Hiệu quả dự phòng sâu răng của trám bít hố rãnh.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng bằng glass ionmer cement fuji vii cho học sinh tiểu học - huyện gia lộc - hải dương (Trang 25 - 27)

Năm 1983, viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ đã có sự nhất trí giữa các thành viên khi nhận xét về hiệu quả của TBHR và kết luận “việc sử dụng TBHR một cách rộng rãi làm giảm quan trọng với sâu răng hiện hành trong cộng đồng, vượt xa tất cả những thành tựu được thực hiện bởi chương trình Fluor và các nguồn ngăn ngừa khác” [18].

Năm 1996, Simonsen đã báo cáo một nghiên cứu lâm sàng sử dụng chất TBHR composite tự trùng hợp sau 15 năm theo dõi cho kết quả: tỷ lệ miếng trám còn nguyên là 28%, miếng trám bong 1 phần 35%. Nhóm TBHR tỷ lệ sâu răng chiếm 31%, nhóm không được TBHR có 83% răng bị sâu hay đã được phục hồi [44].

Wendt và Koch nghiên cứu trên 758 mặt nhai được TBHR đánh giá lại sau 10 năm chỉ có 6% răng sâu hay đã được phục hồi [45].

Theo Forss và cộng sự, sau 2 năm theo dõi tỷ lệ lưu giữ của nhựa composite (Delton) là 80%, của G.I.C (Fuji III) là 26% (p<0,01), tỷ lệ sâu răng ở cả 2 nhóm đều là 4,6%. Như vậy tuy khả năng bám dính của GIC có thấp hơn nhựa composite nhưng khả năng dự phòng sâu răng là như nhau [46], [57], [58].

Theo nghiên cứu của Mejàre (1990) về khả năng phòng sâu răng của G.C, dù 84% chất TBHR G.C được đánh giá trên lâm sàng là mất toàn bộ nhưng trên các mẫu sao đều cho thấy chất TBHR vẫn còn lưu lại 1 lượng nhỏ trên đáy hố rãnh. Chính phần còn lại này đã tiếp tục giải phóng Fluor trên bề mặt men răng làm tăng khả năng chống sâu răng [30].

Các nghiên cứu đều khẳng định chất TBHR có bổ sung thêm Fluor không làm giảm khả năng lưu giữ so với chất TBHR truyền thống không có Fluor.

Trám bít hố rãnh là biện pháp dùng chất trám bít phủ lên các bề mặt hố rãnh răng. Chất trám bít có tác dụng ngăn ngừa sâu răng ở mặt nhai trong thời gian nó còn được giữ lại trên mặt nhai. Thời gian chất trám bít tùy thuộc vào kỹ thuật trám và có thể giữ nhiều năm. Chất trám bít còn trám ở những vị trí sâu răng sớm để ngăn chặn sâu răng. Trám bít hố rãnh được sử dụng cùng với Fluor trong việc dự phòng sâu răng [49], [50].

Ở Việt Nam :

- Trần Văn Trường đã sử dụng G.I.C thấy rằng tác dụng phòng sâu răng tốt và khuyến cáo nên áp dụng rộng rãi trong điều trị và dự phòng [2].

- Nguyễn Kim Ngọc nhận thấy sau 7 tháng: tỷ lệ bám dính là 87%, không có tổn thương sâu răng ở các răng bong chất trám bít. Trong khi đó nhóm không được trám bít có 3% mặt răng bị sâu [36].

- Phạm Ngọc Dung và cộng sự sau 6 tháng trám bít, tỷ lệ sâu răng của nhóm trám bít giảm từ 70,0% xuống 45,7%, ở nhóm không được trám bít tỷ lệ sâu răng tăng từ 67,5% lên 74,6% [4].

- Lê Đình Giáp và cộng sự (2000) đánh giá trám bít hố rãnh sau 1, 2, 3, 4 năm có tỷ lệ thành công là: 63.5%; 53.3%;47.7% và 39.3% [33].

- Đào Ngọc Dung và cộng sự (2003) kết quả nghiên cứu sau 6 tháng tỷ lệ sâu răng ở nhón răng chứng gia tăng từ 67,5% đến 74,6%. Trong khi nhóm được can thiệp sâu răng giảm từ 70% đến 45,7%

- Phùng Thị Thanh Lý (2004) [47] sau 12 tháng theo dõi nhóm trám bít có tỷ lệ sâu răng ở mặt nhai là 0%, nhóm không được trám bít là 2%.

Về kết quả sự phòng sau 3 tháng: tốt là 86%; trung bình là 8%, kém là 6%. Sau 12 tháng: tốt là 62%; trung bình là 20%; kém là 18%.

- Trần Ngọc Thành (2007) [48] sau 24 tháng trám bít răng 6,7 tỷ lệ còn nguyên miếng trám và bong một phần không cần trám lại chiếm 90%.

Qua một số nghiên cứu trên, các tác giả đều nhận thấy TBHR có tác dụng ngừa sâu răng mặt nhai tốt đặc biệt khi chất TBHR được bổ sung thêm thành phần Fluor. Vì vậy TBHR là một trong các phương pháp tốt dự phòng sâu răng.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng bằng glass ionmer cement fuji vii cho học sinh tiểu học - huyện gia lộc - hải dương (Trang 25 - 27)