Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
11,56 MB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến nhất với tỷ lệ người mắc rất cao, có nơi trên 90% dân số có sâu răng. Ở Việt Nam theo kết quả điều tra trên phạm vi toàn quốc của Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải, Lâm Ngọc Ấn năm 2001 về tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ lứa tuổi 9 - 11 tuổi là 54,6% [1]. Trong đó tỷ lệ sâu răng số 6 của lứa tuổi 6 - 10 theo điều tra của Vũ Mạnh Tuấn và Trần Văn Trường tại Trường Tiểu học Đông Ngạc A - Từ Liêm - Hà Nội là 56,8% (khám bằng mắt thường) và 78,1% (khám bằng Laser) [2], theo Phan Thị Kim Tuyết tại Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Cai Lậy - Tiền Giang tỷ lệ sâu răng số 6 lứa tuổi 7 - 15 là 47,2% và 0,97% mất răng 6 do sâu răng và không có răng nào được trám [3]. Để điều trị bệnh sâu răng và khắc phục hậu quả của nó cần chi phí rất cao, theo Tổ chức Y tế Thế giới “Chi phí chữa răng rất lớn, vượt quá khả năng của mọi Chính phủ kể cả những nước phát triển”. Do vậy, dự phòng sâu răng là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm tỷ lệ sâu răng và gián tiếp làm giảm chi phí cho vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng. Tình hình sâu răng trên các mặt răng khác nhau trong những năm gần đây có thay đổi về tỷ lệ. Mặc dù mặt nhai chỉ chiếm 12,5 % diện tích các mặt răng nhưng đây lại là nơi nhạy cảm với sâu răng nhất. Sâu răng thường bắt nguồn từ hố rãnh trên mặt nhai, tỷ lệ sâu răng luôn chiếm trên 50% tổng số xoang sâu theo mặt răng, ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn trên trẻ em trong độ tuổi đi học. Trẻ em ở lứa tuổi 6 - 12 đã mọc răng 6 và răng 7, đây là những răng chủ chốt và quan trọng của bộ răng vĩnh viễn, theo giải phẫu răng 6 và răng 7 có nhiều hố rãnh, thực tế cho thấy hơn 50% các trường các trường hợp sâu răng xuất phát từ hố rãnh. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, việc bảo vệ mặt nhai các răng hàm vĩnh viễn ở giai đoạn sớm, trong những thời gian đầu khi răng vừa mới mọc có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực trong việc giảm tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi học đường. 1 Che phủ bề mặt răng hàm lớn vĩnh viễn đang mọc bằng Fuji VII là một kỹ thuật để dự phòng sâu răng sớm. Kỹ thuật này có nhiều tính ưu việt: kỹ thuật đơn giản dễ phổ cập, dụng cụ cầm tay gọn nhẹ, không cần dùng máy khoan, tránh tâm lý sợ hãi cho học sinh, chi phí thấp. Vật liệu là Fuji VII, một dạng của GIC có ưu điểm bám dính hóa học tốt với mô răng ngay cả khi không kiểm soát tốt nước bọt, độ chảy cao, giải phóng fluor vào mô răng góp phần làm tăng sức chống đỡ của răng với các yếu tố gây sâu răng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và cũng như góp phần vào việc nghiên cứu đánh giá kết quả phòng ngừa sâu răng bằng trám bít hố rãnh với GIC chúng tôi thực hiện để tài: “Đánh giá hiệu quả trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng bằng Glass Ionmer Cement Fuji VII cho học sinh Tiểu học - huyện Gia Lộc - Hải Dương”. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: 1. Mô tả thực trạng sâu răng của học sinh Lớp 1 của một số Trường Tiểu học thuộc huyện Gia Lộc - Hải Dương năm 2013. 