Công cụ chuyển nhượng ra đời trên cơ sở tín dụng thương mại và nhanh chóng trở thành một công cụ quan trọng của tín dụng thương mại. Với đặc trưng là một chứng chỉ có giá và có khả năng lưu thông trên thị trường, CCCN đã dần thay thế tiền mặt, đóng vai trò là một công cụ lưu thông tín dụng. Chính vì thế, ngày nay CCCN được sử dụng rất phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế và thương mại nội địa ở các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam, CCCN vẫn chưa phát triển đúng mức và phát huy vai trò quan trọng của mình.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu khóa luận 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ 4
CHUYỂN NHƯỢNG 4
1.1 Khái niệm công cụ chuyển nhượng 4
1.2 Đặc điểm của công cụ chuyển nhượng 5
1.2.1 Là một tài sản tài chính vô hình 5
1.2.2 Được hình thành từ một giao dịch cơ sở 6
1.2.3 Là trái vụ một bên 7
1.2.4 Mang tính trừu tượng 7
1.2.5 Là một loại hàng hóa đặc biệt 8
1.3 Phân loại công cụ chuyển nhượng 9
1.3.1 Hối phiếu 9
1.3.2 Kỳ phiếu 11
1.3.3 Séc 13
1.3.4 Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được 16
1.4 Luật điều chỉnh công cụ chuyển nhượng 17
1.4.1 Luật quốc tế 17
1.4.2 Luật quốc gia 18
1.5 Nghiệp vụ lưu thông công cụ chuyển nhượng 18
1.5.1 Lưu thông hối phiếu 19
1.5.2 Lưu thông kỳ phiếu 22
1.5.3 Lưu thông séc 23
1.6 Nghiệp vụ kinh doanh công cụ chuyển nhượng 25
1.6.1 Nghiệp vụ chiết khấu 25
1.6.2 Nghiệp vụ bao thanh toán 25
1.6.3 Nghiệp vụ nhờ thu 26
1.6.4 Nghiệp vụ bảo lãnh 26
1.6.5 Nghiệp vụ cầm cố 27
1.7 Vai trò của công cụ chuyển nhượng trong nền kinh tế thị trường 27
1.7.1 Đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế 27
1.7.2 Tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động cấp tín dụng 28
1.7.3 Thúc đẩy lưu thông hàng hóa 29
1.7.4 Tạo điều kiện cho NHTW thực hiện tốt chính sách tiền tệ 29
1.8 Các điều kiện để phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng trong nền kinh tế 30 1.8.1 Điều kiện về môi trường pháp lý điều chỉnh CCCN 30
1.8.2 Điều kiện về thị trường tài chính tiền tệ 31
Trang 3Quốc gia nào có thị trường tài chính phát triển sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ Với vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh, thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn Thị trường tiền tệ là một thị trường tài chính chỉ có các công cụ ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm) Thị trường vốn là
thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu 31
Điều kiện về cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng CCCN Xây dựng được cơ sở hạ tầng hiện đại về dài hạn dựa trên nền tảng công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của thị trường nói chung, thực hiện hoạt động CCCN nói riêng Hơn nữa, thị trường CCCN muốn phát triển phải dựa trên cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Thực tế tại Singapore cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng được NHTW Singapore rất quan tâm, đặc biệt hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt rộng khắp với tỷ trọng thanh toán không dung tiền mặt chiếm tới hơn 80% tổng phương tiện thanh toán đã hỗ trợ hữu ích việc sử dụng các CCCN trong TDTM và TDNH 31
1.8.3 Điều kiện về chủ thể tham gia quan hệ CCCN 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ 33
CHUYỂN NHƯỢNG TẠI VIỆT NAM 33
2.1 Môi trường pháp lý điều chỉnh công cụ chuyển nhượng tại Việt Nam 33
2.1.1 Các văn bản luật 33
2.1.2 Các văn bản dưới luật 35
2.2 Thực trạng sử dụng công cụ chuyển nhượng tại Việt Nam trong thời gian qua 36
2.2.1 Bối cảnh phát triển việc sử dụng CCCN tại Việt Nam 36
2.2.2 Các chủ thể tham gia 40
2.2.3 Tình hình sử dụng CCCN trong nền kinh tế Việt Nam 41
Nguồn: Tác giả ước tính từ báo cáo hoạt động TTQT, Ngân hàng NN &PTNT 2010 45
Nguồn: Tác giả ước tính từ báo cáo hoạt động TTQT, Ngân hàng NN &PTNT 2010 48
2.3 Đánh giá việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam 49
2.3.1 Những kết quả đạt được 49
2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG Ở VIỆT NAM 60
3.1 Sự cần thiết phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng tại Việt Nam 60
3.1.1 Phát triển CCCN là yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường 60
3.1.2 Sử dụng CCCN đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 60
3.1.3 Giảm sức ép tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại 62
3.1.4 Phát triển việc sử dụng CCCN góp phần hoàn thiện thị trường tiền tệ 63
3.2 Định hướng phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng tại Việt Nam 63
3.2.1 Quan điểm của Đảng – Nhà nước về phát triển thị trường tài chính trong tiến trình hội nhập tài chính quốc tế 63
3.2.2 Các định hướng chính về phát triển việc sử dụng CCCN ở Việt Nam 64
3.3 Các giải pháp phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng tại Việt Nam 65
3.3.1 Các giải pháp vĩ mô 65
3.3.2 Các giải pháp vi mô 71
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU 81 Danh mục biểu đồ 81 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 82
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời và phát triển của tín dụng thương mại là hệ quả tất yếu của quá trìnhphát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa Nhờ vào tín dụng thương mại, quy mô,tốc độ lưu chuyển và thị trường tiêu thụ hàng hóa sẽ được mở rộng không nhữngtrong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế
Công cụ chuyển nhượng ra đời trên cơ sở tín dụng thương mại và nhanh chóngtrở thành một công cụ quan trọng của tín dụng thương mại Với đặc trưng là mộtchứng chỉ có giá và có khả năng lưu thông trên thị trường, CCCN đã dần thay thếtiền mặt, đóng vai trò là một công cụ lưu thông tín dụng Chính vì thế, ngày nayCCCN được sử dụng rất phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế và thương mạinội địa ở các nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, tại Việt Nam, CCCN vẫn chưa pháttriển đúng mức và phát huy vai trò quan trọng của mình
Nhận thấy tính cấp thiết của việc sử dụng CCCN trong nền kinh tế, chiến lượcphát triển kinh tế 5 năm (2011-2015) của Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục nhấnmạnh “Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùngtiền mặt” Như vậy, việc tăng cường các hình thức thanh toán thay thế tiền mặt,trong đó có CCCN đã được Đảng và Nhà nước coi là nhiệm vụ quan trọng trongnền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Song hiện nay, CCCN vẫn chưa được
sử dụng như một công cụ thanh toán và tài trợ tín dụng hữu hiệu mà vẫn còn là kháiniệm khá mới mẻ và gặp không ít khó khăn khi áp dụng
Với mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận về CCCN, đồng thời tìm hiểuthực trạng sử dụng CCCN ở Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở phân tíchnhững kết quả đạt được, những mặt hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmphát triển việc sử dụng CCCN ở Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tác
giả chọn đề tài “Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
Trang 62 Tình hình nghiên cứu
Những nghiên cứu về các vấn đề liên quan đã được công bố bởi nhiều nhà kinh
tế TS Lê Đức Thúy – Nguyên Thống đốc NHNN với đề tài “Cơ sở khoa học và giải pháp cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp với yêu cầu nền kinh tế thị trường có định hướng hội nhập quốc tế trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” (MS
KNHTĐ 2001-01) đã nêu ra các giải pháp phát triển các công cụ tài chính như mộtbiện pháp hữu hiệu để kiện toàn hệ thống ngân hàng TS Nguyễn Đức Thảo trong
đề tài “Vấn đề phát triển các thị trường tài chính: thị trường tiền tệ, tín dụng, tài sản trong mối tương tác với chính sách tiền tệ ở VN trong thập kỷ 2001-2010” (MS:
KNH 2001-17) đã đề cập đến các công cụ tài chính, thanh toán trong các mối quan
hệ tương tác trong thị trường tài chính
PGS TS Lê Đình Hợp, với đề tài “Vấn đề phát triển công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ và tín dụng ở Việt Nam trong thập niên 2001-2010” đã chỉ ra tính tất
yếu vận dụng các công cụ tài chính như đòn bẩy phát triển nền kinh tế hiện đại Một
cách tiếp cận cụ thể hơn, GS Đinh Xuân Trình với đề tài “Giải pháp phát triển thị trường thương phiếu nhằm phát triển hoạt động thương mại ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (12/2005) đã chứng minh tính cấp thiết phải phát triển thương phiếu
như công cụ không thể thiếu để xúc tiến thương mại Việt Nam trong giai đoạn hộinhập kinh tế GS Đinh Xuân Trình cùng PGS, TS Đặng Thị Nhàn đã cho ra đời
cuốn sách chuyên khảo: “Thị trường thương phiếu ở Việt Nam” (2006) đã phân tích
rõ nét hơn về thực trạng thị trường thương phiếu ở nước ta
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể, chi tiết về thực trạng vàgiải pháp phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng trong nền kinh tế ViệtNam trong giai đoạn hiện nay
Trang 74 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công cụ chuyển nhượng trong nền kinh tế Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Giới hạn nghiên cứu ở các công cụ chuyển nhượng có thể thay thếtiền mặt thực hiện chức năng lưu thông là hối phiếu, kỳ phiếu, séc và chứng chỉ tiềngửi có thể chuyển nhượng được
Về thời gian:
+ Mốc thời gian phân tích thực trạng từ năm 2000 đến năm 2011
