Tình hình sử dụng CCCN trong nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 53)

6. Kết cấu khóa luận

2.2.3Tình hình sử dụng CCCN trong nền kinh tế Việt Nam

2.2.3.1 Trong hoạt động thương mại nội địa

Trong thương mai nội địa, CCCN vẫn chưa được sử dụng như một công cụ thanh toán và lưu thông tín dụng hiệu quả.

- Với các doanh nghiệp Việt Nam: Khi có quan hệ mua bán chịu, hầu hết các doanh nghiệp không phát hành CCCN như là một bằng chứng pháp lý cho các khoản nợ của mình. Họ chỉ lập các văn bản thỏa thuận với nội dung đơn giản về thông tin của các bên liên quan, thời hạn trả tiền (gốc và lãi), số tiền phải trả và một số điều kiện ràng buộc khác do các bên thỏa thuận. Ngoài ra, một số doanh nghiệp, cá nhân còn sử dụng các bằng chứng khác như: hóa đơn thương mại, sổ ghi chép bán hàng, giấy biên nhận… làm bằng chứng mua bán hàng hóa để đòi thanh toán tiền hàng. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn chấp nhận bán chịu hàng hóa dựa trên sự tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, tất cả những văn bản thỏa thuận này không có giá trị về mặt pháp lý. Vì vậy, các khoản nợ của doanh nghiệp không thể giải quyết được, dẫn đến tồn đọng một lượng tiền lớn cho cả nền kinh tế.

Ngoài ra, séc, phương tiện thanh toán hiện đại, khá phổ biến trong hoạt động thương mại ở nhiều nước tiên tiến nhung tại Việt Nam, tỷ trọng sử dụng séc trong thanh toán vẫn rất thấp. Cụ thể, các tổ chức cung ứng séc vẫn còn dè dặt trong việc cung ứng, bởi những rủi ro như ký phát séc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người thụ hưởng séc… trong khi các biện pháp để giải quyết hậu quả thông qua truy đòi séc là rất khó khăn và yêu cầu một hệ thống quản lý chặt chẽ.

- Với các NHTM Việt Nam: các NHTM vẫn chưa đẩy mạnh việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp dưới hình thức chiết khấu, cho vay trên cơ sở cầm cố thương phiếu, hay bảo lãnh thanh toán cho thương phiếu. Vì thế, CCCN vẫn chưa phát huy vai trò là nguồn cung cấp vốn hữu hiệu cho nền kinh tế.

2.2.3.2 Trong hoạt động thương mại quốc tế

Ta xét việc sử dụng CCCN trong hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động vay nợ nước ngoài.

* Trong hoạt động xuất nhập khẩu:

Các doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng CCCN trong các phương thức thanh toán quốc tế như phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ.... Trong các phương thức đó, các NHTM Việt Nam trở thành người trả tiền hối phiếu khi giữ vai trò là ngân hàng phát hành thư tín dụng, là người thụ hưởng khi ngân hàng chiết khấu chứng từ (trong phương thức tín dụng chứng từ) hoặc là người trung gian đứng ra thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu nước ngoài trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát (trong phương thức nhờ thu). Ngoài ra, bằng các nghiệp vụ của mình, các NHTM Việt Nam có thể đứng ra thực hiện bảo lãnh, cầm cố bộ chứng từ khi có yêu cầu, qua đó trở thành bên thứ ba tham gia vào quan hệ CCCN.

Bảng 3 - Tình hình sử dụng CCCN trong thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam thời kỳ 2008-2010

(Đơn vị: triệu USD)

hàng DS TT QT DS TT CCCN % DS TT QT DS TT CCCN % DS TT QT DS TT CCCN % VCB 32501 15958 49,1% 25620 13117 51,2% 31000 16275 52,5% Vietin bank 11270 3561 31,6% 12100 4320 35,7% 15960 5921 37,1% BIDV 5248 2209 42,1% 6300 2785 44,2% 7560 3402 45%

