Sử dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả bài học

Một phần của tài liệu vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 thpt (Trang 31)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2.1. Sử dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả bài học

nâng cao hiệu quả bài học bài học

2.2.1. Sử dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lịch sử

Theo các nhà giáo dục lịch sử, dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc dạy học cơ bản trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Xuất phát từ đặc trưng của đối tượng nghiên cứu bộ môn là tìm hiểu một cách toàn diện và sâu rộng đời sống con người trong quá khứ, nên về mặt khoa học, tri thức lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với tri thức của nhiều ngành khoa học khác. Do đó, để thực hiện mục tiêu dạy học bộ môn trong dạy học lịch sử, liên môn là một trong những nguyên tắc dạy học cơ bản.

Việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử có vai trò và ý nghĩa khá quan trọng, cụ thể là:

Về vai trò:

+ Sử dụng kiến thức liên môn là một nguyên tắc cần tuân thủ trong dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng.

+ Sử dụng kiến thức liên môn luôn được coi là nguồn kiến thức quan trọng không thể thiếu trong dạy học lịch sử và được sử dụng như tài liệu tham khảo.

+ Mặt khác, sử dụng kiến thức liên môn còn là một biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Nếu sử dụng tốt kiến thức liên môn và gây hứng thú học tập cho học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử.

Về ý nghĩa được thể hiện qua ba mặt: giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. + Trên phương diện giáo dục: Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có ưu thế trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện khi học lịch sử, các em hiểu sâu sắc sự kiện, hiện tượng lịch sử thì các em sẽ nảy sinh nhiều trạng thái xúc cảm: vui, buồn, lo lắng, hồi hộp, khâm phục hay căm ghét…Điều này sẽ tạo cơ sở để giáo dục tư tưởng tình cảm đạo đức một cách đúng đắn cho các em.

+ Trên phương diện giáo dưỡng: Sử dụng kiến thức liên môn đảm bảo được tính toàn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức các môn học khác và ngược lại, kiến thức liên môn còn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời các môn học. Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thức lịch sử và gây hứng thú học tập cho học sinh.

+ Trên phương diện kĩ năng: Thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quả cao, hình thành kĩ năng phân tích, so sánh, nhận thức, đánh giá và biết liên hệ kiến thức đã học vào cuộc sống.

Với phương pháp dạy học liên môn các giáo viên trung học phổ thông có thể vận dụng vào trong bài nghiên cứu kiến thức mới, cũng có thể vận dụng vào trong các bài tổng hợp.

Trong các môn học ở trường THPT thì gần gũi với môn Lịch sử nhất là các môn như: văn học, địa lí, giáo dục công dân,… Mối liên hệ giữa các môn, các khóa trình được thể hiện trong các loại bài, đặc biệt các bài về cách mạng, về văn hóa khoa học, kĩ thuật, kinh tế.

Ví dụ: Khi dạy bài 13: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ

năm 1925 đến năm 1930”, phần II, mục 2: “Hội nghị thành lập Đảng cộng Sản Việt Nam”, giáo viên có thể sử dụng tài liệu văn học khi dạy ý nghĩa lịch

Đảng ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam và của cách mạng nước ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây,cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân Việt Nam mà đội tiên phong là Đảng cộng sản.

Giáo viên sử dụng các nguồn tư liệu khác nhau để cụ thể hóa nội dung kiến thức: Đảng ra đời với chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, đã đề ra được những đường lối đúng đắn, khoa học. Đảng cùng đội ngũ trung kiên của mình, đã tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, miếng cơm manh áo cho nhân dân. Càng về sau Đảng càng lớn mạnh với đội ngũ đảng viên ngày càng đông đảo, các cơ sở Đảng được xây dựng ở khắp nơi, liên minh công – nông ngày càng được củng cố… Những gì Đảng làm, bồi đắp thêm niềm tin của nhân dân vào Đảng. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua việc giáo viên sử dụng tài liệu văn học để minh họa cho sự ra đời của Đảng.

“Đảng ta đây, trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây, xương sắt da đồng Đảng ta, muôn vạn công nông

Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin Đảng ta Mác – Lênin vĩ đại

Lại hồi sinh trả lại cho ta”.

(Tố Hữu) [12;126]

Đảng cộng Sản Việt Nam ra đời thức tỉnh bộ phận giai cấp đang hoang mang, dao động chưa tìm thấy cho mình một chân lí cách mạng đúng đắn để tin và đi theo. Và khi Đảng ra đời, bộ phận này được giác ngộ lý tưởng cộng sản, trở thành những chiến sĩ trung kiên của Đảng, của phong trào, hòa vào phong trào đấu tranh của quần chúng, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì ấm no hạnh phúc của nhân dân.

