1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 thpt

69 541 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 758,34 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này cùng với nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo Chu Mai Hương. Ngoài ra tôi cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Sử - Địa, các cán bộ thư viện của trường đại học Tây Bắc cũng như của gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô Chu Mai Hương – Giảng viên khoa Sử - Địa cũng như toàn thể thầy cô trong khoa Sử - Địa trường đại học Tây Bắc. Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng thư viện trường đại học Tây Bắc, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Tác giả Lưu Thị Nguyệt MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu và đóng góp của đề tài 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu 5 3.3. Mục đích nghiên cứu 5 3.4. Đóng góp của đề tài 5 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 4.1. Cơ sở phương pháp luận 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Cấu trúc khóa luận 6 NỘI DUNG 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 7 1.1. Cơ sở lý luận 7 1.1.1. Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông 7 1.1.1.1. Vị trí, vai trò của bộ môn 7 1.1.1.2. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông 7 1.1.2. Hệ thống phương pháp dạy học lịch sử 10 1.1.3. Hiệu quả bài học lịch sử 13 1.1.4. Nguyên tắc vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp dạy học 15 1.2. Cơ sở thực tiễn 18 CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG SÁNG TẠO, LINH HOẠT MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO HỆU QUẢ BÀI HỌC KHI DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1954, LỚP 12 THPT 24 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 24 2.1.1. Vị trí 24 2.1.2. Mục tiêu 25 2.1.3. Nội dung 26 2.2. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo một số phương pháp dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài học bài học 28 2.2.1. Sử dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử 28 2.2.2. Sử dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử 35 2.2.2.1. Giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề 36 2.2.2.2. Nêu vấn đề 38 2.2.2.3. Tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề 38 2.2.3. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử 42 2.2.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực 42 2.2.3.2. Ý nghĩa của phương pháp dạy học tích cực 43 2.2.3.3. Một số phương pháp dạy học tích cực 43 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong chiến lược phát triển đất nước Đảng và Nhà nước ta bắt đầu quan tâm đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định việc đầu tư cho giáo dục cũng có nghĩa là đầu tư cho sự phát triển bền vững, là đầu tư cho nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ trí thức giữ vị trí rất quan trọng. Đây chính là yếu tố then chốt, mang tính quyết định đưa đất nước đi lên như cha ông ta đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì nước mạnh, nguyên khí yếu thì nước suy”. Nền giáo dục Việt Nam hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được còn khá nhiều điều bất cập, trong đó tồn tại lớn nhất tập trung vào chất lượng đào tạo chưa cao. Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo, phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy cho người học. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học, những người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới chất lượng đào tạo giảm sút đó là: Sự yếu kém, bất hợp lí trong phương pháp dạy học; đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp nhận cơ sở khoa học lí luận về phương pháp dạy học mà còn tiến hành giảng dạy theo kinh nghiệm chủ nghĩa, hay do chương trình học, tài liệu học tập,…Để có một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy, đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê sáng tạo của người học. Bức tranh chung về phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông hiện nay là tập trung vào kỹ năng tư duy phân tích, nghĩa là dạy cho người học cách hiểu 2 các khái niệm, thảo luận theo phương pháp định sẵn, loại bỏ những hướng di không đúng, tìm ra câu trả lời đúng nhất. Thậm chí, nhiều nơi phương pháp thuyết trình (thầy giảng - trò ghi) vẫn chiếm ưu thế, nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc giới thiệu, yêu cầu, bắt buộc người học phải tham khảo nhiều tài liệu, phương pháp giảng dạy này đã làm mất đi một hình thức khác của tư duy đó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo tập trung vào khám phá các ý tưởng phát triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời đúng thay vì chỉ có một phương án. Hậu quả của phương pháp giảng dạy cũ dẫn đến sự thụ động của người học trong việc tiếp cận tri thức, sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho người học sự trì truệ, ngại đọc sách, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo trong tư duy khoa học. Người học còn quan niệm rằng: “Chỉ cần học những gì giáo viên giảng trên lớp là đủ”. Ngoài ra, sự thụ động của họ đối với bài giảng của giáo viên trên lớp là họ chấp nhận tất cả những gì giáo viên trình bày, sự giao tiếp trao đổi thông tin trong lớp học hầu như chỉ mang tính một chiều. Môn học lịch sử ở trường phổ thông cũng vậy không nằm lệch khỏi quỹ đạo đó. Mặc dù phương pháp dạy học lịch sử đã được chú trọng đổi mới, cải tiến nhiều nhưng nhìn chung vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo, có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu này là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Yêu cầu thực tiễn là phải đổi mới phương pháp để nâng cao trình độ hiểu biết của giáo viên, người giáo viên có vai trò trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của học sinh, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử nói chung, nâng cao hiệu quả dạy học từng khóa trình, từng chương, từng bài cụ thể. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài Vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 THPT. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tiến sĩ N. G. Đairi, trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” NXBGD, Hà Nội, 1973, nhà giáo dục Liên Xô cũ đã giành hẳn một mục lớn nói về tính hiệu quả của một giờ học, một bài học lịch sử. Ông cho rằng: “Hiệu quả bài học lịch sử là vấn đề mấu chốt, có thể coi là mục tiêu quan trọng của việc dạy học”. Tác giả T. A. Ilina trong cuốn “Giáo dục học” tập 2, NXBGD, Hà Nội, 1979 đã nêu ra quan niệm về tính hiệu quả trong dạy học nói chung “Khi học tập mỗi môn, học sinh sẽ lĩnh hội được một số kiến thức và rèn luyện được một số kỹ năng, kỹ xảo nhất định có liên quan đến lĩnh vực ấy”. Qua đó ông đã nêu ra phương pháp luận về tính hiệu quả của một môn học. Tác giả I. F. Kharlamop trong công trình “Phát triển tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?”, NXBGD, 1977 đã phần nào đề cập đến hiệu quả bài học lịch sử. Ông khẳng định: “Để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, yêu cầu đối với giáo viên là phải gây hứng thú học tập cho học sinh”. Các nhà giáo dục lịch sử ở Việt Nam như Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi trong cuốn “phương pháp dạy học lịch sử” tập 1, NXB ĐHSP, 2009 xác định phương pháp dạy học theo hướng “khuyến khích tự học”, “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Tác giả đã đưa phần III về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học từng bước vận dụng linh hoạt các phương pháp vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi trong cuốn “phương pháp dạy học lịch sử” tập 2, NXB ĐHSP, 2002 tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa phương pháp dạy học với con đường, biện pháp và thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử. Một phương pháp khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc lĩnh hội kiến thức, phát triển tư duy góp phần nâng cao hiệu quả bài học. 4 Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Trần Quốc Tuấn, Trần Đức Minh trong cuốn “Các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” (Giáo trình Cao đẳng sư phạm), 2004 nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Các tác giả đã dành phần chương I trình bày những yêu cầu đối với một bài học lịch sử, đặc biệt đã dành hẳn mục VI đưa ra quan niệm về hiệu quả bài học lịch sử và con đường nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Qua đó, giúp sinh viên hiểu rõ việc đánh giá hiệu quả và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Phạm Ngọc Liên, Nguyễn Phúc trong cuốn “Phương pháp dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông cấp II”, NXBGD Hà Nội, 1973 đã nêu lên những hạn chế của việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông trong thời gian qua. Qua đó, các tác giả đi đến khẳng định: “Nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử về mặt lý luận cũng như thực tiễn không phải là một vấn đề mới, nhưng không có nghĩa là không còn những vấn đề phức tạp cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết”. Nguyễn Anh Dũng, Trần Vĩnh Tường trong cuốn “Những vấn đề chung về bộ môn phương pháp dạy học lịch sử ở Cao đẳng sư phạm”, NXB ĐHSP, 2003 đã giành phần lớn nội dung bài viết bàn về hiệu quả dạy học lịch sử, hiệu quả bài học lịch sử trong học tập và giảng dạy bộ môn ở nhà trường phổ thông. Các tác giả nêu lên một số phương pháp cho sinh viên áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học lịch sử. Ngoài ra vấn đề này còn được đề cập qua nhiều tài liệu khác đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, thông tin khoa học, mạng Internet, các luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp sinh viên,… Tất cả đều khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học cho học sinh. Tuy nhiên, những tài liệu trên mới chỉ đề cập một cách khái quát về lý luận dạy học nói chung, khái quát, chưa có một tài liệu nào hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng các phương pháp trong dạy học để nâng cao chất lượng, hiệu quả môn lịch sử ở trường phổ thông hoặc chưa giải quyết một cách thỏa đáng, đặc 5 biệt là vận dụng các phương pháp cụ thể để áp dụng vào từng bài, từng chương hay cả một khóa trình. Đó cũng chính là nhiệm vụ mà đề tài này muốn góp một phần nhỏ vào giải quyết một vấn đề quan trọng của lý luận dạy học, ứng dụng vào thực tiễn dạy học ở các trường phổ thông. 3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu và đóng góp của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy và học lịch sử ở trường phổ thông, đặc biệt là dạy học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 THPT 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện về mặt thời gian cũng như trình độ của bản thân có hạn, đề tài chỉ giới hạn ở việc đề xuất vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 THPT. 3.3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí luận phương pháp dạy học lịch sử, đề tài đi sâu vào nghiên cứu một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học cho học sinh khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954. 3.4. Đóng góp của đề tài Hoàn thành khóa luận góp phần. + Nâng cao nhận thức đúng về hiệu quả bài học lịch sử, biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp trong dạy học lịch sử nói chung góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. + Làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên, học sinh ở các trường phổ thông. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục và giáo dục lịch sử. 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp khoa học chung: Nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa,… Đề tài còn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ đạo đó là phương pháp điều tra và phương pháp thực nghiệm. 5. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung khóa luận gồm hai chương: Chương I : Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Chương II: Vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 THPT 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông 1.1.1.1. Vị trí, vai trò của bộ môn Lịch sử là một trong những môn khoa học cơ bản được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Về mặt lý luận và thực tiễn nó đã được thừa nhận là môn khoa học góp phần quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc biệt có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tec Musiepxki từng nói: “Có thể không biết, không say mê toán học, tiếng Hi Lạp hoặc chữ Latinh, hóa học, có thể không biết hàng ngàn môn học khác, nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà lại không yêu thích lịch sử thì chỉ là một con người không phát triển đầy đủ về mặt trí tuệ”. Bộ môn Lịch sử nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người cũng như của dân tộc từ nguồn gốc đến nay, qua đó thực hiện vai trò giáo dục thế hệ trẻ, phát triển các năng lực hoạt động hoàn thiện nhân cách con người mới. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đang không ngừng phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn. Ngoài ra, vai trò của bộ môn còn thể hiện ở việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; giáo dục tinh thần, thái độ lao động đúng đắn; giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên, đối với những người có công với tổ quốc, đánh giá đúng đắn vai trò của cá nhân trong lịch sử. 1.1.1.2. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thể hiện tập trung ở việc quán triệt mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, thông qua chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng môn học và tình [...]... của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả bài học 23 CHƢƠNG 2 VẬN DỤNG SÁNG TẠO, LINH HOẠT MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO HỆU QUẢ BÀI HỌC KHI DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1954, LỚP 12 THPT 2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 2.1.1 Vị trí Thực hiện việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học nâng cao. .. những nguyên tắc trong dạy học lịch sử, chúng tôi từng bước đưa ra cách vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 THPT 1.2 Cơ sở thực tiễn Việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là mục tiêu phấn đấu của giáo viên trong nhà trường hiện nay Nó là kết quả của sự suy nghĩ, tìm... của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta; miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc 2.2 Vận dụng linh hoạt, sáng tạo một số phƣơng pháp dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài học bài học 2.2.1 Sử dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử... phục được cách học thụ động từ phía học sinh cũng như phương pháp dạy học nặng về lối truyền thụ một chiều đọc – chép của giáo viên, một trong những biện pháp hữu hiệu và cho kết quả cao là cần kết hợp nhuần nhuyễn một số phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông Bộ môn văn hóa nói chung và môn Lịch sử nói riêng cũng cần phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp dạy học nhằm phát huy... cao hiệu quả và chất lượng dạy học 1.1.3 Hiệu quả bài học lịch sử Hiệu quả bài học lịch sử là vấn đề mấu chốt, có thể nói là một mục tiêu quan trọng của việc dạy học Vậy thế nào là hiệu quả bài học lịch sử? Vấn đề này được nhà nghiên cứu và giáo viên thảo luận sôi nổi, có một số điều nhất trí, nhưng không phải là không có ý kiến khác biệt Hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm phiến diện, xem xét hiệu quả. .. với một số “môn chính” Từ thực trạng của việc giảng dạy và học tập bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông đã nêu ở trên, hiện nay vấn đề hiệu quả bài học lịch sử và vận dụng các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử đã thu được sự quan tâm của các nhà giáo dục, các nhà sư phạm và có nhiều quan niệm khác nhau được đưa ra về vấn đề trên Trong đó có không ít quan niệm phiến diện cho rằng hiệu quả. .. tính chất bài học nhận thức là phương pháp chủ đạo để giúp học sinh hiểu rõ vấn đề hơn Thứ ba, Nhóm phương pháp tìm tòi nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ của học sinh trong việc biến kiến thức lịch sử đã học thành kiến thức của mình, chủ động sử dụng những tri thức đó có hiệu quả trong học tập và đời sống Nhóm phương pháp tìm tòi nghiên cứu được tiến hành thông qua các hình thức từ thấp đến cao của những... Cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức Chọn A: 73% B Giáo dục, phát triển kĩ năng học sinh Chọn B: 4% C Nhận thức, giáo dục và kĩ năng Chọn C:23% 21 4 Trong thực tế thầy (cô) thường vận dụng những phương pháp dạy học nào nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử? A Đọc – chép Chọn A: 0% B Hướng dẫn học sinh tự học Chọn B: 0% C Kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp Chọn C: 100% Thông qua kết quả điều tra... phương pháp đơn nhất, song ở mỗi khâu của quá trình dạy học lại có một phương pháp trọng tâm kết hợp với các phương pháp khác Mặt khác, mỗi một phương pháp nêu trên lại là sự tổng hợp của nhiều phương pháp khác nhau nhằm thực hiện chức năng của nó.Việc sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử không chỉ là việc nắm vững lí luận và cần phải rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, thói quen thực hành để nâng cao. .. trong giờ học sẽ làm cho việc nắm kiến thức của học sinh vững chắc, sâu sắc hơn 1.1.4 Nguyên tắc vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phƣơng pháp dạy học Việc dạy học nói chung được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc của lý luận dạy học, tức là những quan điểm cơ bản chỉ đạo mọi hoạt động của giáo viên và học sinh, theo các quy luật cơ bản của quá trình dạy học Tính nguyên tắc bảo đảm việc dạy học được . tiễn Chương II: Vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 THPT . hạn ở việc đề xuất vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 THPT. 3.3. Mục đích. nâng cao hiệu quả dạy học từng khóa trình, từng chương, từng bài cụ thể. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài Vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:41

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w