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng

Theo bảng 3 doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTMNN Việt Nam đã tăng đáng kể qua các năm. Trong đó, doanh số thanh toán quốc tế có sử dụng CCCN (chủ yếu là hối phiếu đòi nợ) chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần, đạt trung bình khoảng 43,1% tổng doanh số. Đặc biệt tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, con số này đạt trung bình 50,9%, tăng trưởng đều qua các năm và cao nhất trong hệ thống các NHTM. Tốc độ tăng trưởng này cho thấy các CCCN đã được sử dụng nhiều và ngày càng phổ biến hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, trong hoạt động ngoại thương, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ sử dụng CCCN (chủ yếu là thương phiếu) một cách máy móc theo yêu cầu của pháp luật và thông lệ quốc tế, mà chưa nhận thức được tầm quan trọng của các CCCN như một công cụ lưu thông tín dụng hỗ trợ về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong khi đó, doanh số thanh toán quốc tế có sử dụng CCCN ở Việt Nam là rất khiêm tốn so với doanh số tương ứng ở các thị trường khác trên thế giới, như Trung Quốc, Ấn Độ…Vì vậy, CCCN cần được khuyến khích sử dụng nhiều hơn nữa ở nước ta.

* Trong hoạt động vay nợ nước ngoài

CCCN, chủ yếu là thương phiếu được sử dụng trong hoạt động vay nợ nước ngoài với các tổ chức quốc tế.

Khi ký hợp đồng tín dụng vay nợ nước ngoài, một trong các điều kiện tiên quyết mà các tổ chức tín dụng nước ngoài yêu cầu trước khi giải ngân là doanh nghiệp vay vốn Việt Nam phải phát hành kỳ phiếu cho bên nước ngoài hưởng, cam kết sẽ thanh toán vốn vay (có thể bao gồm cả lãi) vào một ngày nhất định trong tương lai.

Để đảm bảo khả năng thanh toán của kỳ phiếu, bên nước ngoài còn yêu cầu kỳ phiếu này nhận được sự bảo lãnh của một ngân hàng trong nước có uy tín và khả năng tài chính. Tiêu chí này đồng thời cũng phù hợp với quy định có sự tham gia của tổ chức tín dụng trong hoạt động liên quan tới CCCN của luật pháp.

Bảng 4 - Tỷ trọng nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam thời kỳ 2005-2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ trọng nợ nước ngoài/GDP 32,2% 31,4% 32,5% 29,8% 39% 42,2%

Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài - Bộ Tài chính

Nếu quan sát diễn biến nợ nước ngoài trong một thời gian dài sẽ dễ dàng nhận thấy xu hướng gia tăng nợ đã diễn ra trong những năm gần đây, từ mức 14,21 tỷ USD năm 2005 lên 27,93 tỷ USD năm 2010. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục và không có các biện pháp kiểm soát và quản lý nợ có thể khiến nợ nước ngoài trở nên không an toàn. (Ngưỡng an toàn cho nợ nước ngoài theo tiêu chí đánh giá của IMF là 50% GDP).

2.2.3.2 Trong hoạt động ngân hàng

* Trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế:

.Việc sử dụng CCCN còn rất hạn chế, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu khách quan từ phía doanh nghiệp.

Các NHTM Việt Nam mới chỉ đóng vai trò là người ký phát, người thụ hưởng trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế có kèm sử dụng thương phiếu hoặc cấp tín dụng gián tiếp bằng việc bảo lãnh cho vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp trong nước.

Bảng 5 – Tình hình sử dụng thương phiếu trong TTQT tại một số ngân hàng có thị phần TTQT lớn tại Việt Nam, thời kỳ 2005-2010

(Đơn vị: triệu USD)

thương 0 1 0 DSTTQT sử dụng thương phiếu 9.432 10.03 2 11.84 5 14.62 0 12.86 0 15.432 Tỷ trọng 45% 44% 45% 45% 50,2% 49,8% 2 DS TTQT ở NH NN & PTNT 5.857 6.131 7.248 10.64 3 8.972 10.766 DS TTQT sử dụng thương phiếu 2.577 2.636 3.189 4.780 4.015 4.899 Tỷ trọng 44% 43% 44% 44,9% 44,8% 45,5% 3 DS TTQT ở NH Công thương 5.100 5.611 7.100 11.27 0 12.10 0 15.960 DS TTQT sử dụng thương phiếu 2.193 2.413 3.124 4.950 5.098 5 7.1379 Tỷ trọng 43% 43% 44% 43,9% 42,1% 44,7% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng 2005 - 2010

