Giảm sức ép tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 67)

6. Kết cấu khóa luận

3.1.3Giảm sức ép tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại

Thực tế hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam trong thời gian qua cho thấy chất lượng tín dụng chưa tốt, hiệu quả tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn cao, bình quân những năm gần đây khoảng 9% và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn. Với năng lực tài chính có hạn và nhu cầu rất lớn của nền kinh tế, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn mà chưa đáp ứng được nhu cầu vốn trung và dài hạn.

Các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu, góp vốn, kêu gọi đầu tư… Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển chưa đầy đủ, các doanh nghiệp chưa đủ minh bạch tài chính để huy động vốn theo kênh này. Việc góp vốn và kêu gọi đầu tư rất phức tạp và khó khăn trong việc kêu gọi đối tác. Do vậy ngân hàng vẫn là sự lựa chọn truyền thống và thông dụng để huy động các nguồn vốn trung và dài hạn. NHTM đang phải cung ứng tín dụng cho cả nền kinh tế bằng nguồn cho vay ngắn hạn từ nhân dân. Hiện nay, trong mỗi giao dịch mua bán nội địa, các ngân hàng đang lần lượt cho vay cả người sản xuất để sản xuất hàng hóa rồi sau đó tiếp tục cho vay cả người mua để mua hàng hóa đó. Đây là dấu hiệu của sự mất an toàn trong hoạt động ngân hàng, gây ra tình trạng thiếu vốn thực tế, thừa vốn giả tạo. Để giảm thiểu sức ép và hạn chế rủi ro trong TDNH, việc phát triển sử dụng CCCN là giải

pháp có ý nghĩa quan trọng, giúp khơi nguồn kênh cung cấp tín dụng giữa các doanh nghiệp, giảm sức ép và phân tán rủi roc ho thị trường vốn ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 67)