Khái niệm phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 thpt (Trang 45)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2.3.1.Khái niệm phương pháp dạy học tích cực

* Khái niệm

Trong khoa học và cuộc sống thuật ngữ “phương pháp” thường được dùng ở những cấp độ khác nhau từ khái quát đến cụ thể, chẳng hạn như phương pháp biện chứng, phương pháp thực nghiệm,…tương tự trong dạy học cũng có các phương pháp khác nhau: phương pháp dạy học, phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp đóng vai,..

Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Tích cực trong học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủ động, tự giác, có định hướng rõ ràng, có sáng kiến và hệ thống kĩ năng kĩ xảo được vận dụng trong bài học.

Phương pháp tích cực là một quá trình học tập đa hướng thông qua các quan hệ thầy – trò, trò – thầy, trò – trò. Phương pháp tích cực liên quan với kinh nghiệm học tập dựa trên các hoạt động dưới nhiều hình thức như nhóm nhỏ, theo cặp hoặc cá nhân. Các dạng hoạt động có thể là nói, viết, đọc, thảo luận, tranh luận, thực hiện hành động, đóng vai, hội thảo, phỏng vấn, sáng tạo.

* Bản chất

Trong phương pháp tích cực, người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu kiến thức đã được đặt sẵn.

Hơn nữa, dạy học tích cực còn đặt người học vào vị trí trực tiếp quan sát, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của mình. Từ đó, nắm được kiến thức mới, kĩ năng mới, người học bộc lộ và phát huy khả năng sáng tạo.

Dạy học tích cực chú trọng tới việc rèn luyện phương pháp tự học cho HS. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự

học, biết vận dụng những điều đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống sẽ khơi dậy lòng ham học và tiềm năng vốn có trong mỗi người.

Phương pháp dạy học tích cực là tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Trong học tập, không phải mọi kĩ năng, kĩ xảo đều được hình thành từ hoạt động các nhân thuần túy. Lớp học là một môi trường giao tiếp giữa thầy – trò, trò – trò trên con đường đi tìm kiến thức mới. Bởi vậy thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, tranh luận, thảo luận trong tập thể, ý kiến của mỗi các nhân sẽ được bộc lộ, được điều chỉnh sẽ giúp các em phát huy tính tự lập, thể hiện bản thân và năng lực hợp tác trong tập thể.

Ngoài ra, dạy học tích cực chú ý đến việc kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Lúc này người giáo viên không chỉ đóng vai trò là người tổ chức điều khiển HS tìm ra tri thức mà còn là trọng tài trong hoạt động nhận thức của các em, tạo điều kiện các em có thể đánh giá lẫn nhau.

Một phần của tài liệu vận dụng sáng tạo, linh hoạt một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học khi dạy học phần lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954, lớp 12 thpt (Trang 45)