựng một luận văn hoàn chỉnh và nhiều PPDH,rèn luyện nghiệp vụ sư phạm khác
Xin cám ơn cô giáo Nguyễn Thị Kim Phương và Phan Nguyên Nhật Phương –
GV giảng dạy môn hóa học và các em HS lớp 11B8, 11A2 ở trường THPT Gia Hội,Huế đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em thực nghiệm sư phạm trongquá trình thực tập tại trường
Xin chân thành cám ơn gia đình, các bạn sinh viên khoa hóa và em gái đã luônbên cạnh động viên, giúp đỡ em học tập, làm việc và hoàn thành luận văn
Bước đầu làm một đề tài luận văn, tìm hiểu về phương pháp giảng dạy môn hóahọc, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏinhững thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quýbáu của quý Thầy Cô trong hội đồng chấm điểm luận văn để kiến thức của em tronglĩnh vực này được hoàn thiện hơn
Trân trọng Huế, ngày 01 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hồng Vân
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, GD và ĐT của Việt Nam đã được ưu tiên ở vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách phát triển quốc gia, đặc biệt đối với ngành Sư phạm Thực tiễn của nền
GD nước ta hiện nay đã và đang đặt "lên vai" ngành Sư phạm những nhiệm vụ cao quý, những trọng trách nặng nề Hệ thống các trường Sư phạm
và các trường có ngành Sư phạm là nơi ĐT ra những thế hệ người giáo viên, những người sẽ quyết định chất lượng GD và ĐT trong tương lai
Vì thế, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại, mỗi sinh viên sư phạm phải được rèn luyện trong một quy trình GD hiệu quả, hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng khâu giúp sinh viên phát triển năng lực nghề nghiệp
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở các trường Cao đẳng, Đại học nói chung không ít sinh viên còn chưa xác định rõ mục tiêu, lý tưởng, động cơ nghề nghiệp củamình, khả năng thích ứng với hoạt động học tập và rèn luyện nghề còn nhiều hạn chế,hầu hết các em chưa được trang bị những tri thức cần thiết để hình thành và phát triển
năng lực nghề nghiệp Vì thế các bạn sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trìnhhọc tập và rèn luyện, nhiều bạn còn băn khoăn hoang mang với sự lựa chọn nghề của mình Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú, kết quả học tập và rèn luyện nghề nghiệp của các bạn
Xuất phát từ mục tiêu chiến lược của nền GD hiện đại, từ thực tiễn
GD và vai trò đặc biệt quan trọng của năng lực nghề nghiệp, em chọn đề tài
nghiên cứu luận văn: "“Phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thông qua việc gắn kết tri thức khoa học với kiến thức hóa học phổ thông phần hiđrocacbon – chương trình hóa học lớp 11 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Hóa học, trên cơ sở đó đề xây dựng các bài tập pháttriển năng lực nghề nghiệp cho họ nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD và ĐT sinhviên ngành Hóa học ở các trường Đại học và Cao đẳng
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Nghiên cứu lý luận: Năng lực nghề nghiệp, những vấn đề tổng quan, tácdụng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên
3.2 Đề xuất các bước, một số biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp chosinh viên thông qua phần bài tập hóa học ở chương trình đại học
3.3 Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát huy năng lực nghề nghiệp cho sinhviên thông qua phần bài tập hóa học ở chương trình đại học
3.4 Thực nghiệm sư phạm bước đầu nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quảcủa biện pháp và những đề xuất của đề tài
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trang 6Nếu xây dựng hệ thống bài tập tốt có chất lượng sẽ giúp sinh viên phát triển cácnăng lực tư duy như: tư duy khoa học, tư duy logic, tư duy sáng tạo ; có phươngpháp tự học tốt Từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD và ĐT sinh viên ngànhHóa học.
5 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
5.1 Khách thể nghiên cứu:
- Chương trình hóa học ở bậc phổ thông
5.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành Hóa học
- Nội dung, chương trình Hoá học ở phổ thông
- Hệ thống câu hỏi và bài tập hoá học ở phổ thông
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập, phân loại, tổng hợp các tài liệu
và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
7.2 Phương pháp điều tra
7.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
8 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp chosinh viên sư phạm thông qua việc gắn kết tri thức khoa học với kiến thức hóa học phổthông phần hiđrocacbon lớp 11 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văngồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ( trang)
Chương 2: Một số biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngànhhóa học ( trang)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ( trang)
Trang 7CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1 Quan điểm về năng lực, năng lực nghề nghiệp
1.1 Năng lực
"Năng lực" (competency)- là một trong những thành tố quan trọng trong cấu
trúc nhân cách Có tác giả cho rằng: “Người có năng lực (NL) là người đạt hiệu suất
và chất lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khác nhau” Theo tác giả PhạmMinh Hạc, NL nói lên “người đó có thể làm gì, làm đến mức nào, làm với chất lượng
ra sao Thông thường người ta còn gọi là khả năng hay "tài"”
Dưới góc độ GD học, chúng ta có thể xem xét NL là kết quả của quá trình GD,rèn luyện của cá nhân, thể hiện ở những kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp để cánhân có thể tham gia hiệu quả vào một lĩnh vực hoạt động nhất định Như vậy, ở góc
độ này, người có NL ở lĩnh vực nào thì nhất định phải có tri thức kĩ năng kĩ xảotrong lĩnh vực ấy, có thái độ tích cực để vận dụng tri thức kĩ năng hiệu quả vào cáchoạt động Tuy nhiên có tri thức, kĩ năng chưa thể khẳng định cá nhân có NL haykhông, bởi tri thức kĩ năng ấy chưa chắc đã được hiện thực hóa trong hoạt động Vậy
NL dưới góc độ GD học được thể hiện ở kết quả hoạt động của cá nhân, khả năngvận dụng tri thức, kĩ năng để tham gia có hiệu quả trong một lĩnh vực hoạt động nhấtđịnh
NL có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn bởi “sự phát triển NL của mọi thànhviên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi người tự do lựa chọn một nghề nghiệp phùhợp với khả năng cá nhân, làm cho hoạt động của cá nhân có kết quả hơn, và cảmthấy hạnh phúc khi lao động” [1]
Trong luận án này tôi cũng đồng ý với quan niệm: “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở kết hợp sự hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm”.[2]
Hiện nay, việc phát triển năng lực thông qua dạy học được hiểu đồng nghĩa vớiphát triển năng lực hành động Năng lực hành động bao gồm:
Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn
cũng như đánh giá kết quả một cách độc lập, có phương pháp và đảm bảo chính xác vềmặt chuyên môn (bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp và trừutượng; khả năng nhận biết các mối quan hệ thống nhất trong quá trình)
Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch,
định hướng mục đích trong công việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề đặt ra Trọngtâm của năng lực PP là những PP nhận thức, xử lý, đánh giá, truyền thụ và giới thiệu
Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội
cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặt chẽ với những thànhviên khác
Trọng tâm của năng lực xã hội là ý thức được trách nhiệm của bản thân cũngnhư của những người khác, tự chịu trách nhiệm, tự tổ chức; có khả năng thực hiện cáchành động xã hội, khả năng cộng tác và giải quyết xung đột
Trang 8Năng lực cá thể: Là khả năng suy nghĩ và đánh giá được những cơ hội phát
triển cũng như những giới hạn của mình; phát triển được năng khiếu cá nhân cũng nhưxây dựng và thực hiện kế hoạch cho cuộc sống riêng; những quan điểm, chuẩn giá trịđạo đức và động cơ chi phối các hành vi ứng xử Các thành phần năng lực “gặp nhau”tạo thành năng lực hành động
1.2 Năng lực nghề nghiệp
Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lý và sinh lý củacon người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra Không có sự tương ứng này thìcon người không thể theo đuổi nghề được Năng lực nghề nghiệp vốn không có sẵntrong con người, không phải là những phẩm chất bẩm sinh Nó hình thành và phát triểnqua hoạt động học tập và lao động Trong quá trình làm việc, năng lực này tiếp tụcđược phát triển hoàn thiện Học hỏi và lao động không mệt mỏi là con đường phát
triển năng lực nghề nghiệp ”.[3]
1.3 Tình hình nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành Hóa học ở các trường Đại học và Cao đẳng
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp chưa đượcnhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về vấn đề này cònchưa có hệ thống
Hội thảo khoa học: “Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, nghề nghiệp cho sinh viên ngành Hóa học Trường Đại học Hùng Vương” [22] Hội thảo đã nhận
được 16 báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà khoa học và cácgiảng viên trực tiếp giảng dạy tại Trường THPT và Đại học, Viện nghiên cứu Các báocáo khoa học chủ yếu tập trung vào nội dung:
1 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và giảngdạy sinh học, hóa học ở các trường đại học hiện nay
2 Thành tựu phát triển của ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên và địnhhướng nghề nghiệp cho sinh viên hóa học có nguyện vọng học tập và nghiên cứu tạiViện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam
3 Phương pháp học tập, nghiên cứu để trở thành những GV giỏi ở các trườngTHPT chuyên và không chuyên
Khái quát các kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận:
- Những kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn, giúp cho thế hệtrẻ và những người lao động nói chung đáp ứng những yêu cầu của hoạt động nghềnghiệp, tạo ra hiệu quả tốt nhất trong lĩnh vực này Tuy nhiên việc ứng dụng nhữngkết quả nghiên cứu để giúp SV phát triển NLNN trong các trường chuyên nghiệp nóichung và các trường SP nói riêng còn nhiều hạn chế
- Trong lĩnh vực ĐT GV, làm thế nào để giúp SV sư phạm phát triển NLNNvẫn còn là vấn đề khá mới mẻ Điều này một lần nữa khẳng định tính cấp thiết củaviệc triển khai vấn đề nghiên cứu của luận văn
Trang 9 Nội dung của cuộc hội thảo khoa học: "Phát triển năng lực nghề nghiệp của
sinh viên sư phạm hóa học" của trường Đại học sư phạm Hà Nội [4] vào ngày ngày 21
tháng 12 năm 2012 nói rõ:
1 ĐT các môn khoa học cơ bản (Hóa học lý thuyết và Hóa lý, Hóa học Vô cơ,Hóa học Hữu cơ, Hóa học Phân tích, Hóa học công nghệ và môi trường) theo địnhhướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm hóa học
2 ĐT các môn khoa học GD (Tâm lý học sư phạm, GD học, Lý luận dạy họchóa học) theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm hóahọc
3 Sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thôngtrong ĐT GV hóa học
4 Phối hợp với trường phổ thông trong việc phát triển năng lực nghề nghiệpcủa sinh viên sư phạm hóa học
5 Nghiên cứu bài học và ứng dụng trong việc phát triển năng lực nghề nghiệpcủa sinh viên sư phạm hóa học
Luận án [5]: Phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên Đại học Kĩ
thuật thông qua dạy học Hóa học hữu cơ của nghiên cứu sinh Đinh Thị Hồng Minh
khóa ĐT 2008 – 2011 Viện Khoa học GD Việt Nam đã thực hiện được mục đích vànhiệm vụ đề ra và đạt được các kết quả mới như sau:
Trình bày bản chất, đặc điểm, ưu nhược điểm của một số PPDH tích cực có thểvận dụng để phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho SV trong DH Hóa học hữu cơ
2 Về thực tiễn:
Đã tiến hành nghiên cứu, điều tra phân tích một số vấn đề thực tiễn có liên quanđến việc phát triển năng lực độc lập sáng tạo của SV ĐH kĩ thuật thông qua dạy họcHóa học hữu cơ
Đã tiến hành nghiên cứu nội dung chương trình Hóa học hữu cơ ở trường ĐH kĩthuật ngành Hóa và ngành Y Dược để thấy những điểm tương đồng và sự khác biệtgiữa chúng cũng như khác nhau về mức độ lý thuyết và thực tiễn so với nội dungHóa học hữu cơ ở trường phổ thông
Đã điều tra thực trạng việc sử dụng PPDH tích cực trong DH Hóa học hữu cơ ởtrường ĐH ngành kĩ thuật
Đã phân tích đặc điểm tâm sinh lý, năng lực học Hóa học của SV ĐH kĩ thuật
3 Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, đã đề xuất mới về phát triển năng lực độc lậpsáng tạo cho SV ĐH kĩ thuật cụ thể là:
Trang 10+ Đã xác định một số biểu hiện năng lực độc lập sáng tạo của SV ĐH kĩ thuật + Đề xuất thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực độc lập sáng tạo cho SV Kĩthuật gồm: bảng kiểm tra quan sát, phiếu hỏi, phiếu đánh giá sản phẩm, đề kiểm traHóa Hữu cơ.