Vấn đề này được nhiều nhà văn, nhà thơ phản ánh trong tác phẩm của mình. Vì chính họ - những người tri thức tiểu tư sản – trực tiếp được Đảng giác

ngộ. Tiêu biểu và điển hình nhất là Tố Hữu với bài thơ “Từ ấy”, tháng 7/1933, trong đó có đoạn:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để hồn trang trải khắp trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.

(Tố Hữu) [ 12;9]

Ở bài 15: “Phong trào dân chủ 1936 – 1939”, giáo viên có thể sử dụng tài liệu văn học khi dạy về tình hình trong nước nhằm khắc sâu trong học sinh về đời sống khổ cực của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời kì này, đặc biệt là nông dân (đây là lực lượng đông đảo tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do – dân chủ. Để góp phần khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam thời kì 1936 – 1939, giáo viên sử dụng các tác phẩm văn học viết về người nông dân Việt Nam thời kì này.

Vì chủ yếu là các tác phẩm học sinh đã được tiếp cận qua các đoạn trích đã được học ở các lớp dưới, nên giáo viên chỉ cần nêu tên tác phẩm và tóm tắt những nét chính về nội dung tác phẩm. “Tắt đèn” – 1937 – Ngô Tất Tố viết về đề tài người nông dân trước cách mạng, hình ảnh chị Dậu – người nông dân Việt Nam phải chịu sưu cao thuế nặng, quanh năm “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn không đủ tiền để nộp sưu, thuế. Chị Dậu – người nông dân nghèo khổ, cuộc sống gắn liền với mánh khóe, thủ đoạn của những ông quan cai trị mình.

Qua đây giáo viên cần nêu bật lên tinh thần phản kháng của người nông dân chống lại cường quyền, áp bức. Tuy phải chịu cảnh sống khổ cực như vậy, bị áp bức bóc lột nặng nề, nhưng trong họ luôn nhen nhóm tinh thần đấu tranh, phản kháng. Họ phải đứng lên đấu tranh để giành lại những quyền sống cho ra sống, “Con giun xéo mãi cũng quằn” – người nông dân đã nổi dậy đấu tranh.

Hình ảnh chị Dậu một mình đánh bại hai tên lính lệ, khi bọn địa chủ, cường hào xông vào đánh anh Dậu. Đây tuy là hành động đơn độc, chưa có ý thức nhưng chị Dậu là một người phụ nữ đầu tiên dám quật ngã hai kẻ thù nam giới, dám một mình chống lại cả một hệ thống quan lại ở địa phương. Chị Dậu chính là kết quả của việc chịu ảnh hưởng từ phong trào cách mạng thời kì mặt trận dân chủ.

Đến đây giáo viên đặt câu hỏi: Theo em những hành động đó, sự phản kháng đó báo hiệu điều gì?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên có thể chốt lại: Tất cả những hành động phản kháng đó, báo hiệu trong thời gian không xa một cuộc cách mạng lớn rầm rộ có tổ chức, có lãnh đạo của giai cấp nông dân chống lại bọn đế quốc và phong kiến địa chủ gian ác sẽ bùng nổ.

Ở phần này, giáo viên cũng có thể cụ thể hơn kiến thức trong bài nhằm làm nổi bật bộ máy quan lại cường hào, tình cảnh người nông dân nói riêng và các giai tầng khác nói chung chịu cảnh sống cơ cực. Ngoài việc bị bọn cầm quyền phản động, ở Đông Dương thi hành những chính sách bóc lột, vơ vét… họ còn phải chịu sự hà hiếp, bòn rút của bọn quan lại người Việt làm tay sai cho Pháp. Mọi vấn đề đều được chúng quy ra tiền, trong xã hội “tiền” là cán cân công lí thì mọi vấn đề chỉ được giải quyết khi có tiền, mọi vấn đề trở nên đúng khi có tiền. Do đó, các con dân có việc gì muốn thưa với quan phụ mẫu thì nhất thiết phải có tiền mới xong.

Đối với bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 – 1945). Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa”, giáo viên đƣa tài liệu văn học vào dạy ở phần III, mục 1: “Khởi nghĩa từng phần (tháng 3 đến tháng 8.1945)”.

Đầu năm 1945, trên đường Hồng quân Liên Xô tiến đánh Béclin – sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức – một loạt nước châu Âu được giải phóng.

Ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho quân Nhật những đòn nặng nề.

Ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật. Mâu thuẫn Nhật – Pháp càng trở nên gay gắt.

Trước tình hình đó, vào lúc 20 giờ ngày 9/3/1945 Nhật tiến hành đảo chính Pháp, chiếm Đông Dương. Sau đó, Nhật – Pháp câu kết cùng với bọn quan lại người Việt bóc lột nhân dân Đông Dương một cách thậm tệ. Lại thêm lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.

