5. Cấu trúc khóa luận
2.1.3. Nội dung
Dưới ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) làm cho kinh tế - xã hội ở Việt Nam suy thoái, đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động hết sức điêu đứng. Trước tình hình đó, ngọn cờ giải phóng dân tộc được giai cấp công nhân, đứng đầu là Đảng Cộng sản Việt Nam giương cao nhanh chóng tập hợp lực lượng, phát động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Phong trào đấu tranh diễn ra trên 25 tỉnh thành trải dài ba miền đất nước và đạt tới đỉnh điểm trên đất Nghệ - Tĩnh vào ngày Quốc tế lao động 1/5. Mặc dù đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa hết sức to lớn như cược tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng tám sau này.
Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước Đảng Cộng sản Đông Dương đã thay đổi chủ trương, đưa ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến, nhưng trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945) diễn ra sôi nổi, mở đầu thời kì mới là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940), khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940), Binh biến Đô Lương (13/1/1941). Đến tháng 5/1941 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã diễn ra tại Pác Bó (Cao Bằng) là bước chuẩn bị để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, với chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đến ngày 19/8 cách mạng đã thành công lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đường phố Hà Nội. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm đô hộ và ách thống trị của phát xít Nhật gần
5 năm lật đổ chế độ phong kiến Việt Nam. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử (Hà Nội), Chủ Tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước do dân lao động làm chủ.
Sau khi cách mạng tháng tám thành công trên đất nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn. Chính quyền cách mạng đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” cùng một lúc chống lại 3 loại giặc đó là: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nước, sức mạnh đoàn kết trong lao động xây dựng đất nước, trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, cùng những thuận lợi mới được phát huy, những khó khăn to lớn được khắc phục. Từ trong kết quả đó, chính quyền cách mạng được xây dựng, củng cố và bảo vệ.
Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp trắng trợn xé bỏ Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), đẩy nhân Việt Nam đứng trước hai con đường: hoặc là cầm vũ khí đứng lên kháng chiến để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc hoặc là cúi đầu làm nô lệ cho Pháp. Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con dường cầm vũ khí, toàn quốc đứng lên kháng chiến từ ngày 19/12/1946. Sau gần một năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân ta, khiến chúng gặp nhiều khó khăn. Chúng quyết định tấn công lên Việt Bắc (10/1947) với hi vọng nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Việc Pháp tấn công lên Việt Bắc không ngoài dự đoán của ta nên đã giành được thắng lợi to lớn trong chiến dịch này.
Từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1950, bên cạnh những thuận lợi mới của cuộc kháng chiến thì đế quốc Mĩ bắt đầu can thiệp sâu và “dính líu trực tiếp” vào cuộc chiến tranh Đông Dương, trở thành kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Trước tình hình đó, ta chủ động mở Chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950. Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước Xã hội Chủ nghĩa được khai thông, quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Bước sang năm 1953, sau 7 – 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược với nhiều thủ đoạn khác nhau nhưng Pháp vẫn bị tổn thất lớn về mọi mặt. Để cứu vãn tình hình, Pháp – Mĩ quyết định vạch ra kế hoạch quân sự Nava hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh. Đánh âm mưu mới của địch, quân ta quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta; miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
2.2. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo một số phƣơng pháp dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài học bài học
2.2.1. Sử dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lịch sử
Theo các nhà giáo dục lịch sử, dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc dạy học cơ bản trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Xuất phát từ đặc trưng của đối tượng nghiên cứu bộ môn là tìm hiểu một cách toàn diện và sâu rộng đời sống con người trong quá khứ, nên về mặt khoa học, tri thức lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với tri thức của nhiều ngành khoa học khác. Do đó, để thực hiện mục tiêu dạy học bộ môn trong dạy học lịch sử, liên môn là một trong những nguyên tắc dạy học cơ bản.
Việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử có vai trò và ý nghĩa khá quan trọng, cụ thể là:
Về vai trò:
+ Sử dụng kiến thức liên môn là một nguyên tắc cần tuân thủ trong dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng.
+ Sử dụng kiến thức liên môn luôn được coi là nguồn kiến thức quan trọng không thể thiếu trong dạy học lịch sử và được sử dụng như tài liệu tham khảo.
