1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại VietinBank chi nhánh Thái Bình

36 1,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 122,62 KB

Nội dung

Đi từ cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại NHTM, đề tàicố gắng phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn, hoạt động huy động vốn tại Ngân hàngThương Mại Cổ Phầ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Đất nước ta hiện nay đang trong tiến trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiệnđại hoá đất nước Mục tiêu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá là xây dựng đất nước ta thànhmột nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sảnxuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thầncao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ vănminh Để thực hiện được công nghiệp hoá hiện đại hoá là trách nhiệm của nhiều ngành kinh tếtrong đó có ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, là kênh huy động vốn chonền kinh tế, có tầm quan trọng đặc biệt góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước Hiệnnay hệ thống các ngân hàng thương mại ngày càng lớn mạnh kéo theo sự cạnh tranh trongngành diễn ra ngày càng gay gắt hơn Để phát triển đòi hỏi các ngân hàng phải đa dạng hóa vànâng cao chất lượng dịch vụ để huy động nguồn vốn lớn phục vụ nhu cầu phát triển của nềnkinh tế Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàngthương mại nói riêng và của hệ thống tín dụng nói chung rất được coi trọng và được xem như

là một trong những giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của hệ thống tíndụng

Nhìn vào tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng tiểu biểu là của các ngânhàng thương mại trong những thời gian vừa qua, ta có thể thấy được những kết quả bước đầuđáng khích lệ Tuy nhiên nó cũng còn nhiều mặt tồn tại cần giải quyết và nâng cao hơn nữahiệu quả của công tác này

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn, trên cơ sở lý luận được học tại trường và kinhnghiệm kiến tập tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình, đây

là một đề tài tốt được lựa chọn: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại VietinBank chi nhánh Thái Bình”

2 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của tiểu luận:

Trang 2

Đi từ cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM), đề tài

cố gắng phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn, hoạt động huy động vốn tại Ngân hàngThương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình (VietinBank Thái Bình)

và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn để góp phần nâng cao hiệu quả

kinh doanh của VietinBank Thái Bình.

3 Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

Đề tài tìm hiểu các vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn của NHTM, đi sâu hơn vềcông tác huy động vốn của VietinBank Thái Bình

4 Phương pháp nghiên cứu:

Báo cáo kiến tập sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử,phương pháp chỉ số, phân tích, so sánh và tổng hợp Sử dụng số liệu thống kê để luận chứng

5 Bố cục của báo cáo kiến tập:

Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, tiểu luận gồm 3 phần:

Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của NHTM

Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn của VietinBank Thái Bình

Chương III: Giải pháp và kiến nghị tăng cường công tác huy động vốn tại VietinBankThái Bình

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG

Ở Việt Nam, Theo khoản 2, khoản 3 - Điều 4 - Luật các tổ chức tín dụng 2010 quyđịnh “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngânhàng theo qui định của luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngânhàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”

“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt độngngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo qui định của Luật này nhằm mục tiêu lợinhuận.”

2 Các chức năng cơ bản của NHTM

- Chức năng trung gian tín dụng: đây là chức năng được xem là quan trọng nhất của

NHTM Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữangười thừa vốn và người có nhu cầu về vôn Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò

là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênhlệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bêntham gia: người gửi tiền và người cho vay

- Chức năng thanh toán: NHTM thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng

như trích tiền từ tài khoản của họ để thanh toán tiền hàng, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoảncủa khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Các NHTMcung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủynhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thểchọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Chức năng này vô hình chung đã thúc

Trang 4

đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó gópphần phát triển kinh tế.

- Chức năng “tạo tiền” cho nền kinh tế: tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ

bản chất của NHTM Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như một yêu cầu chính cho sựtồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thùcủa mình đã vô hình chung thực hiện được chức năng tạo tiền cho nền kinh tế Chức năngtạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng vàchức năng thanh toán

3.1.2 Vốn huy động

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, vốn nợ của NHTM chiếm tỉ trọng lớn hơnnhiều so với vốn chủ sở hữu và đây là loại vốn cơ bản để tài trợ cho các danh mục tài sản củaNHTM Vốn nợ được huy động từ vốn tiền gửi, vốn vay, vốn tiếp nhận, vốn ủy thác đầu tư.Trên cơ sở tạo lập vốn nợ, ngân hàng sử dụng để cho vay, đầu tư, mua sắm tài sản cố định,kinh doanh, dự trữ…từ đó tạo lập lợi nhuận, tiếp tục tái đầu tư, mở rộng và phát triển

 Vốn là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh

 Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô các hoạt động của NHTM

 Vốn giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh

 Vốn giúp ngân hàng quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của mình trênthị trường

