1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013

104 619 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 12,71 MB

Nội dung

BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI NGUYỄN VĂN NGỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRÁM BÍT HỐ RÃNH DỰ PHÒNG SÂU RĂNG BẰNG G.I.C FUJI VII CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN GIA LỘC - HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Nha khoa Mã số: CK 62.72.28.01 LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG HÀ NỘI - 2014 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và các Thầy, Cô trong Trung tâm đào tạo cùng toàn thể các Thầy, Cô của bệnh viện RHM TW Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ts Nguyễn Đức Thắng - Trưởng Khoa Nha chu - Bệnh viện RHM TW Hà Nội người đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS - Ts Trịnh Đình Hải - Giám đốc Bệnh viện RHM TW Hà Nội, Chủ tịch Hội RHM Việt Nam đã tận tình giảng dạy và tạo điều điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại bệnh viện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới: PGS – TS. Mai Đình Hưng và các Thầy, Cô trong héi ®ång đã đóng ý kiến giúp tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn: - Các Bác sỹ và nhân viên của khoa Răng trẻ em - Bệnh viện RHM TW Hà Nội đã tạo điều điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học và hoàn thành luận văn. - Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô và toàn thể học sinh các trường Tiểu học Thị Trấn Gia Lộc, xã Yết Kiêu, Xã Gia Xuyên, xã Phương Hưng đã hết lòng giúp đõ và tham gia nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn toàn bộ cán bộ nhân viên viên của Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, cổ vũ tôi rất nhiều trong quá trình học tập. Hµ Néi, tháng 01 năm 2014 Nguyễn Văn Ngọc 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ Nguyễn Văn Ngọc DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A.R.T : Atraumatic Restorative Treatment Technique (Kỹ thuật trám răng không sang chấn) CS : Chỉ số CSRHMTEHĐ : Chăm sóc răng hàm mặt trẻ em học đường HS : Học sinh SMT(MR) : Sâu mất trám (mặt răng) NĐFTU : Nồng độ Flour tối ưu NHĐ : Nha học đường R : Răng R6, 7 : Răng 6 và răng 7 RHM : Răng hàm mặt 3 SMTR/smtr : Chỉ số sâu mất trám Răng TCYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới TS : Tổng số VSRM : Vệ sinh răng miệng TBHR : Trám bít hố rãnh G.I.C : Glass ionomer cement CAO : Carie Absent Obturation CMF : Carie Missing Filling CMF(T): : Carie Missing Filling Tooth 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến nhất với tỷ lệ người mắc rất cao, có nơi trên 90% dân số có sâu răng. Ở Việt Nam theo kết quả điều tra trên phạm vi toàn quốc của Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải, Lâm Ngọc Ấn năm 2001 về tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ lứa tuổi 9 - 11 tuổi là 54,6% [1]. Trong đó tỷ lệ sâu răng số 6 của lứa tuổi 6 - 10 theo điều tra của Vũ Mạnh Tuấn và Trần Văn Trường tại Trường Tiểu học Đông Ngạc A - Từ Liêm - Hà Nội là 56,8% (khám bằng mắt thường) và 78,1% (khám bằng Laser) [2], theo Phan Thị Kim Tuyết tại Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Cai Lậy - Tiền Giang tỷ lệ sâu răng số 6 lứa tuổi 7 - 15 là 47,2% và 0,97% mất răng 6 do sâu răng và không có răng nào được trám [3]. Để điều trị bệnh sâu răng và khắc phục hậu quả của nó cần chi phí rất