+ Đề xuất 4 định hướng, 5 nguyên tắc phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho
SV ĐH kĩ thuật
2 Cơ sở khoa học của việc phát triển năng lực nghề nghiệp [6]
2.1 Cơ sở triết học
Khi xem xét cơ sở triết học của việc phát triển NLNN, cần đề cập đến hai nguyên
lý của phép biện chứng duy vật là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sựphát triển
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho phép chúng ta xem xét đánh giá NLNN của
cá nhân trên nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, từ yếu tố chủ quan đến khách quan, yếu tốbên trong cá nhân và ngoài cá nhân, phân tích được những mối liên hệ giữa chúng Điềunày giúp ta có cách nhìn bao quát, toàn bộ đối tượng nghiên cứu và đưa ra những giảipháp hợp lí để nâng cao NLNN cho họ
Nguyên lý về sự phát triển: cho ta thấy thực chất NLNN là quá trình cá nhân hìnhthành và phát triển những kĩ năng và NL để giải quyết một loạt những mâu thuẫn tronghoạt động nghề nghiệp, từ đó thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất nghề nghiệp, đáp ứngnhững yêu cầu của nghề
2.2 Cơ sở sinh học
Trong các tác phẩm, các công trình nghiên cứu về sinh vật học làm cơ sở sinh họccho việc hình thành và phát triển NLNN, đặc biệt lưu ý các lý thuyết sinh học củaDarwin, cơ thể con người để tồn tại và phát triển luôn phải điều chỉnh mình cho thíchnghi, thích ứng với những thay đổi của môi trường sống Xét về mặt sinh học, với họcthuyết phản xạ có điều kiện của Palov, phát triển NLNN chính là việc hình thành mộtloạt các phản xạ có điều kiện, giúp cho cá nhân thay đổi cách ứng xử, hành vi, điềuchỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện hoàn cảnh luôn luônthay đổi của hoạt động nghề nghiệp
2.3 Cơ sở tâm lý học
Quá trình phát triển NLNN phải dựa trên những cơ sở tâm lý nhất định, những đặc điểm tâm lý cá nhân và đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các chức năng tâm lý và cấu tạo tâm lý hay nói một cách ngắn gọn phải dựa trên những đặc điểm về ý thức nghề của cá nhân, bao gồm các đặc điểm về nhận thức, tình cảm, ý chí, kỹ năng, kỹ xảo,… đối với một lĩnh vực nghề
Xét về mặt tâm lý, nếu cá nhân có những đặc điểm tâm lý thuận lợi thích hợpvới một nghề nào đó (về nhận thức, kỹ xảo, ý chí,…) thì sự phát triển NLNN diễn ra
sẽ dễ dàng hơn nhiều đối với cá nhân không có những đặc điểm tâm lý đó Ví dụ, một
SV sư phạm rất say mê, yêu thích nghề Sư phạm, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho sựphát triển NLNN Sư phạm của SV đó diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn
Do vậy, việc phát triển NLNN xét về mặt tâm lý cũng chính là quá trình hìnhthành những đặc điểm tâm lý, nhân cách cơ bản phù hợp và đáp ứng những yêu cầuluôn luôn thay đổi của nghề
Trang 11xử đáp ứng mọi yêu cầu của môi trường và hoạt động nghề nghiệp Hành vi, ứng xử
đó rất linh hoạt và mới mẻ, thậm chí có khả năng thay đổi môi trường đặc điểm củanghề, tạo ra giá trị mới cho xã hội, khẳng định vị thế xã hội của cá nhân
2.5 Cơ sở lý luận GD hướng nghiệp
Việc quan tâm tới quá trình phát triển NLNN của SV không thể tách rời cơ sở
lý luận GD, bởi NLNN là một nội dung của GD hướng nghiệp, GD nghề trong cácnhà trường GD hướng nghiệp là một hệ thống các tác động GD nhằm định hướng,hình thành và phát triển các phẩm chất và NLNN cho người lao động Quá trình nàymang tính liên tục, lâu dài, có tính linh hoạt, bao gồm các giai đoạn có mối lien hệchặc chẽ với nhau, đó là các giai đoạn: Giới thiệu và tuyên truyền nghề; Tư vấnnghề; Tuyển chọn nghề; Năng lực nghề nghiệp; Thích ứng nghề
Như vậy, thích ứng nghề là giai đoạn cuối cùng của công tác hướng nghiệp vàcũng là giai đoạn phức tạp nhất, đòi hỏi sự nỗ lực của cá nhân nhiều nhất Mỗi nghềđòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng ở những mức độ xác định
3 Phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành hóa học [8]
3.1 Đặc điểm hoạt động rèn luyện nghề nghiệp của sinh viên ngành sư phạm hóa học
Trong nhà trường sư phạm, "nghề" đang được ĐT là một "mô hình" của nghềdạy học Nó chưa phải là môi trường GD đang diễn ra ở các cơ sở nhà trường Tuynhiên, việc tham gia rèn luyện tích cực trong nhà trường "mô hình" đó lại có ý nghĩaquyết định đối với SV, trang bị cho họ những kiến thức, kĩ năng cơ bản để có thểtham gia "hành nghề" trong môi trường thực sự sau này Nếu đáp ứng tốt, các SV sẽ
dễ dàng thích nghi hiệu quả với môi trường nghề nghiệp thực tế sau khi tốt nghiệp
"Mô hình" ĐT nghề ở trường sư phạm quy định đến đặc điểm riêng trong hoạt độngrèn luyện nghề của SV sư phạm nói chung và sư phạm hóa học nói riêng
Mục đích hoạt động rèn luyện nghề của SV sư phạm: có kiến thức chuyên môn
và kĩ năng thực hành cơ bản về nghề dạy học, có khả năng giải quyết những vấn đềthông thường thuộc chuyên ngành sư phạm,
Nội dung rèn luyện nghề của SV sư phạm: trau dồi tri thức chuyên môn, vănhóa sư phạm, hiểu biết xã hội, rèn luyện các phẩm chất nhân cách người GV, rènluyện năng lực, kĩ năng sư phạm,
Phương pháp rèn luyện nghề của SV sư phạm: chú trọng phương pháp tự học,
tự GD, tham gia tích cực vào các hoạt động rèn NVSP thường xuyên và các hoạtđộng thực tế ở trường phổ thông,
Môi trường rèn luyện nghề của SV sư phạm là môi trường đạo đức đặc biệt vớinhững yêu cầu cao của xã hội
Các hình thức tham gia hoạt động rèn luyện nghề của SV sư phạm hóa nói
Trang 12riêng rất phong phú và đa dạng, gắn liền với các hoạt động học tập và GD SV ởtrường sư phạm như rèn luyện các kĩ năng sư phạm trên lớp, ở nhà, theo nhóm, tổ,các hình thức tổ chức câu lạc bộ hóa học, seminar, thành lập các diễn đàn, trang web
về hóa học, tổ chức hội thi NVSP hàng năm
Trong quá trình học tập và rèn luyện nghề ở trường sư phạm, động cơ có ýnghĩa rất quan trọng đối với kết quả hoạt động của SV Những động cơ này sẽ lànhững động lực thôi thúc SV tham gia tích cực vào các hoạt động rèn luyện nghề,vượt qua mọi khó khăn, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động rèn luyện nghềnghiệp Những động cơ tích cực cần phải xây dựng ở SV đó là các động cơ học tậpđúng đắn, học “vì ngày mai lập nghiệp”, vì “sự nghiệp xây dựng đất nước giàumạnh, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, động cơ thành đạt, động cơnghề nghiệp, cần xây dựng thái độ học tập tích cực, có ý thức tự giác, chủ động, cótinh thần cầu thị, khiêm tốn, học hỏi và sự nỗ lực ý chí trên con đường rèn luyệnnghề nghiệp của mình
3.2 Các nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm hóa học
ĐT các môn khoa học cơ bản (Hóa học lý thuyết và Hóa lý, Hóa học Vô cơ, Hóahọc Hữu cơ, Hóa học Phân tích, Hóa học công nghệ và môi trường) theo định hướngphát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm hóa học
ĐT các môn khoa học GD (Tâm lý học sư phạm, GD học, Lý luận dạy học hóahọc) theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm hóa học
Sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
+ Chuẩn bị những điều kiện để dạy học hay tổ chức họat động GD như: chuẩn bị
và làm đồ dùng dạy học, tập sử dụng đồ dùng dạy học, các tài liệu ấn phẩm, tranh/ ảnh,các vật liệu, sa bàn, luyện cách sử dụng dụng cụ thí nghiệm và phối kết hợp với việctrình bày diễn giải hay ra câu hỏi thảo luận, luyện cách viết bảng, tập sử dụng các thiết
bị nghe nhìn hiện đại
+ Tập giảng và rèn luyện các kĩ năng cụ thể như: kĩ năng trình bày bảng và lờinói; kĩ năng trìnhh bày bằng lời nói; kĩ năng biểu đạt; kĩ năng ra câu hỏi; kĩ năng kếthợp giảng dạy với sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, kĩ năng tổ chức thảo luận nhóm…+ Thực hành giảng dạy, đóng vai trước khi đi xuống thực tập tốt nghiệp tạitrường phổ thông Việc thực hành giảng dạy kết hợp ghi hình để sinh viên có thểnghiên cứu, xem lại băng hình, trao đổi rút kinh nghiệm sau thực hành Việc ghi hìnhgiúp cho sinh viên và giảng viên có cơ hội xem lại, phân tích sâu sắc những thành
Trang 13công và bài học rút kinh nghiệm – là điều kiện để sinh viên tập luyện trước khi thựctập tốt nghiệp tại trường phổ thông.
3.3 Các mức độ phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm hóa học
Căn cứ vào những mức độ biểu hiện các tiêu chí đánh giá trong nội dung pháttriển NLNN của SV sư phạm có 4 mức độ phát triển NL này như sau:
Ở mức độ thấp: Ở mức độ này, những biểu hiện trong các tiêu chí đánh giá nội
dung phát triển NLNN của SV không được thể hiện rõ rệt, không thường xuyên, chỉđôi khi được thể hiện trong những tình huống nhất định SV chưa tích cực trong họctập rèn luyện nghề nghiệp, sự thiếu linh hoạt và thụ động trong các hoàn cảnh thíchứng
Ở mức độ trung bình : SV có những biểu hiện của việc phát triển NLNN ở mức
độ trung bình, nhưng chưa tích cực, chưa hiệu quả, có thể thích nghi và làm quen vớimôi trường học tập và rèn luyện nghề nghiệp song kết quả chỉ ở mức bình thường,chưa có sự nhanh nhạy, sự thay đổi kịp thời để đáp ứng những yêu cầu của hoạtđộng
Ở mức độ cao: Những biểu hiện ở mức độ này cho thấy SV có khả năng thích
ứng với các hoạt động học tập và rèn luyện nghề nghiệp một cách khá dễ dàng, cóphản xạ nhanh với những biến đổi và yêu cầu của cuộc sống và hoạt động rèn luyệnnghề nghiệp, đạt kết quả tốt trong các lĩnh vực hoạt động ở trường Sư phạm
Ở mức độ rất cao: Đây là mức độ cao nhất của phát triển NLNN của SV, thể
hiện sự linh hoạt sáng tạo, tính tích cực rất cao của SV trong các hoạt động học tập
và rèn luyện nghề nghiệp Ở mức độ này SV không những có khả năng thích nghilàm quen mà còn có khả năng thay đổi, sáng tạo cải tạo hoàn cảnh và bản thân chophù hợp với sự biến đổi và yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm hóa học
Trong quá trình học tập rèn luyện ở trường SP, SV chịu ảnh hưởng tác độngcủa nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, khách quan và chủ quan
Các yếu tố khách quan
Ảnh hưởng của các giảng viên: Thầy cô giáo là người trực tiếp tiến hành quá
trình giảng dạy, giúp SV học tập và rèn luyện các phẩm chất và NL nghề nghiệp Họcũng chính là những người hơn ai hết hiểu được những khó khăn của SV, ưu nhượcđiểm của SV, giúp SV làm quen, thích nghi với hoàn cảnh sống mới ở trường chuyênnghiệp Chính vì vậy, thầy cô giáo chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
SV dễ dàng thích nghi với các điều kiện học tập từ đó phát triển NLNN
Môn Rèn luyện NVSP thường xuyên: Trong trường SP, các môn học đều có ý
Trang 14nghĩa nhất định trong rèn luyện nghề nghiệp của SV sư phạm, nhưng môn Rèn luyệnNVSP thường xuyên là môn học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển năng lựcthích ứng nghề cho SV Rèn luyện NVSP thường xuyên cung cấp cho SV một hệthống những kiến thức và kĩ năng, những yêu cầu về phẩm chất NL người thầy giáo,những kiến thức nhất định về văn hoá sư phạm và nghề sư phạm, những lĩnh vực rènluyện cần phải thực hiện đối với SV sư phạm Đây được coi là môn nghiệp vụ khôngthể thiếu và có tính chất đặc thù đối với SV sư phạm Do vậy, hiệu quả của môn họcnày có ý nghĩa rất lớn đối với sự thích ứng nghề của SV sư phạm.
