1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học luyện từ và câu khối lớp 4, 5 (kiểu bài hình thành khái niệm về từ ngữ)

49 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 849 KB

Nội dung

Là một giáo viên Tiểuhọc trong tơng lai, chúng tôi sẽ trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt trong nhàtrờng Tiểu học nên tôi nhận thấy việc nghiên cứu kĩ kiểu bài lí thuyết về từtrong sách g

Trang 1

mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Trong chơng trình Tiếng Việt Tiểu học năm 2000, môn Tiếng Việt đợcchia thành nhiều phân môn trong đó có phân môn: “Luyện từ và câu”, nó thaythế cho 2 môn Từ ngữ và Ngữ pháp trong chơng trình cải cách giáo dục Têngọi mới này nhấn mạnh cả về phơng diện lí thuyết và thực hành khi dạy từngữ, ngữ pháp Và thực chất của việc dạy từ là nhằm mục đích giúp học sinhbiết dùng từ để tạo câu, từ đó vận dụng vào quá trình giao tiếp, học tập

Dạy từ ngữ là một hoạt động không thể thiếu trong chơng trình TiếngViệt ở phổ thông nói chung và chơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng Từ

là đơn vị trung tâm và có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ

Điều này lí giải tại sao việc dạy từ ngữ, việc mở rộng và phát triển vốn từ chohọc sinh lại đợc coi là nhiệm vụ hàng đầu trong chơng trình Tiếng Việt ở Tiểuhọc Nói cách khác từ ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống conngời Đối với học sinh cũng vậy nếu không có vốn từ đợc mở rộng và theo một

hệ thống khoa học mà mới chỉ có vốn từ tự nhiên trớc khi đến trờng thì họcsinh không thể học tập, tiếp thu tri thức một cách bình thờng và kết quả đạt đ-

ợc sẽ không cao Bởi vì, để giải quyết một nhiệm vụ học nh làm một bài văn,giải một bài toán thì học sinh phải đọc và nắm đợc ý nghĩa của từ

Nh vậy, đối với học sinh Tiểu học thì việc học từ ngữ là điều kiện quantrọng để học sinh thực hiện hành động học và giao tiếp Là một giáo viên Tiểuhọc trong tơng lai, chúng tôi sẽ trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt trong nhàtrờng Tiểu học nên tôi nhận thấy việc nghiên cứu kĩ kiểu bài lí thuyết về từtrong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 4, 5 là điều rất cần thiết Vì vậy tôilựa chọn đề tài: “Dạy học Luyện từ và câu khối lớp 4, 5 (kiểu bài hình

thành khái niệm về từ ngữ)“ để đi sâu nghiên cứu, từ đó đề xuất một số biện

pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các tiết học về từ ngữ cho học sinh lớp 4, 5

2 Lịch sử vấn đề

Nh đã trình bày ở trên, việc cung cấp những kiến thức lí thuyết về từ ngữcho học sinh là một phần không thể thiếu trong khi dạy học Luyện từ và câunói riêng và dạy Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung Bởi việc dạy cho học sinhnắm đợc những kiến thức về từ là dạy cho học sinh cơ sở khoa học để rèn kĩnăng sử dụng từ Nghĩa là rèn cho các em một kĩ năng nắm vững công cụ để

Trang 2

học môn Tiếng Việt cũng nh các môn học khác, đồng thời giúp các em có khảnăng giao tiếp trong môi trờng hoạt động lứa tuổi.

Chính vì vai trò quan trọng của nó cho nên từ trớc tới nay đã có một sốcông trình tập trung đi sâu nghiên cứu về từ ngữ, và có thể chia các tài liệunghiên cứu đó theo 2 hớng sau:

*) Hớng thứ nhất

Dạy từ ngữ ở Tiểu học theo chơng trình cải cách giáo dục Sau đây là một

số công trình nghiên cứu theo hớng này :

- Lê Thanh Bình (1999), Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lợng dạy

học phân môn từ ngữ lớp 4, 5, Tạp chí nghiên cứu giáo dục.

- Lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hởng (1999), Giải đáp 88 câu hỏi về dạy học

Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục.

- Lê Phơng Nga, Nguyễn Trí (1996), Phơng pháp dạy học Tiếng Việt ở

Tiểu học, NXB Giáo dục.

- Nhng tập trung nhất vẫn là hai tác giả Phan Thiều và Lê Hữu Tỉnh trongmột chuyên luận do NXB Giáo dục ấn hành năm 2003 cuốn “Dạy học từ ngữ

ở Tiểu học” Cuốn sách này chủ yếu đi vào tìm hiểu cơ sở lí luận chung của

việc dạy từ ngữ, phân tích những u điểm và hạn chế của chơng trình và tài liệudạy học từ ngữ ở Tiểu học, đồng thời cũng đa ra quy trình dạy học các dạngbài, trong đó có quy trình dạy học lí thuyết về từ ngữ cho học sinh lớp 4, 5.Tất cả những nhận xét về nội dung và đề nghị về phơng pháp dạy đều dựa trênchơng trình và SGK cải cách

- Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), “Hỏi đáp về dạy - học Tiếng Việt 4

và “Hỏi đáp về dạy - học Tiếng Việt 5 ” Các tác giả đã đa ra quy trình, các

ph-ơng pháp dạy học theo hớng tích cực hoá vai trò của ngời học cũng nh những

điều cần lu ý trong khi dạy và học các bài lí thuyết về từ ngữ

Sách giáo viên (SGV) Tiếng Việt 4, 5 đã có phần hớng dẫn cụ thể chotừng bài lí thuyết về từ, nhng các đáp án chỉ là gợi ý Thực tế giáo viên có thể

sử dụng nguồn ngữ liệu gần gũi, quen thuộc để học sinh tiếp thu bài học dễ

Trang 3

dàng, đây chính là điểm mở cho sự linh hoạt của mỗi giáo viên trong quá trìnhgiảng dạy.

