5. Cấu trúc khóa luận
2.2.3.3. Một số phương pháp dạy học tích cực
Trong dạy học lịch sử hiện nay có rất nhiều phương pháp tích cực đã được nghiên cứu và đưa vào áp dụng thực tế ở các trường phổ thông như:
* Phương pháp đàm thoại
* Phương pháp thảo luận nhóm * Phương pháp đóng vai
* Phương pháp động não * Phương pháp báo cáo
* Phương pháp sử dụng lược đồ * Phương pháp đánh giá
Trong số các phương pháp kể trên thì phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm và đánh giá là tiêu biểu nhất đã và đang được đưa vào sử dụng trong giảng dạy ở trường phổ thông. Cụ thể:
a. Phương pháp đàm thoại
Phương pháp đàm thoại được khởi thủy từ nhà hiền triết – nhà sư phạm Hi Lạp cổ đại Xôcrát (469 – 399 TCN) và được sử dụng phổ biến trong dạy học với nhiều tên gọi khác nhau như phương pháp Xôcrát, phương pháp vấn đáp,... Phương pháp Xôcrát được thực hiện bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi để gợi cho người nghe dần dần tìm ra kết luận mà ta muốn hướng tới. Phương pháp này được ông sử dụng trong việc giảng dạy Triết học mà ông còn gọi là “phép đỡ đẻ”.
Ở nước ta cũng có rất nhiều tác giả nghiên cứu các đề tài khác nhau xoay quanh vấn đề áp dụng phương pháp đàm thoại vào giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của người học cũng như nâng cao hiệu quả bài học như:
Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Oanh trong cuốn “Giáo dục học” đã cho rằng: “Đàm thoại là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức, thực hiện quá trình hỏi và đáp giữa giáo viên và học sinh nhằm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ tài liệu đã học, hoặc từ kinh nghiệm trong thực tiễn”. [9;210]
Trịnh Đình Tùng trong cuốn “Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS” cho rằng: “Trao đổi đàm thoại là công việc của giáo viên nêu ra câu hỏi để học sinh trả lời, đồng thời các em có thể trao đổi với nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên, qua đó để đạt được mục đích dạy học”. [13;15]
Nhưng dưới bất cứ góc nhìn nào, phương pháp đàm thoại đều được xem là sự tự giác, nỗ lực lớn của người học. Phương pháp này có thể làm phong phú
thêm giá trị của học sinh bằng các thao tác của trí tuệ và ý chí nghị lực, lòng đam mê tìm tòi, học hỏi nghiên cứu.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi cho rằng, thực chất của phương pháp đàm thoại là phương pháp dạy học mà giáo viên khéo léo đặt ra một hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh những vấn đề mới. Kết quả là dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, khám phá và lĩnh hội được nội dung bài học.
* Các hình thức đàm thoại
- Đàm thoại tái hiện: nhằm gợi ý cho học sinh những kiến thức đã học tạo cơ sở cho học sinh tiếp thu kiến thức mới, củng cố hiểu sâu kiến thức cũ làm cơ sở cho học sinh nhận thức kiến thức mới.
Đàm thoại tái hiện thường được sử dụng ở đầu giờ hay suốt quá trình bài giảng, khi vận dụng kiến thức bài cũ để nhận thức kiến thức bài mới.
Ví dụ: Khi dạy bài 19: “Bƣớc phát triển của cuộc kháng chiến Toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953)”, để lí giải tại sao Pháp lại đẩy mạnh
chiến tranh xâm lược ở Đông Dương? giáo viên cần tái hiện, gợi lại kiến thức cho học sinh hiểu thông qua các câu hỏi gợi ý như:
+ Sự kiện tiêu biểu của chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950 là gì?
+ Sự phá sản hoàn toàn Kế hoạch Rơve của Pháp đã chứng tỏ điều gì đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
Cuối cùng giáo viên kết luận: Sau chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950, ta đã làm phá sản hoàn toàn Kế hoạc Rơve của Pháp và giành thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ. Về phía Pháp, Pháp không chịu lùi bước mà với sự can thiệp của Mĩ đề ra âm mưu nhằm đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
- Đàm thoại phân tích, khái quát: nhằm làm cho học sinh phân tích khái quát khi trình bày hiểu được tính lôgic, bản chất, tính lịch sử bằng nhiều hình thức, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử trong bài học. Câu hỏi nêu ra thường liên quan tới các sự kiện cơ bản, đòi hỏi nội dung tổng hợp nhiều kiến thức để tìm ra mối liên hệ bản chất của sự kiện.
Việc đàm thoại phân tích, khái quát trong bài học lịch sử giúp học sinh hiểu được tính lôgic và bản chất của sự kiện lịch sử.
