Tình trạng học sinh sâu răng sữa trong số 577 học sinh tham gia nghiên cứu của các trường Tiểu học huyện Gia Lộc được điều tra được trình bày ở bảng và biểu đồ sau.
+ Tỷ lệ sâu răng sữa ở nam và nữ:
Nhận xét:
- Trong số 577 học sinh tham gia nghiên cứu: số học sinh sâu răng sữa là 510 chiếm tỷ lệ rất cao là 88,40% và 67 học sinh không sâu răng sữa chiếm tỷ lệ 11,60%. Trong đó tỷ lệ sâu răng sữa ở h/s nam và nữ tương đương như nhau (nam 87,7 và nữ 89,2).
* Sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê p = 0,581>0,05.
+ Số răng sữa trung bình bị sâu, mất, trám:
Bảng 3.2. Số trung bình răng sữa sâu (s), mất (m) trám (t) và số trung bình
SMTR theo giới.
Giới Nam 4,42±3,03 0,09±0,37 0,01±0,13 4,52±3,06 Nữ 4,37±3,0 0,1±0,35 0,003±0,0 6 4,47±2,92 Tổng số 4,4±3,00 0,1±0,36 0,007±0,1 4,5±3,0 p >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 Nhận xét:
- Chỉ số SMTR của răng sữa trong nhóm nghiên cứu là 4,5±3,0, trong đó chỉ số ở học sinh nam cao hơn học sinh nữ lần lượt là 4,52±3,06 và 4,52±3,06.
- Số trung bình sâu răng sữa của bảng trên là 4,4±3,00, trong đó số TB sâu răng sữa của học sinh nam và nữ tương đương như nhau lần lượt là: 4,42±3,03 và 4,37±3,0.
- Số trung bình mất răng sữa của bảng trên là 0,1±0,36, trong đó số TB mất răng sữa của học sinh nam và nữ tương đương như nhau lần lượt là: 0,09±0,37,03 và 0,1±0,35.
- Số trung bình trám răng sữa của bảng trên là 0,007±0,1, trong đó số TB trám răng sữa của học sinh nam cao gấp 3 lần học sinh nữ lần lượt là: 0,01±0,13 và 0,003±0,06.
- Qua bảng trên cho thấy số trung bình của sâu răng sữa cao gấp nhiều lần so với số trung bình trám răng, gấp hơn 600 lần.
- Sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê p>0,05