6. Kết cấu khóa luận
3.3.1 Các giải pháp vĩ mô
3.3.1.1 Thống nhất nhận thức về tính cấp thiết sử dụng các CCCN ở Việt Nam * Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với việc sử dụng các CCCN:
- Sử dụng các CCCN phải giúp phát huy tốt kênh dẫn vốn ngắn hạn, góp phần giảm áp lực thiếu vốn trong nền kinh tế.
- Sử dụng các CCCN phải giúp lành mạnh hóa các quan hệ thương mại và tài chính tiền tệ, góp phần thúc đẩy giao thương phát triển giữa mọi thành phần kinh tế thông qua TDTM.
- Tiếp tục thể chế hóa đường lối, chính sách pháp điển hóa các quy định pháp luật chung trong việc sử dụng CCCN, có các chế tài bảo vệ tốt quyền lợi và lợi ích hợp pháp một cách đầy đủ, cụ thể, rõ ràng của các chủ thể tham gia các quan hệ CCCN. Từ đó sẽ thúc đẩy việc sử dụng và lưu thông CCCN trong hoạt động thương mại, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội.
- Việc sử dụng các CCCN trong thực tế phải phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong tiến trình hội nhập thị trường tiền tệ nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung.
* Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của các CCCN
Trong thời gian tới, Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến hay tổ chức các hội thảo về CCCN, cũng như khuyến khích việc nghiên cứu tìm hiểu vai trò và tầm quan trọng của CCCN. Đó là cơ sở khuyến khích các chủ thể phát hành sử dụng chúng thường xuyên hơn trong các giao dịch thương mại.
3.3.1.2 Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh CCCN
Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng về ban hành các văn bản pháp luật như: - Hệ thống Luật về CCCN phải thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Các Nghị quyết Trung ương Đảng X và XI đã nhiều lần nhấn mạnh chủ trường “hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng”
- Hệ thống Luật về CCCN phải đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch, góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tài chính - tiền tệ trong đời sống xã hội; góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, TDTM, TDNH giữa các doanh nghiệp, nhà sản xuất, giữa doanh nghiệp với ngân hàng trong nền kinh tế thông qua việc tạo thêm kênh cấp tín dụng cho các ngân hàng bằng việc chiết khấu CCCN, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ CCCN, hạn chế tình trạng nợ nần trong
nền kinh tế, tạo thêm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho nền kinh tế, tạo thêm công cụ của thị trường tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn.
- Hệ thống Luật về CCCN cần quy định chính xác, rõ ràng, đầy đủ và cụ thể quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc phát hành, sử dụng, chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện CCCN.
Đồng thời phải thực sự là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ hối phiếu, thúc đẩy việc sử dụng lưu thông hối phiếu và phù hợp với hệ thống luật pháp nước ta.
- Hệ thống Luật về CCCN phải phù hợp với các thông lệ quốc tế và đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế, cũng như những cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam.
Lưu ý khi hoàn thiện các văn bản luật về CCCN phải có tầm nhìn dài hạn, hạn chế tình trạng sửa đổi không nhất quán, luật bất thành văn và các xử lý ngầm trái với quy định của pháp luật, gây nên tâm lý chán nản và mất lòng tin khi sử dụng công cụ này. Thêm vào đó, cần thực hiện thường xuyên và liên tục cơ chế giám sát việc thực thi pháp luật thông qua các chế tài nhằm có sự điều chỉnh kịp thời theo hướng đi đã đề ra.
3.3.1.3 Thể chế hóa chế độ thanh toán không dùng tiền mặt
Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn của nền kinh tế tiền mặt với tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt khá cao trong khu vực. Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tạo cơ sở cho việc sử dụng CCCN trong nền kinh tế. Để làm được điều này, cần đẩy mạnh một số giải pháp sau:
* Về cơ chế chính sách:
- Tiến hành tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và lợi ích của việc thanh toán phi tiền mặt thông qua việc sử dụng các CCCN, từ đó xây dựng
tập quán sử dụng các CCCN trong thanh toán thay thế cho tập quán sử dụng tiền mặt.
- Xây dựng cơ chế và chính sách về thanh toán một cách đông bộ, nhất quán, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội. Cần sớm ban hành luật thanh toán quy định hoạt động thanh toán. Đưa ra các kích thích mang tính đòn bẩy khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt.
- Hoàn chỉnh khung pháp lý về CCCN trên tinh thần đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát hành và sử dụng CCCN của doanh nghiệp. Ngoài ra, tạo mọi điều kiện để CCCN được lưu thông dễ dàng trên thị trường bằng cách nới lỏng các tiêu chuẩn thực hiện nghiệp vụ CCCN; có các chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí đối với các doanh nghiệp sử dụng CCCN trong thanh toán khi mua bán hàng hóa dịch vụ, nộp thuế…
* Về hiện đại hóa hệ thống thanh toán:
- Xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng CNTT. Nước ta nên vận dụng tích cực hơn nữa kinh nghiệm của các nền kinh tế phát triển, tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại gồm trung tâm xử lý quốc gia và các trung tâm xử lý khu vực, trang bị máy móc đồng bộ, hiện đại, được quản lý và vận hành bởi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trình độ cao, có thể xử lý mọi tình huống, đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động xuyên suốt, không bị ách tắc, hạn chế rủi ro.
- Cải tiến quy trình, thủ tục thanh toán các phương tiện truyền thống, phát triển các phương tiện thanh toán hiện đại.