+ Mốc thời gian đề xuất các giải pháp đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập tài liệu, phân tích thông tin, sosánh tổng hợp Trong quá trình nghiên cứu, đề tài lấy phương pháp duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác LêNin trên cơ sở quan điểm của Đảng
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng tổ hợp các phương phápkhác như: hồi cứu tư liệu, quan sát, phân tích, so sánh đối chiếu và đánh giá các sựkiện trong mối quan hệ với nhau
6 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu làm bachương Cụ thể như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về công cụ chuyển nhượng
- Chương 2: Thực trạng sử dụng CCCN tại Việt Nam thời gian qua
- Chương 3: Giải pháp phát triển việc sử dụng CCCN ở Việt Nam
Em xin chân thành cám ơn PGS, TS Đặng Thị Nhàn đã hướng dẫn và giúp đỡ
em rất nhiều trong quá trình hoàn thành khóa luận này Do thời gian nghiên cứu vàkiến thức còn hạn chế nên đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung vàhình thức Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn đểkhóa luận có thể hoàn thiện hơn
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ
CHUYỂN NHƯỢNG1.1 Khái niệm công cụ chuyển nhượng
Luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ, bản sửa đổi năm 1995 (UniformCommercial Codes 1995 Revision of America (1995) đã quy định tại điều 3-104:
“CCCN là một cam kết (Promise) hoặc một lệnh yêu cầu (Order) thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định (có hoặc không có lãi suất hay các khoản chi phí khác) cho người cầm phiếu hoặc theo lệnh, khi công cụ được xuất trình hoặc tại một thời điểm nào đó trong tương lai”.(1)1Đây được coi là định nghĩa khái quát vàđầy đủ nhất về CCCN
Luật CCCN của nước CHND Trung Hoa, bản sửa đổi năm 2004, tuy chưa nêu
ra định nghĩa trực tiếp về CCCN, nhưng có quy định các loại CCCN và người
hưởng lợi của CCCN: “Các công cụ chuyển nhượng gồm có Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc”, “Hối phiếu là công cụ chuyển nhượng do người ký phát ra lệnh cho người bị
ký phát phải trả vô điều kiện một số tiền nhất định khi xuất trình hoặc vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi hoặc người cầm hối phiếu”, “Kỳ phiếu là một công
cụ chuyển nhượng do một người tạo lập ký phát cam kết sẽ trả vô điều kiện một số tiền nhất định khi xuất trình cho người hưởng lợi hoặc người cầm kỳ phiếu”.(2)Luật Công cụ chuyển nhượng 2005 của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa ngắn gọn
về CCCN tại điều 4, mục 1 như sau: “Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định” CCCN trong luật này bao gồm:
- “Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị kýphát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào mộtthời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”
Trang 9- “Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toánkhông điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhấtđịnh trong tương lai cho người thụ hưởng”
- “Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngânhàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhànước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán chongười thụ hưởng”
Từ các định nghĩa khác nhau về CCCN, có thể thấy điểm tương đồng đó là:(1) CCCN là một chứng chỉ có giá, một công cụ thanh toán có thể chuyển nhượngđược Đó là một văn bản ghi nhận một cam kết (promise) hoặc một mệnh lệnh đòitiền (order) vô điều kiện một số tiền nhất định giữa các chủ thể tham gia quan hệCCCN
(2) Thời hạn thanh toán của CCCN là xác định, hoặc là khi xuất trình hoặc vào mộtngày cụ thể nhất định, hoặc là một ngày có thể xác định trong tương lai
(3) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ CCCN độc lập với quan hệgốc phát sinh ra nó
Như vậy, hối phiếu, kỳ phiếu và séc theo quy định của luật Việt Nam đã đủ điềukiện là CCCN Theo các quy định pháp luật có liên quan và thực tế sử dụng, một sốcông cụ khác ở nước ta như trái phiếu, tín phiếu kho bạc và cổ phiếu không đủ điềukiện của một CCCN (do được phát hành dưới hình thức ghi sổ, không được phépchuyển nhượng dưới hình thức ký hậu) Các chứng chỉ tiền gửi ở Việt Nam cũngchưa được đưa vào phạm vi của luật do chưa được phát hành dưới hình thức củamột CCCN theo thông lệ quốc tế, thực chất vẫn là sổ tiền gửi tiết kiệm
1.2 Đặc điểm của công cụ chuyển nhượng
1.2.1 Là một tài sản tài chính vô hình
Tài sản tài chính (financial assets) là bất cứ tài sản nào có giá trị trao đổi, nó baogồm: tài sản tài chính hữu hình và tài sản tài chính vô hình Tài sản tài chính hữuhình (tangible assets) là tài sản mà giá trị phụ thuộc vào hình thái vật chất của nó
Trang 10Tài sản tài chính vô hình (intangible assets) là tài sản chứa đựng trong nó quyềnpháp lý đối với lợi ích tương lai của người sở hữu nó
CCCN được coi là một tài sản tài chính vô hình Điều đó được thể hiện ở hìnhthái vật chất có giá trị không đáng kể (là mảnh giấy), nhưng chứa đựng trong nó cácquyền pháp lý cho người sở hữu nó Đó là các quyền sở hữu, chuyển nhượng, cầm
cố, thế chấp công cụ trước ngày đáo hạn, chiết khấu và tái chiết khấu Khi nhữngquyền pháp lý này được thừa nhận và thực hiện, sẽ diễn ra việc lưu thông CCCN
1.2.2 Được hình thành từ một giao dịch cơ sở
Giao dịch cơ sở là giao dịch phát sinh ra CCCN tương ứng, bao gồm giao dịchhợp đồng thương mại và giao dịch tín dụng ngân hàng
* Giao dịch hợp đồng thương mại: là cơ sở phát hành và lưu thông thươngphiếu Hợp đồng thương mại quy định quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán,trong đó người bán có nghĩa vụ giao hàng và có quyền nhận tiền thanh toán từngười mua, người mua có nghĩa vụ thanh toán và có quyền nhận hàng từ người bán.Quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng thương mại không thể thựchiện đồng thời, vì thế phát sinh nhu cầu phát hành và lưu thông thương phiếu Đốivới hối phiếu, người bán sẽ giao hàng trước và sau đó ký phát hối phiếu yêu cầungười mua thanh toán một khoản tiền nhất định vào một thời điểm xác định Ngượclại, đối với kỳ phiếu, người mua sẽ ký phát kỳ phiếu cam kết trả tiền cho người bánvào một thời điểm nhất định, sau đó người bán giao hàng
* Giao dịch tín dụng ngân hàng là cơ sở phát hành và lưu thông séc, hối phiếungân hàng, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được Người phát hành séc,chứng chỉ tiền gửi phải là người có số dư trên tài khoản mở tại ngân hàng hoặcngười phát hành, hoặc chính là ngân hàng trong trường hợp công cụ đó là hối phiếungân hàng Hiện nay, một số nước còn mở rộng phạm vi giao dịch cơ sở phát hànhCCCN, như giao dịch thanh toán hoặc giao dịch tặng cho, nhờ đặc điểm là công cụlưu thông tín dụng có thể thay thế tiền mặt của CCCN
Như vậy, giao dịch cơ sở là nguồn gốc phát sinh ra CCCN tương ứng CCCN
Trang 11Bill) CCCN khống, tùy theo quy định của luật các quốc gia, được phép sử dụnghay cấm sử dụng Theo điều 3, Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 của ViệtNam, giao dịch cơ sở của CCCN là “giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,cho vay giữa các tổ chức, cá nhân với nhau; giao dịch cho vay của tổ chức tín dụngvới tổ chức, cá nhân; giao dịch thanh toán và giao dịch tặng cho theo quy định củapháp luật” Vì vậy, việc phát hành và lưu thông CCCN “khống” là bất hợp pháp
1.2.3 Là trái vụ một bên
CCCN là một chứng chỉ do một bên là người ký phát (Drawer) yêu cầu người
bị ký phát (Drawee) thực hiện một nghĩa vụ dân sự - trả tiền (đối với hối phiếu)hoặc là một chứng chỉ do người phát hành (Issuer) cam kết thực hiện một nghĩa vụdân sự - trả tiền đối với người thụ hưởng (Beneficiary) (đối với kỳ phiếu) Việc thựchiện nghĩa vụ này hoàn toàn phụ thuộc vào sự chấp nhận của người bị ký phát (đốivới hối phiếu) và khả năng thanh toán của người phát hành (đối với kỳ phiếu).Đối với hối phiếu, việc thanh toán có thể bị từ chối một cách hợp pháp bởingười bị ký phát do phá sản, mất khả năng thanh toán hay trường hợp bất khảkháng Ngược lại, khả năng thanh toán của kỳ phiếu lại hoàn toàn phụ thuộc vàongười phát hành Vì vậy, trong trường hợp hai bên chưa có quan hệ lâu dài, tin cậylẫn nhau thì người bán chỉ nên tiếp nhận kỳ phiếu khi có sự bảo lãnh của ngân hàngvới kỳ phiếu đó hoặc người bán có thể kiểm tra khả năng thanh toán thực sự củangười mua trước khi chấp nhận kỳ phiếu
Với séc và chứng chỉ tiền gửi, việc phát hành dựa trên nguyên tắc là số dư trêntài khoản bằng hoặc lớn hơn số tiền ghi trên công cụ đó, tuy nhiên việc kiểm tra số
dư tài khoản không thể thực hiện dễ dàng ngay lập tức Vì thế việc lưu thông CCCNgắn liền với nghiệp vụ chấp nhận, bảo lãnh, xác nhận CCCN của các cơ quan, tổchức có khả năng thanh toán thực sự, có uy tín trên và hệ số tín nhiệm cao
1.2.4 Mang tính trừu tượng
Tính trừu tượng của công cụ chuyển nhượng được thể hiện ở chỗ: xét trên bềmặt, nó chỉ là một yêu cầu đòi tiền (đối với hối phiếu) hoặc cam kết trả tiền (đối với
Trang 12kỳ phiếu) hoặc một lệnh chi một số tiền nhất định từ tài khoản của mình tại ngânhàng (trường hợp là séc) một cách vô điều kiện mà không thể hiện quan hệ thươngmại hay quan hệ tín dụng phát sinh ra nó Một khi CCCN tách ra khỏi hợp đồng vànằm trong tay người thứ ba thì CCCN đó hoàn toàn độc lập với quan hệ gốc giữangười phát hành và người thụ hưởng, hoặc giữa người ký phát và người bị ký phát.