Nội dung cơ bản của các công trình thuộc hớng thứ hai tập trung xem xétviệc tìm hiểu chơng trình, SGK và quy trình dạy học Tiếng Việt nói chung,dạy từ ngữ nói riêng theo chơng trình mới

Tuy nhiên SGK và các tài liệu hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 4, 5 mặc dù

đã cụ thể nhng do mục đích là hớng tới đối tợng giáo viên trong cả nớc nênkhông gắn cụ thể với từng vùng miền

Chúng tôi nhận thấy từ gợi ý của các tài liệu nói trên, căn cứ vào thực tếcủa địa bàn thực tập, có thể tìm ra đợc cách dạy cụ thể trên một số đối tợngxác định Vì thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Dạy học Luyện từ và câu

khối lớp 4, 5 (kiểu bài hình thành khái niệm lí thuyết về từ ngữ)“ Đề tài

này đợc nghiên cứu trên đối tợng học sinh lớp 4, 5 các trờng Tiểu học : TrờngTiểu học Trng Nhị - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc và trờng Tiểu học ĐạiThắng A - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định

3 Mục đích nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả của giờ dạy lí thuyết về từ ngữ cho học sinh lớp 4, 5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đợc mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện một số nhiệm vụsau:

- Tìm hiểu các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài

- Tìm hiểu về thực trạng dạy và học kiểu bài lí thuyết về từ ngữ trongphân môn “Luyện từ và câu” ở khối lớp 4, 5

- Đề xuất một số giải pháp khi dạy kiểu bài này

- Thể nghiệm s phạm để kiểm tra tính khả thi của các đề xuất

5 Đối tợng, phạm vi nghiên cứu

*) Đối tợng nghiên cứu

Việc dạy và học kiểu bài hình thành khái niệm về từ ngữ trong phân môn

“Luyện từ và câu” ở khối 4, 5

*) Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn ở các bài lí thuyết về từ ngữ, trên đối tợng học sinh lớp 4, 5 haitrờng Tiểu học :

- Trờng Tiểu học Trng Nhị - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc

- Trờng Tiểu học Đại Thắng A - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định

Trang 4

6 Phơng pháp nghiên cứu

- Phơng pháp nghiên cứu lí luận

- Phơng pháp điều tra, thống kê, phân loại

Mặt khác, ngôn ngữ còn là công cụ để hiện thực hoá t duy, ngôn ngữ và

t duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Ngời có tduy tốt sẽ nói năng mạch lạc trôi chảy Nếu trau dồi ngôn ngữ tỉ mỉ, chu đáothì sẽ tạo điều kiện cho t duy phát triển tốt Vì thế, để hoàn thành tốt nhiệm vụphát triển t duy cho học sinh thì cần phải tổ chức tốt việc rèn luyện ngôn ngữ.Tuy nhiên, việc tiếp nhận ngôn ngữ nói chung và tiếp nhận tiếng Việt(tiếng mẹ đẻ) nói riêng ở các lứa tuổi khác nhau đều bị chi phối bởi sự pháttriển của tâm lí lứa tuổi Dạy học Tiếng Việt, cũng nh dạy học từ ngữ cần phảichú ý đến đặc điểm tâm lí của học sinh để chiếu theo đó mà có phơng hớng vàphơng pháp, biện pháp dạy thích hợp

Trớc hết, ta cần nhớ t duy (cách suy nghĩ) ở lứa tuổi Tiểu học vẫn cònmang tính hình tợng cụ thể Đặc điểm này là thuộc tính chủ yếu của lứa tuổi

Trang 5

mẫu giáo, nhng bớc vào lớp Một, các em vẫn còn t duy theo kiểu cụ thể chứcha suy nghĩ một cách trừu tợng đợc.

Cụ thể là gì? Đó là đặc điểm của những cái mà chúng ta nhận biết đợcbằng giác quan (bằng mắt nhìn, bằng tai nghe, bằng mũi ngửi, tay sờ, miệngnếm) Một cuốn sách trên bàn, một mùi thơm của thức ăn, …đều là những sựvật, hiện tợng cụ thể Trừu tợng ngợc với cụ thể, là tích chất của những gì đợctách ra từ trong cái cụ thể mà chúng ta không thấy, không nghe đợc, khôngcảm nhận đợc bằng giác quan Sức mạnh trí nhớ, niềm vui, … chính là nhữnghiện tợng trừu tợng

Với đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học nh trên cho nên ta thấykiểu bài cung cấp kiến thức mới về từ là một kiểu bài chỉ đợc dạy ở khối 4,

5 Đây cũng chính là một đặc điểm quan trọng buộc chúng ta phải biết lựachọn để sử dụng phơng pháp nào trong quá trình dạy học kiểu bài này để đạt

đợc hiệu quả cao nhất, làm thế nào để thu hút đợc sự chú ý của học sinh, giúphọc sinh hiểu đợc bản chất của từng khái niệm, đồng thời còn phải phát triển

