Mục tiêu

Một phần của tài liệu vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 thpt (Trang 28)

5. Cấu trúc khóa luận

2.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 thể hiện qua 3 mặt: giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.

Về giáo dưỡng: Thông qua khóa trình này các em nắm được những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc từ 1930 – 1954, sự kiện thành lập Đảng 3/2/1930 cùng những chuyển biến lớn lao của xã hội Việt Nam giai đoạn này, các em nắm được những diễn biến chính của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc 1930 – 1945: Cao trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh, phong trào dân chủ 1936 – 1939. Và cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1945 – 1954 với cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, chiến dịch Việt Bắc năm 1947, chiến dịch Thu – Đông năm 1950, đặc biệt là cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ngoài ra, các em còn nắm được tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì này: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời kì phát xít Pháp – Nhật chiếm đóng, chính sách đàn áp vơ vét bóc lột nhân dân ta của Nhật – Pháp, Pháp – Mĩ, tình cảnh nhân dân Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám. Từ đó học sinh hiểu rõ hơn về truyền thống của dân tộc: yêu nước, đoàn kết, đấu tranh anh dũng…những truyền thống ấy càng được phát huy trong cuộc đấu tranh giữ gìn và xây dựng đất nước từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo.

Về giáo dục: Thông qua những kiến thức trên, giáo dục cho học sinh niềm tin, biết ơn đối với sự lãnh đạo của Đảng, với Bác Hồ kính yêu, các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc qua hàng loạt các bài dạy về phong trào cách mạng 1930 – 1945, kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Đồng thời qua những thành tựu to lớn đó, cần giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước bất khuất, vì độc lập tự do, biết trân trọng và có trách nhiệm phát huy những thành quả cách mạnh của dân tộc.

Về phát triển: Trên cơ sở vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp sư phạm, tạo điều kiện phát triển cho học sinh năng lực nhận thức độc lập trên

cơ sở tri giác tài liệu, ghi nhớ, hình dung, tưởng tưởng, đặc biệt là phát triển các thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát,…các sự kiện, khả năng thực hành bộ môn.

Một phần của tài liệu vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 thpt (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)