Các nhân tố thuộc về phía khách hàng...17 CHƯƠNG II 18 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THANH XUÂN 18 1.. Thương hiệu BIDV đã và đang trởthành sự lựa ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Lương Bình Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Hoàn
HÀ NỘI - 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo Trần Thị Lương Bình – Giảngviên Khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình hướngdẫn, góp ý cho em để em hoàn thành bản báo cáo này đạt hiệu quả cao nhất!
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo cùng các anh chịtrong Phòng Quan hệ Khách hàng cá nhân Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân
đã tạo điều kiện cho em học hỏi những kinh nghiệm quý báu cũng như cung cấpnhững thông tin thiết thực trong suốt quá trình kiến tập này
Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Hoàn
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THANH XUÂN 1
1 Quá trình hình thành và phát triển 1
2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ chung của các phòng ban 2
2.1 Cơ cấu tổ chức 2
2.2 Nhiệm vụ chung của các phòng ban 3
3 Các dịch vụ chủ yếu của ngân hàng 4 3.1 Dịch vụ huy động tiền gửi 4
3.2 Dịch vụ tín dụng 4
3.3 Dịch vụ thanh toán 4
3.4 Các sản phẩm dịch vụ khác 5
4 Giới thiệu về phòng nơi em kiến tập và công việc được giao 5 4.1 Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng 5
4.2 Công tác bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ 6
4.3 Công tác tín dụng 6
PHẦN II: NỘI DUNG 8 LỜI MỞ ĐẦU 8 CHƯƠNG I 11 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 11 1 Lý luận chung về hoạt động tín dụng ngân hàng 11 1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 11
1.2 Khái niệm tín dụng cá nhân 11
1.3 Vai trò của tín dụng 12
1.4 Phân loại tín dụng: 12
2 Lý luận chung về chất lượng họat động tín dụng 13
Trang 42.1 Khái niệm chất lượng tín dụng 13
2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng: 13
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng 16 3.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế 16
3.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý 16
3.3 Những nhân tố về phía ngân hàng: 17
3.4 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng 17
CHƯƠNG II 18 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THANH XUÂN 18 1 Tình hình hoạt động tín dụng nói chung tại ngân hàng 18 2 Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân 19 2.1 Quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân: 19
2.2 Các sản phẩm khách hàng cá nhân của Chi nhánh BIDV Thanh Xuân 21
2.3 Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân 22
3. Đánh giá chung về chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại Chi nhánh BIDV Thanh Xuân: 26 3.1 Những kết quả đạt được: 26
3.2 Những tồn tại và khó khăn 27
1 Một số giải pháp 29 1.1 Chú trọng chính sách phục vụ và thu hút khách hàng 29
1.2 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng 29
1.3 Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng 30
1.4 Nâng cao trình độ cán bộ, công nhân viên, có định hướng phát triển nguồn nhân lực 31
2 Một số đề với xuất với Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân 32
Trang 5KẾT LUẬN 33
Trang 6PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THANH XUÂN
1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for Investment andDevelopment of Vietnam - BIDV) được thành lập với tên gọi ban đầu là Ngân hàngKiến thiết Việt Nam từ ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo quyết định 177/TTg của Thủtướng chính phủ, và sau đó được đổi thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam
từ ngày 24 tháng 6 năm 1981 và được giao dịch với tên gọi chính thức hiện nay kể từngày 14 tháng 1 năm 1990.Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại 35 Hàng Vôi, HoànKiếm, Hà Nội
Hoà mình theo dòng chảy của lịch sử, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng phát triển đi lên của đất nước quatừng thời kỳ: khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm nămlần thứ nhất (1957 – 1965); thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH,chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấutranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước(1975-1989) và thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay) Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàncảnh nào, BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích củaĐảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước
Trải qua hơn năm mươi năm xây dựng và trưởng thành, BIDV đã không ngừng
mở rộng hoạt động về cả số lượng và chất lượng Thương hiệu BIDV đã và đang trởthành sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhântrong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng cũng như được cộng đồng trongnước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hànglớn nhất Việt Nam Như một yêu cầu tất yếu của phát triển, BIDV có mạng lưới ngân