đợc khả năng t duy của học sinh

Để có đợc một hành trang ngôn ngữ đầy đủ, phong phú về số lợng, chínhxác về chất lợng phục vụ nhu cầu giao tiếp đợc thuận lợi thì việc dạy từ ngữcho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng Nó không chỉcung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của phân môn giúp các em nắmvững tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ), phát triển khả năng t duy, khả năng giao tiếp

mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt các môn học khác và tạo đàcho các cấp học tiếp theo

Nh vậy, trong quá trình dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ nói chung, dạy tiếng Việtcho trẻ em Việt Nam nói riêng, chúng ta cũng còn cần phải chú ý đến mốiquan hệ giữa nhận thức và ngôn ngữ ở trẻ em

1.2 Cơ sở ngôn ngữ học

Trong phần này đề tài chỉ điểm qua các vấn đề lí thuyết về cấu tạo từ,nghĩa của từ, các vấn đề có liên quan đến nội dung lí thuyết về từ ngữ mà họcsinh Tiểu học đợc cung cấp

1.2.1 Đặc điểm cấu tạo từ

Vấn đề phân định ranh giới từ và cấu tạo từ có nhiều quan niệm khácnhau Nhng trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp chúng tôi xin phép

Trang 6

không trình bày tất cả mà chỉ trình bày theo quan điểm của tác giả Đỗ HữuChâu, ngời có nhiều đóng góp nhất trong việc nghiên cứu về từ ngữ.

Trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, NXB Giáo dục 1999, tác giả

Đỗ Hữu Châu viết : trong tiếng Việt “các yếu tố cấu tạo từ là những hình thứcngữ âm có nghĩa nhỏ nhất”, tức là những yếu tố không thể phân chia thànhnhững yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa dùng để cấu tạo ra các từ và theocác phơng thức cấu tạo từ của tiếng Việt Chúng ta gọi các yếu tố có đặc điểm

và chức năng nh trên (chức năng cấu tạo từ) bằng thuật ngữ “hình vị” và

“ph-ơng thức tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ra cáctừ” (tr 28)

Cũng trong cuốn sách này Đỗ Hữu Châu còn nhận định “Cấu tạo từ trớchết là cấu tạo hàng loạt các từ giống nhau về ngữ nghĩa (và khác nhau vớihàng loạt các từ khác về ngữ nghĩa), cho nên phải lấy ngữ nghĩa làm tiêu chíhàng đầu để tiến hành phân loại” (phân loại từ về mặt cấu tạo) Và theo quan

điểm này tác giả chia các từ tiếng Việt về mặt cấu tạo thành từ đơn (phơngthức từ hoá) - từ có một hình vị, từ phức gồm : từ láy (phơng thức láy) và từghép (phơng thức ghép) “Mỗi loại lớn gồm những từ có đặc tính ngữ nghĩa vàhình thức giống nhau, đến lợt mình sẽ đợc phân chia thành kiểu cấu tạo nhỏhơn cũng gồm những tơng đồng về ngữ nghĩa và hình thức” (tr 39)

Trang 7

Theo quan điểm phân loại nh trên có thể chia các từ tiếng Việt về mặtcấu tạo thành:

- Đại bộ phận các từ đơn thuần Việt hay đã Việt hoá là từ đơn một

âm tiết Ví dụ : đi, đứng, sách, vở, ăn , mặc,…

- Ngoài ra còn có một số từ đơn đa âm tiết nh từ đơn âm thuần Việt

Ví dụ : bù nhìn, bồ hóng, ác là,…

- Hoặc là các từ đơn gốc vay mợn Ví dụ : apatít, cà phê, ra di ô,…

1.2.1.2 Từ ghép

a) Định nghĩa về từ ghép

“Từ ghép đợc sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị (hay đơn

vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ, độc lập với nhau” (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ“

nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục 1999, tr 54).

Các từ ghép phân nghĩa đợc chia thành :

- Từ ghép phân nghĩa một chiều Ví dụ: xe đạp, xe máy, xe ngựa, …

- Từ ghép phân nghĩa hai chiều Ví dụ: đảng viên, đoàn viên, đội viên, … b.2 Từ ghép hợp nghĩa

Trang 8

- Từ ghép hợp nghĩa là từ ghép do hai hình vị tạo nên, trong đó không

có hình vị nào chỉ loại lớn, không có hình vị nào là hình vị phân nghĩa

- Từ ghép hợp nghĩa biểu thị những loại rộng lớn, bao trùm hơn so vớitừng hình vị tách riêng

- Căn cứ vào biểu hiện cụ thể, các từ ghép hợp nghĩa đợc chia thànhhai trờng hợp : từ ghép hợp nghĩa phi cá thể và từ ghép hợp nghĩa không phi cáthể Từ ghép hợp nghĩa phi cá thể lại chia thành ba loại nhỏ :

+ Từ ghép hợp nghĩa tổng loại Ví dụ : hổ báo, ếch nhái, cam quýt, … + Từ ghép hợp nghĩa chuyên chỉ loại Ví dụ : chợ búa, đờng xá,thuyền bè, …

+ Từ ghép hợp nghĩa bao gộp Ví dụ : điện nớc, vợ con,…

b.3 Từ ghép biệt lập

Ngợc lại với ghép phân nghĩa và hợp nghĩa có tính hệ thống rất caothì từ ghép biệt lập tính hệ thống của nó không có Mỗi từ là một trờng hợpriêng rẽ, không có những hình vị chỉ loại lớn chung với các từ khác, khôngphải là một loại nhỏ trong một loại lớn Những đặc trng ngữ nghĩa của mỗi từkhông lặp lại ở các từ khác, chúng là những sự kiện biệt lập

Ví dụ : (cái) chân vịt

(cái) tai hồng,

Trang 9

1.2.1.3 Từ láy

a Định nghĩa

“Từ láy là những từ đợc cấu tạo theo phơng thức láy, đó là phơng thức

lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu hay biến đổi theoquy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo 2 nhóm gồm nhómcao : thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã,thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” Đỗ Hữu Châu, Từ vựng“

ngữ nghĩa tiếng Việt , NXB Giáo dục 1999, tr 41.