Vì thế, CCCN trở thành một trái vụ độc lập và tách rời khỏi quan hệ gốc
Trong quá trình chuyển nhượng hay thanh toán CCCN, các bên trong quan hệCCCN (người phát hành, người chuyển nhượng, ngân hàng chấp nhận, bảo lãnh,chiết khấu…) không quan tâm đến giao dịch cơ sở phát sinh ra CCCN mà chỉ quantâm đến việc CCCN được phát hành, chuyển nhượng, ký chấp nhận, bảo lãnh cóđúng với quy định của pháp luật hay không Từ đặc điểm này, CCCN có thể lưuthông theo hình thức chuyển giao, ký hậu từ người này sang người khác hoặc thanhtoán khi có yêu cầu Tuy nhiên, đặc điểm này cũng là hạn chế khi phân biệt giữaCCCN được phát hành trên cơ sở giao dịch gốc hợp pháp và CCCN “khống”, do đóđòi hỏi quy định pháp luật chặt chẽ và cơ chế nghiệp vụ hoàn thiện hơn nữa
1.2.5 Là một loại hàng hóa đặc biệt
Từ khi ra đời đến nay, CCCN đã và đang phát triển phong phú về hình thức,phát huy các chức năng và ngày càng được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế Làmột tài sản tài chính vô hình, CCCN được đem ra trao đổi, chuyển nhượng, cầm cố,thế chấp, chiết khấu… Như vậy, CCCN là một loại hàng hóa, nhưng là một loạihàng hóa đặc biệt
Giống như hàng hóa, CCCN có chung hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng vàgiá trị trao đổi Về mặt giá trị sử dụng, đó chính là những quyền lợi pháp lý đối vớilợi ích tương lai mà người hưởng lợi nhận được từ CCCN Người thụ hưởng cóquyền hưởng số tiền ghi trên CCCN, sử dụng CCCN làm phương tiện thanh toán,thế chấp, cầm cố, chiết khấu và tái chiết khấu… Giá trị sử dụng của CCCN kéo dài
từ khi nó được phát hành cho đến khi hết hạn hiệu lực Về mặt giá trị trao đổi,CCCN có thể được chuyển nhượng dễ dàng nhanh chóng cho bất kỳ người nào
Trang 13ngân hàng trước khi các CCCN đến hạn thanh toán với một giá nhất định theo thỏathuận (thấp hơn số tiền ghi trên CCCN) để quay vòng vốn kinh doanh, thể hiện tínhthanh khoản của nó Nhờ vào hai mặt bản chất này, CCCN được coi là một loạihàng hóa đặc biệt.
1.3 Phân loại công cụ chuyển nhượng
1.3.1 Hối phiếu
1.3.1.1 Khái niệm hối phiếu
Định nghĩa đầy đủ nhất về hối phiếu được quy định trong điều 3 Luật Hối phiếu
của Anh năm 1882: “Hối phiếu là một mệnh lệnh vô điều kiện của một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu Hối phiếu phải là một mệnh lệnh thanh toán bằng văn bản.” (3)
Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 của Việt Nam gọi hối phiếu là hốiphiếu đòi nợ và đưa ra định nghĩa như trên Quy định này có tham khảo Công ướcGiơnevơ 1930 và khá hoàn chỉnh
1.3.1.2 Các bên liên quan đến việc phát hành và thanh toán hối phiếu
- Người ký phát hối phiếu (drawer): thông thường là người bán, người cung ứngdịch vụ, đại diện tổ chức xuất khẩu
- Người trả tiền hối phiếu (drawee): là người mà hối phiếu gửi đến cho họ,2đòi tiền
họ, có thể là người mua, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán…
- Người hưởng lợi hối phiếu: trước hết là người ký phát, tiếp đến là người dongười ký phát hối phiếu chỉ định trên hối phiếu
Trang 141.3.1.3 Đặc điểm của hối phiếu
- Tính trừu tượng: Trên bề mặt hối phiếu, không cần phải ghi nội dung quan hệkinh tế mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả, người hưởng lợi, người trả tiền và thờigian thanh toán
- Tính bắt buộc trả tiền vô điều kiện: Người trả tiền của hối phiếu phải trả tiền đầy
đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu Người trả tiền không được viện lý do riêngcủa bản thân để từ chối việc thanh toán, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra tráivới đạo luật chi phối nó
- Tính lưu thông: Hối phiếu có thể lưu thông bằng hình thức ký hậu, do đó có thểlưu thông từ người này sang người khác trong thời hạn của nó
1.3.1.4 Phân loại hối phiếu
* Căn cứ vào thời hạn trả tiền: Hối phiếu được chia làm hai loại:
- Hối phiếu trả tiền ngay (At sight draft): Là loại hối phiếu mà khi nhìn thấy hốiphiếu người trả tiền phải trả ngay số tiền ghi trên hối phiếu cho người thụ hưởnghoặc một số ngày nhất định sau khi xuất trình
- Hối phiếu trả chậm (Unsance Draft): Là loại hối phiếu mà việc trả tiền được thựchiện sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu, hoặc kể từngày ký phát hối phiếu, hoặc kể từ ngày lập vận đơn đường biển, ngày giao hàng.Hối phiếu trả chậm được sử dụng phổ biến trong thanh toán bằng hình thức tín dụngthư trả chậm
* Căn cứ vào chủ thể ký phát: Hối phiếu được chia làm hai loại:
- Hối phiếu thương mại (Commercial Bill of Exchange): Là loại hối phiếu dongười bán hàng, người cung cấp dịch vụ ký phát lệnh đòi tiền người mua Loại hốiphiếu này được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất trong thanh toán quốc gia vàquốc tế
- Hối phiếu ngân hàng (Bank’s Bill of Exchange): Ngân hàng ký phát (Drawer)hối phiếu ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình (Drawee) trích một số tiền nhấtđịnh từ tài khoản của mình cho người hưởng lợi Loại hối phiếu này ít được sử
Trang 15* Căn cứ vào chứng từ kèm theo: Hối phiếu được chia thành hai loại:
- Hối phiếu trơn (Clean Draft): Là loại hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theođiều kiện nào đó liên quan đến việc trao chứng từ hàng hóa Loại hối phiếu nàythường được sử dụng trong phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn hoặcphương thức bảo lãnh theo yêu cầu
- Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary draft): là loại hối phiếu mà việc thanhtoán dựa vào chứng từ kèm theo Nếu người trả tiền đồng ý trả tiền hoặc chấp nhậnhối phiếu thì ngân hàng của người mở tài khoản sẽ giao bộ chứng từ nhận hàng cho
họ Loại hối phiếu này thường được sử dụng trong phương thức thanh toán nhờ thukèm chứng từ và phương thức tín dụng chứng từ
* Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng: Hối phiếu gồm ba loại:
- Hối phiếu đích danh (Nominal Draft): là loại hối phiếu có ghi rõ tên người hưởnglợi và chỉ người đó và không kèm theo từ “theo lệnh” Hối phiếu này không chuyểnnhượng được bằng thủ tục ký hậu
- Hối phiếu vô danh (Nameless Draft): là loại hối phiếu không ghi tên người thụhưởng hoặc ghi trả theo lệnh của người nào đó Đối với loại hối phiếu này, việcchuyển nhượng được thực hiện bằng cách trao tay thông thường, người giữ hốiphiếu chính là người thụ hưởng Vì thế, loại hối phiếu này ít được sử dụng trongthanh toán quốc tế do mức độ rủi ro cao nhất
- Hối phiếu theo lệnh (Order Draft): là hối phiếu ghi trả theo lệnh của người nào
đó Người thụ hưởng hoặc người trả tiền theo lệnh người thụ hưởng sẽ được hưởnglợi hối phiếu Hối phiếu này được chuyển nhượng dễ dàng bằng thủ tục ký hậu nênđược sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế
1.3.2 Kỳ phiếu
1.3.2.1 Khái niệm
Kỳ phiếu là một chứng chỉ tài chính, trong đó người ký phát cam kết trả một sốtiền nhất định vào một ngày xác định trong tương lai cho người thụ hưởng có ghitrên kỳ phiếu, hoặc cho một người khác, hoặc theo lệnh của người thụ hưởng
Trang 16Luật các CCCN năm 2005 của Việt Nam coi kỳ phiếu là hối phiếu nhận nợ và
đưa khái niệm tại điều 4, chương I: “Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”.