Việc tham gia vào các hoạt động ở trường phổ thông: Bên cạnh môn Rèn luyện
NVSP thường xuyên, hoạt động rèn NVSP của SV còn bao gồm các quá trình thực tập,thực tế và thực hành ở trường phổ thông Nhờ việc tham gia vào các hoạt động thựctập sư phạm, thực hành, thực tế SV được sáng tỏ lý thuyết, có cơ hội so sánh và ápdụng lý thuyết vào thực tiễn, sự linh hoạt trong tư duy khi vận dụng những điều đã họctrên giảng đường vào thực tế phổ thông phong phú đa dạng Điều này giúp cho quátrình phát triển NLNN của SV trở nên dễ dàng hơn
Các phương tiện thông tin đại chúng (sách báo, truyền hình, phim ảnh ) Tuy
không phải là yếu tố cơ bản, song các phương tiện thông tin đại chúng cũng ảnhhưởng nhất định tới khả năng phát triển NLNN của SV sư phạm Những thông tinkhác nhau, những tấm gương tốt hay các phản ánh tiêu cực về các thầy cô giáo,những quan điểm, chính sách đối với ngành sư phạm, được phản ánh trên cácphương tiện thông tin đại chúng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp,niềm tin, lý tưởng nghề nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến mức độ tích cực trong quátrình rèn luyện nghề, làm quen và phát triển NLNN của SV sư phạm
Môi trường và điều kiện học tập: SV được học tập rèn luyện trong một môi
trường cụ thể, với những điều kiện cơ sở vật chất cụ thể như giảng đường, trang thiết
bị học tập, thư viện, ký túc xá, sân chơi, Nếu các điều kiện này đầy đủ, đảm bảothuận lợi cho hoạt động học tập và rèn luyện của SV thì sẽ góp phần tạo điều kiệncho sự phát triển NLNN của SV diễn ra dễ dàng hơn
Sự giúp đỡ của bạn bè, người thân: Trong quá trình học tập và rèn luyện nghề
nghiệp, SV sẽ gặp không ít những khó khăn Khó khăn đó có thể là về học tập, về tàichính, về tâm lý hay giao tiếp Những khó khăn này không phải lúc nào SV cũng cóthể tự giải quyết được và không phải lúc nào việc giải quyết đó của SV cũng đúng,
do vậy, sự hỗ trợ từ phía bạn bè, người thân cũng có ý nghĩa rất lớn và là nguồn độngviên hỗ trợ SV vượt qua khó khăn, thích ứng với cuộc sống và hoạt động rèn luyệnnghề nghiệp
Truyền thống gia đình: Nếu trong gia đình SV sư phạm có bố, mẹ, anh, chị,.
làm nghề dạy học thì cũng có sự ảnh hưởng của họ đối với quá trình rèn luyện nghềcủa SV, trong đó sự truyền đạt kinh nghiệm gia đình cũng là yếu tố giúp SV tự tin,
dễ thích ứng hơn đối với quá trình học tập và rèn luyện nghề
Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố sinh học, thể chất: Qua nghiên cứu cho thấy, những yếu tố về mặt
sinh học, tư chất cũng ảnh hưởng nhất định đến khả năng phát triển NLNN của SV
sư phạm Ví dụ, nếu SV có đặc điểm cấu tạo thanh quản tốt thuận lợi cho việc phát
âm chuẩn, âm vực tốt, giọng nói trầm ấm dễ nghe cũng là một yếu tố thuận lợi cho
SV trong việc tập giảng, dễ làm quen, dễ thích ứng với việc sử dụng ngôn ngữ trong
Trang 15giảng dạy và GD.
Ý thức của bản thân về giá trị nghề dạy học: Để hình thành và phát triển NLNN
dạy học, SV cần ý thức sâu sắc về giá trị của nghề Điều này thể hiện ở nhận thứcsâu sắc của SV về giá trị nghề dạy học, những phẩm chất và NL của người thầy giáo,
có tình cảm với nghề, yêu nghề, có niềm tin với nghề, nỗ lực cố gắng, sẵn sàng thayđổi hành vi ứng xử, thay đổi bản thân để đáp ứng yêu cầu của nghề Tất cả nhữngyếu tố này chính là nội lực cơ bản để SV thích ứng và phát triển NLNN
Động cơ, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp: Việc xác định động cơ nghề nghiệp
đúng đắn, có lý tưởng về nghề, có hứng thú với nghề cũng là những yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến sự phát triển NLNN của SV sư phạm Nếu SV sư phạm có động
cơ tích cực trong học tập, rèn luyện nghề nghiệp (ví dụ động cơ mong muốn trởthành GV giỏi để phục vụ cho xã hội, động cơ thành đạt, ) thì sẽ là yếu tố thuận lợicho sự phát triển NLNN của SV
Tri thức kĩ năng kĩ xảo đã có ở SV: Khi vào trường SP, mỗi SV sư phạm đã có
những trình độ nhất định về tri thức kĩ năng kĩ xảo, điều đó sẽ ảnh hưởng đến quátrình học tập và khả năng phát triển NLNN của SV, tạo thuận lợi cho quá trình họctập và rèn luyện nghề của SV
Tính tích cực tự giác, sáng tạo trong học tập và ý chí rèn luyện nghề: NLNN
đòi hỏi ở SV khả năng tự giác, tính tích cực sáng tạo cao trong học tập, ý chí nỗ lựcvươn lên khắc phục khó khăn, cải tạo hoàn cảnh, cải tạo bản thân đáp ứng yêu cầucủa hoạt động rèn luyện nghề nghiệp Càng tích cực sáng tạo, NLNN của SV sẽ càngđược nâng cao và thuận lợi cho SV trong học tập nghề cũng như hoạt động nghề saunày
3.5 Các con đường phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm hóa học
Phát triển NLNN thông qua việc đổi mới chương trình ĐT ở trường Sư phạm
Với một chương trình ĐT hợp lý, linh hoạt, luôn có sự điều chỉnh cho phù hợpvới thực tiễn và yêu cầu xã hội, thể hiện qua nội dung, chương trình ĐT các môn học(việc sắp xếp các môn chung, môn cơ sở, môn chuyên ngành, ), việc phân bổ cácphần thực hành, các chương trình rèn NVSP thường xuyên và TTSP, các hoạt động
hỗ trợ trong rèn luyện nghề cho SV sẽ là những yếu tố cơ bản giúp SV nhanhchóng thích nghi và đạt hiệu quả tốt trong quá trình học tập và rèn luyện nghềnghiệp, đặt cơ sở nền móng cho việc rèn luyện các phẩm chất và NL nghề nghiệpcủa SV, giúp các bạn SV tự tin và tích cực trong việc lĩnh hội các tri thức và NLNN
Phát triển NLNN thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
NVSP là nội dung học đặc trưng của ngành sư phạm, là một trong những tiêuchí quyết định hiệu quả và chất lượng ĐT ở trường sư phạm Quyết định về "Chươngtrình rèn luyện NVSP thường xuyên” do Bộ GD ban hành năm 1985 được xem làhành lang pháp lý để thiết lập một mô hình ĐT NVSP có hệ thống Trong quá trìnhphát triển, hoạt động này ở các trường sư phạm cũng luôn có sự thay đổi để đáp ứngnhững yêu cầu mới của nhiệm vụ ĐT GV Việc tổ chức cho SV tham gia hiệu quảvào các hoạt động rèn luyện NVSP thường xuyên (tập giảng, thi NVSP, học mônRèn luyện NVSP thường xuyên, tham gia thực tập sư phạm, ) có ý nghĩa đặc biệtquan trọng đối với việc rèn luyện các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của SV, từ
Trang 16đó tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển NLNN của SV sư phạm.
Phát triển NLNN thông qua các hoạt động xã hội
Ngoài nhiệm vụ học tập, việc tổ chức cho SV tích cực tham gia vào các hoạtđộng xã hội như phong trào tình nguyện, hiến máu nhân đạo, quyên góp giúp đỡnhững người có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ các bạn SV nghèo vượt khó, phòngchống thuốc lá đều có ý nghĩa nhất định góp phần rèn luyện các phẩm chất và
NL nghề nghiệp cho SV Giúp các bạn SV có điều kiện hiểu biết về đời sống xãhội rộng lớn, xác định ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội, làm quen vớiviệc thiết kế, tổ chức các hoạt động xã hội đó là những yêu cầu quan trọng đểcác bạn SV vững vàng khi bước vào hoạt động nghề nghiệp sau này - với tư cách
là người GV tham gia vào các hoạt động xã hội và tổ chức các hoạt động xã hộicho HS
Phát triển NLNN thông qua các hoạt động của Đoàn, Hội sinh viên và các hoạt động khác
Hoạt động Đoàn, Hội SV tạo cơ hội để SV sư phạm rèn luyện bản thânmình, bồi dưỡng các kĩ năng như: kĩ năng sắp xếp, giải quyết công việc một cáchkhoa học, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng viết, kĩ năng nói Đây là những công cụ hữuhiệu phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của người GV sau này Tham gia vàocác hoạt động của Đoàn, Hội SV sẽ giúp SV cảm thấy mình bản lĩnh, tự tin vàtrưởng thành hơn về nhiều mặt Vì thế, việc tổ chức cho SV sư phạm có điều kiện,
cơ hội tham gia vào các hoạt động bổ ích, thiết thực của Đoàn, Hội SV cũng làcon đường hữu hiệu nhằm giúp SV thích ứng nghề
Bên cạnh đó, các hoạt động khác như hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, tham giacác câu lạc bộ, tham quan học tập, tham gia các dự án GD cũng góp phần tạo môitrường phong phú, đa dạng và hấp dẫn để SV sư phạm rèn luyện các phẩm chất vàNLNN của mình [7]
4 Bài tập hóa học
4.1 Khái niệm về bài tập và bài toán hóa học [9]
Trong thực tiễn dạy học cũng như trong các tài liệu giảng dạy, thuật ngữ “bàitập”, “bài tập hóa học” được sử dụng cùng các thuật ngữ “bài toán”, “bài toán hóahọc”
Theo từ điển tiếng Việt “bài tập” và “bài toán” được giải nghĩa khác hẳn nhau:bài tập là bài ra cho HS làm để tập vận dụng những điều đã học; bài toán là vấn đề cầngiải quyết bằng phương pháp khoa học
Trong một số tài liệu về lí luận dạy học thuật ngữ “bài toán hóa học” được dùng
để chỉ những bài tập định lượng (có tính toán) trong đó HS phải thực hiện những phéptoán nhất định Theo đó, “bài toán hóa học” được định nghĩa “là hệ thông tin xác định,bao gồm những điều kiện và những yêu cầu luôn luôn không phù hợp (mâu thuẩn) vớinhau, dẫn tới nhu cầu phải khắc phục bằng cách biến đổi chúng”; các tài liệu trênkhông đưa ra định nghĩa về bài tập hóa học
Theo Zueva M V, “bài tập là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câuhỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi, mà trong khi hoàn thành chúng HS nắm đượcmột tri thức hay kĩ năng nhất định hoặc hoàn thiện chúng”
Trang 17Với cách dùng tên sách “ bài tập hóa học 10”, “ bài tập hóa học 11”…như hiệnnay thì thuật ngữ “bài tập” cũng được xem tương đồng với quan niệm trên.
