Giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 thpt (Trang 39)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.1.Giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề

Tình huống có vấn đề là trở ngại về trí tuệ của con người xuất hiện khi chủ thể chưa biết cách giải quyết, giải thích hiện tượng, sinh vật, quy trình thực tế, khi chưa đạt tới mục đích bằng cách thức quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải quyết mới hay phải có hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động có nhận thức sáng tạo có hiệu quả. Ta có thể diễn tả tình huống có vấn đề trong học tập lịch sử của học sinh như sự xuất hiện một mâu thuẫn mà học sinh đứng trước sự cần thiết phải tìm ra cái mới, cái chưa biết nhưng cần phải biết. Cụ thể là về nội dung học sinh chưa biết một kiến thức nào đó, có thể là nguyên nhân (bùng nổ, thắng lợi hay thất bại), bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, những kiến thức trừu tượng, khái quát như: khái niệm, quy luật, bài học lịch sử,… Về phương pháp, học sinh chưa biết cách lập luận, chưa tạo ra được “một con đường”, một cấu trúc tư duy để đi từ cái đã biết sang cái chưa biết nhưng cần phải biết.

Ví dụ: Khi dạy bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 – 1945). Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời”.

Giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề: Sang giai đoạn 1939 – 1945, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi đã tác động đến cách mạng nước ta. Trước những thay đổi của tình hình, Trung ương Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và hoàn chỉnh đường lối đó vào Hội nghị Trung ương VIII, tháng 5/1941. Những sự thay đổi đúng đắn đó đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta tiến hành tổng khởi nghĩa thắng lợi. Vậy chuyển hướng cách mạng diễn ra như thế nào? Cách mạng tháng tám đã bùng nổ và thắng lợi ra sao? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài học hôm nay.

Hay dạy bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp

xâm lƣợc kết thúc (1953 – 1954)”, giáo viên: Ở bài học trước các em đã

biết, sau những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ, chúng ta đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi của Pháp có Mĩ giúp sức. Tuy nhiên, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ vẫn ngoan cố, tiếp tục mở rộng cuộc chiến tranh ở Đông Dương thông qua kế hoạch Nava. Vì sao vậy? Kế hoạch Nava có nội dung như thế nào? Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã được chúng ta chuẩn bị và diễn ra như thế nào? Quá trình và kết quả của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương ra sao? Đó là những vấn đề cơ bản của bài học hôm nay.

Cách dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề như vậy một mặt nhằm tạo mạch cảm xúc cho toàn bài giảng của giáo viên, mặt khác những câu hỏi tình huống có tính chất nhận thức như trên giúp học sinh không những nắm được yêu cầu nội dung của bài mới mà còn gây được hứng thú, tích cực học tập ngay từ đầu. Việc giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề rất quan trọng, do vậy giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học, từng đối tượng học sinh mà có cách dẫn dắt khác nhau sao cho phù hợp.

Một phần của tài liệu vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 thpt (Trang 39)