- Mức độ tồn tại của chất trám bít hố, rãnh: + Sau 3 tháng còn 95,55%;
+ Sau 6 tháng còn 94,33%; + Sau 9 tháng còn 91,09%; - Giảm tỷ lệ sâu răng:
+ Sau 3 tháng, tỷ lệ răng sâu ở nhóm được trám bít là 0,80% và tỷ lệ sâu răng của nhóm không được trám bít là 5,96%
+ Sau 6 tháng, tỷ lệ răng sâu ở nhóm được trám bít là 1,62% và tỷ lệ sâu răng của nhóm không được trám bít là 8,77%
+ Sau 9 tháng, tỷ lệ răng sâu ở nhóm được trám bít là 2,83% và tỷ lệ sâu răng của nhóm không được trám bít là 11,23%
Chương 6 KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau: - Tỷ lệ sâu răng của học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh bậc tiều học nói chung rất cao, do vậy cần thực hiện Chương trình nha học đường (NHĐ) với những nội dung cụ thể, triển khai từng đợt khám, sàng lọc trong cộng đồng để phát hiện các tổn thương sâu răng sớm để có kế hoạch điều trị kịp thời là rất cần thiết.
- Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế tại địa phương để thực hiện Chương trình NHĐ, nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục thực hành vệ sinh răng miệng cho học sinh và cha, mẹ học sinh hiểu và thực hiện vệ sinh răng miệng đúng phương pháp.
- Trám bít hố, rãnh cho răng 6 và các răng hàm cho lứa tuổi học đường là một biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, giá thành hợp lý và có hiệu quả phòng ngừa sâu răng cao.
- Sử dụng GIC Fuji VII để trám bít hố rãnh cho răng 6 nói riêng và các răng hàm là một loại vật liệu có tính bám dính tốt, hiện tại có giá thành hợp lý và hiệu quả dự phòng sâu hố, rãnh cao tại Việt Nam.
- Tiếp tục theo dõi những học sinh đã được trám bít hố, rãnh đã được thực hiện trong nghiên cứu này để đánh giá sự tồn tại của miếng trám và dự phòng sâu hố, rãnh răng trong thời gian dài hơn.