Theo số liệu Báo cáo của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam, hiện nay CCCN được sử dụng trong các hoạt động bao thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu phương thức tín dụng chứng từ và nhờ thu có sử dụng CCCN. Trong đó, hối phiếu được sử dụng chủ yếu và thường xuyên nhất.

Bảng 6 - Tỷ trọng sử dụng các loại CCCN tại Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam năm 2010

Hối phiếu 38%

Kỳ phiếu 20,50%

Séc thương mại 22%

Séc ngân hàng 19,5%

* Tình hình sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh CCCN:

Tại các NHTM Việt Nam hiện nay, hầu như các nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến CCCN là nghiệp vụ chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, cầm cố vẫn chưa được thực hiện.

- Nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu CCCN của các NHTM

Hiện nay, các NHTM Việt Nam mới nhận chiết khấu hối phiếu phát hành trên cơ sở giao dịch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, còn hối phiếu phát hành trên cơ sở giao dịch trong nước thì chưa có.

Quy trình chiết khấu, tái chiết khấu CCCN (Hối phiếu, séc) tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam:

(1) Thẩm định các điều kiện và xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của công cụ chuyển nhượng để quyết định việc nhận chiết khấu, tái chiết khấu. Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng gửi giấy tờ chứng minh CCCN có đủ điều kiện chiết khấu, tái chiết khấu theo quy định.

(2) Sau khi chấp nhận đề nghị của khách hàng về việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, khách hàng thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng CCCN cho ngân hàng theo quy định của Luật các CCCN.

(3) Đối với trường hợp chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn, việc thoả thuận với khách hàng về mua bán lại CCCN phải được lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, Luật các CCCN, Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.

Các NHTM Việt Nam gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu CCCN. Ngân hàng không thể đánh giá chính xác mức độ rủi ro tín dụng hay không xác định được mức lãi suất chiết khấu phù hợp cho từng đối tượng khách hàng, do thiếu thông tin hay mức độ tin cậy, minh bạch của thông tin mà khách hàng cung cấp. Hơn nữa, do đặc điểm của CCCN là một trái vụ độc lập, tách biệt khỏi giao dịch cơ sở phát sinh ra nó, nên ngân hàng không thể kiểm soát được những CCCN được phát sinh từ các giao dịch “khống”.

- Nghiệp vụ bảo lãnh CCCN

Chính phủ cũng như NHNN vẫn chưa ban hành những quy định riêng biệt, cụ thể về điều kiện hay quy trình bảo lãnh một CCCN. Bảo lãnh CCCN mới được coi là một trong những hình thức bảo lãnh ngân hàng. Xuất phát từ đặc trưng của CCCN là trái vụ một bên, hoàn toàn độc lập với quan hệ gốc, nên đã ảnh hưởng lớn đến khả năng bảo lãnh CCCN của các NHTM và các tổ chức tín dụng khác. Khi các NHTM đứng ra bảo lãnh một CCCN, đồng nghĩa với việc NHTM sẽ chịu toàn bộ rủi ro trong quá trình lưu thông công cụ đó. Trong trường hợp doanh nghiệp được bảo lãnh mất khả năng thanh toán, thông thường ngân hàng có thể đòi nợ thông qua thủ tục yêu cầu phá sản, hoặc thông qua cơ quan giải quyết tranh chấp có thẩm quyền để được thanh toán một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Song, luật pháp nước ta chưa có điều khoản quy định cụ thể về công tác giải quyết tranh chấp này.