Theo tôi thuật ngữ “bài tập hóa học” chung hơn khái niệm “bài toán hóa học” và
bao hàm cả khái niệm bài toán hóa học Và có thể coi bài tập hóa học là một vấn đề học tập được giải quyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và thí nghiệm hóa
học, trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học
4.2 Vị trí, phân loại và ý nghĩa của bài tập hóa học trong dạy và học
4.2.1 Vị trí của bài tập hóa học trong dạy và học
Trong thực tế dạy học hiện nay, nhiều GV chưa nắm được vị trí của bài tập hóahọc trong quá trình dạy học Họ thường sử dụng BT vào đầu giờ để kiểm tra bài cũhoặc cuối giờ học, cuối chương, cuối học kì để ôn tập và kiểm tra kiến thức Quanniệm đó chưa thật đúng, làm giảm tác dụng của BT khi dạy học
GV có thể sử dụng BT ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào khi thấy nó có thể giúpmình thỏa mãn nhiệm vụ dạy học và mục đích dạy học Ngược lại, GV hoàn toàn cóthể không sử dụng BT khi điều đó không cần thiết cho công việc giảng dạy của mình.BTHH không phải là nội dung nhưng nó chứa đựng nội dung dạy học BT phảiphù hợp với nội dung dạy học, với năng lực nhận thức của HS và phải phục vụ được ý
đồ của GV Khi ra một bài tập phải xác định đúng vị trí của nó để BT trở thành một bộphận hữu cơ của hệ thống kiến thức cần truyền thụ
4.2.2 Phân loại bài tập hóa học
Hiện nay, có nhiều cách phân loại bài tập khác nhau Vì vậy, cần có cách nhìntổng quát về các dạng bài tập dựa vào việc nắm chắc các cơ sở phân loại
a Dựa vào nội dung toán học của bài tập
- Bài tập định tính (không có tính toán)
- Bài tập định lượng (có tính toán)
b Dựa vào nội dung của bài tập hóa học
- Bài tập định lượng
- Bài tập lý thuyết
- Bài tập thực nghiệm
- Bài tập tổng hợp
c Dựa vào tính chất hoạt động học tập của HS
- Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm)
- Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm)
d Dựa vào chức năng của bài tập
- Bài tập tái hiện kiến thức (hiểu, biết, vận dụng)
- Bài tập rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá)
e Dựa vào kiểu hay dạng bài tập
- Bài tập xác định CTPT của hợp chất
Trang 18f Dựa vào khối lượng kiến thức
- Bài tập đơn giản (cơ bản)
- Bài tập phức tạp (tổng hợp)
g Dựa vào cách thức kiểm tra
- Bài tập trắc nghiệm
- Bài tập tự luận
h Dựa vào phương pháp giải bài tập
- Bài tập tính theo công thức và phương trình
- Bài tập biện luận
- Bài tập dùng các giá trị trung bình
- Bài tập dùng đồ thị…
i Dựa vào mục đích sử dụng
- Bài tập dùng để kiểm tra đầu giờ
- Bài tập dùng để củng cố kiến thức
- Bài tập dùng để ôn luyện, tổng kết
- Bài tập để bồi dưỡng HS giỏi
- Bài tập để phụ đạo HS yếu…
k Dựa theo các bước của quá trình dạy học
- Bài tập mở bài, tạo tình huống dạy học
- Bài tập vận dụng khi giảng bài mới
- Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức
- Bài tập về nhà
- Bài tập kiểm tra
Ngoài ra, có thể dựa vào đặc điểm của hoạt động nhận thức có thể chia thành:
- Bài tập tái hiện: Bài tập yêu cầu HS nhớ lại, tái hiện kiến thức, kĩ năng đã học
- Bài tập sáng tạo: Bài tập yêu cầu HS phải áp dụng những kiến thức, kĩ năng đãhọc để giải quyết vấn đề trong tình huống mới, phải vận dụng phối hợp các kiến thức
để giải quyết vấn đề Ở mức độ cao hơn, bài tập sáng tạo đòi hỏi HS giải quyết vấn đềtheo một hướng mới, một kĩ thuật mới, một phương pháp mới
Trong thực tế dạy học, có hai cách phân loại bài tập có ý nghĩa hơn cả là phânloại theo nội dung và theo dạng bài
Trang 194.2.3 Ý nghĩa của bài tập hóa học
Bài tập hóa học là phương tiện cơ bản để dạy HS tập vận dụng các kiến thức hóahọc vào thực tế đời sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học Kiến thức HS tiếp thuđược chỉ có ích khi được sử dụng nó Phương pháp luyện tập thông qua việc sử dụngBTHH là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chấtlượng học tập
bộ môn Đối với HS, giải bài tập là một phương pháp học tập tích cực BTHH có tácdụng:
a) Rèn luyện cho HS khả năng vận dụng được các kiến thức đã học, biến nhữngkiến thức tiếp thu được qua các bài giảng của thầy thành kiến thức của chính mình.Khi vận dụng được một kiến thức nào đó, kiến thức đó sẽ được nhớ lâu
b) BTHH là một trong những nguồn để hình thành kiến thức, kĩ năng mới cho
HS, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn.Chỉ có vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập, HS mới nắm vững kiến thức một cáchsâu sắc Ví dụ, sau khi học về tính chất của nhôm, các hợp chất của nhôm, các em sẽnhớ rất lâu khi vận dụng kiến thức đó để giải các bài tập như: Giải thích hiện tượngthực tế tại sao không dùng chậu nhôm để đựng vôi? Tại sao phèn chua lại đánh trongđược nước?…
c) Ôn tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thức một cách thuận lợi nhất Trong khi
ôn tập nếu chỉ đơn thuần nhắc lại kiến thức, HS sẽ chán vì không có gì mới, hấp dẫn.Thực tế HS khá giỏi chỉ thích giải bài tập trong giờ ôn tập
d) Rèn luyện được những kĩ năng cần thiết về hóa học như kĩ năng cân bằngphương trình phản ứng, kĩ năng tính toán theo công thức hóa học và phương trình hóahọc; kĩ năng thực hành,…góp phần vào việc GD kĩ thuật tổng hợp; rèn luyện kĩ năng
sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy cho HS
e) Phát triển năng lực nhận thức, tư duy và trí thông minh cho HS Trong quátrình giải BTHH, HS phải thực hiện các thao tác tư duy để tái hiện kiến thức cũ, tìm ramối liên hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng HS phải phân tích, tổng hợp, phánđoán suy luận để tìm ra lời giải Nhờ vậy tư duy của HS được phát triển và năng lựclàm việc độc lập của HS được nâng cao Một số bài tập ngoài cách giải thông thườngcòn có cách giải độc đáo, thông minh, rất ngắn gọn mà lại chính xác Đưa ra một bàitập có nhiều cách giải, yêu cầu HS giải bằng nhiều cách, tìm những cách giải ngắnnhất, hay nhất là một cách rèn luyện trí thông minh cho các em
f) GD tư tưởng, đạo đức như rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, sáng tạo, chínhxác, khoa học
4.2.4 Xu hướng phát triển của bài tập hóa học
Thực tế cho thấy có nhiều bài tập hóa học còn quá nặng nề về thuật toán, nghèonàn về kiến thức hóa học và không có liên hệ với thực tế hoặc mô tả không đúng vớicác quy trình hóa học Khi giải các bài tập này thường mất thời gian tính toán toánhọc, kiến thức hóa học lĩnh hội được không nhiều và hạn chế khả năng sáng tạo,nghiên cứu khoa học hóa học của HS Các dạng bài tập này dễ tạo lối mòn trong suynghĩ hoặc nhiều khi lại quá phức tạp, rối rắm với HS làm cho các em thiếu tự tin vàokhả năng của bản thân dẫn đến chán học, học kém
Định hướng xây dựng chương trình sách giáo khoa THPT của Bộ GD và ĐT năm
2002 có chú trọng đến tính thực tiễn và đặc thù của môn học trong lựa chọn kiến thức
Trang 20nội dung sách giáo khoa Quan điểm thực tiễn và đặc thù của hóa học cần được hiểu ởcác góc độ sau đây:
Nội dung kiến thức hóa học phải gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội cộngđồng
Nội dung kiến thức phải gắn liền với thực hành, thí nghiệm hóa học và tăngcường thí nghiệm hóa học trong nội dung học tập
Bài tập hóa học phải đa dạng, phải có nội dung hóa học thiết thực trên cơ sởcủa định hướng xây dựng chương trình hóa học Phổ thông thì xu hướng phát triểnchung của bài tập hóa học trong các giai đoạn hiện nay cần đảm bảo các yêu cầu:+ Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, không quá nặng về tính toán mà cầnchú ý tập trung vào rèn luyện và phát triển các năng lực nhận thức, tư duy hóa học vàhành động cho HS Kiến thức mới hoặc kiểm nghiệm các dự đoán khoa học
+ Bài tập hóa học cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức hóa học và các ứng dụngcủa hóa học thực tiễn Thông qua các dạng bài tập này làm cho HS thấy được việc họchóa thực sự có ý nghĩa, những kiến thức hóa học rất gần gũi thiết thực với cuộc sống
Ta cần khai thác các nội dung về vai trò hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội môitrường và các hiện tượng tự nhiên, để xây dựng các bài tập hóa học làm cho bài tậphóa học thêm đa dạng kích thích được sự đam mê, hứng thú học tập bộ môn
+ Bài tập hóa học định lượng được xây dựng trên qua điểm không phức tạp hóabởi các thuật toán mà chú trọng đến nội dung hóa học và các phép tính được sử dụngnhiều trong tính toán hóa học
+ Cần sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan, chuyển hóa một số dạng bài tập
tự luận, tính toán định lượng sang dạng trắc nghiệm khách quan
Như vậy xu hướng phát triển của BTHH hiện nay hướng đến rèn luyện khả năngvận dụng kiến thức, phát triển khả năng tư duy hóa học cho HS ở các mặt: lí thuyết,thực hành và ứng dụng Những bài tập có tính chất học thuộc trong các bài tập líthuyết sẽ giảm dần mà được thay bằng các bài tập đòi hỏi sự tư duy, tìm tòi
4.3 Phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua dạy và học bài tập hóa học
4.3.1 Đặc điểm sinh viên khoa Hóa học
SV khoa Hóa học trường Đại học sư phạm Huế đều có kiến thức kỹ năng hóa họcphổ thông khá tốt vì môn Hóa học trong đó có Hóa học hữu cơ là một trong 3 môn thituyển sinh Đại học ở khối A và B Do đó đây là điều kiện tốt để phát triển năng lựcđộc lập sáng tạo cho SV trong dạy học Hóa hữu cơ ở trường phổ thông
Sau 12 năm học phổ thông, tư duy của SV khoa Hóa học đã được phát triển nhất
là tư duy logic, tư duy khái niệm, khả năng làm việc độc lập cao hơn Ở trường Đạihọc Sư phạm, SV đã có mục đích, động cơ học tập rõ ràng để trở thành GV Đây làquá trình ĐT GV nên SV cần phải đổi mới phương pháp học, cách học để trở thànhngười GV năng động, sáng tạo có năng lực nghề nghiệp rõ ràng đáp ứng yêu cầu của
xã hội
4.3.2 Phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua dạy và học bài tập hóa học
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học bộ môn hóa học, SV ngành Sư phạm Hóahọc, những người GV tương lai cần phải:
Trang 21- Nắm vững kiến thức chuyên môn, thường xuyên nghiên cứu, trao dồi kiến thức,học tập không ngừng để tiếp cận với nền văn minh và những đổi mới trong bộ môn
- Có lòng yêu trẻ, yêu nghề, tận tình chỉ dạy HS, có như vậy thì GV mới có thểlàm tốt công việc của mình với tâm trạng thoải mái và có hiệu quả
- Nắm rõ tình hình HS trong lớp để có phương pháp dạy phù hợp với từng đốitượng