2. Đánh giá hiệu quả dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố, rãnh dùng G.I.C Fuji VII. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sâu răng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam. 1.1.1. Tình hình sâu răng trẻ em trên thế giới. - Ở các nước phát triển: Trong những năm từ 1940 đến 1960, tình hình sâu răng ở những nước này rất nghiêm trọng. Tại các nước này chỉ số SMTR (chỉ số răng sâu, mất, trám) ở mức rất cao và trong khoảng từ 7,4 – 12,0 có nghĩa là trung bình mỗi trẻ em có từ 7,4 – 12,0 răng sâu. Đến những năm từ 1979 - 1982 chỉ số này đã giảm xuống. Nghiên cứu tại Mỹ năm 1946 cho thấy chỉ số SMTR là 7,6 nhưng đến năm 1980 thì chỉ số này chỉ còn là 2,0. Tương tự như vậy tại Phần Lan, năm 1975 là 7,5 và năm 1981 là 4,0 [4], [5], [6]. Từ năm 1983 đến gần đây, theo các báo cáo nghiên cứu về tình hình sâu răng tại các nước công nghiệp hóa và ở nhiều nước Châu Âu khác đều cho thấy chỉ số SMTR và tỷ lệ sâu răng có nhiều biến động nhưng nhìn chung là tiếp tục giảm xuống nhờ có sự phối hợp của các chương trình dự phòng sâu răng như: chương trình Fluor hóa nước uống, Fluor dùng tại chỗ, chương trình nha học đường [6]. - Ở các nước đang phát triển và trong khu vực: Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1982 tại các nước đang phát triển tỷ lệ sâu răng ngày càng tăng cao. Ở những nước trong khu vực theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1994, 1997 hầu hết trên 90% dân số bị sâu răng và chỉ số SMTR tuổi 12 ở nhiều nước còn cao hơn. Bên cạnh đó, ở một số nước như Malaysia và Singapo tình trạng sâu răng trẻ em có xu hướng giảm xuống do đã làm tốt công tác dự phòng sâu răng. Từ năm 1983 đến nay có nhiều tác giả công bố tình trạng sâu răng ở trẻ em. Tại nhiều nước đang phát triển thì tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMTR ở các nước có khác nhau nhưng nhìn chung có xu hướng gia tăng. Hầu hết các tác giả đều cho rằng tỷ lệ sâu răng tăng ở các nước này là do mức sống ngày càng được cải thiện, lượng đường tăng trong các chế độ ăn [7], [8], [9], [10]. 3 Về tỷ lệ sâu rãnh răng và nhu cầu điều trị đã có nhiều nghiên cứu đề cập. Theo báo cáo, ở Malaysia tỷ lệ sâu rãnh răng là 37,4%, ở Nam Phi là 52,3% và ở Braxin tỷ lệ sâu rãnh răng ở trẻ 5 tuổi là 57,8% trong khi đó ở trẻ 12 tuổi là 61,1%. Điều này cho thấy mức độ cần thiết trong dự phòng sâu rãnh răng ở trẻ em. 1.1.2. Tình hình sâu răng trẻ em ở Việt Nam: Trong những năm của thập niên 70 đã có nhiều công trình điều tra về tình hình sâu răng ở nhiều địa phương khác nhau nhưng đa số các công trình chỉ là thống kê tỷ lệ sâu răng đơn thuần ở học sinh: Các nghiên cứu của bộ môn RHM trường Đại Học Y Hà Nội năm 1978 cho biết 39% học sinh 6 tuổi sâu răng vĩnh viễn [11]. Hoàng Tử Hùng (1980-1981) điều tra một số tỉnh ở Miền Nam đã nêu lên tỷ lệ sâu răng là 70,49% trong đó Thuận Hải có tỷ lệ là 72,14% [12]. Từ các điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng tại Việt Nam năm 1983, 1991 và các điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh các năm 1981, 1984, 1989, 1995 [13] cho thấy: - Tỷ lệ bệnh sâu răng tăng dần