cao, theo Tổ chức Y tế Thế giới “Chi phí chữa răng rất lớn, vượt quá khả năng của mọi Chính phủ kể cả những nước phát triển”. Do vậy, dự phòng sâu răng là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm tỷ lệ sâu răng và gián tiếp làm giảm chi phí cho vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng. Tình hình sâu răng trên các mặt răng khác nhau trong những năm gần đây có thay đổi về tỷ lệ. Mặc dù mặt nhai chỉ chiếm 12,5 % diện tích các mặt răng nhưng đây lại là nơi nhạy cảm với sâu răng nhất. Sâu răng thường bắt nguồn từ hố rãnh trên mặt nhai, tỷ lệ sâu răng luôn chiếm trên 50% tổng số xoang sâu theo mặt răng, ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn trên trẻ em trong độ tuổi đi học. Trẻ em ở lứa tuổi 6 - 12 đã mọc răng 6 và răng 7, đây là những răng chủ chốt và quan trọng của bộ răng vĩnh viễn, theo giải phẫu răng 6 và răng 7 có 5 nhiều hố rãnh, thực tế cho thấy hơn 50% các trường các trường hợp sâu răng xuất phát từ hố rãnh. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, việc bảo vệ mặt nhai các răng hàm vĩnh viễn ở giai đoạn sớm, trong những thời gian đầu khi răng vừa mới mọc có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực trong việc giảm tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi học đường. Che phủ bề mặt răng hàm lớn vĩnh viễn đang mọc bằng Fuji VII là một kỹ thuật để dự phòng sâu răng sớm. Kỹ thuật này có nhiều tính ưu việt: kỹ thuật đơn giản dễ phổ cập, dụng cụ cầm tay gọn nhẹ, không cần dùng máy khoan, tránh tâm lý sợ hãi cho học sinh, chi phí thấp. Vật liệu là Fuji VII, một dạng của GIC có ưu điểm bám dính hóa học tốt với mô răng ngay cả khi không kiểm soát tốt nước bọt, độ chảy cao, giải phóng fluor vào mô răng góp phần làm tăng sức chống đỡ của răng với các yếu tố gây sâu răng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và cũng như góp phần vào việc nghiên cứu đánh giá kết quả phòng ngừa sâu răng bằng trám bít hố rãnh với GIC chúng tôi thực hiện để tài: “Đánh giá hiệu quả trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng bằng Glass Ionmer Cement Fuji VII cho học sinh Tiểu học - huyện Gia Lộc - Hải Dương”. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: 1. Mô tả thực trạng sâu răng của học sinh Lớp 1 của một số Trường Tiểu học thuộc huyện Gia Lộc - Hải Dương năm 2013. 2. Đánh giá hiệu quả dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố, rãnh dùng G.I.C Fuji VII. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sâu răng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam. 1.1.1. Tình hình sâu răng trẻ em trên thế giới. - Ở các nước phát triển: Trong những năm từ 1940 đến 1960, tình hình sâu răng ở những nước này rất nghiêm trọng. Tại các nước này chỉ số SMTR (chỉ số răng sâu, mất, trám) ở mức rất cao và trong khoảng từ 7,4 – 12,0 có nghĩa là trung bình mỗi trẻ em có từ 7,4 – 12,0 răng sâu. Đến những năm từ 1979 - 1982 chỉ số này đã giảm xuống. Nghiên cứu tại Mỹ năm 1946 cho thấy chỉ số SMTR là 7,6 nhưng đến năm 1980 thì chỉ số này chỉ còn là 2,0. Tương tự như vậy tại Phần Lan, năm 1975 là 7,5 và năm 1981 là 4,0 [4], [5], [6]. Từ năm 1983 đến gần đây, theo các báo cáo nghiên cứu về tình hình sâu răng tại các nước công nghiệp hóa và ở nhiều nước Châu Âu khác đều cho thấy chỉ số SMTR và tỷ lệ sâu răng có nhiều biến động nhưng nhìn chung là tiếp tục giảm xuống nhờ có sự phối hợp của các chương trình dự phòng sâu răng như: chương trình Fluor hóa nước uống, Fluor dùng tại chỗ, chương trình nha học đường [6]. - Ở các nước đang phát triển và trong khu vực: Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1982 tại các nước đang phát triển tỷ lệ sâu răng ngày càng tăng cao. Ở những nước trong khu vực theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1994, 1997 hầu hết trên 90% dân số bị sâu răng và chỉ số SMTR tuổi 12 ở nhiều nước còn cao hơn. Bên cạnh đó, ở một số nước như Malaysia và Singapo tình trạng sâu răng trẻ em có xu hướng giảm xuống do đã làm tốt công tác dự phòng sâu răng. Từ năm 1983 đến nay có nhiều tác giả công bố tình trạng sâu răng ở trẻ em. Tại nhiều nước đang phát triển thì tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMTR ở các 7 nước có khác nhau nhưng nhìn chung có xu hướng gia tăng. Hầu hết các tác giả đều cho rằng tỷ lệ sâu răng tăng ở các nước này là do mức sống ngày càng được cải thiện, lượng đường tăng trong các chế độ ăn [7], [8], [9], [10]. Về tỷ lệ sâu rãnh răng và nhu cầu điều trị đã có nhiều nghiên cứu đề cập. Theo báo cáo, ở Malaysia tỷ lệ sâu rãnh răng là 37,4%, ở Nam Phi là 52,3% và ở Braxin tỷ lệ sâu rãnh răng ở trẻ 5 tuổi là 57,8% trong khi đó ở trẻ 12 tuổi là 61,1%. Điều này cho thấy mức độ cần thiết trong dự phòng sâu rãnh răng ở trẻ em. 1.1.2. Tình hình sâu răng trẻ em ở Việt Nam: Trong những năm của thập niên 70 đã có nhiều công trình điều tra về tình hình sâu răng ở nhiều địa phương khác nhau nhưng đa số các công trình chỉ là thống kê tỷ lệ sâu răng đơn thuần ở học sinh: Các nghiên cứu của bộ môn RHM trường Đại Học Y Hà Nội năm 1978 cho biết 39% học sinh 6 tuổi sâu răng vĩnh viễn [11]. Hoàng Tử Hùng (1980-1981) điều tra một số tỉnh ở Miền Nam đã nêu lên tỷ lệ sâu răng là 70,49% trong đó Thuận Hải có tỷ lệ là 72,14% [12]. Từ các điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng tại Việt Nam năm 1983, 1991 và các điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh các năm 1981, 1984, 1989, 1995 [13] cho thấy: - Tỷ lệ bệnh sâu răng tăng dần theo tuổi. - Tỷ lệ sâu răng cao trước năm 1975 và giảm dần trong những năm gần đây. - Chỉ số SMTR cũng có xu hướng như vậy. 8 Bảng 1.1. Tình trạng sâu răng ở Việt Nam theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 2 năm 2002 [1]. Tuổi Tỷ lệ sâu (%) DMFT/dmft 5 - 6 84,9 5,54 6 - 8 85,0 5,4 9 - 11 56,0 1,96 12 56,6 1,87 Tại Hải Dương, là một trong những tỉnh được phủ kín chương trình NHĐ từ năm 1999 song những năm gần đây (nhất là từ 2005 đến nay) do có biến động về tổ chức bộ máy y tế cơ sở do vậy việc chăm sóc răng miệng cho học sinh chưa được chu đáo, do vậy sự gia tăng sâu răng tại tỉnh cũng nằm trong giới hạn gia tăng sâu răng chung của trẻ em Việt Nam trong lần điều tra răng miệng toàn quốc năm 2002 của Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn và Trịnh Đình Hải [1]. 1.2. Cơ sở khoa học của dự phòng sâu răng. 1.2.1. Hình dạng giải phẫu của hố rãnh mặt nhai răng vĩnh viễn [14], [15], [16]. * Giải phẫu mặt nhai răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới: Răng 6 dưới được xem là răng neo chặn của bộ răng dưới và mang đặc điểm cơ bản đặc trưng cho các răng hàm lớn dưới. 9 Hình 1.1: Các mặt của răng số 6 hàm dưới Răng hàm lớn dưới (Răng cối lớn hàm dưới). - Răng hàm lớn dưới thường có 2 chân: một gần, một xa - Thường có bốn múi lớn và một múi thứ năm nhỏ hơn. - Thân răng có chiều gần xa lớn hơn chiều ngoài trong. - Là những răng có 2 múi lớn phía trong có kích thước gần tương đương nhau. - Các múi gần ngoài và xa ngoài cũng có kích thước gần tương đương nhau. Răng 6 trên và dưới là các răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên trong miệng khoảng 6 tuổi, ngay phía xa răng hàm sữa thứ hai, đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn bộ răng hỗn hợp, với sự có mặt đồng thời của cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn trên cung răng. Răng 6 dưới được xem là răng neo chặn của bộ răng dưới và mang đặc điểm cơ bản đặc trưng cho các răng hàm lớn dưới [14]. 10 [...]... Trấn: 245 - Trường Tiểu học xã Phương Hưng: 72 em - Trường Tiểu học xã Yết Kiêu: 12 4 em - Trường Tiểu học xã Phương Hưng: 15 5 em * Tổng số học sinh của 4 trường là: 596 * Số học sinh khám: 577 2 .1 Nghiên cứu cắt ngang 2 .1. 1 Đối tượng nghiên cứu: * Tiêu chuẩn lựa chọn: - Học sinh Lớp 1 của 04 Trường Tiểu học thuộc huyện Gia Lộc - Hải Dương - Tự nguyện tham gia nghiên cứu * Tiêu chuẩn loại trừ: - Không... Lộc - Hải Dương - Tự nguyện tham gia nghiên cứu * Tiêu chuẩn loại trừ: - Không hợp tác tốt với thầy thuốc - Không phải là học sinh của các Trường Tiểu đã lựa chọn 2 .1. 2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Từ: 0 1- 2 013 đến 12 -2 013 - Địa điểm nghiên cứu: Tại 04 Trường Tiểu học thuộc huyện Gia Lộc Hải Dương ... xuất bánh kẹo, nước ngọt - Kiểm soát các thực phẩm có đường trong trường học Đồng thời phải tăng cường giáo dục vệ sinh răng miệng sau khi ăn, uống các loại thực phẩm có đường Phòng bệnh sâu răng không phải chỉ ăn uống hạn chế đường mà ngay sau khi ăn uống thức ăn có đường cần phải súc miệng và chải răng kỹ với kem có Fluor 1. 4 Dự phòng sâu răng bằng trám bít hố rãnh 1. 4 .1 Sâu răng vùng hố rãnh Trước... có tác dụng ngừa sâu răng mặt nhai tốt đặc biệt khi chất TBHR được bổ sung thêm thành phần Fluor Vì vậy TBHR là một trong các phương pháp tốt dự phòng sâu răng 1. 5 Dự phòng sâu răng trên thế giới và Việt Nam 1. 5 .1 Dự phòng sâu răng trên thế giới Tại các nước công nghiệp hóa cao, người ta đã quan tâm đến dự phòng sâu răng từ những năm của thập niên 19 40 Năm 19 45, tại một thành phố của Bang Chicago (Mỹ),... tốt, nên tình trạng sâu răng đã được cải thiện rất nhiều Một số kỹ thuật vệ sinh răng miệng phải đáp ứng được các yêu cầu: + Phải làm sạch tất cả các mặt răng, đặc biệt vùng rãnh lợi và kẽ răng + Sử dụng bàn chải không được để tổn thương các phần mềm và tổ chức cứng của răng Do vậy phải chải răng theo hướng thẳng đứng và kéo ngang có thể làm co lợi và mòn răng + Kỹ thuật đơn giản đễ học, dễ hướng dẫn... cộng đồng Năm 19 68, Nguyễn Dương Hồng đề nghị mô hình dự phòng sâu răng bao gồm tuyên truyền và hướng dẫn vệ sinh răng miệng học đường Từ những năm đầu của thập kỷ 19 80, Võ Thế Quang và Nguyễn Văn Cát [6] tổ chức triển khai chương trình chăm sóc răng miệng trẻ em tại trường học ở một vài địa phương Tới đầu những năm của thập kỷ 90, chương trình đã được quan tâm, mở rộng và bắt đầu phủ kín ở cấp huyện thị... tiêu chí sau: - Sự tồn tại của miếng trám trên rãnh răng - Tỷ lệ sâu răng Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã cho biết trám bít rãnh răng là một biện pháp thực hiện được ở mọi nơi, kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong dự phòng sâu răng, đặc biệt là những răng có nguy cơ sâu cao như răng số 6, 7 [18 ], [17 ], [8] 1. 