Giáo viên giảng thêm, nạn đói đã dẫn đến việc người dân li tán khắp nơi, tha phương cầu thực kiếm ăn. Có thể nói cái đói tràn khắp ngõ ngách nông thôn Việt Nam: “Cái đói đã tràn đến xóm tự lúc nào. Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả dạ, không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.” [2;24]. Đặc biệt làm rõ cho học sinh thấy được ảnh hưởng của Việt Minh đến phong trào đấu tranh của quần chúng, giác ngộ người nông dân trước cảnh khốn cùng của mình (chịu ảnh hưởng từ phong trào phá kho thóc Nhật).

Kim Lân đã thể hiện rõ qua lời Thị - vợ Tràng: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy”. Kết thúc truyện là hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” hiện ra trong óc Tràng. Hình ảnh mà Tràng nghĩ tới – phong trào phá kho thóc Nhật, đã phát triển thành cao trào kháng Nhật cứu nước – thời kì tiền khởi nghĩa từ tháng 3 đến tháng 8/1945. Và Tràng, vợ Tràng là những người nông dân, đây là lực lượng đông đảo trong phong trào phá kho thóc Nhật, phong trào kháng Nhật cứu nước, chuẩn bị trực tiếp cho một cuộc tổng khởi nghĩa diễn ra trong toàn quốc.

Hay khi dạy bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954), giáo viên liên môn địa lí, văn học vào mục 2: “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954”.

Giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao Pháp – Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương?

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và chốt ý: Khi kế hoạch Nava bước đầu phá sản, phát hiện quân chủ lực của ta tiến quân lên Tây Bắc, Nava điều quân về giữ Điện Biên Phủ. Đối với Pháp, đây là vị trí chiến lược then chốt, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân trong âm mưu xâm lược của chúng ở Đông Dương và Đông Nam Á. Trước mắt, Điện Biên Phủ có tác dụng thu hút chủ lực của ta tạo cho chúng bình định đồng bằng Bắc Bộ, đánh chiếm liên khu V. Điện Biên Phủ từ chỗ không nằm trong nội dung của kế hoạch Nava đã trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava.

Giáo viên sử dụng kiến thức địa lí chỉ rõ địa hình và vị trí chiến lược của Điện Biên: Điện Biên có vị trí địa lí hết sức thuận lợi, với tọa độ 21º23’15” Bắc, 103º0’56” Đông. Nằm trong một thung lũng rộng lớn ở phía tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào, cách Hà Nội 300 km, cách Luông phabăng 200 km. Diện tích là 64,27 km², dân số 70 nghìn người với các dân tộc như: Kinh, Thái, Khơ mú, H’mông,…

Để hiểu thêm về chiến thắng Điện Biên Phủ (5/1954), giáo viên có thể sử dụng tài liệu văn học để giúp các em có nhân sinh quan, thế giới quan, khêu lên lòng tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc tới những con người “đã chết cho quê hương”, “vì nhân dân quên mình”. Tố Hữu với giọng văn hùng hồn trong lửa đạn đã ca ngợi người chiến sĩ Điện Biên qua bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”.

“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp Vinh quang Tổ quốc chúng ta

Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa!

Vinh quang Hồ Chí Minh, cha của chúng ta ngàn năm sống mãi Quyết chiến quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại!

Kháng chiến ba ngàn ngày

Không đêm nào vui bằng đêm nay Đêm lịch sử, Điện Biên Phủ sáng rực Trên đất nước, như huân chương trên ngực Dân tộc ta, dân tộc anh hùng.”

Với cái tên Điện Biên Phủ đã được các tướng lĩnh Pháp và Mĩ coi là “một pháo đài bất khả xâm phạm” nay đã “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong từ điển Laruxơ, 1963 định nghĩa về Điện Biên Phủ: “Một cánh đồng nhỏ miền Bắc Việt Nam ở vùng thượng du Bắc Kì. Vào hồi 1953 – 1954, chiến trường của một trận chiến đấu ác liệt trong đó các lực lượng của Việt Minh bao vây những đơn vị Pháp đồn trú ở đó. Những đơn vị này đã phải ngừng chiến đấu sau một cuộc đề kháng anh dũng. Cuộc thất bại này đã dẫn tới những hiệp nghị Giơnevơ và kết thúc chiến sự ở Đông Dương”. [11;714]

Như vậy, việc dạy học liên môn ở trường phổ thông là một nguyên tắc khá quan trọng và cần thiết có tác dụng không chỉ đối với giáo viên mà còn bổ trợ kiến thức cho học sinh.

Đối với học sinh, dạy học liên môn và tính kế thừa trong việc học tập các khóa trình lịch sử làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử. Điều này khắc phục được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh. Nắm được mối liên hệ kiến thức giữa các môn học, tính hệ thống của các tri thức lịch sử sẽ giúp các em có khả năng phân tích các sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của lịch sử.

Một phần của tài liệu vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 thpt (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)