Trang 7hàng rộng lớn với 114 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POStại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Ra đời vào ngày 1/12/2008 , có trụ sở giao dịch tại số 198, Nguyễn Tuân, ThanhXuân, Hà Nội, chi nhánh BIDV Thanh Xuân nằm trong mục tiêu chiến lược của ngânhàng mẹ trong việc mở rộng thị phần cũng như đáp ứng nhu cầu thiết thực của các tổchức, cá nhân trên địa bàn Với phương châm “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”trên cơ sở phát triển bền vững cùng với đội ngũ nhân viên là các chuyên gia tư vấn tàichính chuyên nghiệp, năng động, được đào tạọ bài bản, ngân hàng BIDV nói chung vàchi nhánh BIDV Thanh Xuân nói riêng đã trở thành người bạn đồng hành tin cậy chocác tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, xứng đáng trở thành ngân hàng tốt nhất ViệtNam
2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ chung của các phòng ban
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, Ngân hàng chi nhánh đã có 12 phòng ban vớinhững chức năng, nhiệm vụ nhất định nhưng cùng bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm mụcđích là đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả, gồm:
1 Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp
2 Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân
3 Phòng Tài trợ dự án
4 Phòng Quản lý rủi ro
Trang 85 Phòng Quản trị tín dụng
6 Phòng Dịch vụ khách hàng
7 Phòng Thanh toán quốc tế
8 Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ
9 Phòng Kế hoạch -Tổng hợp
10 Phòng Điện toán
11 Phòng Tài chính- Kế toán
12 Phòng Tổ chức- Nhân sự
2.2 Nhiệm vụ chung của các phòng ban
Đóng vai trò đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc Chi nhánh xây dựng
kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụthuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộclĩnh vực nghiệp vụ được giao
Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tácnghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền,quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thiện nhiệm vụ kinh doanh của toànChi nhánh
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thực đảmbảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của phòng được giao, góp phần đảmbảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ;chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của phòng vềnghiệp vụ và các chức năng chung của Chi nhánh
Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin, tổng hợp và lập các báo cáo, thống kêtrong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để phục vụ công tác quản trị điềuhành của Chi nhánh, của BIDV và theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước
Trang 93 Các dịch vụ chủ yếu của ngân hàng
3.1 Dịch vụ huy động tiền gửi
Thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ
có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức cá nhân trong
và ngoài nước dưới nhiều hình thức và kỳ hạn phong phú
Các sản phẩm được thiết kế rất đa dạng và linh hoạt với mục đích huy động vốntối đa cũng như đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng Các sản phẩmđiển hình: tài khoản tiết kiệm dành (TKTK) cho trẻ em, TKTK tích lũy bảo an,TKTK hoa hồng, TKTK “Ổ trứng vàng”, Tiết kiệm bậc thang, kinh doanh lưu kýchứng khoán… đối với khách hàng cá nhân, và các sản phẩm như tài khoản tiềngửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn, tiền gửi không trònkỳ… đối với khách hàng doanh nghiệp
3.2 Dịch vụ tín dụng
Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế
Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các
dự án trong nước và quốc tế, tài trợ thương mại
Thực hiện tín dụng bảo lãnh cho các dự án thông qua các gói sản phẩm,dịch
vụ như: thấu chi doanh nghiệp, cho vay đóng tàu, cho vay đầu tư dự án thủyđiện, dự án bất động sản, chiết khấu giấy tờ có giá…
Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tưnhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực
Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống của kháchhàng cá nhân: mua nhà, du học, mua ô tô…
Trang 10 Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án Thu, chi hộ đơn vị
BIDV cung cấp đầy đủ và toàn diện các dịch vụ thanh toán quốc tế gắn vớicác phương thức thanh toán
Cung cấp dịch vụ thanh toán lương cho doanh nghiệp thông qua “Chươngtrình thanh toán lương tự động”
3.4 Các sản phẩm dịch vụ khác
BIDV còn thực hiện rất nhiều các loại hình dịch vụ khác như: bảo hiểm,dịch vụ ngân quỹ, chứng khoán, kinh doanh tiền tệ…
Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác : BIDV –Directbanking, BSMS
4 Giới thiệu về phòng nơi em kiến tập và công việc được giao
Trong quá trình kiến tập, em được phân công làm việc tại phòng quan hệ
khách hàng cá nhân (PQHKHCN) của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân.Phòng gồm có năm người, trong đó gồm một trưởng phòng, một phó phòng và
ba nhân viên
PQHKHCN có những nhiệm vụ chính như sau:
4.1 Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng
4.1.1 Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá
nhân:
Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng; triển khai các sảnphẩm hiện có phù hợp với điều kiện cụ thể của chi nhánh và hướng dẫn củaBIDV Đề xuất việc cải tiến và phát triển sản phẩm bán lẻ dành cho kháchhàng cá nhân tới Ban phát triển các sản phẩm bán lẻ và marketing
Thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ (dân cư,khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ bán lẻ của ngânhàng bạn trên địa bàn…) để xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển chophù hợp
4.1.2 Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho
từng nhóm sản phẩm:
Trang 11 Tìm kiếm khách hàng; tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng.