- Trong quá trình dạy học, người GV phải biết nêu các vấn đề xung quanh bàihọc, đề ra công việc cho HS có tính chất nghiên cứu để làm tăng tính tò mò, kích thíchniềm hăng say học tập bộ môn
- GV phải biết khéo léo kết hợp giữa lời giảng và thí nghiệm để HS dễ tiếp thubài học GV có thể sử dụng thí nghiệm để gợi mở một vấn đề trong giờ học bài mới hoặcdùng nó để chứng minh bài học
- GV vận dụng sáng tạo việc sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình để cụ thể hóanhững khái niệm trừu tượng hay đơn giản hóa những máy móc phức tạp, giúp HS dễtiếp thu và nắm vững nội dung kiến thức
- Khi sử dụng phương pháp thuyết trình để truyền đạt kiến thức, GV phải chú ýbảo đảm tính khoa học, GD và tính thiết thực của bài giảng, phải chặt chẽ về mặtlogic, phải đảm bảo cho HS ghi chép được và biết cách ghi chép
- Đối với việc ra bài tập: GV phải biết chọn lọc, ra những bài tập điển hình, có đủloại và có tính mục đích rõ ràng, có bài tập chung cho cả lớp cũng có bài tập riêng chonhững HS khá, giỏi Ra bài tập phải có kiểm tra, nhận xét, khuyến khích, động viên
- Thường xuyên ra bài tập với mức độ thích hợp để HS bắt buộc phải tự giác họctập, có kiểm tra, đánh giá
- GV chú trọng xây dựng bài tập thực nghiệm giúp HS cảm thấy Hóa học trở nêngần gũi với cuộc sống, làm đa dạng hóa kiến thức của HS Từ đó làm tăng hứng thú họctập bộ môn
- Trong các buổi thực hành, GV cần phải GD cho HS tinh thần nghiêm túc, tựgiác làm việc và làm việc có khoa học Trước hết GV phải là một hình mẫu, GV phảithực hiện đúng các thao tác và đảm bảo cho thí nghiệm thành công và an toàn Quađây GD cho HS những thao tác, kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình làm và biểu diễn thínghiệm
GV thường xuyên kiểm tra dưới nhiều hình thức (kiểm tra miệng, kiểm tra 15phút, kiểm tra 1 tiết, làm toán nhanh) để ôn tập, củng cố kiến thức và đôn đốc việc họccủa HS Việc kiểm tra đúng mức sẽ giúp GV phát hiện những khó khăn, sai sót trongquá trình làm bài của HS, từ đó có kế hoạch điều chỉnh, uốn nắn kịp thời Việc kiểm tra,đánh giá còn giúp tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân GV
- Trong giờ học GV nên đưa vào những bài tập đố vui, các trò chơi GV kết hợpvới tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, tổ chức các câu lạc bộ, các buổi chuyên
đề, dã ngoại để giảm bớt căng thẳng và làm tăng hứng thú học tập cho HS
Một người GV dạy giỏi là người biết truyền đạt những gì cho HS và truyền đạtnhư thế nào Hiệu quả công tác dạy học của GV sẽ được phản ánh rõ rệt qua kết quảhọc tập của HS
Trang 22Sử dụng bài tập như một bài toán nhận thức giúpHS hình thành khái niệm, tính
chất nhằm phát triển năng lực nhận thức của HS
Bài tập hóa học đóng góp lớn trong việc dạy học tích cực
+ Bài tập là nguồn để SV tìm tòi phát hiện kiến thức, kĩ năng
+ Bài tập giúp SV vận dụng tình huống thực tế trong đời sống
+ Bài tập được nêu như là một tình huống có vấn đề
Sử dụng để củng cố, khắc sâu các khái niệm, tính chất, giúp phát triển được các
+ GV nêu bài tập như là một vấn đề có liên quan đến thực tiễn
+ SV giải bài tập bằng cách vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học
Trang 23- Phân tích được các phương pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viênngành hóa học thông qua nội dung, mức độ, các yếu tố ảnh hưởng và các con đườngphát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm hóa học.
- Làm rõ được các phương pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên
sư phạm thông qua dạy và học bài tập hóa học, các xu hướng phát triển của bài tập hóahọc
Đó là cơ sở lí luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biệnpháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thông qua việc gắn kết trithức khoa học với kiến thức hóa học phổ thông phần hiđrocacbon lớp 11 với sự hỗ trợcủa công nghệ thông tin
Trang 24CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO
SINH VIÊN NGÀNH HÓA HỌC
2.1 Một số biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp2.2 Đổi mới PPDH môn Hóa học
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong nghị quyết Trung ương Đảnglần thứ 4 khoá VII (1/1993), nghị quyết Trung ương Đảng lần 2 khoá VIII (12/1996),được thể chế hoá trong luật GD (12/1998) và được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ
GD và ĐT, đặc biệt chỉ thị số 15 (4/1999) Luật GD, điều 24.2 đã ghi: “Phương pháp
GD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” Thế nhưng, cho đến nay sự đổi mới PPDH trong nhà
trường phổ thông theo định hướng này chưa được là bao, phổ biến vẫn là cách dạythông báo kiến thức sách vở định sẵn và cách học thụ động Tuy rằng trong nhà trườnghiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của GV dạy giỏi theo hướng tổ chứccho HS hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, nhưng tình trạng chung vẫn hàngngày diễn ra là “ thầy đọc – trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp tái hiện, biễudiễn trực quan minh hoạ
Từ thực tế của ngành GD, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự pháttriển đất nước, chúng ta đang tiến hành đổi mới PPDH chú trọng đến việc phát huytính tích cực chủ động của HS, coi HS là chủ thể của quá trình dạy học Đây là nguyêntắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học Nguyên tắc này đãđược nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được xác định là một trongnhững phương hướng cải cách GD phổ thông Việt Nam
Trong khuôn khổ luận văn này, tôi xin trình bày một số quan điểm, tiếp cận mớihiện đang được thử nghiệm và áp dụng ở nước ta dùng làm cơ sở cho việc đổi mớiPPDH môn Hóa học – và lấy một số ví dụ cụ thể trong các bài dạy về hiđrocacbon -thuộc chương trình hóa học lớp 11 nâng cao
2.1.1 Dạy học hướng vào người học
- Về mục tiêu dạy học: Chuẩn bị cho HS thích nghi với đời sống xã hội Tôntrọng nhu cầu, hứng thú, khả năng và lợi ích của HS
- Về nội dung: Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiếnthức, năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết thựccho HS hoà nhập với xã hội
- Về phương pháp: Coi trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự khám phá
và giải quyết vấn đề, phát huy sự tìm tòi tư duy độc lập sáng tạo của HS thông quahoạt động học tập HS chủ động tham gia các hoạt động học tập GV là người tổ chức,điều khiển động viên, huy động tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng HS trongviệc tiếp thu kiến thức và xây dựng bài học
- Về hình thức tổ chức: Không khí lớp học thân mật tự chủ, bố trí lớp học linhhoạt phù hợp với hoạt động học tập và đặc điểm của từng tiết học Giáo án bài dạy cấu
Trang 25trúc linh hoạt và có sự phân hoá, tạo điều kiện cho sự phát triển năng khiếu của từng cánhân.
Ví dụ : Khi GV dạy HS viết các đồng phân của hiđrocacbon, GV có thể dùng
PPDH hướng vào người học như sau:
Bài toán: Viết các đồng phân anken của C 5 H 10
Bước 1 : GV hướng dẫn HS đọc đề bài, hình dung ra vấn đề.
GV hướng dẫn HS suy luận: hợp chất là anken Viết CTCT các đồng phân
Bước 2 : GV phân tích đề, cùng HS ôn lại kiến thức có liên quan, mối liên hệ giữa
các kiến thức đó với dữ kiện và yêu cầu của bài tập để tìm hướng giải quyết vấn đề
- Đồng phân cấu tạo có những loại nào?
- Đề yêu cầu viết đồng phân anken, ta
loại bỏ được loại đồng phân nào?
- Anken có 5C có thể có dạng mạch
nào?
- Để viết mạch C có nhánh từ mạch
không nhánh ta viết như thế nào?
- Anken trong CTCT có đặc điểm gì?
- Viết đồng phân về vị trí liên kết đôi
như thế nào?
- Đồng phân về mạch cacbon; về vị trínhóm chức; về loại nhóm chức
- Đồng phân về loại nhóm chức
- Mạch hở không nhánh, mạch hở cónhánh
- Cắt bớt C ở mạch thẳng làm nhánh,nhánh không được gắn ở đầu mạch ;thay đổi vị trí nhánh nếu được
- Có liên kết đôi có đồng phân về
+ Đặt vị trí liên kết đôi (nhóm chức) đầu mạch
+ Dời liên kết đôi dần vào trong mạch, chú ý vị trí đối xứng
+ Thêm H vào cho đủ hóa trị
Bước 4 : HS thực hiện việc giải.
C-C-C-C-C C = C – C – C - C CH2 = CH - CH2 - CH2 - CH3
CC – C = C – C - C CH3 - CH = CH - CH2 - CH3
CH2
Trang 26Bước 5 : GV gọi HS khác nhận xét sau đó kiểm tra việc giải, thử lại.
GV kiểm tra lại kết quả và toàn bộ quá trình giải
Bước 6 : Áp dụng vào giải bài tập tương tự.
+ Viết CTCT và gọi tên ankan có CTPT C6H12
+ Viết CTCT và gọi tên các ankin có CTPT C4H6 và C5H8
+ Ứng với công thức C8H10 có bao nhiêu đồng phân hidrocacbon thơm?
- Về kiểm tra đánh giá: GV đánh giá khách quan, HS tham gia vào quá trình nhậnxét đánh giá kết quả học tập của mình (tự đánh giá), đánh giá nhận xét lẫn nhau Nộidung kiểm tra chú ý đến các mức độ: tái hiện, vận động, suy luận, sáng tạo
Trong ví dụ trên, HS có thể nhận xét cách viết đồng phân của các bạn khi các bạnlên bảng thông qua hướng dẫn của GV, từ đó GV đánh giá khách quan bài tập của HS
GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, động viên các hoạt động độc lập của
HS, đánh thức các tiềm năng của mỗi HS giúp họ chuẩn bị các hành trang bước vàocuộc sống
Để làm rõ hơn cho PPDH hướng vào người học nhằm phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo của HS cụ thể trong chương trình Hóa học lớp 11 – phầnhiđrocacbon – tôi xin trình bày chi tiết hơn trong các chuyên đề ở cuối chương II
2.1.2 Dạy học theo hướng “Hoạt động hoá người học”
a Nhiệm vụ và trách nhiệm của người GV trong dạy học theo hướng “ Hoạt động
hóa người học”
Nét đặc trưng cơ bản của định hướng hoạt động hoá người học là sự học tập tựgiác và sáng tạo của HS Để HS học tập tích cực tự giác cần làm cho HS biết biến nhucầu của xã hội thành nhu cầu nội tại của bản thân mình Để có tư duy sáng tạo thì phảitập luyện hoạt động sáng tạo thông qua học tập Muốn vậy ngay trong bài học đầu tiêncủa môn học phải đặt HS vào vị trí của người nghiên cứu, người khám phá Ngược lại
Trang 27nhờ cách học nghiên cứu khám phá và cách học sáng tạo đó mà HS nắm vững kiếnthức, biết sử dụng kiến thức một cách linh hoạt rồi tiếp tục sáng tạo ra cái mới Cáchtốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của HS làđặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnhkiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức Vì vậy cần phảicoi xây dựng phong cách “học tập sáng tạo” là cốt lõi của việc đổi mới PPDH.