- Xây dựng kho dữ liệu tập trung và hệ thống thanh toán dự phòng để kịp thời xử lý sự cố, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán.
- Sớm hình thành cổng thanh toán chung của quốc gia nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế, góp phần kiểm soát lượng vốn ra vào đất nước. Vấn đề này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán quốc gia.
nhằm đa dạng hóa các sản phẩm tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú trong thanh toán của mọi thành phần kinh tế. Các NHTM cũng cần phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư nhằm thỏa mãn nhu cầu của dân cư về dịch vụ ngân hàng, góp phần giải quyết vấn đề huy động vốn, mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh đem lại nguồn thu cho ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm soát lượng tiền trong lưu thông và tình hình kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế.
3.3.1.4 Thực hiện công khai, minh bạch hóa thông tin về mức độ tín nhiệm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
Đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp, trong đó có thông tin về tình hình hoạt động, thong tin pháp lý, khả năng tài chính, lịch sử thanh toán... là một yếu tố quan trọng để đảm bảo việc lưu thông CCCN. Để đảm bảo tính minh bạch công khai của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Hoàn thiện các quy chế pháp lý về quyền và trách nhiệm cung cấp sử dụng thông tin của các tổ chức, cơ quan các cấp và doanh nghiệp, tiến tới xây dựng mạng lưới thông tin hiện đại giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp. - Tiến tới thành lập cơ quan chuyên trách về quản lý thông tin tài chính doanh nghiệp, kịp thời cập nhật thông tin chính xác.
Tại Việt Nam, một trong những cơ quan như vậy là công ty cổ phần xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam CRV. Bắt đầu từ năm 2010, Công ty đã công bố “Báo cáo thường niên: Chỉ số tín nhiệm Việt Nam”, báo cáo này đưa ra các chỉ số đánh giá về mức tín nhiệm, cung cấp những thông tin độc lập và khách quan về khả năng tài chính, thanh toán, mức độ rủi ro, tình hình cạnh tranh, triển vọng phát triển của sản phẩm, phản ánh của người tiêu dùng… Sự ra đời của những cơ quan như vậy là một nhu cầu thiết yếu trong xu thế hội nhập của nền kinh tế. Tuy nhiên, cần có biện pháp nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
- Nâng cao vai trò và trách nhiệm kiểm tra giám sát thông tin của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo thông tin về doanh nghiệp được chính xác, khách quan và cập nhật. Đồng thời xây dựng chế tài xử lý nghiêm minh các vi phạm về cung cấp, minh bạch hóa thông tin.
- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầy đủ quy trình công bố thông tin của các cơ quan có thẩm quyền, phát hành ấn phẩm về doanh nghiệp… Cần có chính sách để các doanh nghiệp hiểu rằng việc kiểm toán và công khai hóa thông tin là một thông lệ không thể thiếu trong quá trình hội nhập.
3.3.1.5 Xây dựng hệ thống ngân hàng lớn mạnh ngang tầm với khu vực và thế giới
Một hệ thống ngân hàng có năng lực tài chính đủ mạnh, ngang tầm với khu vực và thế giới là một nhiệm vụ cấp thiết khi phát triển CCCN ở nước ta. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang còn rất nhiều bất cập về khả năng tài chính, mức độ an toàn vốn, mức độ rủi ro cao… Để xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới, Chính phủ cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Nâng cao năng lực quản lý vĩ mô và vai trò giám sát của NHNN Việt Nam trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong quy mô hệ thống ngân hàng hai cấp của Việt Nam, NHNN cần phải phát huy tối đa chức năng quản lý vĩ mô và vai trò giám sát, là “ngân hàng của các ngân hàng”.
- Xem xét và có chế tài cụ thể chấn chỉnh nghiêm túc việc thực thi Luật ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng.
- Cần sớm triển khai cơ cấu lại hệ thống NHTM, đặc biệt là hai khối NHTMCP và NHTMNN.
- Tiến hành nhanh gọn xử lý nợ quá hạn hiện nay, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn của Nhà nước dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng nhưng làm ăn thua lỗ và mất khả năng trả nợ.
- NHNN cần đóng vai trò người tạo lập thị trường, có thể cam kết sẵn sàng tái chiết khấu cho một số công ty ký phát hoặc chấp nhận. Việc này sẽ giúp tạo thêm
hàng hóa cho thị trường CCCN, khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn tham gia phát hành.
- Phải kết hợp chặt chẽ các phương pháp giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ của NHNN với các TCTD. Để tăng cường khả năng phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro tiềm tàng, NHNN có thể nghiên cứu, áp dụng các phương pháp, công cụ giám sát ngân hàng hiện đại, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc giám sát của Ủy ban giám sát ngân hàng BASEL.
- Thiết lập và hoàn thiện các quy chuẩn theo thông lệ quốc tế về chỉ số an toàn vốn, thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế ở tất cả các ngân hàng.
- Chính phủ nên giảm thiểu các quy định có tính can thiệp vào quy trình nghiệp vụ, vào thẩm quyền và trách nhiệm đối với các quyết định kinh doanh và quyền tự chủ. Từng bước tạo quyền tự chủ cho các NHTM trong hoạt động vay thương mại và hoạt động kinh doanh khác.
- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ an toàn tín dụng, như tăng cường chất lượng dịch vụ, thực hiện đánh giá tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm.