Tỷ lệ sâu răng sữa và răng vĩnh viễn:

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng bằng glass ionmer cement fuji vii cho học sinh tiểu học - huyện gia lộc - hải dương (Trang 65 - 68)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa cao gấp 6,8 lần răng vĩnh viễn (88, 40% và 13,00%), tỷ lệ sâu răng chung của hàm trên thấp hơn hàm dưới (84,90% và 73,50%) và tỷ lệ sâu răng sữa hàm dưới cũng cao hơn hàm trên (83,40% và 73,30%). Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của hàm dưới cao gấp 4,2 lần hàm trên (11,80 và 2,80%).

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước, các kết quả nghiên cứu đó đã thông báo tỷ lệ sâu răng của học sinh rất cao của cả răng sữa và răng vĩnh viễn, mặc dù các nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau và ở nhiều địa phương.

Những nghiên cứu ở Việt Nam trong thời gian cuối thế kỷ trước và đầu thế kỷ này cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa và răng vĩnh viễn rất cao:

- Trần Văn Trường và CS đã nghiên cứu 1397 học sinh của 12 tỉnh, thành đại diện cho toàn quốc, năm 2002 đã cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa ở học sinh 6-8 tuổi là 84,90%, tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi [1].

- Trịnh Đình Hải và CS đã nghiên cứu 3061 học sinh lứa tuổi 6-15 tại huyện Tứ Lộc - Hải Dương năm 1995 đã nhận định tỷ lậ sâu răng chung là 32,4% và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 14,40% [21]. Đồng thời năm 2000, nghiên cứu trên 380 học sinh 12 tuổi tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã xác định tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 24,20% [6], về tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn tương đương với nghiên cứu của chúng tôi.

- Nguyễn Đức Thắng và CS đã nghiên cứu 300 học sinh 12 tuổi năm 1991 tại 10 tỉnh, thành của miền Bắc đã dưa ra tỷ lệ sâu răng chung là 43,30%, tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi [59].

- Nguyễn Dương Hồng và CS đã nghiên cứu vào năm 1977 của học sinh lứa tuổi 13 tại Hà Nội đã kết luận tỷ sâu răng sữa rất cao chiếm 77% tương đương với nghiên cứu của chúng tôi và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 30% cao hơn nghiên cứu chúng tôi [26].

- Trần Ngọc Thành và CS đã nghiên cứu 1369 học sinh lứa tuổi 6-12 tại Hà Nội năm 2007 đã xác định tỷ lệ sâu răng sữa là 56,50% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 33,80% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi [48].

Tồng hợp các kết quả nghiên cứu khác nhau ở trong nước và tỷ lệ mắc sâu răng trong thời gian gần đây[1], [6], [9], [12], [26].

Tác giả, địa điểm, năm nghiên cứu

Tuổi, số lượng người được nghiên cứu Tỷ lệ sâu răng sữa (%) Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn (%) Nguyễn Dương Hồng, Hà

Nội, năm 1977 13 tuổi 77 33

Hoàng Tử Hùng, năm 1991,

tại Miền Nam 70,5 Không có số liệu

Võ Thế Quang và CS năm 1990, trên toàn quốc

300 học sinh 12

tuổi Tỷ lệ sâu răng chung 55,7 Nguyễn Đức Thắng, 10 tỉnh

miền Bắc, năm 1991

12 tuổi, 300 học

sinh Tỷ lệ sâu răng chung 43,30 Trịnh Đình Hải, Tứ Lộc-

Hải Dương, năm 1995

6-15 tuổi, 3435

học sinh 32,40 14,40

Trịnh Đình Hải, Gia Lộc- Hải Dương, năm 2000

12 tuổi, 3800 học

sinh Không có số liệu 24.20

Trần Văn Trường và CS, năm 2002, tại 12 tỉnh/thành 6-11 tuổi, 1397 học sinh 84,90 (6-8 tuổi) 56,30 (9-11 tuổi) 25,40 (6-8 tuổi) 54,60 (9-11 tuổi Trần Ngọc Thành, Hà Nội, năm 2007 6-12 tuổi, 1369 học sinh 56,50 33,80

Hoàng Tử Hùng và CS nghiên cứu tình hình sâu răng trẻ em ở một số tỉnh Miền Nam cho biết tỷ lệ sâu răng sữa khá cao (70,50%) [60].

Một số tác giả khác nghiên cứu tình hình sức khỏe răng miệng tại một số địa phương trong cả nước cho biết tình hình sâu răng chung của học sinh tiểu học dao động từ 39,10% đến 53,40% [11], [6], [48].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trung bình một học sinh (7 tuổi) có 4,5 răng sữa bị sâu và 0,2 răng vĩnh viễn bị sâu. Kết quả nghiên cứu này tương đối phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả trước đã cho thấy chỉ số răng sâu mát trám trung bình của một học sinh dao động từ 0,48-5,4 [42], [24], [1].

Theo “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc” năm 2002 của Trần Văn Trường và CS đã cho thấy kết quả như sau của lứa tuổi 6 - 8 tuổi [1]:

+ dmft: 5,4 + DMFT: 1,96

Theo thông báo của TCYT TG về tỷ lệ sâu răng của một số nước trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1994 - 1997 là rất cao 90% cho các lứa tuổi và chỉ số sâu mất trám trên 6,3 răng /học sinh [61], [62].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở học sinh lớp 1 (7 tuổi) tại Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương có tỷ lệ sâu răng sữa rất cao (88,40%), đồng thời trung bình mỗi học sinh bị sau răng sữa từ 4 đến 5 răng. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chiếm 13,00% trong đó răng hàm dưới bị sâu cao hơn răng của hàm trên, đặc biệt tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn hàm dưới cao gấp 4, 2 lần hàm trên.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng bằng glass ionmer cement fuji vii cho học sinh tiểu học - huyện gia lộc - hải dương (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w