theo tuổi. - Tỷ lệ sâu răng cao trước năm 1975 và giảm dần trong những năm gần đây. - Chỉ số SMTR cũng có xu hướng như vậy. Bảng 1.1. Tình trạng sâu răng ở Việt Nam theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 2 năm 2002 [1]. Tuổi Tỷ lệ sâu (%) DMFT/dmft 5 - 6 84,9 5,54 6 - 8 85,0 5,4 9 - 11 56,0 1,96 12 56,6 1,87 Tại Hải Dương, là một trong những tỉnh được phủ kín chương trình NHĐ từ năm 1999 song những năm gần đây (nhất là từ 2005 đến nay) do có biến động về tổ chức bộ máy y tế cơ sở do vậy việc chăm sóc răng miệng cho học sinh chưa 4 được chu đáo, do vậy sự gia tăng sâu răng tại tỉnh cũng nằm trong giới hạn gia tăng sâu răng chung của trẻ em Việt Nam trong lần điều tra răng miệng toàn quốc năm 2002 của Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn và Trịnh Đình Hải [1]. 1.2. Cơ sở khoa học của dự phòng sâu răng. 1.2.1. Hình dạng giải phẫu của hố rãnh mặt nhai răng vĩnh viễn [14], [15], [16]. * Giải phẫu mặt nhai răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới: Răng 6 dưới được xem là răng neo chặn của bộ răng dưới và mang đặc điểm cơ bản đặc trưng cho các răng hàm lớn dưới. Hình 1.1: Các mặt của răng số 6 hàm dưới Răng hàm lớn dưới (Răng cối lớn hàm dưới). - Răng hàm lớn dưới thường có 2 chân: một gần, một xa - Thường có bốn múi lớn và một múi thứ năm nhỏ hơn. 5 - Thân răng có chiều gần xa lớn hơn chiều ngoài trong. - Là những răng có 2 múi lớn phía trong có kích thước gần tương đương nhau. - Các múi gần ngoài và xa ngoài cũng có kích thước gần tương đương nhau. Răng 6 trên và dưới là các răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên trong miệng khoảng 6 tuổi, ngay phía xa răng hàm sữa thứ hai, đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn bộ răng hỗn hợp, với sự có mặt đồng thời của cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn trên cung răng. Răng 6 dưới được xem là răng neo chặn của bộ răng dưới và mang đặc điểm cơ bản đặc trưng cho các răng hàm lớn dưới [14]. * Kích thước và tuổi mọc. Bảng 1.2. Kích thước và tuổi mọc răng hàm lớn dưới [14]. Kích thước(mm) Răng 6 (răng lớn dưới) Cao thân răng 7.5 Gần xa thân răng 11.0 Ngoài trong thân răng 10.5 Cao toàn bộ 21.5 Gần xa cổ răng 9 Ngoài trong cổ răng 9 Tuổi mọc 6 * Nhìn mặt nhai: Thân răng có hình ngũ giác. Đường viền mặt ngoài nằm trên hai cạnh và dài hơn đường viền phía trong. Đường viền phía gần lớn hơn phía xa [14] Đường viền phía ngoài được chia thành ba phần lồi bởi hai chỗ lõm hình chữ V, tương ứng với vị trí của hai rãnh (gần ngoài và xa ngoài). Đường viền ngoài lồi nhất ở vị trí của múi xa ngoài, kích thước ngoài trong tối đa ở ngay phía xa của rãnh gần ngoài (nghĩa là phần xa lớn hơn phần gần). Đường viền phía ngoài và phái gần hợp thành một góc khá rõ: góc gần ngoài. Góc xa ngoài trông tròn hơn. Hai đường viền gần và xa tương đối thẳng, hội tụ về phía trong. Đường viền trong khá thẳng, gián đoạn bởi rãnh trong. 