Ngày nay việc học tập của HS mang nhiều ý nghĩa tự học, còn người GV cần chú
ý đến dạy cách học thông qua quá trình dạy học Trong khi khẳng định vai trò củangười GV không hề suy giảm, cần phải thấy rằng tính chất của vai trò này đã thay đổi:người GV không phải là nguồn phát huy thông tin duy nhất, không chỉ lo truyền thụkiến thức, không phải là người làm mọi việc cụ thể trên lớp
Trách nhiệm chủ yếu của GV là làm các công việc sau:
- Thiết kế: Lập kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch dạy học, bao gồm: mục đích, nộidung, PP, phương tiện và hình thức tổ chức (tức là soạn giáo án theo những yêu cầumới, chỉ rõ mục tiêu, nội dung, cách tổ chức và điều khiển hoạt động của HS, chỉ rõ hệthống hoạt động của HS)
- Uỷ thác, tạo động cơ: Biến ý đồ của dạy học của GV thành nhiệm vụ học tập tựnguyện, tự giác của HS
- Điều khiển: Điều khiển và tổ chức hoạt động của HS theo cá nhân hay nhóm, kể
cả điều khiển về mặt tâm lý, bao gồm sự động viên, trợ giúp, đánh giá
- Thể chế hoá: Biến những kiến thức riêng của từng HS thành tri thức khoa họccủa xã hội mà HS cần tiếp thu, tạo điều kiện cho HS vận dụng tri thức thu được để giảiquyết một số vấn đề liên quan trong đời sống và sản xuất
b Các biện pháp hoạt động hóa người học
+ Khai thác nét đặc thù môn hoá học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng phong phú giúp HS chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng trong giờ học như:
- Tăng cường sử dụng thí nghiệm hoá học, các phương tiện trực quan
- Trong giờ học cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động của HS như:
TN, dự đoán lí thuyết, mô hình hoá, giải thích, thảo luận nhóm giúp HS được hoạtđộng tích cực chủ động
+ Đổi mới hoạt động học tập của HS và tăng thời gian dành cho HS hoạt động trong giờ học
- Hoạt động của GV chú trọng đến việc thiết kế, hướng dẫn, điều khiển các hoạtđộng và tư duy của HS khi giải quyết các vấn đề học tập thông qua các hoạt động cánhân và hoạt động nhóm GV cần động viên HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học,giảm tối đa các hoạt động nhận thức thụ động Việc tăng thời gian hoạt động của HS
có thể thực hiện bằng nhiều cách như:
- Giảm thuyết trình của GV xuống dưới 40 – 50% thời gian của một tiết học, tăngđàm thoại giữa thầy và trò, trong đó ưu tiên sử dụng PP đàm thoại nêu vấn đề Tậpluyện cho HS được thảo luận, tranh luận
Trang 28- Khi HS nghiên cứu sách giáo khoa tại lớp, GV cần đặt ra những câu hỏi tổnghợp đòi hỏi HS phải so sánh, khái quát hoá, suy luận nhằm khắc sâu và vận dụng sángtạo kiến thức Cần yêu cầu HS phát biểu nội dung theo ý hiểu của các em mà khôngphụ thuộc vào từng từ trong sách.
- Dành thời gian thích đáng để chỉ dẫn, uốn nắn PP học tập của HS trên cơ sởluyện tập cho HS được trình bày về PP tiếp cận vấn đề và vận dụng tổng hợp, sáng tạokiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập hay trong thực tiễn
+ Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động tích cực sáng tạo của HS.
Có thể thực hiện biện pháp này bằng nhiều cách như:
- Thường xuyên sử dụng tổ hợp PPDH phức hợp – dạy học nêu vấn đề và dạycho HS giải quyết các vấn đề học tập (bài toán nhận thức) và các vấn đề có liên quanđến thực tiễn từ thấp đến cao
- Tăng cường sử dụng các câu hỏi, bài tập đòi hỏi HS phải suy luận, sáng tạo,trong đó có các bài tập sử dụng hình vẽ
- Từng bước đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá cao những biểuhiện chủ động sáng tạo của HS và đánh giá cao kiến thức về TN hoá học, kĩ năng thựchành cũng như kĩ năng biết vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết các vấn đề cóliên quan đến thực tiễn
Ví dụ : Khi dạy phần hiđrocacbon, để hướng dẫn HS phân biệt các hiđrocacbon,
GV có thể làm như sau:
Bài tập: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 3 bình không dán nhãn chứa mỗi khí không màu sau: metan, etilen, axetilen.
Bước 1 : GV gọi HS đọc đề bài, hình dung ra vấn đề.
Bước 2 : GV phân tích đề, cùng HS ôn lại kiến thức có liên quan, mối liên hệ giữa
các kiến thức đó với dữ kiện và yêu cầu của bài tập để tìm hướng giải quyết vấn đề
Nguyên tắc để nhận biết các chất là
gì?
Vậy để nhận biết các chất trước hết ta
phải làm gì?
Em hãy phân loại các chất trên?
Bước tiếp theo ta phải làm gì?
- Phân loại các chất cần nhận biết
- Axetilen: ankin; etilen : anken;metan: ankan
- Xác định phản ứng hóa học đặctrưng riêng của từng loại chất
- Axetilen: phản ứng với dd AgNO3/
NH3 tạo kết tủa màu vàng
Etilen: phản ứng với dd brom làmmất màu dung dịch brom
Trang 29 Trình bày lại lời giải, viết các
phương trình phản ứng
xảy ra
Bước 3 : GV hướng dẫn HS tìm ra phương pháp giải.
+ Phân loại các chất cần nhận biết
+ Xác định phản ứng hóa học đặc trưng của từng loại chất
+ Trình bày lời giải
+ Viết các phương trình phản ứng xảy ra
Bước 4 : Thực hiện việc giải.
- Viết CTCT, phân loại chất: Metan – CH4: ankan,
Etilen – CH2 = CH2: anken,
Axetilen – CH CH : ankin.
- Xác định phản ứng đặc trưng của từng loại chất:
Ankin đầu mạch: phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng
Anken : phản ứng với dd brom làm mất màu dung dịch brom
Ankan: chất còn lại vì không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, không phảnứng với dung dịch Br2
- Gọi HS trình bày lời giải:
Lần lượt dẫn mỗi khí vào dd AgNO3/NH3, khí nào phản ứng tạo kết tủa vàng làaxetilen, 2 khí còn lại không có hiện tượng gì
Dẫn 2 khí còn lại vào dd brom, khí nào làm mất màu dung dịch brom là etilen,còn lại là metan không có hiện tượng gì
- Viết các phương trình phản ứng xảy ra
Bước 5 : GV gọi HS nhận xét sau đó kiểm tra việc giải, thử lại.
GV: Dùng dung dịch Br2 trước được không? Nếu được thì nhận biết như thế nào?
HS: Dùng dung dịch Br2 trước vẫn được, ta nhận ra metan không phản ứng(không có hiện tượng gì), 2 chất còn lại làm mất màu dd Br2, sau đó nhận biết axetilenbằng dd AgNO3/NH3
Bước 6 : GV cho HS áp dụng vào giải bài tập tương tự và có thể cho về nhà.
Trang 302 Trình bày phương pháp hóa học để:
a) Phân biệt metan và etilen
b) Tách lấy khí metan từ hỗn hợp với etilen
c) Phân biệt 2 bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en
3 Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt ba bình đựng ba khí riêng biệt là
metan, etilen và cacbonic
4 Trình bày phương pháp hóa học để:
a) Phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt không dán nhãn:
O2, H2, CH4, C2H4, C2H2.b) Tách riêng khí CH4 từ hỗn hợp với lượng nhỏ các khí C2H4 và C2H2
Với cách khai thác và giải quyết bài toán như trên, GV hoàn toàn có thể giúp HS
tự suy nghĩ và giải quyết bài toán, tăng cường hoạt động cho HS và tiết học không hề
bị nhàm chán Trái lại, các em sẽ nhớ rất lâu và vận dụng khá nhuần nhuyễn để giảicác bài tập tương tự còn lại
+ Sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin trong dạy hoá học.
Các phương tiện kĩ thuật dạy học bao gồm: đèn chiếu, máy chiếu phim, rađio,cacsset, tivi, camera cùng các thiết bị mang thông tin như: bản trong (sử dụng cho máychiếu hắt, phim, đĩa và băng từ (sử dụng cho camera, máy vi tính, đầu kĩ thuật số…)Máy chiếu hắt được sử dụng để trình chiếu các hình ảnh tĩnh được in lên bảntrong, do đó có thể vẽ, in các hình vẽ, sơ đồ, bài tập, câu hỏi hệ thống hoá để tiết
kiệm thời gian dành cho HS hoạt động
Sử dụng máy chiếu đa năng kết hợp cùng với máy vi tính cho phép ta đưa ra cáchình ảnh động phục vụ rất tốt cho việc mô tả các quá trình hoá học, giúp các em dễdàng tưởng tượng hơn, tiết kiệm được thời gian hơn
Hiện nay đã có nhiều phần mềm hoá học do các tác giả trong nước và các phầnmềm của nước ngoài phục vụ rất tốt cho việc dạy học hoá học ở trường phổ thông như:Phần mềm xây dựng bài tập trắc nghiệm, TH ảo, biểu diễn cấu tạo không gian của hợpchất hữu cơ, mô phỏng, đĩa CD TN hoá học
Trong phần hiđrocacbon của hóa học lớp 11, GV có thể dùng các phần mềmhóa học để biểu diễn CTCT của các hiđrocacbon thông qua mô hình rỗng hoặc đặcnhư: CH4 trong giảng dạy bài ankan, C2H4 trong giảng dạy bài anken hay C2H2, C6H6
trong giảng dạy bài ankin và hiđrocacbon thơm… HS sẽ dễ hình dung hơn về CTCTcủa các hiđrocacbon, từ đó suy ra được tính chất hóa học của các hiđrocacbon thôngqua sự hướng dẫn của GV GV cũng có thể dùng các phim, ảnh để làm sinh động hơncho các tiết dạy, các mô hình biễu diễn không gian ba chiều của các hiđrocacbon, môhình rỗng, mô hình đặc…
Để làm rõ hơn cho phương pháp này, tôi xin trình bày kĩ hơn vào nội dung cácchuyên đề ở cuối chương II
2.1.3 Dạy học theo lối kiến tạo kiến thức cho HS
Trang 31Theo quan điểm kiến tạo, mục đích dạy học không chỉ đơn thuần là truyền thụkiến thức mà chủ yếu là quá trình biến đổi nhận thức của HS, tạo điều kiện cho họ kiếntạo kiến thức thông qua đó phát triển trí tuệ và nhân cách Để làm biến đổi nhận thứccủa HS thì trong giờ học GV cần chú ý đến các hoạt động giúp HS:
- Nắm bắt được vấn đề học tập
- Tạo được mâu thuẫn giữa kinh nghiệm vốn có của HS với thực tiễn quan sátđược và kiến thức cần tiếp thu
- Thực hiện hoạt động nhận thức những kiến thức một cách tích cực
Tiếp cận quan điểm kiến tạo trong dạy học đòi hỏi GV phải tạo được môi trường họctập thúc đẩy sự biến đổi nhận thức, tức là:
- Phải tạo cơ hội để HS trình bày, thể hiện được những kiến thức vốn có của họ
- Cần cung cấp những kiến thức dưới dạng tình huống có vấn đề, kiến thức có ýnghĩa với HS nhưng có liên quan đến kiến thức vốn có của họ
- Phải tạo cơ hội cho HS suy nghĩ tìm ra cách giải quyết vấn đề, kiến tạo kiếnthức mới, đề ra giả thuyết, các nguyên tắc thực hiện và thử nghiệm kiến thức mới.Trong giờ học người GV không chỉ đơn thuần là người truyền thụ kiến thức mà cònthể hiện vai trò:
- Người động viên, khuyến khích HS tham gia tích cực vào quá trình kiến tạokiến thức
- Người dự đoán, tìm hiểu những suy nghĩ, những kiến thức vốn có trong đầu HStrước giờ học cũng như trong giờ học
- Người chỉ dẫn giúp HS kiến tạo những kiến thức có ý nghĩa với họ
- Người thúc đẩy những hoạt động học tập, quá trình biến đổi kiến thức trong HS
Để giúp GV thiết kế và đánh giá các điều kiện học tập, các nhà nghiên cứu có đưa ramột số giải pháp sau:
- Cần tạo điều kiện cho người học phải đối phó với những tình huống phức tạpsao cho các kĩ năng giải quyết vấn đề đạt được sự phù hợp tối đa
- Cần lặp lại cùng một nội dung kiến thức ở các thời điểm khác nhau với các mụcđích khác nhau, từ các quan điểm lí thuyết khác nhau nhằm rèn luyện tính linh hoạttrong hoạt động nhận thức để thu được những kiến thức, hiểu biết mới
- Sự giao lưu mang tính cộng đồng là thực sự cần thiết để cho HS có được sựhiểu biết quan điểm của người khác mà kiến tạo nên kiến thức cho mình
Như vậy tiếp cận kiến tạo trong dạy học cũng hướng tới việc tích cực hoá hoạt độngcủa người học, đòi hỏi người GV phải tạo được một môi trường học tập để thúc đẩy sựbiến đổi nhận thức trong HS Cụ thể là:
- Phải tạo cơ hội để HS trình bày, thể hiện được những kiến thức vốn có của họ
- Cần cung cấp các tình huống có vấn đề có ý nghĩa với HS
Trang 32- Tạo cơ hội cho HS suy nghĩ tìm ra cách giải quyết vấn đề, thử nghiệm kiến thứcmới.