Căn cứ vào số vào số lợng âm tiết có trong từ láy ngời ta chia từ láy

thành ba loại : láy đôi, láy ba, láy t, cụ thể :

+ Là từ láy mà toàn bộ âm tiết của hình vị cơ sở đợc giữ lại

Ví dụ : xanh → xanh xanh

+ Trong kiểu này có hai biến thể

Nhóm biến thanh Ví dụ : tím → tim tím

Nhóm biến đổi âm cuối Ví dụ : đẹp → đèm đẹp

*) Từ láy bộ phận

Là từ láy mà bộ phận âm tiết của hình vị cơ sở đợc giữ lại Trong đócó

+ Từ láy âm Ví dụ : múa → múa may

+ Từ láy vần Ví dụ : rối → bối rối

b.2 Láy ba

Tiếp đó phơng thức láy có thể tác động một lần vào một hình vị (một âmtiết) cho ra một từ láy ba âm tiết

Ví dụ : sạch → sạch sành sanh

Trang 10

sự vật, hiện tợng khác nhau là từ có nhiều nghĩa biểu vật, tơng tự nh thế, từnào có khả năng đi vào nhiều cấu trúc biểu niệm khác nhau là từ có nhiềunghĩa biểu niệm Và thông thờng số lợng ý nghĩa biểu niệm ít hơn số lợng ýnghĩa biểu vật.

Các ý nghĩa biểu vật trong một từ nhiều nghĩa thờng chia thành từngnhóm xoay quanh một cấu trúc biểu niệm nào đó

Các ý nghĩa biểu vật trong nhóm quanh một cấu trúc biểu niệm trung tâmthờng phát triển trên cơ sở một hoặc một vài nét nghĩa trong cấu trúc biểuniệm đó

Nét nghĩa cơ sở của cấu trúc biểu niệm trung tâm sẽ đảm bảo cho sựthống nhất giữa các ý nghĩa biểu vật Nh thế các nghĩa biểu vật của một từ tuykhác nhau, tuy đối lập nhau, nhng giữa chúng vẫn có sự thống nhất trên cơ sởnét nghĩa chung Nói khác đi, các ý nghĩa khác nhau của một từ lập nên một

hệ thống ngữ nghĩa trong lòng một từ nhiều nghĩa

1.2.2.2 Từ đồng âm

Theo Đỗ Hữu Châu “những đơn vị đồng âm là những đơn vị giống nhau

về hình thức ngữ âm nhng khác nhau về ý nghĩa”

Trang 11

Nói rõ hơn, các đơn vị đồng âm là những đơn vị không có quan hệ đồngnhất và đối lập về ngữ nghĩa với nhau Chúng chỉ là những đơn vị khác biệt vềngữ nghĩa Về mặt này các quan hệ đồng âm có tính chất ngẫu nhiên, không

bị chi phối bởi các quy luật ngữ nghĩa của ngôn ngữ Và chỉ nên xem là đồng

âm thực sự khi các đơn vị trong cùng một cấp độ đồng âm, khi các hình vị

đồng âm với hình vị, từ đồng âm với từ, cụm từ đồng âm với cụm từ

Hiện tợng đồng âm trong tiếng Việt xuất hiện khá nhiều trong khu vựcnhững từ một âm tiết

Ví dụ : la 1 : một nốt nhạc

la 2 : con la

la 3 : la hét, …

Hiện tợng đồng âm có thể xuất hiện do sự trùng hợp ngẫu nhiên về ngữ

âm của một số từ Có thể xuất hiện do sự vay mợn, từ vay mợn đồng âm vớinhững từ đã có trớc nh :

đui (đui mù) - đui (đui đèn)

đấy Đó là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa Cũng có thể nói: quan hệ đồng nghĩa bắt đầu xuất hiện một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ

Do chỗ các từ có chung nét nghĩa đồng nhất đều đã đợc đa về từngtrờng nghĩa dọc cho nên hiện tợng đồng nghĩa chỉ xuất hiện trong từng trờngnghĩa một Tuy nhiên, không chỉ riêng số lợng các nét nghĩa chung là đủquyết định các từ đồng nghĩa trong trờng Phải nói thêm rằng các nét nghĩa đóphải không loại trừ lẫn nhau

Trang 12

Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểuniệm và ý nghĩa biểu thái, có thể phân chia các từ đồng nghĩa thành :