+ Mặt khác, sử dụng kiến thức liên môn còn là một biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Nếu sử dụng tốt kiến thức liên môn và gây hứng thú học tập cho học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử.
Về ý nghĩa được thể hiện qua ba mặt: giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. + Trên phương diện giáo dục: Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có ưu thế trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện khi học lịch sử, các em hiểu sâu sắc sự kiện, hiện tượng lịch sử thì các em sẽ nảy sinh nhiều trạng thái xúc cảm: vui, buồn, lo lắng, hồi hộp, khâm phục hay căm ghét…Điều này sẽ tạo cơ sở để giáo dục tư tưởng tình cảm đạo đức một cách đúng đắn cho các em.
+ Trên phương diện giáo dưỡng: Sử dụng kiến thức liên môn đảm bảo được tính toàn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức các môn học khác và ngược lại, kiến thức liên môn còn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời các môn học. Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thức lịch sử và gây hứng thú học tập cho học sinh.
+ Trên phương diện kĩ năng: Thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quả cao, hình thành kĩ năng phân tích, so sánh, nhận thức, đánh giá và biết liên hệ kiến thức đã học vào cuộc sống.
Với phương pháp dạy học liên môn các giáo viên trung học phổ thông có thể vận dụng vào trong bài nghiên cứu kiến thức mới, cũng có thể vận dụng vào trong các bài tổng hợp.
Trong các môn học ở trường THPT thì gần gũi với môn Lịch sử nhất là các môn như: văn học, địa lí, giáo dục công dân,… Mối liên hệ giữa các môn, các khóa trình được thể hiện trong các loại bài, đặc biệt các bài về cách mạng, về văn hóa khoa học, kĩ thuật, kinh tế.
Ví dụ: Khi dạy bài 13: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ
năm 1925 đến năm 1930”, phần II, mục 2: “Hội nghị thành lập Đảng cộng Sản Việt Nam”, giáo viên có thể sử dụng tài liệu văn học khi dạy ý nghĩa lịch
Đảng ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam và của cách mạng nước ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây,cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân Việt Nam mà đội tiên phong là Đảng cộng sản.
Giáo viên sử dụng các nguồn tư liệu khác nhau để cụ thể hóa nội dung kiến thức: Đảng ra đời với chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, đã đề ra được những đường lối đúng đắn, khoa học. Đảng cùng đội ngũ trung kiên của mình, đã tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, miếng cơm manh áo cho nhân dân. Càng về sau Đảng càng lớn mạnh với đội ngũ đảng viên ngày càng đông đảo, các cơ sở Đảng được xây dựng ở khắp nơi, liên minh công – nông ngày càng được củng cố… Những gì Đảng làm, bồi đắp thêm niềm tin của nhân dân vào Đảng. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua việc giáo viên sử dụng tài liệu văn học để minh họa cho sự ra đời của Đảng.
“Đảng ta đây, trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây, xương sắt da đồng Đảng ta, muôn vạn công nông
Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin Đảng ta Mác – Lênin vĩ đại
Lại hồi sinh trả lại cho ta”.
(Tố Hữu) [12;126]
Đảng cộng Sản Việt Nam ra đời thức tỉnh bộ phận giai cấp đang hoang mang, dao động chưa tìm thấy cho mình một chân lí cách mạng đúng đắn để tin và đi theo. Và khi Đảng ra đời, bộ phận này được giác ngộ lý tưởng cộng sản, trở thành những chiến sĩ trung kiên của Đảng, của phong trào, hòa vào phong trào đấu tranh của quần chúng, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì ấm no hạnh phúc của nhân dân.
Vấn đề này được nhiều nhà văn, nhà thơ phản ánh trong tác phẩm của mình. Vì chính họ - những người tri thức tiểu tư sản – trực tiếp được Đảng giác
ngộ. Tiêu biểu và điển hình nhất là Tố Hữu với bài thơ “Từ ấy”, tháng 7/1933, trong đó có đoạn:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để hồn trang trải khắp trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
(Tố Hữu) [ 12;9]
Ở bài 15: “Phong trào dân chủ 1936 – 1939”, giáo viên có thể sử dụng tài liệu văn học khi dạy về tình hình trong nước nhằm khắc sâu trong học sinh về đời sống khổ cực của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời kì này, đặc biệt là nông dân (đây là lực lượng đông đảo tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do – dân chủ. Để góp phần khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam thời kì 1936 – 1939, giáo viên sử dụng các tác phẩm văn học viết về người nông dân Việt Nam thời kì này.