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh CCCN của NHTM được tiến hành như sau:

- Tiếp nhận, kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ xin bảo lãnh CCCN gồm: Hối phiếu, đơn đề nghị bảo lãnh, hồ sơ pháp lý về khách hàng, Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, Hợp đồng thương mại…

- Thẩm định hồ sơ bảo lãnh: Sau khi nhận được bộ hồ sơ bảo lãnh hoàn chỉnh của khách hàng, ngân hàng thực hiện thẩm định toàn bộ hồ sơ như: tính đầy đủ, pháp lý, phân tích tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng…

- Quyết định bảo lãnh: Cơ sở để quyết định bảo lãnh là kết quả thẩm định hồ sơ bảo lãnh của khách hàng kết hợp với các nguồn thông tin và những vấn đề có liên quan khác để Ban lãnh đạo ngân hàng quyết định.

- Chấp nhận bảo lãnh: Sau khi lãnh đạo ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho khách hàng, cán bộ tín dụng có thẩm quyền ký chấp nhận bảo lãnh lên tờ CCCN.

- Thanh lý việc bảo lãnh: Sau khi khách hàng đã hoàn tất việc thanh toán CCCN, ngân hàng bảo lãnh thông báo thanh lý việc bảo lãnh hối phiếu cho khách hàng, đồng thời thông báo với các bộ phận có liên quan để tất toán số dư bảo lãnh, giải tỏa tài sản ký quỹ nếu có, xử lý các vấn đề có liên quan khác và tiến hành lưu giữ hồ sơ bảo lãnh CCCN của khách hàng.

Bảng 7 – Tỷ trọng sử dụng các CCCN trong phương thức bảo lãnh tại Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam năm 2010

Hối phiếu 38,55%

Kỳ phiếu 21,69%

Séc thương mại 19,28%

Séc ngân hàng 20,48%

Nguồn: Tác giả ước tính từ báo cáo hoạt động TTQT, Ngân hàng NN &PTNT 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, hiện nay các NHTM Việt Nam mới áp dụng chủ yếu bảo lãnh hối phiếu đòi nợ, các loại bảo lãnh CCCN khác hầu như vẫn chưa được áp dụng.

- Nghiệp vụ bao thanh toán CCCN

Trong hoạt động bao thanh toán, Quy chế hoạt động bao thanh toán của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN là cơ sở pháp lý làm nền tảng để các tổ chức tín dụng tại Việt Nam tham gia cung ứng dịch vụ này.

Tuy nhiên, do nhận thức còn hạn chế về loại hình dịch vụ này nên nhiều doanh nghiệp tỏ ra thận trọng trong việc sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, lợi ích dịch vụ bao thanh toán đem lại là rất lớn đối với nhà sản xuất đặc biệt là những đơn vị chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp thậm chí chưa biết đến quy chế về bao thanh toán hay nghiệp vụ bao thanh toán. Hiện nay, các nhà nhập khẩu lớn và có ưu thế hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ chấp nhận hình thức trả sau và từ chối yêu cầu mở LC của nhà xuất khẩu.

Về phía ngân hàng, khi thực hiện dịch vụ bao thanh toán, đặc biệt bao thanh toán xuất nhập khẩu, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm về mình nếu như họ không có mối quan hệ hay hiểu biết nhất định đối với người nhập khẩu và ngân hàng bao thanh toán nhập khẩu. Đối với đa số các NHTM Việt Nam, việc triển khai loại hình dịch vụ này yêu cầu học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, trong khi đó các NHTM Việt Nam chủ yếu cung cấp các giải pháp tài trợ thương mại truyền thống như phương thức tín dụng chứng từ, cho vay thế chấp tài sản là hàng hóa hoặc nhà xưởng. Thực tế cho thấy, trong phương thức bao thanh toán, các CCCN được sử dụng rất hạn chế, ngay cả hối phiếu đòi nợ được sử dụng phổ biến nhất cũng chưa được nhiều ngân hàng cung ứng.

Như vậy, các CCCN vẫn chưa phát huy vai trò là một công cụ lưu thông tín dụng trong thị trường tiền tệ, mà mới chỉ sử dụng như là chứng từ đi kèm với nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Vấn đề đặt ra là phải tiến hành các biện pháp khắc phục tình trạng này.

Một phần của tài liệu Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 53)