1.3.2.2 Đặc điểm
Người phát hành kỳ phiếu (drawer) đồng thời là người chấp nhận, người cónghĩa vụ trả tiền kỳ phiếu, với tư cách là người mắc nợ Như vậy, không có nghiệp
vụ chấp nhận kỳ phiếu như đối với hối phiếu Kỳ phiếu thường phải có một bên thứ
ba đứng ra bảo lãnh thanh toán, có thể là ngân hàng hoặc các trung gian tài chính,nhằm nâng cao tính chuyển nhượng của kỳ phiếu Trong thực tế, kỳ phiếu thườngđược sử dụng trong quan hệ TDNH mà ít được sử dụng trong quan hệ TDTM
1.3.2.3 Phân loại
Căn cứ vào chủ thể phát hành kỳ phiếu, kỳ phiếu được chia thành hai loại cơbản: kỳ phiếu thương mại (Commercial promissory note) nếu người lập phiếu pháthành, cam kết trả tiền là người mua, và kỳ phiếu ngân hàng (Bank’s PromissoryNote) nếu người lập phiếu, người hưởng lợi hoặc người bảo lãnh là ngân hàng
1.3.2.4 Phân biệt kỳ phiếu và hối phiếu
- Về bản chất: Hối phiếu là một lệnh đòi tiền, kỳ phiếu là một lời hứa, một nghĩa
vụ thanh toán vô điều kiện Hối phiếu chỉ do một người ký phát để đòi tiền một haynhiều người, ngược lại, kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kếttrả tiền cho một hay nhiều người Vì vậy, quyền lợi của người thụ hưởng theo hốiphiếu được bảo đảm hơn người thụ hưởng theo kỳ phiếu
- Về các bên tham gia: Trong quan hệ hối phiếu có ba bên tham gia là: người kýphát (drawer), người bị ký phát (drawee) và người thụ hưởng (beneficiary) Trongkhi đó, quan hệ kỳ phiếu có hai bên tham gia là người lập kỳ phiếu (issuer) vàngười được trả tiền (beneficiary)
- Về nghiệp vụ chấp nhận: Khác với hối phiếu, việc chấp nhận trả tiền trên bề mặt
Trang 17- Về hình thức: Kỳ phiếu chỉ có một bản gốc còn hối phiếu có nhiều bản gốc
- Về nghĩa vụ thanh toán: Nghĩa vụ thanh toán trong quan hệ kỳ phiếu là nghĩa vụduy nhất, cơ bản và tuyệt đối của người phát hành, người chấp nhận và ngườichuyển nhượng (nếu có) trong trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán Việc chia
sẻ nghĩa vụ thanh toán hối phiếu thể hiện ở quyền truy đòi khi người trả tiền khôngchấp nhận hoặc không thanh toán vào lúc đến hạn
- Hối phiếu do chủ nợ ký phát Kỳ phiếu do con nợ tạo ra Để tạo ra khả năngchuyển nhượng, kỳ phiếu thường phải được bên thứ ba bảo lãnh thanh toán, có thể
là ngân hàng hoặc các trung gian tài chính
1.3.3 Séc
1.3.3.1 Khái niệm
Theo công ước Giơnevơ 1930, séc được định nghĩa là “mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người chủ tài khoản 3 mở tại ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng (nơi mở tài khoản) trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở ở ngân hàng này trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ séc.” (4)
Luật CCCN Trung Quốc 2004 quy định “Séc là một tờ yêu cầu được ký và phát hành bởi người chủ tài khoản cho ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính nắm tài khoản của anh ta, thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định cho người có tên trên Séc hoặc người cầm Séc ngay khi nhìn thấy nó.”(5)
Một cách chi tiết hơn, luật CCCN năm 2005 của Việt Nam đưa ra khái niệm
“Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.”
Như vậy, về bản chất, séc là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản mởtại ngân hàng yêu cầu ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định
3 4 Uniform Law for Bills of Exchange and Promissory Notes, Geneva 1930
5 Negotiable Instruments Law of the People Republic of China (2004 Revision)
Trang 18để trả cho người hưởng lợi séc hoặc cho người cầm séc Séc được sử dụng thay tiền
tệ làm chức năng thanh toán và lưu thông
1.3.3.2 Nội dung cơ bản
Giống như các CCCN khác, hầu hết Luật các nước trong đó có Việt Nam quyđịnh trên bề mặt hối phiếu có các nội dung sau: Tiêu đề, Số tiền (là một số tiền xácđịnh, không được quy định thêm về lãi suất, số tiền bằng chữ và bằng số phải giốngnhau, nếu không séc vô hiệu); Ngày ký phát; Địa điểm trả tiền; Thời hạn thanh toán.Ngoài ra, Luật CCCN Việt Nam 2005 quy định khá cụ thể về một số nội dungbắt buộc trên Séc như: tên ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làngười bị ký phát; tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký người
ký phát; tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân người thụ hưởng đượcngười ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởnghoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ Nếu séc thiếu một trong những nộidung này sẽ bị coi là vô hiệu
1.3.3.3 Phân loại
* Căn cứ vào chủ thể phát hành: Séc được chia làm hai loại:
- Séc doanh nghiệp (Business Cheque): là loại séc do các doanh nghiệp, thươngnhân, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội có tài khoản mở tại ngân hàng phát hành ralệnh cho ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho người hưởng lợi séc
- Séc ngân hàng (Bank Cheque): là loại séc do ngân hàng phát hành ra lệnh chongân hàng khác trích từ tài khoản của mình mở tại ngân hàng đó một số tiền nhấtđịnh để trả cho người hưởng lợi séc
* Căn cứ vào nôi dung của séc:
- Séc vô danh (Nameless Cheque): Loại séc không ghi tên người thụ hưởng, chỉcần ghi “trả cho người cầm séc”, nghĩa là ai cầm séc thì chính người đó là người thụhưởng Séc vô danh chỉ được chuyển nhượng bằng cách trao tay, không cần thủ tục
ký hậu Tuy nhiên, khả năng lưu thông cao này cũng có độ rủi ro lớn
Trang 19- Séc theo lệnh (Cheque to Order): Là loại séc có ghi mệnh đề “trả theo lệnh chongười thụ hưởng” Séc được chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu (có thể ký hậutheo lệnh hoặc ký hậu đích danh).
- Séc đích danh (Nominated Cheque): Là loại séc mà chỉ có người có tên trên sécmới có thể lĩnh tiền từ ngân hàng tiếp nhận séc Séc này không chuyển nhượngđược bằng thủ tục ký hậu do đó hạn chế khả năng lưu thông
- Séc xác nhận (Confirmed Cheque): Là loại séc được ngân hàng cam kết trả tiềnnếu người phát hành séc không có khả năng thanh toán séc Muốn phát hành séc xácnhận, người phát hành phải mở tài khoản séc xác nhận tại ngân hàng và chuyển sốtiền séc xác nhận vào tài khoản đó Số tiền này sẽ được lưu giữ cho đến khi hết hạnhiệu lực hoặc đến khi séc được thanh toán
- Séc bảo lãnh (Guaranteed Cheque): Là loại séc được người thứ ba bảo lãnh thanhtoán nếu không thu được tiền, thể hiện trên bề mặt séc bằng các từ như “guaranteed– đã bảo lãnh” Bảo lãnh thanh toán séc có thể là bảo lãnh toàn bộ hoặc bảo lãnhtừng phần
* Căn cứ vào cách thanh toán
- Séc tiền mặt: Là loại séc mà ngân hàng thanh toán sẽ dùng tiền mặt và ngườiphát hành séc phải chịu rủi ro khi mất séc hoặc bị đánh cắp
- Séc chuyển khoản: Là loại séc mà Ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền bằng cách ghi
có vào tài khoản của người thụ hưởng bằng số tiền ghi trên séc Người phát hànhséc hoặc chủ sở hữu séc sẽ ghi vào mặt trước tờ séc “séc chỉ thanh toán chuyểnkhoản” để chỉ thị cho ngân hàng biết hình thức thanh toán
1.3.3.4 Phân biệt hối phiếu và séc
- Hối phiếu ký phát đòi tiền bất cứ ai tham gia vào quan hệ phát sinh ra hối phiếu,trong khi séc ký phát đòi tiền ngân hàng, vì thế séc sau khi được ký phát sẽ quay trởlại ngân hàng để được thanh toán
- Số tiền trên hối phiếu có thể được thanh toán theo yêu cầu hoặc sau một thời gianxác định, còn séc luôn được thanh toán theo yêu cầu
Trang 20- Để được thanh toán, người trả tiền phải chấp nhận trên bề mặt của hối phiếu,ngược lại, séc có thể được thanh toán bất cứ lúc nào mà không cần được chấp nhậntrên bề mặt của nó.