- Đồng nghĩa tuyệt đối Ví dụ: xe lửa, tàu hoả, tàu lửa, …

- Từ đồng nghĩa sắc thái Ví dụ: hi sinh, từ trần, tạ thế, …

- Từ đồng nghĩa biểu niệm Ví dụ: mang, khiêng, vác, …

b Từ trái nghĩa

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng :“từ trái nghĩa trớc hết là một dạng quan

hệ giữa các từ trong cùng một trờng, cùng tính chất với hiện tợng đồng nghĩa”.Trái nghĩa là hiện tợng chỉ xuất hiện khi chúng ta phân hoá trờng lớnthành các trờng nhỏ đối lập với nhau, trái ngợc với nhau

Hiện tợng trái nghĩa là hiện tợng đồng loạt không chỉ là hiện tợng chỉgiữa hai từ Ví dụ : các từ “to, lớn, vĩ đại, …” trái nghĩa với “bé, nhỏ, tí hon,

…”

Hiện tợng trái nghĩa cũng không phải chỉ xảy ra đối với toàn bộ ý nghĩacủa một từ, mà có tính chất bộ phận Một từ có thể trái nghĩa với một số từ mànhững từ này không đồng nghĩa với nhau

Các từ trong một nhóm trái nghĩa, nếu một nghĩa đã chuyển theo hớngnày thì các từ trái nghĩa với nó cũng có khả năng chuyển nghĩa theo cùng h-ớng đó

1.2.3 Kết luận

Trên đây chúng ta đã miêu tả các cơ chế sản sinh ra từ tiếng Việt và phânloại các từ đã đợc sản sinh ra Dựa vào cơ chế và các loại đó, nhất là cơ chếngữ nghĩa, chúng ta có thể nhận thức đợc từ, phân biệt đợc chúng với những

đơn vị dới (hình vị) và trên từ (cụm từ)

Bên cạnh đó chúng ta cũng miêu tả rõ về cấu trúc cốt lõi của ý nghĩa của

từ Cái cấu trúc cốt lõi đó là các cấu trúc biểu niệm Cấu trúc biểu niệm vừa làcái riêng cho nhiều từ, vừa là một tổ chức những nét nghĩa chung ; ở nhữngmức độ khái quát và cụ thể khác nhau, vừa là cái riêng cho từng từ, do sự cómặt của các nét nghĩa hạn chế biểu vật trong cấu trúc đó Với cấu trúc biểuniệm, chúng ta phát hiện ra tính hệ thống về ngữ nghĩa là cái chung ở đây từcái riêng mà nhận ra cái chung, từ cái chung lại trở về với cái riêng, điều chỉnhlại cái riêng, hiểu sâu sắc thêm cái riêng

Đây là những kiến thức cơ bản, bản chất nhất về đặc điểm cấu tạo và đặc

điểm ngữ nghĩa của từ tiếng Việt Nhng học sinh Tiểu học đợc cung cấp đến

Trang 13

mức độ nào theo những kiến thức cơ bản này? Và với đối tợng học sinh có độtuổi từ 9 đến 11 tuổi, sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học có yêu cầu học sinhphải tiếp thu đầy đủ các đặc điểm về cấu tạo và ngữ pháp của từ nh đã trìnhbày trên không? Trong chơng 2, khi trình bày về nội dung chơng trình sáchgiáo khoa phần từ ngữ chúng tôi sẽ có những nhận xét đối chiếu.

Trang 14

chơng 2: Thực trạng việc dạy - học kiểu bài hình thành khái niệm từ ngữ ở lớp 4, 5

và giải pháp

Để nắm vững đợc thực trạng dạy và học Luyện từ và câu ở khối 4, 5 cụthể là ở kiểu bài hình thành khái niệm về từ ngữ, trớc hết chúng tôi đi vào tìmhiểu nội dung bài học cũng nh cấu tạo nội dung bài học lí thuyết về từ ngữtrong phân môn “Luyện từ và câu” đợc dạy ở Tiểu học

2.1 Hệ thống bài học lí thuyết về từ ngữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt

4, 5

2.1.1 Nội dung bài học

2.1.1.1 Kiến thức về cấu tạo từ

a Từ đơn

Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học coi tiếng là đơn vị cấu tạo từ Cóthể thấy quan niệm này qua cách định nghĩa về từ đơn nh sau : “Từ đơn là từchỉ có một tiếng”_ (SGK Tiếng VIệt 4, tập 1, tr 28 ) Nh vậy theo quan niệmcủa sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học từ đơn là từ chỉ có một tiếng, từ nhiềutiếng (từ đa âm) không thuộc phạm vi của từ đơn

Và từ đơn đợc dạy trong chơng trình phân môn “Luyện từ và câu” ởlớp 4, tuần 3

Tiết 1: “Từ đơn và từ phức” (Tiếng Việt 4, tập 1, tuần 3)

Trang 15

b Từ ghép

Từ ghép đợc dạy trong chơng trình sách giáo khoa Tiếng Việt năm

2000, trong phân môn “Luyện từ và câu” lớp 4

Tiết 1 : “Từ ghép và từ láy” (Tiếng Việt 4, tập 1, tuần 4)

ở đây từ ghép đợc xem xét với t cách là bộ phận của từ phức (từ gồmhai tiếng trở lên) Cụ thể khi tạo từ phức bằng cách ghép những tiếng có nghĩalại với nhau Đó là từ ghép

- Về các kiểu từ ghép, căn cứ vào đặc trng về nghĩa của từ ghép sáchgiáo khoa Tiếng Việt 4 chia từ ghép thành hai kiểu : từ ghép có nghĩa phânloại, ví dụ : xe đạp, bà nội, dép lê, …và từ ghép có nghĩa tổng hợp, ví dụ : sách

vở, quần áo, ăn uống, …

c Từ láy

- Từ láy đợc dạy trong phân môn “Luyện từ và câu” lớp 4, tập 1, tuần

4, chủ điểm “Măng mọc thẳng”

