Bối cảnh phát triển việc sử dụng CCCN tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

6. Kết cấu khóa luận

2.2.1 Bối cảnh phát triển việc sử dụng CCCN tại Việt Nam

2.2.1.1 Thương mại trong nước

Về cơ bản nước ta đã hình thành được một thị trường nội địa thống nhất, thông thoáng, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hoạt động thương mại phát triển sôi động, số lượng hàng hóa lưu thông hàng năm liên tục tăng cao, hầu hết các tỉnh thành phố đều tăng mức lưu chuyển hàng hóa.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần phục hồi, kinh tế nước ta đang có được những thành tựu đáng ghi nhận. Quý I năm 2011, thị trường hàng hóa trong nước có nhiều biến động, giá cả hàng hóa trên thế giới và trong nước tăng cao, tuy nhiên thị trường trong nước vẫn sôi động, cung cầu hàng hoá đảm bảo, hàng hoá phong phú, đa dạng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhiều chỉ tiêu chủ yếu quý I/2011 đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2010. Tổng sản phẩm trong nước ước tính tăng 5.43%, trong đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.5%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14.1%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội quý I năm 2011 ước đạt 451,83 nghìn tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2010, nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ quý I tăng khoảng 8,7%.

Báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Mỹ RNCOS về Phân tích thị trường bán lẻ Việt Nam 2008-2012 chỉ rõ Việt Nam là một trong bốn thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới (chỉ đứng sau Ấn Độ, Nga, và Trung Quốc) về tiềm năng tăng trưởng do nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng và thu nhập của người dân tăng. Trong vài năm gần đây thị trường bán lẻ Việt Nam đã đang và sẽ phát triển hơn nữa khi thu nhập của người dân tăng cao, tiêu dùng tăng mạnh và tự do hóa diễn ra ở các ngành.

2.2.1.2 Thương mại quốc tế

Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh và tốc độ tăng trưởng trung bình cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân GDP kể từ khi đổi mới kinh tế. Tính đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, thể hiện mức độ hội nhập sâu rộng của nền kinh tế.

Bảng 1 - Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Tổng số Nhịp tăng (%) Xuất khẩu Nhịp tăng (%) Nhập khẩu Nhịp tăng (%) Cân đối 2001 31247.1 3.7% 15029.2 3.8% 16217.9 3.7% -1189 2002 36451.7 16.7% 16706.1 11.2% 19745.6 21.8% -3040 2003 45405.1 24.6% 20149.3 20.6% 25255.8 27.9% -5107 2004 58453.8 28.7% 26485.0 31.4% 31968.8 26.6% -5484 2005 69208.2 18.4% 32447.1 22.5% 36761.1 15.0% -4314 2006 84717.3 22.4% 39826.2 22.7% 44891.1 22.1% -5065 2007 111326.1 31.4% 48561.4 21.9% 62764.7 39.8% -14203 2008 143398.9 28.8% 62685.1 29.1% 80713.8 28.6% -18029 2009 127045.1 -11.4% 57096.3 -8.9% 69948.8 -13.3% -12853 2010 155664.4 22.5% 71655.9 25.5% 84008.5 20.1% -12353 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hoạt động xuất khẩu nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn 2005-2011. Tổng kim ngạch xuất khẩu quý I/2011 ước đạt 19,25 tỉ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ 2010, trong đó khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 8,79 tỷ USD và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 10,46 tỷ USD.

Về thị trường xuất khẩu, trong quý I năm 2011, trừ thị trường châu Đại dương giảm mạnh, xuất khẩu vào các khu vực thị trường khác đều có mức tăng trưởng khá cao, trong đó tăng cao nhất là thị trường Châu Âu tăng 40,7%.

Biểu đồ 6 - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo thị trường quý I/ 2011

(Đơn vị: triệu USD)

Nguồn: Báo cáo quý I/2011 - Bộ Công thương

Chủ trương đa dạng hóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, tích cực thâm nhập thị trường mới đã được thực hiện triệt để. Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục được mở rộng. Mặt hàng xuất khẩu vào các thị trường có mức tăng trưởng cao chủ yếu là dệt may, giầy dép, sản phẩm chất dẻo và một số nông sản như cà phê, hạt tiêu. Thị trường Châu Á và Châu Phi có mức tăng trưởng đứng thứ hai tăng 32,7%, Thị trường Châu Mỹ tăng 19% trong khi thị trường Châu Đại dương giảm mạnh giảm 34,6%.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá quý I năm 2011 đạt 22,27 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 9,49 tỷ USD chiếm tỷ trọng 42%, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 12,78 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 58%. Nhập khẩu hàng hoá quý I /2011 tăng do nhiều mặt hàng có khối lượng và giá nhập khẩu tăng, so với cùng kỳ 2010 hầu hết các nhóm mặt hàng là nguyên liệu sản xuất và hàng tiêu dùng đều tăng trên 20% do nhu cầu nhập khẩu để đáp ứng sản xuất.

Mặc dù cung cầu và giá cả một số mặt hàng chiến lược có biến động mạnh trên thị trường thế giới nhưng nhập khẩu vẫn đảm bảo tốt nhu cầu trong nước và không để xảy ra các cơn sốt giá trên thị trường. Nhập siêu đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt là gần đây do kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với kim ngạch nhập khẩu đã giúp thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa giảm.

Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với mở rộng tự do thương mại đã tạo ra những cơ hội kinh doanh thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho việc sử dụng các công cụ tín dụng như hối phiếu, kỳ phiếu, séc trong thanh toán nội địa và quốc tế.

2.2.1.3 Hoạt động kinh doanh ngân hàng

Ngành ngân hàng đã có nhiều thay đổi tích cực với quá trình tái cơ cấu và đổi mới sâu sắc. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có chỗ đứng tương đối vững chắc trên thị trường xét về mạng lưới hoạt động, hiểu biết khách hàng và độ tin cậy. Hiện nay, một số lớn các NHTMCP đã được thành lập và sự hiện diện của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh đã dần phổ biến.Tất cả đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên thị trường tài chính Việt Nam.

Đối tượng được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế được mở rộng hơn, bên cạnh các khách hàng là tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dịch vụ ngân hàng được đa dạng hóa với những công nghệ và tiện ích hiện đại cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống.

Bảng 2 – Ngân hàng và các tổ chức phi tín dụng tại Việt Nam tính đến tháng 4/2011

STT Các tổ chức tín dụng tại Việt Nam Số lượng

1 Ngân hàng thương mại quốc doanh

- NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam - NH TMCP Công Thương Việt Nam - NH Đầu Tư và Phát triển Việt Nam

- NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - NH Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long

5

2 Ngân hàng chính sách 1

3 Ngân hàng thương mại cổ phần 37

4 Ngân hàng liên doanh 5

5 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 48

6 Công ty tài chính 17

7 Công ty cho thuê tài chính 13

8 Các tổ chức tín dụng hợp tác 915

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Thông qua việc tạo lập khuôn khổ pháp lý bảo đảm an toàn với các TCTD và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh có hiệu quả, trong những năm gần đây quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của NHTM được cụ thể hóa và nâng cao, góp phần tạo lập môi trường hoạt động bền vững.

Ngân hàng, đặc biệt là các NHTM, là một trong những chủ thể chính tham gia vào quan hệ CCCN. Do đó, sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam góp phần trực tiếp tạo ra môi trường và những điều kiện thuận lợi cho việc phát hành và lưu thông CCCN.

Một phần của tài liệu Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w