1.3.4 Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được
Ở các nền kinh tế phát triển, chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit – CD)được phát hành dưới hình thức chuyển nhượng được Đó là hình thức gửi tiết kiệmtrong khoảng thời gian nhất định với lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thông thường
Luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ, bản sửa đổi năm 1995 quy định “Chứng chỉ tiền gửi là hình thức gửi tiền mặt vào một tổ chức có chức năng nhận tiền gửi với lãi suất và ngày đáo hạn cố định”.(6) 4
Căn cứ vào lãi suất, CD được chia làm hai loại: Chứng chỉ tiền gửi truyền thống(Traditional CD) và chứng chỉ tiền gửi theo chỉ số thị trường (Market Index CD).Chứng chỉ tiền gửi truyền thống là loại chứng chỉ tiền gửi có lãi suất và ngày đáohạn cố định còn chứng chỉ tiền gửi theo chỉ số thị trường có mức lãi suất dao động
tỷ lệ tăng hoặc giảm của chỉ số chứng khoán nên biên độ dao động mạnh hơn, độ rủi
ro lớn hơn nhưng có tính thanh khoản cao Vì thế, việc chuyển nhượng đòi hỏi tínhtoán phức tạp hơn
Chứng chỉ tiền gửi chưa được điều chỉnh bởi Luật CCCN Việt Nam 2005 vì một
số lý do sau:
- Chứng chỉ tiền gửi hiện có của Việt Nam chưa đáp ứng đúng thông lệ quốc tế,hơn nữa được phát hành dưới dạng chứng chỉ tiền gửi đích danh không chuyểnnhượng được Vì vậy, chứng chỉ tiền gửi muốn được đưa vào Luật CCCN Việt
Trang 21Nam, đòi hỏi sự nâng cấp về cơ chế hoạt động cho hệ thống ngân hàng liên quanđến việc lưu thông và sử dụng nó.
- Luật các CCCN Việt Nam 2005 điều chỉnh một lĩnh vực tương đối mới mẻ, nêntrước hết chỉ nên điều chỉnh một số công cụ phổ biến nhất Phạm vi điều chỉnh cóthể được mở rộng phù hợp tùy thuộc vào tình hình và nhu cầu phát triển
1.4 Luật điều chỉnh công cụ chuyển nhượng
1.4.1 Luật quốc tế
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế những năm đầu thế kỷ XX đãthúc đẩy các nước thành lập một thỏa ước quốc tế về hối phiếu nhằm đi đến thốngnhất những nguyên tắc cơ bản về hối phiếu trong thương mại quốc tế
Năm 1912, Hội nghị quốc tế đầu tiên về hối phiếu đã được tổ chức tại DenHang, không có sự tham gia của Mỹ và Anh Hội nghị đã kiến nghị ký kết một hiệpđịnh CCCN và thi hành luật này ở các nước thành viên Tuy nhiên, Chiến tranh Thếgiới thứ nhất xảy ra đã khiến các nước không thể đi đến ký kết hiệp định này Năm
1931, Công ước Giơnevơ về séc được ký kết giữa 10 nước thành viên sáng lập gồm:Đức, Thụy Sĩ, Áo, Italia, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển Đếnnay, số nước tham gia công ước này bao gồm phần lớn các nước trên thế giới trừ
Mỹ và Anh Năm 1930, hội nghị quốc tế thứ hai về hối phiếu đã được tổ chức với
sự tham gia của 22 nước Hội nghị đã đưa ra tuyên bố về “Sự thống nhất về LuậtHối phiếu” (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB) và tuyên bố các quy địnhthuộc phạm vi tư pháp quốc tế về hối phiếu Các tuyên bố này đến nay vẫn còn giátrị hiệu lực
Năm 1982, Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL)
đã ban hành Luật điều chỉnh về Hối phiếu quốc tế số A/CN 9/12 và Luật điều chỉnhséc quốc tế số A/CN 9/ 212 Tuy nhiên, cho đến nay do chưa đủ số nước phê chuẩnnên hai luật này vẫn chưa có hiệu lực
Trang 221.4.2 Luật quốc gia
Bên cạnh nguồn luật quốc tế, xuất phát từ nhu cầu thực tế về luật điều chỉnh việcphát hành và sử dụng các CCCN, nhiều nước đã xây dựng luật CCCN riêng hoặcthông qua các luật khác như Luật Thương mại, Luật các TCTD, Luật hối phiếu…Tại Đức, Pháp lệnh Hamburg (1603) ra đời sớm nhất, điều chỉnh CCCN là hốiphiếu và được sửa đổi, bổ dung thành Luật Hối phiếu năm 1871 Tiếp đó, năm
1882, Vương quốc Anh ban hành Luật Hối phiếu (1882), trở thành Bộ luật đầy đủ
và hoàn chỉnh nhất điều chỉnh hối phiếu
Luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ, bản sửa đổi năm 1995 có 3 chương điềuchỉnh CCCN bao gồm 6 phần riêng: (1) các quy định chung và định nghĩa, có 18điều khoản; (2) quy định về các vấn đề chuyển nhượng, chuyển giao và ký hậu; (3)quy định về việc thực hiện CCCN; (4) quy định về trách nhiệm của các bên; (5) quyđịnh về từ chối CCCN; (6) quy định về miễn trừ và thanh toán CCCN
Ở Trung Quốc, luật các CCCN có hiệu lực năm 1996 và sửa đổi năm 2004 Luậtđiều chỉnh các hoạt động liên quan đến CCCN nhằm đáp ứng yêu cầu pháp điển hóacác thông lệ liên quan đến CCCN
Ở Việt Nam, hệ thống luật điều chỉnh các CCCN cũng đã trải qua một quá trìnhphát triển và đang được hoàn thiện Luật các CCCN đã được Quốc hội khóa XI kỳhọp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2006 Đây làvăn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh việc phát hành và sử dụng các CCCN của ViệtNam Trên cơ sở kế thừa những nội dung cơ bản về thương phiếu và séc, Luật nàyđưa vào những quy định mới cho phù hợp với thực tiễn thương mại trong nước vàquốc tế Đồng thời, một số nghị định, quyết định và thông tư ban hành sau đó đã tạonền tảng pháp lý cho việc sử dụng CCCN ở Việt Nam
1.5 Nghiệp vụ lưu thông công cụ chuyển nhượng
Nghiệp vụ liên quan đến lưu thông CCCN diễn ra khi các quyền pháp lý đối vớilợi ích tương lai của công cụ đó được chuyển nhượng từ chủ thể này sang chủ thểkhác
Trang 23Với các CCCN khác nhau, phương thức lưu thông là khác nhau.
1.5.1 Lưu thông hối phiếu
1.5.1.1 Phương thức lưu thông hối phiếu: Bằng cách chuyển giao và ký hậu chuyển
nhượng
* Lưu thông bằng cách chuyển giao
Luật các CCCN Việt Nam 2005 quy định: “Là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng bằng cách trao tay cho người nhận chuyển nhượng”
Việc chuyển nhượng bằng cách trao tay này được áp dụng với hối phiếu đã kýhậu để trắng (Blank Endorsement Draft) hoặc hối phiếu ghi trả tiền cho “người cầmhối phiếu” (To bearer Draft)
* Lưu thông bằng ký hậu chuyển nhượng
- Khái niệm
Luật CCCN Việt Nam 2005 quy định “Là việc người thụ hưởng chuyển quyền
sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng bằng cách ký vào mặt sau hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng”.
Ký hậu chuyển nhượng là cách lưu thông hối phiếu được sử dụng phổ biến nhất
và được áp dụng cho hối phiếu “trả theo lệnh của người hưởng lợi”
- Phân loại: Việc ký hậu chia làm 4 loại:
• Ký hậu để trắng: được dùng trong chuyển nhượng bằng cách trao tay
• Ký hậu đích danh: là ký hậu chỉ rõ tên người hưởng lợi kế tiếp Người hưởng lợi
kế tiếp này sẽ không được quyền ký hậu chuyển nhượng cho người khác Việcchuyển nhượng hối phiếu sẽ dừng lại ở đây
• Ký hậu theo lệnh đích danh (To order endorsement): là ký hậu có chỉ định ngườihưởng lợi hoặc trả theo lệnh cho một người thứ ba Theo đó, hối phiếu có thểchuyển nhượng liên tục và nhiều lần cho người khác bằng thủ tục ký hậu theo lệnhtiếp theo
• Ký hậu miễn truy đòi: là ký hậu mà người ký hậu ghi thêm từ “miễn truy đòi” và
ký tên Theo đó, người được ký hậu sẽ không có quyền truy đòi lại người ký hậu
Trang 24trực tiếp chuyển nhượng cho mình hoặc bất cứ một người ký hậu nào trong dâychuyền đó
- Nguyên tắc chuyển nhượng theo Luật các CCCN Việt Nam năm 2005:
(1) Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ là chuyển nhượng toàn bộ số tiền ghi trênhối phiếu đòi nợ Việc chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợkhông có giá trị
(2) Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho hai người trở lên không có giá trị.(3) Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký chuyển nhượng phải là khôngđiều kiện Mọi điều kiện kèm theo việc ký chuyển nhượng không có giá trị
(4) Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ là sự chuyển nhượng tất cả các quyềnphát sinh từ hối phiếu đòi nợ
(5) Hối phiếu đòi nợ quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận hoặc đã bị từchối thanh toán thì không được chuyển nhượng
(6) Người thụ hưởng có thể chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho người chấp nhận,người ký phát hoặc người chuyển nhượng
1.5.1.2 Quy trình lưu thông hối phiếu:
Mỗi loại hối phiếu được quy định quy trình lưu thông riêng phù hợp với nó
* Lưu thông hối phiếu trả tiền ngay
Hối phiếu được thanh toán ngay sau khi xuất trình hoặc vào ngày kế tiếp kể từngày nhìn thấy hối phiếu Nguyên tắc này tùy thuộc vào luật các quốc gia hoặcphương thức thanh toán
Đối với phương thức tín dụng chứng từ, theo thông lệ quốc tế là không quá 7ngày kể từ sau ngày tiếp nhận hối phiếu
Quy trình lưu thông hối phiếu trả tiền ngay qua ngân hàng được minh họa nhưsau:
Trang 25Biểu đồ 1 - Quy trình lưu thông hối phiếu trả tiền ngay qua ngân hàng
Ký phát hối phiếu và ủy thác cho ngân hàng thu tiền hối phiếu từ ngườimua
Người mua chuyển tiền trả người bán thông qua ngân hàng
Giao hàng
* Lưu thông hối phiếu trả chậm
Hối phiếu được thanh toán sau một số ngày nhất định kể từ ngày nhận được hốiphiếu được xuất trình hoặc kể từ ngày do các bên thỏa thuận Do đó, quy trình lưuthông hối phiếu diễn ra vào hai thời điểm:
(1) thời điểm nhận được hối phiếu được xuất trình, chấp nhận thanh toán hốiphiếu và hoàn trả hối phiếu cho người bán;
(2) thời điểm hối phiếu đáo hạn, ngân hàng sẽ thu tiền hối phiếu
Quy trình lưu thông hối phiếu tại thời điểm (1) được minh họa như sau:
Người muaNgười bán
Ngân hàng người bán Ngân hàngngười mua
Trang 26Biểu đồ 2 - Quy trình lưu thông hối phiếu trả chậm
Yêu cầu người mua ký chấp nhận thanh toán
Hoàn trả hối phiếu đã chấp nhận thanh toán
Giao hàng
1.5.2 Lưu thông kỳ phiếu
Người mua ký phát kỳ phiếu để cam kết trả tiền cho người bán thông qua ngânhàng bảo lãnh của mình Sau khi được bảo lãnh, kỳ phiếu sẽ được chuyển chongười bán Người bán kiểm tra kỳ phiếu, nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng Cuốicùng, người bán nhờ ngân hàng thu tiền từ người mua theo kỳ phiếu đó Quy trìnhlưu thông kỳ phiếu được minh họa như sau:
Biều đồ 3 - Quy trình lưu thông kỳ phiếu
Người muaNgười bán
Ngân hàng người bán Ngân hàngngười mua
Người muaNgười bán
Ngân hàng người bán Ngân hàngngười mua
Trang 27Ký phát kỳ phiếu, nhờ Ngân hàng bảo lãnh và giao cho người bán
Nhờ thu kỳ phiếu thông qua ngân hàng
- Muốn phát hành séc phải có tiền trên tài khoản Nếu tài khoản không có tiền thìséc được phát hành gọi là séc “khống” Tuy nhiên, quy định về thời điểm có tiềntrên tài khoản lúc ký phát séc hay lúc séc được xuất trình để nhận tiền, chưa đượcnêu trong luật các CCCN Việt Nam 2005
1.5.3.2 Quy trình lưu thông séc
* Lưu thông séc thương mại: Người bán hàng giao hàng cho người mua, ngườimua ký phát séc để trả tiền cho người bán, người bán ủy thác cho ngân hàng củamình thu số tiền của séc theo phương thức thanh toán nhờ thu
Biểu đồ 4 - Quy trình lưu thông séc thương mại
Người bánNgười mua
Ngân hàng người mua
Ngân hàngngười bán
24
4
3
1
2
Trang 281 Người mua phát hành séc để thanh toán
2 Người bán nhờ thu séc
3 Ngân hàng người mua xuất trình séc để thu tiền
4 Chấp nhận trả tiền
* Lưu thông séc ngân hàng
Quy trình lưu thông séc ngân hàng được minh họa như sau:
Biểu đồ 5 - Quy trình lưu thông séc ngân hàng
1 Người mua yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài bằng séc (nếu cósẵn ngoại tệ) hoặc mua séc ngân hàng
2 Ngân hàng ký phát séc gửi trực tiếp cho người bán
3 Người bán xuất trình séc đến ngân hàng chỉ định ở nước mình để thu tiền
4 Ngân hàng chỉ định kiểm tra séc, nếu chấp nhận thì trích tiền từ tài khoảncủa ngân hàng phát hành để thanh toán cho người bán
5 Quyết toán séc với ngân hàng phát hành séc
Người bánNgười mua
Ngân hàng người mua
Ngân hàngngười bán
1
GGiao hàngGiao hàng
Trang 291.6 Nghiệp vụ kinh doanh công cụ chuyển nhượng
1.6.1 Nghiệp vụ chiết khấu
Nghiệp vụ chiết khấu là việc mà các trung gian tài chính mua lại CCCN củangười thụ hưởng trước hạn thanh toán với một mức giá do hai bên thỏa thuận Thựcchất, đây là việc các trung gian tài chính cấp tín dụng cho người thụ hưởng CCCN.Một số nguyên tắc cơ bản theo luật CCCN Việt Nam 2005 về việc chiết khấuCCCN:
(1) CCCN được phát hành hợp pháp và trên cơ sở giao dịch mua bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ
(2) CCCN thuộc quyền thụ hưởng hợp pháp của khách hàng
(3) Không ghi cụm từ “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”,
“không trả theo lệnh” hoặc các cụm từ khác có ý nghĩa tương tự
Khi chiết khấu CCCN, người thụ hưởng chỉ được nhận một phần mệnh giá, gọi
là thị giá chiết khấu Thị giá chiết khấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sáchchiết khấu và tái chiết khấu của Ngân hàng Trung ương, quan hệ cung cầu vềCCCN, mức độ rủi ro mà các tổ chức tín dụng gặp phải từ việc thu tiền của CCCNtrong tương lai, tỷ lệ rủi ro phát sinh từ chênh lệch giữa mệnh giá CCCN và số tiềnđược đảm bảo thanh toán… Người thụ hưởng CCCN phải thực hiện nghĩa vụchuyển nhượng CCCN đó cho tổ chức tín dụng chiết khấu, gọi là ký hậu
Việc chiết khấu CCCN ở trung gian tài chính trước hết tạo điều kiện thuận lợicho người bán thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư khoản tín dụng đã cấp cho ngườimua Đồng thời chiết khấu giúp người mua có thời gian huy động vốn để thanh toánhối phiếu khi đáo hạn
1.6.2 Nghiệp vụ bao thanh toán
Bao thanh toán là một hình thức tài trợ trực tiếp, lâu dài, ổn định và hữu hiệucho các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bán hàng
Nghiệp vụ bao thanh toán CCCN là nghiệp vụ khá phổ biến ở các nước pháttriển Đây là loại hình chiết khấu trọn gói tất cả các khoản thu của nhà xuất khẩu
Trang 30hoặc người bán trong một thời gian nhất định theo những điều kiện quy định tronghợp đồng bao thanh toán ký kết giữa Trung gian tài chính với người xuất khẩu vớimức giá thỏa thuận Trong nghiệp vụ này thường có sự tham gia của ngân hàng với
tư cách là người bảo lãnh kỳ phiếu của người nhập khẩu, xác nhận LC theo phươngthức thanh toán thư tín dụng loại có xác nhận, ngân hàng phát hành LC…
1.6.3 Nghiệp vụ nhờ thu
Nghiệp vụ nhờ thu CCCN phát sinh khi người thụ hưởng CCCN không thể tựmình thu tiền, vì thế họ sẽ ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ tiền từ người trảtiền ghi trên công cụ đó Người được ủy quyền nhờ thu thường là các NHTM cóquan hệ với bên phải trả tiền theo CCCN và ngân hàng nhờ thu này phải có tư cáchpháp lý
Để thực hiện nhờ thu, người thụ hưởng CCCN phải tiến hành thủ tục chuyểnnhượng một phần quyền pháp lý đối với lợi ích tương lai của CCCN Việc chuyểnnhượng quyền thu tiền CCCN cho ngân hàng được thực hiện bằng cách người thụhưởng ký hậu cho ngân hàng và ghi rõ nội dung ủy thác nhờ thu giữa ngân hàng vàngười thụ hưởng Theo đó, hành vi ký hậu là chuyển nhượng quyền thu tiền chứkhông phải chuyển nhượng quyền lợi được thụ hưởng CCCN đó
1.6.4 Nghiệp vụ bảo lãnh
Nghiệp vụ bảo lãnh CCCN là nghiệp vụ trong đó một hay nhiều trung gian tàichính đứng ra cam kết sẽ thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền trên CCCN nếu