Tiết 1 : “Từ ghép và từ láy” (Tiếng Việt 4, tập 1, tuần 4)

- Từ láy cũng đợc xem xét với t cách là bộ phận của từ phức (từ gồmhai tiếng trở lên) cụ thể khi tạo ra từ phức bằng cách phối hợp những tiếng có

âm hay vần lặp lại nhau sẽ tạo ra từ láy

- Sách giáo khoa cũng đa ra cách phân loại từ láy gồm :

+ Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu Ví dụ : nhút nhát, nhanhnhẹn, đủng đỉnh, …

+ Từ láy có hai tiếng giống nhau ở phần vần Ví dụ : lao xao, bốirối, lềng bềnh, …

+ Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu và vần Ví dụ : rào rào,xanh xanh, nhè nhẹ, …

Trang 16

2.1.1.2 Kiến thức về nghĩa của từ

a Từ nhiều nghĩa

Khác với chơng trình sách giáo khoa cải cách đã không đa ra thuật ngữ

từ nhiều nghĩa, đến chơng trình sách giáo khoa năm 2000 thuật ngữ này đã

đ-ợc giới thiệu thành một bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tuần 7, chủ

điểm “Con ngời với thiên nhiên”

Tiết 1 : “Từ nhiều nghĩa” (Tiếng VIệt 5, tập 1, tuần 7)

Và đợc định nghĩa nh sau “Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và mộthay một số nghĩa chuyển Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mốiliên hệ với nhau”

b Từ đồng âm

Từ đồng âm đợc dạy trong chơng trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập

1, tuần 5, chủ điểm “Cánh chim hoà bình” gồm hai tiết :

Tiết 1 : “Từ đồng âm”

Tiết 2 : “Dùng từ đồng âm để chơi chữ”

Từ đồng âm đợc định nghĩa nh sau “Từ đồng âm là những từ giống nhau

về âm nhng khác hẳn nhau về nghĩa” (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, tuần 5)

c Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa

Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 hiện hành nhóm tác giả doNguyễn Minh Thuyết chủ biên đa ra nhóm bài về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩagồm :

Tiết 1 : “Từ đồng nghĩa” (Tuần 1)

Tiết 1 : “Từ trái nghĩa” (Tuần 4)

Và sách giáo khoa cũng đa ra cách định nghĩa về từ đồng nghĩa và tráinghĩa nh sau :

*) Khái niệm về từ đồng nghĩa

1 Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau Ví

dụ : siêng năng, chăm chỉ, cần cù, …

2 Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, có thể thay thế cho nhautrong lời nói Ví dụ : hổ, cọp, hùm, …

3 Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn Khi dùng những từ này,

ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng

Ví dụ : - ăn, xơi, chén, …(biểu thị những thái độ, tình cảm khácnhau đối với ngời đối thoại hoặc ngời đợc nói đến)

Trang 17

- mang, khiêng, vác, …(biểu thị những cách thức hành độngkhác nhau)

*) Khái niệm về từ trái nghĩa

Sách giáo khoa viết :

1 Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngợc nhau Ví dụ : cao thấp, trái - phải, ngày - đêm, …

-2 Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bậtnhững sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, … đối lập nhau

2.1.1.3 Nhận xét

Qua việc trình bày một quan điểm trong giáo trình đại học và quan điểmcủa những ngời biên soạn sách giáo khoa Tiểu học chúng tôi có một số ý kiếnsau :

Về cơ bản sách giáo khoa đã chọn quan điểm phù hợp với tâm lí nhậnthức của học sinh Tiểu học Ví dụ khi miêu tả cấu tạo từ tiếng Việt, giáo trình

Đại học S phạm Hà Nội đã chọn hình vị làm đơn vị, sách giáo khoa Tiểu họcchọn tiếng làm đơn vị và chỉ coi những từ một tiếng là từ đơn Chúng tôi tánthành quan điểm của SGK Tuy nhiên theo quan điềm này sẽ có khó khăn : Chẳng hạn trong một số giáo trình đại học cho một số từ nh bù nhìn, bồhóng, xà phòng, là các từ đơn đa âm : thuần Việt hoặc gốc vay mợn, nhngkhi dạy cho học sinh Tiểu học ta nên giải thích cho học sinh các từ này là từ

đơn hay từ ghép ? Câu trả lời là, đối chiếu với định nghĩa về từ đơn trong sáchgiáo khoa Tiểu học, có thể khẳng định các từ trên không phải là từ đơn (bởi vìmỗi từ đều có hơn một tiếng) Đối chiếu với định nghĩa về từ ghép cũng trongsách giáo khoa Tiểu học, ta thấy các từ này có hình thức giống từ ghép (có từhai tiếng trở lên) Nhng các từ này không giống các từ ghép bình thờng, vì cáctiếng trong từng từ không có nghĩa và quan hệ giữa các tiếng trong từ khôngphải là quan hệ về nghĩa Để không mâu thuẫn với định nghĩa về từ đơn, trongsách giáo khoa vẫn thừa nhận các từ nói trên là từ ghép - một loại từ ghép đặcbiệt Nh vậy, giải pháp phân biệt từ đơn, từ phức theo số lợng tiếng trong từ,

đồng thời cũng không dùng thuật ngữ từ đơn tiết, đa tiết là giải pháp đợc chọn

là vì nó tỏ ra đơn giản, dễ tiếp nhận với học sinh Tiểu học hơn

Thứ nữa trong một số giáo trình đai học cho rằng các từ nh : ba ba, càocào, châu chấu, …là các từ đơn đa âm bởi vì xét về ý nghĩa chúng gọi tênthông thờng nh các tên khác Nhng theo cách giải thích nh đã nói ở trên, dựa

Trang 18

vào dấu hiệu hình thức của các từ này nên xếp chúng vào loại từ láy và là từláy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu và phần vần.