Vì chủ yếu là các tác phẩm học sinh đã được tiếp cận qua các đoạn trích đã được học ở các lớp dưới, nên giáo viên chỉ cần nêu tên tác phẩm và tóm tắt những nét chính về nội dung tác phẩm. “Tắt đèn” – 1937 – Ngô Tất Tố viết về đề tài người nông dân trước cách mạng, hình ảnh chị Dậu – người nông dân Việt Nam phải chịu sưu cao thuế nặng, quanh năm “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn không đủ tiền để nộp sưu, thuế. Chị Dậu – người nông dân nghèo khổ, cuộc sống gắn liền với mánh khóe, thủ đoạn của những ông quan cai trị mình.
Qua đây giáo viên cần nêu bật lên tinh thần phản kháng của người nông dân chống lại cường quyền, áp bức. Tuy phải chịu cảnh sống khổ cực như vậy, bị áp bức bóc lột nặng nề, nhưng trong họ luôn nhen nhóm tinh thần đấu tranh, phản kháng. Họ phải đứng lên đấu tranh để giành lại những quyền sống cho ra sống, “Con giun xéo mãi cũng quằn” – người nông dân đã nổi dậy đấu tranh.
Hình ảnh chị Dậu một mình đánh bại hai tên lính lệ, khi bọn địa chủ, cường hào xông vào đánh anh Dậu. Đây tuy là hành động đơn độc, chưa có ý thức nhưng chị Dậu là một người phụ nữ đầu tiên dám quật ngã hai kẻ thù nam giới, dám một mình chống lại cả một hệ thống quan lại ở địa phương. Chị Dậu chính là kết quả của việc chịu ảnh hưởng từ phong trào cách mạng thời kì mặt trận dân chủ.
Đến đây giáo viên đặt câu hỏi: Theo em những hành động đó, sự phản kháng đó báo hiệu điều gì?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên có thể chốt lại: Tất cả những hành động phản kháng đó, báo hiệu trong thời gian không xa một cuộc cách mạng lớn rầm rộ có tổ chức, có lãnh đạo của giai cấp nông dân chống lại bọn đế quốc và phong kiến địa chủ gian ác sẽ bùng nổ.
Ở phần này, giáo viên cũng có thể cụ thể hơn kiến thức trong bài nhằm làm nổi bật bộ máy quan lại cường hào, tình cảnh người nông dân nói riêng và các giai tầng khác nói chung chịu cảnh sống cơ cực. Ngoài việc bị bọn cầm quyền phản động, ở Đông Dương thi hành những chính sách bóc lột, vơ vét… họ còn phải chịu sự hà hiếp, bòn rút của bọn quan lại người Việt làm tay sai cho Pháp. Mọi vấn đề đều được chúng quy ra tiền, trong xã hội “tiền” là cán cân công lí thì mọi vấn đề chỉ được giải quyết khi có tiền, mọi vấn đề trở nên đúng khi có tiền. Do đó, các con dân có việc gì muốn thưa với quan phụ mẫu thì nhất thiết phải có tiền mới xong.
Đối với bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 – 1945). Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa”, giáo viên đƣa tài liệu văn học vào dạy ở phần III, mục 1: “Khởi nghĩa từng phần (tháng 3 đến tháng 8.1945)”.
Đầu năm 1945, trên đường Hồng quân Liên Xô tiến đánh Béclin – sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức – một loạt nước châu Âu được giải phóng.
Ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho quân Nhật những đòn nặng nề.
Ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật. Mâu thuẫn Nhật – Pháp càng trở nên gay gắt.
Trước tình hình đó, vào lúc 20 giờ ngày 9/3/1945 Nhật tiến hành đảo chính Pháp, chiếm Đông Dương. Sau đó, Nhật – Pháp câu kết cùng với bọn quan lại người Việt bóc lột nhân dân Đông Dương một cách thậm tệ. Lại thêm lũ