- Động viên, khuyến khích HS thể hiện quan điểm nhận thức của mình và thamgia tích cực vào các hoạt động tương tác thầy – trò, trò – trò trong quá trình học tập
Ví dụ: Dùng PPDH theo lối kiến tạo để giúp HS giải thích các hiện tượng và viết
phương trình phản ứng trong các bài toán hiđrocacbon, người GV có thể làm như sau:
Bài toán: Dẫn hỗn hợp khí gồm metan, etilen và axetilen đi vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong dung dịch amoniac Khí còn lại được dẫn vào dung dịch brom (dư) Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
Bước 1 : GV cho HS đọc đề bài, hình dung ra vấn đề.
Bước 2 : GV phân tích đề, cùng HS ôn lại kiến thức có liên quan, mối liên hệ giữa
các kiến thức đó với dữ kiện và yêu cầu của bài tập để tìm hướng giải quyết vấn đề.
Sở dĩ có các hiện tượng xảy ra (thay
đổi màu sắc, tạo kết tủa…) mà ta quan
sát được là do đâu?
Vậy để biết có hiện tượng gì xảy ra
trước hết ta phải xem xét điều gì?
Để xét có phản ứng xảy ra hay không
trước hết ta làm gì?
Sau khi biết các phản ứng nào xảy ra,
dựa vào đâu để xét hiện tượng?
Viết ptpư, nêu hiện tượng
- Có phản ứng xảy ra giữa các chất tạo
Bước 3 : GV hướng dẫn HS tìm ra phương pháp giải thích hợp:
+ Viết CTCT, phân loại chất
+ Xét xem có phản ứng nào xảy ra
+ Viết phương trình phản ứng
+ Dựa vào đặc điểm của phản ứng nêu hiện tượng
+ Trình bày lời giải
Bước 4 : HS thực hiện việc giải.
- Viết CTCT, phân loại: CH4: ankan ; CH2 = CH2: anken ; CH CH : ankin.
- Xét xem chất nào có phản ứng:
Khi dẫn hỗn hợp vào dd AgNO3/NH3 thì CH CH có phản ứng.
Khi dẫn hỗn hợp còn lại vào dd Br2 thì CH2 = CH2 có phản ứng
- Viết phương trình phản ứng:
Trang 33- Dựa vào đặc điểm của sản phẩm nêu hiện tượng:
(1): sản phẩm là AgC CAg là chất kết tủa màu vàng hiện tượng: xuất
hiện chất kết tủa màu vàng
(2): sản phẩm là chất không màu hiện tương: mất màu dung dịchbrom
- Trình bày lại lời giải:
Dẫn hỗn hợp khí gồm metan, etilen và axetilen đi vào một lượng dư dung
dịch bạc nitrat trong dung dịch amoniac chỉ có axetilen phản ứng tạo chất kết tủamàu vàng:
CH CH AgNO NH AgC CAg NH NO
Khí còn lại là etilen và metan dẫn vào dd brom (dư) chỉ có etilen phản
ứng làm mất màu dung dịch brom
CH CH Br CH Br CH Br
Bước 5 : GV cho HS nhận xét Sau đó, kiểm tra việc giải, thử lại.
Kiểm tra lại toàn bộ quá trình giải
Bước 6 : GV cho HS áp dụng vào giải bài tập tương tự.
Bài tập tương tự
1 Khi sục hỗn hợp khí gồm xiclopropan và metan vào dung dịch brom sẽ quan
sát thấy hiện tượng nào sau đây?
A Màu dung dịch không đổi, có khí thoát ra
B Màu dung dịch không đổi, không có khí thoát ra
C Màu dung dịch bị nhạt dần, có khí thoát ra
D Màu dung dịch bị nhạt dần, không có khí thoát ra
2 Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?
A Butan B But-1-en C Cacbonđioxit D Metylpropan
Trong dạy học hóa học lớp 11, phần hiđrocacbon, GV có thể dùng PPDH theo lốikiến tạo để giúp HS kiến tạo kiến thức từ đó phát triển thêm về trí tuệ và nhân cáchcuar HS thông qua các ví dụ trong các bài giảng, được trình bày chi tiết hơn trong cácchuyên đề ở cuối chương II
2.1.4 Dạy học theo dự án [6] [7][8]
a Dạy học theo dự án là gì?
Dạy học theo dự án (DHTDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học dưới
sự chỉ đạo của GV thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp mang tính thực tiễn, vớihình thức làm việc nhóm là chủ yếu Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực caotrong toàn bộ quá trình học tập, tạo ra những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu
Trang 34DHTDA là một PPDH mới đã và đang được triển khai mạnh mẽ trên thế giới và bướcđầu vận dụng tại Việt Nam DHTDA đã được vận dụng trong dạy học các môn họcNgữ văn, Sinh học, Địa lí, Vật lí, Hoá học, Ngoại ngữ,… ở mọi cấp, bậc học từ Tiểuhọc tới Đại học.
Vậy việc vận dụng DHTDA trong dạy học môn Hoá học ở trường THPT nước tađược GV hưởng ứng và thực hiện như thế nào?
Theo số liệu của tài liệu [2] điều tra 85 GV Hoá học ở trường THPT tại các tỉnhphía Bắc và phía Nam (15 tỉnh thành) từ năm 2010 đến 2011 cho thấy 79,3% GV đãbiết đến DHTDA nhưng chỉ có 15,9% GV có vận dụng PPDH này vào dạy học hoáhọc (thường xuyên hoặc một vài lần) Nguyên nhân cơ bản nhất là GV còn chưa hiểu
rõ về PPDH này và rất lúng túng trong việc xác định hoạt động cụ thể của mình trongviệc chuẩn bị, tổ chức, điều khiển, hỗ trợ, giúp đỡ HS trong quá trình thực hiện dự án
và tổ chức hoạt động trong giờ học
Để việc áp dụng DHTDA có hiệu quả cao, chúng ta cần làm rõ vai trò của người
GV trong giờ học là gì? GV cần tiến hành hoạt động như thế nào từ khâu chuẩn bị đếnviệc tổ chức, điều khiển hoạt động của HS trong giờ học?
b Đặc điểm của dạy học dự án
Định hướng vào HS
- Chú ý đến hứng thú của người học, tính tự lực cao: HS được trực tiếp tham gia
chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp khả năng và hứng thú của cá nhân, khuyếnkhích tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học Giảng viênđóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ
- Người học được cộng tác làm việc, lựa chọn nhiệm vụ phù hợp: Các dự án được
thực hiện theo nhóm, có sự cộng tác và phân công công việc giữa các thành viên trongnhóm, rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên thamgia, giữa giảng viên và HS cũng như các lực lượng xã hội tham gia vào dự án
Định hướng vào thực tiễn
- Gắn liền với hoàn cảnh: Chủ đề dự án xuất phát từ tình huống của thực tiễn
nghề nghiệp, đời sống xã hội, phù hợp trình độ người học
- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án gắn việc học tập trong nhà trường với
thực tiễn đời sống xã hội, địa phương, gắn với môi trường, mang lại tác động xã hộitích cực
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành: Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng
hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn củangười học
- Dự án mang nội dung tích hợp: Kết hợp tri thức của nhiều môn học hay lĩnh
vực khác nhau để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp
Định hướng vào sản phẩm
Các sản phẩm được tạo ra, không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, màcòn tạo ra sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành Những sản phẩm này
có thể sử dụng, công bố, giới thiệu
c Các giai đoạn của dạy học dự án
Trang 35 Bước 1 Xây dựng ý tưởng dự án Quyết định chủ đề
GV tạo điều kiện để HS đề xuất ý tưởng dự án, quyết định chủ đề, xác định mục tiêu
dự án
Bước 2 Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Nhóm HS lập kế hoạch làm việc, phân công lao động
Bước 3 Thực hiện dự án
HS làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch, kết hợp lí thuyết và thực hành, tạo ra sản phẩm
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm dự án
HS trình bày sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án
Bước 5 Đánh giá
GV và HS đánh giá kết quả và quá trình Rút ra kinh nghiệm
d Ưu điểm và hạn chế của PPDH theo dự án
Ưu điểm
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúpviệc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật, cùng mộtnội dung nhưng theo những cách khác nhau
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập, phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm
- Phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, thúcđẩy suy nghĩ sâu hơn khi gặp các vần đề khác nhau
- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc của người học
- Phát triển năng lực đánh giá
Trong ĐT đại học, dạy học dự án là hình thức quan trọng để thực hiện phương thức
ĐT theo hướng kết hợp giữa học tập và nghiên cứu khoa học
GV và hoạt động tương ứng của HS từ đó lên được kế hoạch hoạt động cụ thể cho một
số bài học và thực thi kế hoạch đặt ra với sự quan sát, phân tích, rút kinh nghiệm và bổsung một cách nghiêm túc Việc vận dụng PPDH mới cần được thực hiện và rút kinhnghiệm thường xuyên thì mới có thể kết luận được về tính hiệu quả của nó trong điềukiện thực tại
e Ví dụ về PPDH theo dự án môn hóa học
Trang 36Tôi xin được trích dẫn từ một bài viết trên tạp chí khoa học – Đại học Sư phạm
Hồ Chí Minh - của hai tác giả Phan Đồng Châu Thủy và Nguyễn Quỳnh Mai Phương:
“ Dạy học theo dự án bài Khái niệm về Tecpen – chương trình hóa học lớp 11 nâng cao” để làm rõ hơn về PPDH theo dự án trong giảng dạy phần hiđrocacbon – chương
trình hóa học lớp 11
Tên dự án: Dược phẩm từ thiên nhiên Dự án được xây dựng để dạy bài 42
“Khái niệm về tecpen” thuộc chương 6 “Hiđrocacbon không no” trong chương trình
Hóa học lớp 11 nâng cao
Ý tưởng dự án: TIPHARCO là một công ti dược nổi tiếng ở Việt Nam Công
ti đang có kế hoạch “tung” ra thị trường một dòng sản phẩm mới chăm sóc một cáchtoàn diện cả về sắc đẹp lẫn sức khỏe cho người tiêu dùng Đóng vai là nhân viênPhòng Nghiên cứu và Phát triển của công ti, các nhóm thiết kế một bài trình diễn vềdược tính của một số nguồn Tecpen thiên nhiên đã nghiên cứu được Sau đó, nhóm cửđại diện để báo cáo kết quả nghiên cứu của Phòng nhằm thuyết phục Ban lãnh đạocông ti cho sản xuất các sản phẩm này để đưa ra thị trường trong thời gian sắp tới
Mục tiêu dự án
Sau khi thực hiện dự án, HS phải đạt được những mục tiêu sau:
+ Kiến thức
- Biết thành phần, cấu tạo của tecpen
- Biết được một số loại tecpen có thể gặp trong cuộc sống và tính năng y học củachúng
+ Kĩ năng
- Giao tiếp và hợp tác
- Sáng tạo trong giải quyết vấn đề
- Tư duy độc lập và tư duy bậc cao
- Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
+ Thái độ
- Thấy được tầm quan trọng của tecpen trong cuộc sống
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên
Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát
- Để có sức khỏe và sắc đẹp ta phải làm gì?