Đề xuất sản phẩm mới, bổ sung tính năng mới của những sản phẩm đã cóđến Ban phát triển sản phẩm bán lẻ và marketing
Xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả triển khai từng sản phẩm tại chinhánh
4.1.3 Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân
hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV
4.2 Công tác bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ
4.2.1 Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân:
Xác định các chỉ tiêu liên quan đến khách hàng cá nhân; phối hợp với PhòngTổng hợp nguồn vốn để xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng /sản phẩmtheo từng tháng, quý, năm
Xây dựng kế hoạch, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm
4.2.2 Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV
4.2.3 Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng
4.2.4 Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh,
tối ưu hóa doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách
và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng
4.3 Công tác tín dụng
Ở công tác này, PQHKHCN kết hợp với Phòng quản trị tín dụng, Phòng quản
lý rủi ro thực hiện đầy đủ các quy trình cấp tín dụng cho Khách hàng cá nhân Theo
đó, PQHKHCN phải chịu trách nhiệm về:
4.3.1 Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, mức tăng
trưởng
4.3.2 Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng
phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng
4.3.3 Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình về
quản lý và điều kiện tín dụng
4.3.4 Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay đươc đề xuất quyết định
cấp tín dụng
Trang 12Ngoài ra, PQHKHCN còn thực hiện các nhiệm vụ khác như quản lý thông tin,báo cáo; thực hiện chế độ lập báo cáo phục vụ quản trị điều hành của Ban giám đốc
và của BIDV theo quy định, tham gia ý kiến đối với vấn đề chung của Chi nhánhtheo chức năng, nhiệm vụ được giao
Trong thời gian kiến tập vừa qua, em được giao nhiệm vụ: Trợ lý cho cán bộPQHKHCN thực hiện tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các bộ hồ sơ xin vay, tưvấn các sản phẩm và dịch vụ tiện ích của Ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu.Chính quãng thời gian bổ ích được tiếp xúc với công việc đó đã cho em một cáinhìn sâu sắc và thực tế về nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng và chắc chắn sẽ giúpích rất nhiều cho công việc tương lai của em sau này
Trang 13PHẦN II: NỘI DUNG
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộhoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.Trong các hoạt động ngânhàng đó, nhất là từ khi ngành Ngân hàng chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập thìnghiệp vụ quan trọng hàng đầu đóng vai trò chủ đạo và được chú trọng nhất là nghiệp
vụ tín dụng, nghiệp vụ mũi nhọn quyết định sự sống còn và phát triển của mỗi Ngânhàng thương mại mà lý do cơ bản là mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng Hơnnữa, tín dụng ngân hàng còn được xem như là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế
từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn Trong khi thị trường tín dụng doanhnghiệp đã gần như bão hòa và không phải ngân hàng nào cũng có đủ năng lực tàichính và năng lực quản lý rủi ro cho các khoản vay thì tín dụng cá nhân đang trở thànhmục tiêu chiến lược trong việc mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận của các ngânhàng Tuy nhiên, bất kể là hoạt động nào và lĩnh vực gì, muốn đứng vững và phát triểntrong nền kinh tế thị trường thì Ngân hàng phải luôn tìm hiểu thị trường, xây dựng cácchiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn và điều quan trọng là phải khôngngừng cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động của mình Đặc biệt là trong một môitrường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt như hiện nay thì việc nâng cao chấtlượng tín dụng cá nhân là vấn đề quan trọng và vô cùng cần thiết
Qua quá trình tìm hiểu, em nhận thấy hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàngBIDV Chi nhánh Thanh Xuân trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựuđáng khích lệ, song nó vẫn còn chứa đựng một số tồn tại cần được khắc phục Chính
từ lý do đó, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt độngtín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân” làm đề tài báo cáo kiếntập của mình
Trang 14Về kết cấu của đề tài, bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động tín dụng ngân hàng.