Còn đối với các bài về nghĩa của từ, các quan điểm trong giáo trình vàquan điểm trong sách giáo khoa có nhiều nét tơng đồng hơn Lợng kiến thứctrong SGK đa ra không nhiều và đợc diễn đạt đơn giản để học sinh dễ hiểu Các loại từ nhiều nghĩa nh chúng tôi đã trình bày trong chơng 1 : từnhiều nghĩa bao gồm cả nhiều nghĩa biểu vật và nhiều nghĩa biểu niệm Nhng

để phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học, sách giáo khoa chayêu cầu học sinh phân biệt đợc từ nhiều nghĩa biểu niệm và nhiều nghĩa biểuvật, mà chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về nhiều nghĩa biểu vật,chỉ tiếp xúc với nội dung kiến thức chứ không phải khái niệm từ nhiều nghĩabiểu vật Điều này rất phù hợp với học sinh Tiểu học bởi vì học sinh dễ nhậnthấy các phạm vi sự vật, hiện tợng khác nhau đợc biểu hiện trong từ Tuynhiên ở đây cũng xuất hiện những khó khăn nhất định, do khả năng khái quátcủa học sinh Tiểu học còn yếu Học sinh cha dễ dàng nhận thức đợc ý nghĩabiểu vật của từ không phản ánh một cá thể duy nhất mà phản ánh một loại,một lớp sự vật, hiện tợng … Điều này lí giải vì sao khi tìm các nghĩa khácnhau của từ học sinh thờng lấy ví dụ sai Chúng tôi sẽ có dẫn chứng cụ thểsau

2.1.2 Cấu tạo nội dung bài học

Nội dung kiểu bài hình thành khái niệm về từ ngữ ở lớp 4, 5 có cấu trúcgồm ba phần :

1 Nhận xét : Phần này sách giáo khoa đa ra ngữ liệu cùng 2 đến 3 bàitập để học sinh tự phân tích, nhận xét ngữ liệu, tìm ra các dấu hiệu của nộidung bài học

2 Ghi nhớ : Những kết luận đợc rút ra sau khi học sinh phân tích vànhận xét ngữ liệu Nội dung ghi nhớ đợc đóng khung để học sinh nhận biết

3 Luyện tập : Phần này đa ra hệ thống bài tập để học sinh luyện tậpcủng cố kiến thức mới Và thông thờng ở mỗi bài đều có hai dạng bài tập : bàitập nhận diện và bài tập vận dụng

2.1.3 Nhận xét

2.1.3.1 Ưu điểm

a Về lợng kiến thức sách giáo khoa cung cấp

Trang 19

So với chơng trình sách giáo khoa trớc năm 2000, chơng trình sách giáokhoa hiện hành đã cung cấp cho học sinh một lợng kiến thức tơng đối tinhgiản, thiết thực và chính xác.

Chẳng hạn ở bài “từ đồng nghĩa” sách giáo khoa Tiếng Việt cũ phân biệt

từ đồng nghĩa thành từ gần nghĩa và từ cùng nghĩa Nhng ở sách giáo khoaTiếng Việt 5 hiện hành lại chia từ đồng nghĩa thành hai loại là đồng nghĩahoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn Thuộc mảng từ cùng nghĩa theoquan niệm của sách giáo khoa cũ vừa có những trờng hợp đồng nghĩa hoàntoàn (xe lửa/ tàu hoả, mẹ/ má, cha/ bố/ ba, …)vừa có trờng hợp đồng nghĩakhông hoàn toàn ( chết/ qua đời/ hi sinh ) Thuộc mảng từ gần nghĩa theo quanniệm của sách cũ là những từ “đồng nghĩa không hoàn toàn” (theo quan niệmcủa sách mới) nh : đất nớc/ non sông/ quê hơng/ xử sở, …Qua ví dụ trên, cóthể thấy quan niệm phân chia từ đồng nghĩa thành hai loại là đồng nghĩa hoàntoàn và đồng nghĩa không hoàn toàn của sách giáo khoa mới là hợp lí hơn phùhợp với khả năng tiếp thu của học sinh