4.4 Sự tiếp xúc giữa vật liệu trám bít hố rãnh và men răng Không... hiện mất vôi hay đục tối thiểu - Đã có sâu rãnh ở các răng khác - Không sâu mặt bên - Có thể cô lập nước bọt - Răng mọc dưới 4 năm (tuy nhiên sâu hố rãnh cũng có thể có ở các răng đã mọc nhiều năm) 32 * Chống chỉ định: - Hố rãnh nông tự làm sạch được - Sâu răng mặt bên cần trám - Răng mọc chưa hết và không thể cô lập được Các chống chỉ định mang tính tương đối và trong trường hợp nghi ngờ, nên đặt chất... hiện sâu hố rãnh sớm bằng thám trâm chỉ khoảng 25% 16 Hình 1. 6: Nút chặn hữu cơ 1. 2.2 Sinh lý bệnh quá trình sâu răng Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa được đặc trưng bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng lý hóa liên quan đến sự di chuyển của các ion giữa bề mặt răng và môi trường. .. - Tương hợp sinh học tốt với mô quanh răng, gần giống mô cứng của răng, không độc với tủy răng - Có độ bền và sức chịu lực khá tốt khi trộn có tỷ lệ bột cao Độ bền nén sau 24 giờ là 90 đến 230 Mpa, sau một năm tăng lên 16 0 đến 280 Mpa - GIC hóa trùng hợp dễ sử dụng, giá thành chấp nhận được 29 * Glass iononer cemnet Fuji VII: Hình 1. 10: Vật liệu G.C Fuji VII - đóng gói Hộp Hình 1. 11: Vật liệu G.C Fuji . mục tiêu cụ thể sau: 1. Mô tả thực trạng sâu răng của học sinh Lớp 1 của một số Trường Tiểu học thuộc huyện Gia Lộc - Hải Dương năm 2 013 . 2. Đánh giá hiệu quả dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám. phòng sâu răng bằng Glass Ionmer Cement Fuji VII cho học sinh Tiểu học - huyện Gia Lộc - Hải Dương . Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: 1. Mô tả thực. khỏe răng miệng tại Việt Nam năm 19 83, 19 91 và các điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh các năm 19 81, 19 84, 19 89, 19 95 [13 ] cho thấy: - Tỷ lệ bệnh sâu răng tăng dần theo tuổi. - Tỷ lệ sâu răng

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tình trạng sâu răng ở Việt Nam theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ  2 năm 2002 [1]. - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Bảng 1.1. Tình trạng sâu răng ở Việt Nam theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 2 năm 2002 [1] (Trang 9)
Hình 1.1: Các mặt của răng số 6 hàm dưới - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.1 Các mặt của răng số 6 hàm dưới (Trang 10)
Hình 1.2: Các rãnh mặt nhai răng 6 hàm trên - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.2 Các rãnh mặt nhai răng 6 hàm trên (Trang 13)
Hình 1.3: Các rãnh mặt nhai răng 6 hàm dưới - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.3 Các rãnh mặt nhai răng 6 hàm dưới (Trang 13)
Hình dạng các rãnh mặt nhai thay đổi trên mỗi người, trên mỗi răng khác nhau. Để đơn giản có thể chia hố rãnh làm 2 dạng chính: - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình d ạng các rãnh mặt nhai thay đổi trên mỗi người, trên mỗi răng khác nhau. Để đơn giản có thể chia hố rãnh làm 2 dạng chính: (Trang 14)
Hình 1.6: Nút chặn hữu cơ - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.6 Nút chặn hữu cơ (Trang 16)
Hình 1.7: Hiện tượng hủy khoáng và tái khoáng - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.7 Hiện tượng hủy khoáng và tái khoáng (Trang 17)
Hình 1.8: Sơ đồ Keyes - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.8 Sơ đồ Keyes (Trang 18)
Hình 1.9:  Sơ đồ White (1975) - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.9 Sơ đồ White (1975) (Trang 19)