Trang 31người trả tiền CCCN không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ công cụ đó.Bản chất của nghiệp vụ này là Trung gian tài chính cấp tín dụng cho bên yêu cầubảo lãnh bằng uy tín hoặc tài sản Tính chất của bảo lãnh là độc lập và không thểhủy bỏ trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh, nghĩa là cam kết bảo lãnh của bên thứ
ba sẽ không được chỉnh sửa, bổ sung nếu không được sự đồng ý của hai bên: bênđược bảo lãnh và bên yêu cầu bảo lãnh Việc thực hiện bảo lãnh thường được cácNHTM hoặc TCTD có uy tín đứng ra đảm nhận Có chữ ký bảo lãnh, CCCN sẽ dễdàng được chiết khấu và tái chiết khấu với lãi suất ưu đãi
1.6.5 Nghiệp vụ cầm cố
Khi khách hàng không muốn sử dụng phương thức chiết khấu, hoặc ngân hàng
từ chối chiết khấu CCCN thì khách hàng có thể xin cho vay cầm cố bằng CCCN.Nghiệp vụ cầm cố CCCN là nghiệp vụ trong đó người thụ hưởng CCCN có nghĩa
vụ chuyển giao CCCN mà mình đang sở hữu cho bên thứ ba để đảm bảo thực hiệnnghĩa vụ trả nợ bao gồm nợ gốc và lãi Tài sản cầm cố này là CCCN bản gốc Khichấp nhận cầm cố, các trung gian tài chính thường có quy định cụ thể về nội dung,tính chất của CCCN Giá trị cầm cố CCCN được tính toán căn cứ vào mệnh giá vàthị giá chiết khấu CCCN và tính đến nhiều yếu tố, trong đó rủi ro thanh khoản củaCCCN đóng vai trò quan trọng Nhìn chung trung gian tài chính chỉ cho vay cầm cốbằng 80% mệnh giá CCCN, 20% còn lại là phòng ngừa rủi ro
1.7 Vai trò của công cụ chuyển nhượng trong nền kinh tế thị trường
1.7.1 Đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế
Trong nền sản xuất hàng hóa, việc mua bán chịu giữa các thương nhân thườngxuyên xảy ra Lý do là tốc độ lưu chuyển hàng hóa nhanh hơn tốc độ lưu chuyểnvốn Hơn nữa, giá trị thương mại giao dịch lớn, nguồn vốn kinh doanh của thươngnhân lại hạn hẹp Chính vì vậy, CCCN với vai trò là một công cụ thanh toán và cấptín dụng thương mại trực tiếp giữa các thương nhân đã được sử dụng để giải quyếtnhu cầu cấp thiết về vốn So với các kênh tài trợ tín dụng khác, CCCN có lợi thếhơn hẳn về mặt thời hạn cấp linh hoạt, điều kiện và thủ tục đơn giản… Như vậy,
Trang 32CCCN có vai trò to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, gópphần làm giảm bớt sức ép về vốn đối với các NHTM, đặc biệt trong điều kiện tốc
độ lưu thông hàng hóa tăng rất nhanh, trong khi vốn của NHTM chỉ có hạn
Hơn nữa, CCCN là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu, nó giúp bảo
vệ quyền lợi của các chủ thể trong TDTM, loại bỏ tình trạng nợ nần dây dưa giữacác doanh nghiệp, giúp cho nguồn vốn không bị ứ đọng, được đưa vào lưu thôngnhanh hơn Mặt khác, do tính thanh khoản cao của CCCN nhờ vào các nghiệp vụchiết khấu, cầm cố, thế chấp… nên nguồn vốn của các doanh nghiệp có thể dễ dàngchuyển đổi, giúp chủ động về vốn trong hoạt động kinh doanh
1.7.2 Tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động cấp tín dụng
Cùng với quá trình mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hóa, TDTM và TDNHngày càng phát triển CCCN là xúc tác cho các quan hệ tín dụng được tiến hành trơntru và có hiệu quả Trong quan hệ TDTM, CCCN trở thành bằng chứng khi thươngnhân bán chịu hàng hóa Để có thể tiến hành sản xuất liên tục, ngân hàng mua lạicác CCCN dưới hình thức chiết khấu hoặc ngân hàng cho vay dưới hình thức nhậncầm cố các loại công cụ này Như vậy, trong quan hệ TDTM, CCCN là một loại tàisản đảm bảo để ngân hàng cấp tín dụng cho thương nhân Thông qua CCCN,TDTM là cơ sở cho TDNH phát triển Ngược lại, TDNH đảm bảo thanh khoản chonền kinh tế và TDTM phát triển
Ra đời từ các giao dịch cơ sở là hợp đồng thương mại hàng hóa và dịch vụ nênCCCN trở thành một “công cụ nợ” (quyền tài sản) quan trọng giữa người bán vàngười mua CCCN là loại tài sản đảm bảo chắc chắn, lại có tính thanh khoản caonên khi nhận cầm cố hay chiết khấu, NHTM có thể đi tái chiết khấu hoặc tái cầm cốtại NHTW để khôi phục vốn của mình
Các NHTM có thể mở rộng các dịch vụ liên quan đến CCCN bên cạnh cácnghiệp vụ tín dụng truyền thống Các dịch vụ liên quan đến CCCN này là mộtkhoản cấp tín dụng đảm bảo gắn kết với nhu cầu vốn thực của nền kinh tế vì luôn cómột lượng hàng hóa, dịch vụ đối ứng Mặt khác, quyền và nghĩa vụ của chủ thể
Trang 33nghĩa vụ của các bên trong quan hệ CCCN không bị ảnh hưởng bởi quan hệ gốc.Nhờ đó, ngân hàng sẽ phân tán được rủi ro trong họat động tín dụng của mình.
1.7.3 Thúc đẩy lưu thông hàng hóa
Sản xuất hàng hóa phát triển thúc đẩy giao lưu thương mại quốc tế trên phạm vitoàn cầu về quy mô và giá trị giao dịch Ngày nay, do điều kiện địa lý và giá trịhàng hóa ngày càng lớn nên việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa người bán
và người mua càng khó khăn và không thể tiến hành được CCCN khi được sử dụngnhư là một công cụ tín dụng thay cho tiền mặt thực hiện nghĩa vụ thanh toán trongquan hệ bán chịu, trả chậm, người bán và người mua vẫn tiếp tục trao đổi hàng hóangay cả khi chưa thanh toán tiền cho nhau Điều này giúp cho việc lưu thông hànghóa diễn ra liên tục, gia tăng cả số lượng và giá trị
Mặt khác, xu thế chuyên môn hóa sâu sắc đang phát triển sâu rộng Ngườichuyên chở hàng hóa và ngân hàng trở thanh bên thứ ba trong giao dịch thươngmại Sự ra đời và tồn tại của CCCN trở nên rất cần thiết, giúp giải quyết vấn đềchuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa giữa các bên từ người bán sang ngườichuyên chở, từ người chuyên chở sang người mua; đồng thời đảm bảo được vấn đềthanh toán cho hàng hóa – vốn là vấn đề quyết định đối với việc thực hiện hợp đồngmua bán giữa các bên
1.7.4 Tạo điều kiện cho NHTW thực hiện tốt chính sách tiền tệ
Với chức năng là một công cụ lưu thông tín dụng có thể chuyển nhượng được,CCCN đã dần thay thế tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí sử dụng tiền mặt,giảm sức ép tiền mặt đưa vào lưu thông Qua đó kiềm chế lạm phát và ổn định sứcmua đồng tiền, góp phần ổn định tiền tệ Vì thế, CCCN là một công cụ quan trọngđược NHTW sử dụng cùng với các công cụ tài chính khác của thị trường tiền tệnhằm điều hành có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia Đồng thời, NHTW cònthực hiện tái cấp vốn ngắn hạn dưới hình thức tái chiết khấu thương phiếu, cho vayngắn hạn trên cơ sở cầm cố thương phiếu như là việc sử dụng các công cụ tài chínhgián tiếp trong việc thực thi chính sách tiền tệ
Trang 34Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu, NHTW có thể thực thi chính sáchtiền tệ trong từng thời kỳ, tạo điều kiện tài chính cho các tổ chức tín dụng khác, qua
đó có thể thực thi các chính sách quốc gia có hiệu quả và thuận lợi hơn
1.8 Các điều kiện để phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng trong nền kinh tế
1.8.1 Điều kiện về môi trường pháp lý điều chỉnh CCCN
Môi trường pháp lý điều chỉnh CCCN với hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtđược ban hành thống nhất và đồng bộ là điều kiện cơ bản để phát triển sử dụngCCCN trong nền kinh tế Nhờ đó, góp phần thúc đẩy hoạt động TDTM, TDNH giữacác doanh nghiệp, nhà sản xuất, giữa doanh nghiệp với ngân hàng thông qua việctạo thêm kênh cấp tín dụng cho các ngân hàng bằng thực hiện các nghiệp vụ CCCN,tạo thêm công cụ của thị trường tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước điều hành chínhsách tiền tệ có hiệu quả hơn Đồng thời một hệ thống luật hoàn thiện sẽ là cơ sởpháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ CCCN.Như vậy, các chủ thể tham gia quan hệ CCCN sẽ mạnh dạn hơn trong việc sử dụngCCCN như một công cụ thanh toán và tài trợ tín dụng hữu hiệu
Trang 351.8.2 Điều kiện về thị trường tài chính tiền tệ
Quốc gia nào có thị trường tài chính phát triển sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ Với vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh, thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn Thị trường tiền tệ là một thị trường tài chính chỉ có các công cụ ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm) Thị trường vốn là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ phiếu,
trái phiếu
Điều kiện về cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trongviệc sử dụng CCCN Xây dựng được cơ sở hạ tầng hiện đại về dài hạn dựa trên nềntảng công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của thịtrường nói chung, thực hiện hoạt động CCCN nói riêng Hơn nữa, thị trường CCCNmuốn phát triển phải dựa trên cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh
tế Thực tế tại Singapore cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạtđộng ngân hàng được NHTW Singapore rất quan tâm, đặc biệt hệ thống thanh toánkhông dùng tiền mặt rộng khắp với tỷ trọng thanh toán không dung tiền mặt chiếmtới hơn 80% tổng phương tiện thanh toán đã hỗ trợ hữu ích việc sử dụng các CCCNtrong TDTM và TDNH
1.8.3 Điều kiện về chủ thể tham gia quan hệ CCCN