Một vấn đề nữa để chúng ta thấy rằng lợng kiến thức mà sách giáo khoahiện hành tinh giản hơn so với sách giáo khoa cũ ở chỗ sách Tiếng Việt 4 cũphân loại từ láy tiếng Việt thành các kiểu và các dạng Theo đó sẽ có bốn kiểu

từ láy là : láy tiếng, láy âm, láy vần, láy cả âm lẫn vần Và căn cứ vào số lợngtiếng trong từ láy chia thành ba dạng : láy đôi, láy ba, láy t Và yêu cầu họcsinh phải học thuộc và ghi nhớ Trong khi đó sách giáo khoa Tiếng Việt 4 hiệnhành không dạy từ láy nh một đơn vị kiến thức lí thuyết trong mục Ghi nhớ,

mà chỉ nhắc “thoáng qua” trong một bài tập ở bài luyện tập về từ ghép và từláy (tiếng Việt 4, tập 1, tr 44) Do đó không yêu cầu học sinh phải học thuộchoặc phải nhớ trong tiếng Việt có ba hay bốn kiểu từ láy nh yêu cầu ở sáchgiáo khoa cũ

b Về cấu trúc dung bài học

ở nội dung cung cấp kiến thức mới về từ ngữ trong phân môn “Luyện từ

và câu” ở khối 4, 5, nội dung bài học đợc sắp xếp có cấu trúc ba phần : nhậnxét, ghi nhớ, luyện tập Đây là một cách sắp xếp bài học khoa học, dễ hiểu vàcô đọng Chính cách trình bày này nó có tác dụng rất lớn đối với học sinh, tạocho học sinh thói quen sử dụng sách, bên cạnh đó với cách trình bày nội dungkiến thức trong phần nhận xét sẽ giúp học sinh tự nghiên cứu, phát hiện rakiến thức mới, do đó sẽ phát huy đợc tính tích cực sáng tạo của học sinh Cách

Trang 20

sắp xếp số lợng và các dạng bài tập trong phần luyện tập củng cố cũng rấtkhoa học, thờng các bài tập nhận diện là bài tập đầu tiên dễ hơn, tiếp nữa làcác bài tập vận dụng, đây là dạng bài tập khó hơn một chút Và cũng tuỳ vàotừng bài cụ thể mà số lợng bài tập cũng nh mức độ khó của bài tập đợc tănglên.

2.1.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những u điểm trên thì chơng trình sách giáo khoa mới cũng cóhạn chế nh :

Một số bài tập quá khó Ví dụ :

*) Bài tập 1 : Bài “từ đồng âm” (Tuần 5, SGK Tiếng Viêt 5, tập 1)

Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau :

a Cánh đồng - tợng đồng - môt nghìn đồng

b Hòn đá - bóng đá

c Ba và má - ba tuổi

*) Bài tập 3: Cũng trong bài “từ đồng âm”, (SGK Tiếng Viêt 5, tập 1, tuần 5).

Mặc dù kiến thức về việc phân loại từ ghép không đợc đa vào thành mộtbài lí thuyết đợc giải thích và có ví dụ rõ ràng nhng sách giáo khoa vẫn yêucầu học sinh làm các bài tập tìm từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép cónghĩa phân loại Đa số học sinh vẫn làm đúng nhng vẫn có những học sinhphân loại sai nh có em đã xếp từ “làng xóm” vào từ ghép có nghĩa phân loại Để ví dụ cụ thể cho phần nhận xét về hạn chế trong các bài tập của bài

lí thuyết, chúng tôi phải có cứ liệu thực tế khảo sát hoạt động dạy học Vì thế

Trang 21

những ý kiến cụ thể chúng tôi sẽ trình bày kĩ trong nội dung nhận xét kết quả

điều tra thực trạng dạy học các bài lí thuyết về từ ngữ

2.2 Thực trạng việc dạy và học Luyện từ và câu kiểu bài hình thành khái niệm về từ ngữ ở khối 4, 5

2.2.1 Mục đích điều tra

Điều tra để biết đợc thực trạng dạy học kiểu bài lí thuyết về từ ngữ ở khối

4, 5 có những thuận lợi và khó khăn gì về phía giáo viên và học sinh, từ đóchúng tôi có ý kiến đề xuất nâng cao hiệu quả dạy học từ ngữ ở Tiểu học

2.2.2 Đối tợng điều tra

Để khảo sát thực trạng dạy và học phân môn “Luyện từ và câu” kiểu bàihình thành khái niệm, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra tại hai trờngTiểu học : trờng Tiểu học Trng Nhị - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, và tr-ờng Tiểu học Đại Thắng A - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định

Mỗi trờng chúng tôi tiến hành khảo sát hai lớp thuộc khối 4, và hai lớpthuộc khối 5

2.2.3 Nội dung và cách thức điều tra

- Nội dung điều tra đợc lấy từ các bài tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt

4, 5 và đợc thể hiện trên các phiếu khảo sát

- Cách thức điều tra : chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát

Trang 22

Nội dung các phiếu điều tra

1 Dùng dấu gạch chéo để phân tách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn Ghi

lại các từ đơn và từ ghép trong đoạn thơ

Chỉ / còn / truyện cổ / thiết thaCho / tôi / nhận mặt / ông cha / của mìnhRất công bằng, rất thông minhVừa độ lợng lại đa tình đa mang

Trang 23

(TV4, tËp 1, tr 28)

Trang 24

1 Từ ăn trong câu nào dới đây đợc dùng với nghĩa gốc?

a Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than

b Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ

Ngày đăng: 17/10/2014, 21:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê kết quả khảo sát  dạng bài về cấu tạo từ - Dạy học luyện từ và câu khối lớp 4, 5 (kiểu bài hình thành khái niệm về từ ngữ)
Bảng th ống kê kết quả khảo sát dạng bài về cấu tạo từ (Trang 26)
Bảng thống kê kết quả khảo sát  Dạng bài về nghĩa của từ - Dạy học luyện từ và câu khối lớp 4, 5 (kiểu bài hình thành khái niệm về từ ngữ)
Bảng th ống kê kết quả khảo sát Dạng bài về nghĩa của từ (Trang 26)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w