Câu hỏi bài học
- Nêu một số nguồn tecpen trong thiên nhiên?
- Nêu dược tính của một số tecpen dễ tìm trong tự nhiên?
Câu hỏi nội dung
- Tecpen là gì? Tecpen thường có ở đâu?
- Đặc điểm cấu tạo của phân tử tecpen?
Trang 37- Cách khai thác và ứng dụng của tecpen thiên nhiên?
Câu hỏi khái quát được GV đưa ra trước khi giới thiệu ý tưởng dự án nhằm kíchthích hứng thú và sự tò mò của HS về nội dung của dự án cũng như nội dung bài học
GV đưa các câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung trong quá trình HS thực hiện
dự án giúp các em có sự định hướng trong công việc Nhờ đó, sản phẩm dự án tạo ra
có nội dung đáp ứng được yêu cầu của dự án cũng như của bài học Hai loại câu hỏinày còn được GV sử dụng sau khi kết thúc dự án để kiểm tra và củng cố kiến thức bàihọc cho HS
Thực hiện dự án
HS sẽ thực hiện dự án này trong thời gian 2 tuần Ban đầu, các nhóm xây dựng
kế hoạch thực hiện dự án dưới sự tư vấn của GV và phân vai phù hợp Sau đó cácthành viên trong nhóm sẽ thực hiện công việc được giao và tự định hướng công việccủa mình Trong quá trình thực hiện dự án, HS phải có sự đánh giá bản thân, đánh giánhóm và phải có sự chia sẻ và phản hồi thông tin GV theo dõi, ghi chép mọi hoạtđộng của HS và hỗ trợ, tư vấn khi cần thiết
Các công việc trên được HS thực hiện ở nhà GV và các thành viên trong nhómtheo dõi, đánh giá công việc và trao đổi thông tin về dự án vào giờ giải lao hay nhữngphút cuối giờ học hoặc qua diễn đàn
Kết thúc dự án
GV xây dựng lớp học thành một tình huống giả định trong đó các thành viêntrong nhóm thuyết trình đóng vai trò là các nhân viên Phòng Nghiên cứu và Phát triểncủa công ti TIPHARCO GV và các thành viên còn lại trong lớp đóng vai là Ban lãnh
đạo công ti, sẽ dựa vào Bảng tiêu chí đánh giá bài trình diễn và đặt câu hỏi chất vấn
các thành viên trong nhóm thuyết trình để đánh giá kết quả dự án của các nhóm
f Kết luận
Hóa học là một môn học vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực nghiệm.Các nội dung trong chương trình hóa học phổ thông liên quan đến đời sống thực tiễnrất nhiều Vì vậy, sử dụng DHTDA để dạy học môn Hóa là rất phù hợp và cần thiết.DHTDA sẽ giúp HS liên hệ kiến thức hóa học với đời sống thực tiễn Do đó ngoài tácdụng kích thích hứng thú học tập của HS, nâng cao hiệu quả dạy học, DHTDA còn cótác dụng hướng nghiệp cho HS và hình thành, rèn luyện cho các em một số kĩ năngcần thiết của công việc, cuộc sống sau này
Tuy nhiên, để DHTDA có hiệu quả và đảm bảo tất cả HS trong lớp đều đượchưởng những lợi ích do PPDH này mang lại, GV cần lưu ý đến các đối tượng HS tronglớp để tư vấn phân công hợp lý, điều chỉnh dự án phù hợp, quan tâm đặc biệt, tạo điềukiện và khuyến khích các em đó tham gia thực hiện dự án
2.1.5 Sử dụng thiết bị và thí nghiệm hóa học để dạy học hóa học theo hướng tích cực [1]
Thiết bị dạy học là nguồn cung cấp kiến thức
- Thiết bị trực quan:
+ Cho HS quan sát trạng thái, màu sắc từ các mẫu vật và thử tính chất của cácchất hóa học cụ thể rút ra tính chất vật lý của chất
Trang 38Ví dụ: Cho HS quan sát tinh dầu sả hay dầu tràm khi dạy bài “Khái niệm về
tecpen”
+ Quan sát mô hình cấu tạo nguyên tử, phân tử, cấu trúc không gian của các chất
cụ thể để rút ra các đặc điểm cấu tạo và suy đoán tính chất hóa học tính chất hóa họccủa các chất
Ví dụ: Mô hình rỗng và đặc của các hiđrocacbon có CTPT CH4, C2H2, C2H4,
C6H6,…khi giảng dạy phần cấu tạo phân tử của hiđrocacbon…GV cũng có thể tự làm
mô hình benzen C6H6 từ các cây kẹo mút có màu sắc để kích thích hứng thú học tậpcho HS,…
- Thiết bị kỹ thuật dạy học:
+ Máy chiếu hắt có thể dùng khi giảng bài mới, ôn tập củng cố, kiểm tra đánhgiá, khi HS thảo luận có thể quan sát được để góp ý kiến kịp thời
+ Bản trong có thể sử dụng thiết kế nhiều loại bài khác nhau GV có thể tự thiết
kế bằng tay, vẽ màu sắc đa dạng, phong phú
- Sử dụng CNTT và truyền thông trong dạy học hóa học
Sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy học tích cực
Trong dạy học hóa học không thể thiếu TN hóa học Thí nghiệm hóa học được
sử dụng để giúp HS thu thập và xử lý các thông tin nhằm kiểm tra tính chất hoặc củng
cố bài học Có thể dùng TN để kiểm chứng, đối chứng, nghiên cứu tài liệu mới, nêu vàgiải quyết vấn đề, luyện tập, thực hành Tùy theo mức độ sử dụng mà GV hướng dẫn
HS khai thác hiệu quả nhất
- Sử dụng TN theo hướng nghiên cứu bài học:
+ GV nêu hoặc hướng dẫn HS phát hiện vấn đề cần tìm hiểu
+ HS nghiên cứu thí nghiệm: Xác định mục đích TN, tiến hành TN, quan sát hiệntượng và giải thích
+ Rút ra kết luận về vần đề cần tìm hiểu
- Sử dụng TN trong bài luyện tập, thực hành:
+ GV nêu nhiệm vụ, hướng dẫn HS đề xuất các TN nếu cần
+ HS nắm được mục đích, cách tiến hành TN và thực hiện GV quan sát có thểgóp ý kịp thời nếu cần
+ HS quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận
+ HS viết báo cáo TN
- Sử dụng TN để kiểm chứng, đối chứng:
+ HS đề xuất TN
+ HS tiến hành TN theo đề xuất
+ Kiểm chứng kết quả đã đề xuất, so sánh với mẫu chuẩn đã được công nhận
Ví dụ: Khi giảng dạy phần tính chất hóa học của các hiđrocacbon, GV có thể làm
TN biễu diễn như: anken làm mất màu dung dịch brom, dung dịch thuốc tím KMnO4,
hay thí nghiệm nước cà chua làm mất màu dung dịch brom khi dạy bài khái niệm
Trang 39tecpen, phản ứng thế bằng ion bạc kim loại của ankin có chứa liên kết ba đầu mạch,…Tùy vào khả năng của HS và yêu cầu của từng tiết học, GV có thể cho HS tự TNnghiên cứu bài học…Hóa học là môn học thực nghiệm, việc đưa TN vào giảng dạy làviệc làm cần thiết mà mỗi GV cần làm, qua đó giúp HS có hứng thú học tập và nângcao niềm tin vào khoa học.
2.1.6.Sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực
a Sử dụng BT hóa học trong việc hình thành khái niệm, kiến thức mới[2]
HS thường không thích học môn hóa hữu cơ nên các em không tập trung nghegiảng nội dung quá nặng nề về lí thuyết trong các tiết học, các em sẽ hứng thú hơn vớicác bài tập mà GV đưa ra Vì vậy, việc mỗi GV xây dựng cho HS một hệ thống bài tậpcho từng bài học, sử dụng bài tập để củng cố kiến thức cho HS được xem là PPDH cóhiệu quả, bên cạnh đó cũng cần chú ý đến các bài tập hình thành khái niệm, kiến thứcmới, bài tập rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, bài tập vận dụng kiến thức và giải thíchđược các hiện tượng trong đời sống, thực tế hàng ngày
Hình thành khái niệm [3] là một trong những vấn đề quan trọng nhất của lí luậndạy học bộ môn Chỉ nắm vững hệ thống các khái niệm mới có thể thâm nhập vào bảnchất của các mối liên hệ, các định luật, các thuyết và từ đó mới có thể nắm vững cácứng dụng thực tế của bộ môn Có hình thành tốt khái niệm, mới phát triển tốt năng lực
tư duy của HS, giúp họ vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tiễn và rèn luyện nănglực sáng tạo Vì vậy, khi sử dụng BTHH trong việc hình thành khái niệm cần làm cácbước sau:
- GV lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập để điều khiển, hướng dẫn HS tư duy,tìm ra những dấu hiệu bản chất của khái niệm hình thành
- HS giải bài tập, phát biểu được nội dung khái niệm bằng ngôn ngữ hóa học
- GV chỉnh lí, bổ sung, phát biểu chính xác khái niệm
- Tổ chức cho HS vận dụng khái niệm
Ví dụ 1: Khái niệm đồng đẳng mà HS được học lớp 9 có thể quên, vì vậy để HS
nắm được khái niệm đồng đẳng của metan trong bài đồng đẳng, đồng phân và danhpháp của ankan, GV cho HS làm bài tập sau:
CH4 là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng của metan
a Viết thêm 4 chất tiếp theo của dãy đồng đẳng này
b Từ đó hãy dự đoán công thức chung của ankan
Phân tích
- HS giải bài tập sẽ nắm được đồng đẳng của metan sẽ hơn kém CH4 một haynhiều nhóm CH2
- GV cho làm bài tập vận dụng:
Chất nào là đồng đẳng của metan: C2H4, C4H4, C6H14, C7H14
Ví dụ 2: Để truyền thụ kiến thức mới cho HS hiểu và vận dụng được quy tắc
Maccopnhicop, GV cho HS làm bài tập sau:
Cho các phương trình phản ứng sau:
CH3 CH3 CH3
Trang 40CH2 = C – CH3 + H2O H
CH2 – C – CH3 + CH2 – C – CH3H OH OH H
a Em hãy cho biết sản phẩm chính và sản phẩm phụ có đặc điểm gì?
b Quy tắc Maccopnhicop đưa ra cách xác định sản phẩm chính như thế nào?
c Vận dụng quy tắc Maccopnhicop, hãy xác định sản phẩm chính và sản phẩmphụ của các chất tạo thành khi cho 2 – metylbut – 2 - en tác dụng với HBr
Phân tích
- Từ 2 phương trình phản ứng trên, HS sẽ nhận ra dấu hiệu bản chất để xác địnhsản phẩm chính, đó là nguyên tử Cl hay nhóm -OH gắn vào cacbon có ít hidro hơn Vàđây chính là nội dung của quy tắc Maccopnhicop
- Sau khi tìm hiểu nội dung của quy tắc Maccopnhicop, HS sẽ làm được bài tập
áp dụng ở câu c
b Sử dụng bài tập hóa học trong việc luyện tập, hệ thống kiến thức[3]
Việc sử dụng bài tập cho mục đích ôn luyện cần lưu ý một số điểm sau:
- Các câu hỏi ôn tập thường có tính khái quát cao, giúp HS hệ thống hóa, so sánhcác vấn đề với nhau theo những mô hình nào đó Có thể hướng dẫn các em tổng kếtvấn đề qua hệ thống biểu bảng
- Việc ôn tập nên tiến hành thường xuyên và nên tổ chức vào đầu giờ học, đầubuổi học, bằng cách cho bài tập, thảo luận tại lớp
- Giải bài tập tổng hợp và khó, hướng đến những vấn đề quan trọng nhất củachương trình
- Cho HS làm bài tập dài, giải cẩn thận và nộp lại cho GV
Ví dụ 1: Dạng bài tập so sánh ankan và xicloankan, qua đó giúp HS nắm được
những đặc điểm giống và khác nhau cơ bản nhất của chúng
Danh
pháp Tên gọi có đuôi – an Tên gọi có đuôi –an và tiếp đầungữ xiclo