Ví dụ: Khi học về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, giáo viên muốn cung cấp kiến thức cho học sinh một cách đầy đủ và sâu sắc thì cần nêu ra các câu hỏi để học sinh tự phân tích. Cụ thể: Em hãy phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến của Đảng ta trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược?. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích theo các ý sau:
+ Đường lối kháng chiến được trình bày cụ thể qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh (19/12/1944) và bản chỉ thị của đồng chí Trường Chinh (22/12/1946).
+ Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến là đường lối chiến tranh nhân dân: kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh.
Như vậy, tính đúng đắn ở đây là qua thực tiễn đưa kháng chiến đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
- Đàm thoại tìm tòi, phát hiện: là phương pháp mà giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để hướng dẫn học sinh từng bước phát hiện ra bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tượng đang tìm hiểu. Trong phương pháp này, giáo viên là người tổ chức sự tìm tòi còn học sinh tự lực phát triển kiến thức mới. Vì thế, khi kết thúc quá trình đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.
Ví dụ: Trong bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời”, khi
giáo viên muốn cung cấp kiến thức về việc quân ta gấp rút chẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, cụ thể là sự kiện ngày 22/12/1944. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 39 (lễ thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân) – Sách giáo khoa và đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh tự đi tìm phương án trả lời cụ thể như sau:
+ Đây là sự kiện gì? Diễn ra ở đâu? gồm bao nhiêu người? + Đây là tổ chức tiền thân của tổ chức nào hiện nay?
Giáo viên kết luận, ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời, chỉ sau hai ngày sau đã đánh thắng liên tiếp hai trận: Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng).
Trong đàm thoại tìm tòi, giáo viên nêu ra các câu hỏi (có thể dưới dạng giả thuyết) buộc học sinh vận dụng tổng hợp những kiến thức đã có để tự giải đáp, rút ra tri thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. So với đàm thoại tái hiện và đàm thoại phân tích, khái quát thì phương pháp này phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh cao hơn. Trong quá trình dạy học sử dụng hình thức đàm thoại tìm tòi, giáo viên cần kết hợp khéo léo với các hình thức đàm thoại khác điều đó sẽ giúp tăng hiệu quả bài giảng.
* Ý nghĩa
- Phương pháp đàm thoại nếu được giáo viên vận dụng khéo léo và có hiệu quả sẽ có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập; bồi dưỡng cho người học năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập, làm cho không khí lớp học sôi nổi.
- Phương pháp đàm thoại giúp giáo viên thường xuyên thu được những tín hiệu ngược từ kết quả học tập của người học, từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Tuy nhiên, nếu người giáo viên không có nghệ thuật tổ chức, điều khiển thì phương pháp đàm thoại có thể mang lại một số hạn chế nhất định như: dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch lên lớp hoặc biến đàm thoại thành cuộc tranh luận tay đôi giữa giáo viên và học sinh, giữa các thành viên của lớp với nhau...
Vì thế, khi tiến hành các phương pháp vấn đáp, chúng ta cần chú ý thực hiện những yêu cầu đối với học sinh. Đặc biệt cần phải chuẩn bị thật tốt hệ thống câu hỏi. Hệ thống câu hỏi của giáo viên vừa là kim chỉ nam, vừa là bánh lái hướng tư duy của học sinh đi theo một lôgic hợp lý, nó kích thích tính tìm tòi, trí tò mò khoa học và sự ham muốn giải đáp của học sinh.
b. Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học, trong đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để học sinh trong các nhóm tích cực nghiên cứu, chủ động thảo luận các nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm nhằm tạo ra cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết và quan điểm của mình về nội dung và phương pháp học tập, giúp họ phát triển khả năng diễn đạt, trao đổi suy nghĩ và quan điểm một cách rõ ràng tăng cường khả năng chịu đựng và sự quan tâm của người học.
Ngoài ra tạo cơ hội để các thành viên trong lớp học làm quen, trao đổi và hợp tác với nhau, hình thành theo thói quen tương tác trong học tập. Góp phần làm tăng bầu không khí hiểu biết, tin cậy, thân thiện và đoàn kết giữa các thành viên. Tạo cơ hội cho giáo viên có thông tin phản hồi về người học. Đây là một trong những ưu điểm nổi trổi của phương pháp thảo luận nhóm so với các phương pháp dạy học khác. Mặt khác, giáo viên còn có thể thu được tri thức và kinh nghiệm từ phía người học, qua các phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo của học sinh.
Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử có ba hình thức chính đó là:
- Thảo luận theo nhóm nhỏ - Thảo luận nhóm ghép đôi - Thảo luận chung toàn lớp
Để thảo luận đạt tốt kết quả tốt, GV cần quan tâm đến các khâu quan trọng sau:
* Chuẩn bị nội dung thảo luận
Trước hết GV cần chọn đề tài, chọn vấn đề thích hợp cho HS thảo luận. Những bài học sinh thảo luận thường là những bài không khó về mặt nội dung, nhưng được nhiều người quan tam, có nhiều cách giải quyết khác nhau.