Hình 1.10: Vật liệu G.C Fuji VII  - đóng gói Hộp. - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.10 Vật liệu G.C Fuji VII - đóng gói Hộp (Trang 29)
Hình 1.11: Vật liệu G.C Fuji VII capsule và máy đánh chất hàn. - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.11 Vật liệu G.C Fuji VII capsule và máy đánh chất hàn (Trang 29)
Hình 1.13: Miếng trám bít bong 1 phần - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.13 Miếng trám bít bong 1 phần (Trang 45)
Hình 1.12: Miếng trám bít còn nguyên - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.12 Miếng trám bít còn nguyên (Trang 45)
Hình 1.14: Miếng trám bít bong hoàn toàn - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.14 Miếng trám bít bong hoàn toàn (Trang 46)
Bảng 3.1. Tỷ lệ sâu răng sữa và răng vĩnh viễn theo vị trí hàm Nhóm - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Bảng 3.1. Tỷ lệ sâu răng sữa và răng vĩnh viễn theo vị trí hàm Nhóm (Trang 50)
Bảng 3.2. Số trung bình răng sữa sâu (s), mất (m) trám (t) và số trung bình SMTR theo giới. - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Bảng 3.2. Số trung bình răng sữa sâu (s), mất (m) trám (t) và số trung bình SMTR theo giới (Trang 52)
Bảng 3.3. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn. - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Bảng 3.3. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn (Trang 53)
Bảng 3.4. Số trung bình răng vĩnh viễn sâu, mất, trám Số trung bình - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Bảng 3.4. Số trung bình răng vĩnh viễn sâu, mất, trám Số trung bình (Trang 55)
Bảng 3.6. Tỷ lệ sâu các răng số 6 theo vị trí hàm - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Bảng 3.6. Tỷ lệ sâu các răng số 6 theo vị trí hàm (Trang 56)
Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu răng 6 theo các vùng - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu răng 6 theo các vùng (Trang 57)
Bảng 3.8. Đặc điểm hố, rãnh                     Giới - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Bảng 3.8. Đặc điểm hố, rãnh Giới (Trang 58)
Bảng 3.10. Tỷ lệ % bong chất trám bít răng 6 hàm dưới bên trái Nhóm can thiệp - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Bảng 3.10. Tỷ lệ % bong chất trám bít răng 6 hàm dưới bên trái Nhóm can thiệp (Trang 59)
Bảng 3.11. Tỷ lệ % bong chất  trám bít của răng 6 hàm dưới bên phải         Nhóm can - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Bảng 3.11. Tỷ lệ % bong chất trám bít của răng 6 hàm dưới bên phải Nhóm can (Trang 60)
Bảng 3.12. Tỷ lệ sâu sâu răng số 6 của hai nhóm (can thiệp và đối chứng) theo thời gian nghiên cứu - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Bảng 3.12. Tỷ lệ sâu sâu răng số 6 của hai nhóm (can thiệp và đối chứng) theo thời gian nghiên cứu (Trang 63)
Hình 1.1: Các mặt của răng số 6 hàm dưới.....................................................10 Hình 1.2: Các rãnh mặt nhai răng 6 hàm trên..................................................13 Hình 1.3: Các rãnh mặt nhai răng 6 hàm dưới.................... - mô tả thực trạng sâu răng của học sinh lớp 1 của một số trường tiểu học thuộc huyện gia lộc - hải dương năm 2013
Hình 1.1 Các mặt của răng số 6 hàm dưới.....................................................10 Hình 1.2: Các rãnh mặt nhai răng 6 hàm trên..................................................13 Hình 1.3: Các rãnh mặt nhai răng 6 hàm dưới (Trang 82)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w