6 Có thể thấy hai phần ba mặt ngoài. Các gờ ngoài lố, chạy từ đỉnh múi về phía cổ. Chỉ có thể trông thấy phần ba nhai của mặt trong, nó lồi nhiều theo chiều nhai lợi, nhưng tương đối thẳng trong mặt phẳng ngang. Mặt nhai có năm múi: hai múi trong có hình tháp nhọn hơn các múi ngoài lớn hơn các múi ngoài. Kích thước các múi theo thứ tự giảm dần là: gần trong, xa trong, gần ngoài, xa ngoài và xa. Năm gờ tam giác chạy từ các đỉnh múi về phía trung tâm của bản nhai. Các gờ bên gần, xa nhìn chung hội tụ về phía trong. Gờ bên gần có chiều ngoài trong lớn hơn và nhô hơn. Gờ bên xa ngắn hơn và ít lồi hơn. Ở điểm giữa, các gờ bên bị gián đoạn bởi các rãnh tỏa ra từ mặt nhai, tạo thành rãnh thoát. Mặt nhai có 3 hõm: - Hõm giữa: rộng, sâu ở vùng trung tâm mặt nhai. - Hõm tam giác gần: cạn, hình tam giác ở kế gờ bên gần. - Hõm tam giác xa: lõm nhẹ ở phía gần của gờ bên xa. Năm múi của mặt nhai tạo thành một mẫu hố rãnh đặc biệt. Rãnh giữa chạy theo chiều gần xa, băng qua mặt nhai ở vùng trung tâm, kết thúc ở hố gần và hố xa. Ở khoảng giữa mặt nhai, rãnh giữa gặp rãnh trong và rãnh gần ngoài: rãnh trong ngăn cách hai múi trong (và còn tiếp tục trên mặt trong); rãnh gần ngoài ngăn các hai múi ngoài và kéo dài trên mặt ngoài. Giao điểm của rãnh trên là hố giữa. Rãnh xa ngoài ngăn cách múi xa ngoài với múi xa và cắt rãnh trung tâm tại một điểm ở phía xa của hố giữa. Ngoài các rãnh chính nói trên, mặt nhai còn có nhiều rãnh phụ tỏa ra từ hai hố (gần và xa). Thường có hai rãnh tỏa ra từ hố gần, một đi về phía góc gần ngoài, một băng qua gờ bên gần. 7 Hình 1.2: Các rãnh mặt nhai răng 6 hàm trên Hình 1.3: Các rãnh mặt nhai răng 6 hàm dưới Giải phẫu và mô học của hố rãnh mặt nhai[14]. Hình dạng các rãnh mặt nhai thay đổi trên mỗi người, trên mỗi răng khác nhau. Để đơn giản có thể chia hố rãnh làm 2 dạng chính: - Dạng nông, rộng: rãnh thường có dạng hình chữ V. - Dạng sâu, hẹp: thường các rãnh có dạng hình chữ I, chữ V, hình giọt nước, hình chùy hay hình chữ U Trên mỗi răng thường có nhiều loại hình dạng rãnh khác nhau, thường rãnh chữ V chiếm nhiều nhất (40%), rãnh I (20%), rãnh dạng chùy (15%), dạng chữ U (15%), và dạng giọt nước (10%). 8 Hình 1.4: Rãnh chữ I Hình 1.5: Rãnh chữ V Sự hình thành của các rãnh trong quá trình hình thành chân răng là do hoạt động chế tiết của nguyên bào men ở đáy rãnh dừng lại, trong khi các nguyên bào men ở thành rãnh vẫn tiếp tục quá trình hình thành men. Độ nông sâu của rãnh phụ thuộc vào khoảng cách của các trung tâm phát triển và độ dày của lớp men do sự chồm lên nhau của các nguyên bào men trên bề mặt men ở đáy rãnh. Trong cấu trúc mô học của men răng, trụ men là đơn vị cấu trúc có thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử. Mỗi trụ men gồm các tinh thể được bao bọc bởi bao trụ. Trụ men chạy liên tục từ đường nối men ngà đến mặt ngoài của răng. Trên các răng chưa mọc hay sắp mọc, các trụ men thường không kết thúc trên bề mặt men răng mà ở khoảng cách từ 5-100µm dưới bề mặt. Lớp ngoài cùng là lớp men không trụ. Lớp men này xuất hiện trong pha tạo men cuối cùng, ngay khi các nguyên bào men tiêu biến, các nhú Tomes và cực xa trở nên tù. Chúng bao gồm hầu như là các tiểu tinh thể được nén chặt, với toàn bộ trục dài chạy theo hướng vuông góc với bề mặt men răng. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả dưới kính hiển vi điện tử quét thì lớp men không trụ này thấy ở tất cả các răng sữa và 70% răng vĩnh viễn. Một dãy men không trụ có độ dày từ 20-30 µm dài từ 100-300µm được tìm thấy trong men ở rãnh và cổ răng. Theo các tác giả thì lớp men không trụ là yếu tố bất lợi cho việc lưu giữ cơ học của vật liệu dán composite lên bề mặt răng do không tạo được vi ngàm lưu của nhựa đi vào lớp men. 9 Ở lối vào các rãnh có một nút chặn hữu cơ gồm biểu mô men còn sót, vi khuẩn tạo mảng bám và mảnh vụn thức ăn. Đặc tính này tạo nên tính nhạy cảm đối với sâu răng, các hố rãnh sẽ là ổ cho mảng bám tích tụ. Sâu hố rãnh sẽ phát triển nhanh và có liên quan với độ sâu của hố rãnh. Đáy hố rãnh càng sát đường nối men ngà sâu răng càng tiến triển nhanh [17]. Hình thể rãnh khi cắt đứng ngang được mô tả như cái chai mà đường kính cổ chai nhỏ hơn đầu thám trâm, do vậy khi lớp men còn lành lặn thì thám trâm không thể vào đến đáy rãnh. Đặc điểm này góp phần làm cho tỷ lệ thành công phát hiện sâu hố rãnh sớm bằng thám trâm chỉ khoảng 25%. Hình 1.6: Nút chặn hữu cơ 1.2.2. Sinh lý bệnh quá trình sâu răng. Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa được đặc trưng bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng lý hóa liên quan đến sự di chuyển của các ion giữa bề mặt răng và môi trường miệng và là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ. * Sự hủy khoáng Là hiện tượng muối khoáng được vận chuyển từ răng ra môi trường miệng, nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài sẽ gây tổn thương tổ chức cứng của 10 [...]... trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng [29], [30] Trám bít hố rãnh là sử dụng vật liệu trám bít hố rãnh hàn phủ lên trên mặt hố rãnh của các răng vĩnh viễn ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp của mặt nhai với môi trường miệng Do có trên 50% sâu răng xuất hiện ở mặt nhai và Fluor ít có tác dụng dự phòng sâu răng ở hố rãnh nên trám bít hố rãnh được đưa ra như một giải pháp hữu hiệu để dự phòng sâu răng Chất trám. .. nhân - Bước 3: Tư vấn cho học sinh biết tác hại của sâu răng, cách dự phòng Đặc biệt nhấn mạnh cách làm và hiệu quả của trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng - Bước 4 Khám đánh giá tình trạng sâu răng Các răng sâu và lành mạnh được khám và ghi nhận theo các tiêu chí sau: [17] - Thân răng sâu: Thân răng bị sâu khi phát hiện một sang thương hố rãnh hay ở mặt láng, có đáy mềm hay thành mềm Một thân răng đã trám. .. phòng sâu răng của hai chất trám bít hố rãnh là G.I.C Fuji VII trên răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới ở trẻ 7 tuổi 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu * Tiêu chuẩn lựa chọn: - Răng số 6 hàm dưới của học sinh lớp 1 của 04 trường Trường Tiểu học thuộc huyện Gia Lộc - Hải Dương - Răng số 6 hàm dưới không sâu hay trong giai đoạn sâu men - Đã có sâu rãnh ở các răng khác - Răng đã mọc lên hoàn toàn, lộ mặt nhai - Gia. .. kết quả nghiên cứu như sau: - Tuổi - Giới - Lớp - Tỷ lệ sâu răng sữa - Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn - Tỷ lệ sâu răng số 6 của nhóm nghiên cứu - Tỷ lệ sâu răng số 6 theo giới - Tỷ lệ sâu mặt nhai của răng số 6 - Tỷ lệ sâu các mặt răng số 6 - Mức độ tổn thương sâu của các răng số 6 34 2.2 Nghiên cứu can thiệp: Là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng nhằm đánh giá khả năng lưu giữ và hiệu quả phòng. .. Đồng thời phải tăng cường giáo dục vệ sinh răng miệng sau khi ăn, uống các loại thực phẩm có đường Phòng bệnh sâu răng không phải chỉ ăn uống hạn chế đường mà ngay sau khi ăn uống thức ăn có đường cần phải súc miệng và chải răng kỹ với kem có Fluor 1.4 Dự phòng sâu răng bằng trám bít hố rãnh 1.4.1 Sâu răng vùng hố rãnh Trước đây, người ta cho rằng sâu răng bắt nguồn từ đáy hố rãnh, nơi sâu nhất trước... toàn bộ học sinh khối Lớp 1 của 4 trường là 577 học sinh 2.1.4 Các bước tiến hành nghiên cứu: 2.1.4.1 Chuẩn bị: - Liên hệ với Ban giám hiệu các Trường Tiểu đã chọn thuộc huyện Gia Lộc Hải Dương - Tập huấn cán bộ điều tra về cách thức phỏng vấn, khám và ghi phiếu đánh giá * Khám lâm sàng để phát hiện sâu răng và sâu hố rãnh răng 6 * Phương tiện, dụng cụ: - Gương - Gắp - Thám trâm 32 - Bông, cồn 70 - Găng... mặt hố rãnh (rất mỏng, thậm chí nối hẳn với lớp ngà) 1.3 Các biện pháp dự phòng sâu răng 1.3.1 Giáo dục vệ sinh răng miệng [8], [6], [22] - Giáo dục vệ sinh răng miệng là biện pháp phòng chống sâu răng mang lại hiệu quả cao Nhiều quốc gia trên thế giới đã có các chính sách hoạt động giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ em Trong khu vực có Singapo là nước có chính sách giáo dục vệ sinh răng miệng cho. .. bằng 2 tiêu chí sau: - Sự tồn tại của miếng trám trên rãnh răng - Tỷ lệ sâu răng Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã cho biết trám bít rãnh răng là một biện pháp thực hiện được ở mọi nơi, kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong dự phòng sâu răng, đặc biệt là những răng có nguy cơ sâu cao như răng số 6, 7 [18], [17], [8] 1.4.4 Sự tiếp xúc giữa vật liệu trám bít hố rãnh và men răng. .. định sự thành công của trám bít hố rãnh [42] Một số tác giả đã dùng phương pháp cơ học mở rộng hố rãnh để tạo sự xâm nhập lớn nhất của chất trám bít hố rãnh vào men răng đã được xoi mòn bằng acid 25 Tuy nhiên, người ta cũng không biết sự lưu giữ chất trám bít hố rãnh có tỷ lệ với độ sâu thâm nhập vào men răng không 1.4.5 Chỉ định trong trám bít hố rãnh * Chỉ định: - Hố rãnh sâu, dễ vướng thức ăn,... dò + Hố rãnh nhiễm sắc trên men làm mắc các thám trâm nhưng không có đáy mềm + Vùng men lỗ rõ, sậm màu cứng, bóng trên một răng có dấu hiệu nhiễm Fluor với mức độ trung bình hay nặng - Học sinh có mắc sâu răng số 6: Khi có ít nhất 1 răng số 6 bị sâu răng - Tỷ lệ sâu răng 6 của nhóm nghiên cứu: Số học sinh mắc sâu răng 6/tổng số học sinh được khám - Tỷ lệ sâu răng số 6: Số răng 6 mắc sâu/ tổng số răng . chúng tôi thực hiện để tài: Đánh giá hiệu quả trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng bằng Glass Ionmer Cement Fuji VII cho học sinh Tiểu học - huyện Gia Lộc - Hải Dương . Do vậy, chúng tôi thực. trạng sâu răng của học sinh Lớp 1 của một số Trường Tiểu học thuộc huyện Gia Lộc - Hải Dương năm 2013. 2. Đánh giá hiệu quả dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố, rãnh dùng G.I.C Fuji VII. 2 Chương. 50% sâu răng xuất hiện ở mặt nhai và Fluor ít có tác dụng dự phòng sâu răng ở hố rãnh nên trám bít hố rãnh được đưa ra như một giải pháp hữu hiệu để dự phòng sâu răng. Chất trám bít hố rãnh