Vấn đề thứ hai cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải nghiên cứu xem HS đã biết gì, cảm thấy gì, sẽ suy nghĩ gì về chủ đề sẽ nêu ra.
Khi đã chọn được vấn đề thảo luận, GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị trước các ý kiến tham gia thảo luận (các ý kiến tham gia thảo luận phải ghi ra giấy). Từ đó, HS sẽ ý thức được yêu cầu, nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu chính, phương pháp tiến hành, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân.
* Tiến hành thảo luận
- Mở đầu thảo luận
GV nên thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình và thủ tục thảo luận. - Hướng dẫn thảo luận
Kết quả của việc thảo luận phụ thuộc vào quan hệ giữa GV và HS, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và chủ thể đưa ra thảo luận. Quan hệ tốt giữa GV và HS, thái độ cư xử, gương mặt, lời bình luận của GV sẽ làm cho hứng thú của HS tăng lên.
* Tổng kết thảo luận (nhiệm vụ của GV)
Tiến hành phương pháp thảo luận nhóm bằng ví dụ cụ thể: * Trước khi lên lớp
Kết thúc bài học trước giáo viên củng cố lại nội dung đã học, đồng thời giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài sau.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trước bài, sách giáo khoa khi học bài 19: “Bƣớc phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
từ năm 1951 đến năm 1953”, đặc biệt là phần sẽ thảo luận đó là mục IV –
Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường. * Các hoạt động dạy học
- Mục tiêu: Chứng minh được từ sau chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, quân ta liên tiếp giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm làm một yêu cầu theo những định hướng có sẵn của giáo viên về thời gian, tên chiến dịch, kết quả.
Nhóm 1: Tìm hiểu các chiến dịch ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ (1950 – 1951) hay Đông – Xuân 1950 – 1951.
Nhóm 2: Tìm hiểu chiến dịch Hòa Bình Đông – Xuân (1951- 1952). Nhóm 3: Tìm hiểu chiến dịch Tây Bắc Thu – Đông năm 1952. Nhóm 4: Tìm hiểu chiến dịch Thượng Lào Xuân – Hè năm 1953.
+ Thời gian hoàn thành của các nhóm là 5 phút + Học sinh làm bài tập theo nhóm
+ Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày
+ Học sinh trình bày theo nhóm, các học sinh khác theo dõi bổ sung + Giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận:
Thời gian Tên chiến dịch Kết quả chính
Đông - xuân 1950 - 1951
Chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám và chiến dịch Quang Trung
- Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 vạn quân địch.
- Địa bàn không có lợi cho ta nên kết quả bị hạn chế.
Đông – xuân 1951 - 1952
Chiến dịch Hòa Bình - Giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình – Sông Đà rông 2.000 km2. - Phá vỡ âm mưu nối lại hành lang Đông – Tây của Pháp.
Thu – đông 1952
Chiến dịch Tây Bắc - Giải phóng 28.000 km2.
- Phá một phần âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của Pháp.
Xuân – hè 1953
Chiến dịch Thượng Lào - Giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng, Phongxalì. - Nối liền căn cứ kháng chiến của Lào với Tây Bắc Việt Nam, uy hiếp địch.
Để tạo biểu tượng sinh động và cụ thể hóa cho học sinh về các chiến dịch này, giáo viên cần sử dụng lược đồ, tranh ảnh hoặc phim tư liệu, cuối cùng giải thích cho học sinh hiểu câu trả lời ở cuối mục.
Thảo luận là một hoạt động không chỉ diễn ra ở ngoài lớp mà còn cả ở trong lớp, ở đó học sinh có thể đưa ra những ý kiến khác nhau hoặc cân nhắc những ý kiến đã trình bày. Các em có thể chấp nhận hay phản bác các ý kiến người khác nêu ra, điều này phụ thuộc vào vấn đề có liên quan như thế nào đến ý kiến cá nhân.
Kết quả của bất kì một cuộc thảo luận nào cũng phải dẫn đến một kết luận hay một giải pháp hoặc một sự khái quát trên cơ sở các ý kiến đã trình bày. Vì vậy, thảo luận có một tác dụng rất lớn trong dạy học.
c. Phương pháp đánh giá trong dạy học lịch sử
Trong thực tiễn, đánh giá được thực hiện ở các lĩnh vực khác nhau và diễn ra trong những tình huống rất đa dạng.
Khái niệm “đánh giá” được hiểu một cách tổng quát là quá trình hình thành những nhận định, những phán đoán về thực trạng dựa vào sự phân tích thông tin thu được trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.