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dung cá nhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Khi đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cánhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân”, em muốn hướng tới 3 mục tiêusau:
Một là: phân tích thực trạng hoạt động TDCN thông qua các chỉ tiêu doanh sốcho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn
Hai là: đánh giá hiệu quả hoạt động TDCN bằng các chỉ tiêu tài chính như: Hệ sốthu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, lợi nhuận
Ba là: đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngTDCN cho Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân
3 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo hoạt động kinh doanh tại NH
Dùng phương pháp thống kê, so sánh số tuyệt đối, tương đối qua các năm
Quan sát hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng, tham khảo ý kiến cán bộtín dụng tại cơ quan thực tập
Tham khảo giáo trình, tạp chí tài chính, internet, đề tài khóa trước
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân, Hà Nội
Trang 15 Hoạt động tín dụng ở Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân bao gồm tíndụng cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và tín dụng cho đối tượngkhách hàng là cá nhân Trong phạm vi của đề tài, đề tài chỉ nghiên cứu lĩnhvực hoạt động tín dụng cá nhân.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011
Trang 16CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG
1 Lý luận chung về hoạt động tín dụng ngân hàng
1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội loài người Tíndụng theo nghĩa la tinh là creditim, sự tín nhiệm, tin tưởng tên gọi này xuất phát từbản chất của quan hệ tín dụng Trong quan hệ tín dụng người cho vay sẽ cho ngườicần vốn vay theo các điều kiện đã được thoả thuận trước như thời gian cho vay, thờigian hoàn trả, lãi suất tín dụng vv Trong quan hệ đó người cho vay tin tưởng rằngngười đi vay sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng các thoả thuận, làm ăn có lãi
và có khả năng hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn Mặc dù có thể diễn giải tíndụng bằng những từ ngữ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu một cách đơn giảnnhất, tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi giữangười đi vay và người cho vay
Do vậy, có thể định nghĩa tín dụng ngân hàng như sau: Tín dụng ngân hàng là
quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong
đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
1.2. Khái niệm tín dụng cá nhân
Tín dụng cá nhân (TDCN) là một hình thức tín dụng trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại Cũng giống như khái niệm TDNH, TDCN làquan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa ngân hàng với khách hàng cá nhân (KHCN),theo đó ngân hàng giao cho đối tượng KHCN một khoản tiền để sử dụng vào mụcđích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãiđúng thời hạn
Trang 171.4.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: là loại TD có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm,thường được cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vayphục vụ nhu cầu chi tiêu cá nhân
Tín dụng trung hạn: là loại TD có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm, sử dụng
để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật
Tín dụng dài hạn: là loại TD có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cungcấp vốnnhằm tài trợ đầu tư và các dự án đầu tư
1.4.2 Căn cứ vào mục đích tín dụng
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
Cho vay tiêu dùng cá nhân
Cho vay bất động sản
Cho vay nông nghiệp
Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
1.4.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
1.4.4 Căn cứ vào phương thức cho vay
Cho vay theo món vay
Trang 18 Cho vay theo hạn mức tín dụng.
1.4.5 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay
Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn
Cho vay trả góp
Cho vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào
2 Lý luận chung về chất lượng họat động tín dụng
2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng
Như chúng ta đã biết, một sản phẩm muốn tồn tại lâu dài trên thị trường, ngoàiyếu tố giá cả và số lượng thì chất lượng mới là tiêu chí được đặt lên hàng đầu đối vớinhà sản xuất cũng như người tiêu dùng Theo hiệp hội tiêu chuẩn Pháp thì chất lượng
là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu củangười sử dụng
Trên cơ sở đó ta có thể hiểu: chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng một cách
tốt nhất yêu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng, phù
hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.
Chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối, nó vừa cụ thể (thể hiện thôngqua một số chỉ tiêu định lượng được như dư nợ, nợ quá hạn ) vừa trừu tượng (thểhiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế )
Hơn nữa chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thíchnghi của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiệnsức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại
Do vậy, để đánh giá chất lượng của khoản tín dụng, chúng ta cần xem xét ở cảcác chỉ tiêu định lượng cũng như các chỉ tiêu định tính Phần sau đây là một số chỉ tiêuđánh giá chất lượng tín dụng và sẽ là cơ sở cho sự phân tích thực trạng chất lượng tíndụng cá nhân tại chi nhánh BIDV Thanh Xuân
2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng:
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu các khái niệm liên quan đến hoạt động tín dụng:
Trang 19 Doanh số cho vay (DSCV): Là chỉ tiêu phản ánh các khoản TD mà NH đã cho
KH vay, không xét đến việc khoản TD đó đã được thu về hay chưa, thườngđược xác định theo tháng, quí hay năm
Doanh số thu nợ (DSTN): Là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nợ gốc mà NH đãthu về từ các khoản cho vay của NH kể cả các khoản vay của năm nay vànhững năm trước đó, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán mộtphần
Dư nợ cho vay (DNCV): Là toàn bộ số tiền NH đã cho vay nhưng chưa thu hồi
nợ, dư nợ được tính tại một thời điểm xác định
Trước đây, việc phân loại nợ được thực hiện theo Quyết định 950/2003 củaNHNN chủ yếu là để dễ dàng đánh giá và theo dõi các khoản nợ để từ đó có hướnggiải quyết cụ thể, chẳng hạn nợ nào cần trích dự phòng rủi ro, khoản nợ nào có khảnăng thu hồi và thu hồi trong bao lâu, cần phải thu như thế nào Nhưng kể từ ngày22/04/2005 đến nay, việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện theoQuyết định QĐ 493/2005/QĐ-NHNN do thống đốc NHNN ban hành Theo Quyếtđịnh này thì nợ quá hạn được phân thành 5 nhóm:
Nhóm 1: Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khảnăng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn
Nhóm 2: Nợ cần chú ý là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180ngày
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.Trong đó, cần chú ý đến 2 tỷ lệ là tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ (bao gồm nợ cácnhóm 2,3,4,5) và tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (bao gồm nợ các nhóm 3,4,5) là những chỉtiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng
Dưới đây là một số chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng tín dụng thường được
sử dụng:
Trang 202.2.1 Hệ số thu nợ:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = x 100%
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của NH, biểu hiện khả năng thuhồi nợ của NH hay khả năng trả nợ của KH Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, vớidoanh số cho vay nhất định thì NH sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn Do đó, tỷ lệnày càng cao càng tốt
2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
2.2.4 Chỉ tiêu lợi nhuận
Trang 21Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng Lợi nhuận ở đâyphản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra (lãi suấtcho vay) Chất lượng tín dụng tốt phải gồm cả lợi nhuận mà tín dụng đó mang lại chongân hàng Chất lượng tín dụng cao thì lợi nhuận thu được càng cao và ngược lại.
Ngoài các tiêu chí đo lường về định lượng như trên, chất lượng hoạt động tíndụng còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định tính dưới đây:
Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng hợp lý, khoa học, hiệu quả
Tính tuân thủ trong hoạt động tín dụng
Năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng
Có rất nhiều nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng, nhưng gộpchung lại có thể phân thành 4 nhóm nhân tố chính dưới đây và hoạt động tín dụng cánhân cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy
3.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố quyết định sống còn đến hoạt động tín dụng củangân hàng Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, khách hàng có kế hoạch kinh doanhcũng như chi tiêu rõ ràng nên có thể dễ dàng trả các khoản nợ vay ngân hàng, và dovậy chất lượng tín dụng ngân hàng cũng được đảm bảo Lúc này, tín dụng ngân hànglại được coi là kênh dẫn truyền vốn hiệu quả cho nền kinh tế Ngược lại trong thời kỳsuy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phátcao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệuquả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút vềquy mô và chất lượng
3.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liênquan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng Cụ thể,