Các chủ thể tham gia vào quan hệ CCCN bao gồm NHTM, các doanh nghiệpxuất nhập khẩu, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động thương mại trongnước Các chủ thể này cần có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của CCCN đốivới hoạt động của mình, từ đó quan tâm phát triển việc sử dụng CCCN một cáchđúng mức
Mặt khác, để bảo đảm việc sử dụng CCCN được an toàn và hiệu quả, năng lựccủa các chủ thể cần được đánh giá đúng mức Đối với ngân hàng thương mại, đó lànăng lực cạnh tranh, được đánh giá qua năng lực tài chính, năng lực công nghệ,
Trang 36nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hanh, mạng lưới hoạt động, mức độ đa dạnghóa sản phẩm kinh doanh, trong đó năng lực tài chính và công nghệ là những yếu tốquan trọng hàng đầu Về phía doanh nghiệp, đó là mức độ tín nhiệm, thể hiện qua
sự minh bạch về năng lực tài chính, thông tin pháp lý, thông tin thanh toán, hồ sơkiện tụng của doanh nghiệp đó
Trang 37* Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010
Luật NHNN được ban hành nhằm thể chế hóa tổ chức hoạt động của NHNNViệt Nam Luật NHNN Việt Nam đã công nhận CCCN - thương phiếu là một trongcác công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Tuy nhiên, Luật này vẫn chưa
có quy định cụ thể về điều kiện để thương phiếu được NHNN tái chiết khấu cho các
tổ chức tín dụng
* Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010
Luật các TCTD đã cho phép các tổ chức tín dụng cấp tín dụng dưới hình thứcchiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn khác.Song, luật các tổ chức tín dụng cũng chưa đưa ra được quy định cụ thể để thươngphiếu có thể lưu thông trên thị trường tiền tệ
* Luật Công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005
Luật công cụ chuyển nhượng được thông qua nhằm đảm bảo cho việc hìnhthành khung pháp lý cần thiết về CCCN và là cơ sở cho việc phát hành, sử dụng cácloại CCCN trong thực tế Nội dung luật có những sự điều chỉnh phù hợp hơn vớithực tiễn và thông lệ quốc tế như sau:
- Về phạm vi điều chỉnh: mở rộng theo hướng điều chỉnh các quan hệ trong việcphát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truyđòi, khởi kiện
- Về đối tượng áp dụng: bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhânnước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Trang 38- Về cơ sở phát hành CCCN: luật CCCN 2005 đã bao quát hầu hết các giao dịchtrong nền kinh tế, đồng thời tách bạch hoạt động thương mại và tín dụng ngân hàngtrong việc ký phát CCCN.
- Về áp dụng tập quán quốc tế: các bên tham gia được quyền thỏa thuận áp dụngcác tập quán thương mại quốc tế thông dụng và có liên quan khác theo quy định củachính phủ
- Về các loại CCCN: Luật dành ba chương quy định cụ thể về ba loại CCCN là hốiphiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và séc với quy định về phát hành, nội dung, bảolãnh, chuyển nhượng, cầm cố, thanh toán, truy đòi của từng công cụ
- Về số tiền thanh toán trên CCCN: “Số tiền thanh toán trên công cụ chuyểnnhượng phải được ghi bằng số và bằng chữ”
- Ngôn ngữ trên CCCN: “Công cụ chuyển nhượng phải được lập bằng tiếng Việt,trừ trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài thì công cụchuyển nhượng có thể được lập bằng tiếng nước ngoài theo thoả thuận của các bên”
- Về chữ ký, mất CCCN, hư hỏng CCCN: Luật các CCCN 2005 quy định tươngđối đầy đủ về chữ ký, mất CCCN, hư hỏng CCCN cả về trách nhiệm và quyền lợicủa người thụ hưởng và các chủ thể liên quan
- Về việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ: Chuyển nhượng có thể được thực hiệnbằng cách ký hậu chuyển nhượng hoặc trao tay Đồng thời, Luật quy định hoànchỉnh hơn về hình thức, nội dung, quyền và nghĩa vụ chiết khấu và tái chiết khấu
Do đó, làm tăng khả năng lưu thông của CCCN phù hợp với thông lệ quốc tế
- Về việc khởi kiện, thanh tra và xử lý vi phạm: “Người thụ hưởng phải thực hiệngửi thông báo về việc CCCN bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán toàn
bộ hoặc một phần số tiền ghi trên CCCN, ngay sau khi thực hiện việc gửi thông báotruy đòi, người thụ hưởng có quyền khởi kiện tại Toà án đối với một, một số hoặctất cả những người có liên quan để yêu cầu thanh toán số tiền” Ngoài ra, Luật cònquy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp phải được thực hiện độc lập với giaodịch cơ sở phát hành Điều này làm rõ nghĩa vụ thanh toán trong CCCN là nghĩa vụkhông điều kiện, không phụ thuộc vào quan hệ cơ sở hình thành nên CCCN
Trang 392.1.2 Các văn bản dưới luật
* Pháp lệnh thương phiếu năm 1999
Đây là văn bản dưới luật đầu tiên điều chỉnh các quan hệ liên quan đến CCCN làthương phiếu Trong đó quy định chi tiết về chủ thể phát hành, thời hạn thanh toán,chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh truy đòi, khởi kiện thương phiếu… Tuy nhiên,các điều khoản còn sơ sài, thiếu tính hệ thống, chưa đủ lực để đưa thương phiếu trởthành công cụ tài chính hữu hiệu trong hoạt động thương mại như mong muốn
* Nghị định 159/2003/NĐ-CP và Thông tư số 05/2004/TT-NHNN
Hai văn bản pháp lý này là cơ sở tương đối đầy đủ cho việc cung ứng và sửdụng séc Với những quy định mới (về bảo vệ lợi ích người thụ hưởng séc, xử lý viphạm với việc thanh toán séc…), đã tạo ra nhiều thuận lợi trong sử dụng séc, đồngthời phù hợp hơn với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, do hiệu lực pháp lý thấp (Nghịđịnh, Thông tư) nên nhiều quy định về thủ tục khởi kiện, giải quyết tranh chấp …phải dẫn chiếu từ các quy định khác Vì thế đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợppháp của những người tham gia phát hành, sử dụng séc khi có tranh chấp xảy ra
* Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN về quy chế bảo lãnh ngân hàng: văn bản nàyquy định việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đối với kháchhàng Trong đó có điều khoản về nguyên tắc, điều kiện, thủ tục bảo lãnh thanh toán(bảo lãnh CCCN thuộc loại hình bảo lãnh này)
* Quyết định 1096/2004/QĐ-NH về thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán của các
tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm đa dạng hóa hoạt động tín dụng, bổ sungvốn lưu động cho khách hàng, thúc đầy hoạt động thương mại Các điều khoản vềđiều kiện, nguyên tắc, quy trình bao thanh toán được quy định khá rõ ràng
* Quyết định số 44/2006/QĐ-NHNN: ban hành quy định về thủ tục nhờ thu hốiphiếu qua người thu hộ Quy định này điều chỉnh thủ tục giao nhận, kiểm tra, kiểmsoát, xuất trình, thanh toán, xử lý các trường hợp bị từ chối, không được thanh toán,
bị mất hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ khi nhờ thu qua người thu hộ hoạtđộng trên lãnh thổ Việt Nam
Trang 40* Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN: ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấucông cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Quyết định nàyquy định các điều kiện, phương thức, thủ tục, mức chiết khấu của các TCTD.
Như vậy, hiện nay với luật các CCCN Việt Nam 2005 và các quyết định thông
tư hướng dẫn đã tạo một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho việc sử dụngCCCN Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ, thống nhất của các văn bản trên gây ra nhữngkhó khăn trong việc điều chỉnh các quan hệ CCCN Điều đó đòi hỏi Nhà nước phảixây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ hơn nữa hệ thống pháp luật về CCCNhiện hành
2.2 Thực trạng sử dụng công cụ chuyển nhượng tại Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1 Bối cảnh phát triển việc sử dụng CCCN tại Việt Nam
2.2.1.1 Thương mại trong nước
Về cơ bản nước ta đã hình thành được một thị trường nội địa thống nhất, thôngthoáng, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Hoạt động thương mại pháttriển sôi động, số lượng hàng hóa lưu thông hàng năm liên tục tăng cao, hầu hết cáctỉnh thành phố đều tăng mức lưu chuyển hàng hóa
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần phục hồi, kinh tế nước ta đang có đượcnhững thành tựu đáng ghi nhận Quý I năm 2011, thị trường hàng hóa trong nước cónhiều biến động, giá cả hàng hóa trên thế giới và trong nước tăng cao, tuy nhiên thịtrường trong nước vẫn sôi động, cung cầu hàng hoá đảm bảo, hàng hoá phong phú,
đa dạng Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhiều chỉ tiêu chủ yếu quý I/2011 đãtăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2010 Tổng sản phẩm trong nước ước tính tăng5.43%, trong đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.5%, giá trị sảnxuất công nghiệp tăng 14.1% Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội quý Inăm 2011 ước đạt 451,83 nghìn tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2010, nếuloại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ quý I tăng khoảng 8,7%