Trang 5

 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

VỐN CỦA NHTM

1 Các hình thức huy động vốn

 Tiền gửi không kì hạn: Các khoản gửi với thời gian không xác định Người gửi có thể rútbất cứ lúc nào cần sử dụng đến Xét trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kì hạn là khoản

nợ mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào Tiền gửikhông kì hạn có lãi suất thấp hoặc không trả lãi, chia thành 2 loại sau:

- Tiền gửi thanh toán: loại tiền gửi nhằm mục đích tiến hành thanh toán, chi trả chocác hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khoản phát sinh khác trong quá trình kinhdoanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện

- Tiền gửi không kì hạn thuần túy: là các khoản tiền gửi với mục đích an toàn,không mang tính chất phục vụ thanh toán Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu củakhách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tồn khoản khi đãđảm bảo khả năng chi trả

 Tiền gửi có kì hạn: loại tiền gửi mà khi gửi vào ngân hàng biết trước thời gian gửi là baolâu Ở Việt Nam, kì hạn của tiền gửi chủ yếu là từ 6-24 tháng do các doanh nghiệp ViệtNam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tốc độ quay vòng vốn cao Lãi suất ngânhàng trả cho tiền gửi có kì hạn thường là cao hơn nhiều so với tiền gửi không kì hạn Dovới loại tiền gửi này, ngân hàng có thể lên kế hoạch ổn định cho việc kinh doanh, thunhiều lợi nhuận hơn

Vay trên thị trường liên ngân hàng: vay của các tổ chức tín dụng khác nhằm đáp ứng nhu

cầu dự trữ và chi trả cấp bách

Vay từ ngân hàng nhà nước: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong

chỉ trả NHTM NHTM mang các thương phiếu có chất lượng đến để xin NHNN tái chiếtkhấu Ngoài ra, NHNN còn cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tíndụng nhất định

Trang 6

Phát hành giấy tờ có giá: thương phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển

nhượng Trong huy động vốn dưới hình thức này, NHTM phải trả lãi suất cao hơn so vớilãi suất huy động do vậy, vốn này chỉ được huy động trong thời gian nhất định

2 Mục tiêu

Huy động vốn là điều kiện đầu tiên, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển củamỗi ngân hàng Do vậy, mục tiêu của nó không nằm ngoài mục tiêu hoạt động và phát triểncủa ngân hàng Huy động vốn tức là khai thác lượng tiền nhàn rỗi trong công chúng, hộ giađình, các tổ chức kinh tế dể thực hiện 4 hoạt động cơ bản của NHTM:

- Huy động vốn để đáp ứng dự trữ bắt buộc

- Huy động vốn để cho vay

- Huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản

- Huy động vốn để điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh

3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn

Vốn của NHTM khác với nhiều loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọngnhỏ trong nguồn vốn của ngân hàng, vốn nợ là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng Vốn ngàyrất đa dạng và gồm nhiều thành phần, trong số đó có những thành phần không ổn định, đổi lạikhả năng giao dịch lại cao và tỉ lệ lãi suất thấp, một số khác hạn chế khả năng phát hành séc

ổn định nhưng lãi suất cao hơn

Do vậy, phần lớn các nguồn nợ của ngân hàng liên quan tới chi phí trả lãi Chi phí trảlãi là bộ phận chi phí lớn nhất đối với ngân hàng Chi phí trả lãi bị tác động trực tiếp bởi qui

mô, cơ cấu các nguồn trả lãi và lãi suất cá biệt

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có hiệu quả khi:

 Qui mô, cơ cấu huy động hợp lý, phù hợp tài trợ các danh mục tài sản và khôngngừng tăng trưởng ổn định

 Nguồn vốn có chi phí hợp lý

 Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn về mặt kì hạn

 Quản lí tốt rủi ro liên quan đến huy động vốn

Trang 7

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn

 Các nhân tố chủ quan:

 Qui mô và trình độ của ngân hàng

 Chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng

 Chiến lược huy động vốn của ngân hàng

 Các nhân tố khách quan:

 Môi trường kinh tế: tình hình nền kinh tế (tốc độ tăng trưởng, ổn định vĩ mô, kìvọng của thị trường, lạm phát, tình hình cạnh tranh trong ngành,…)

 Môi trường pháp lý: qui định điều chỉnh và chính sách của chính phủ và NHNN

 Đối với các ngân hàng chi nhánh thì công tác huy động vốn còn phụ thuộc vàophân bố dân cư, thu nhập của người dân, môi trường văn hóa, tâm lý và thói quen

sử dụng tiền của dân cư

Trang 8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH

THÁI BÌNH (2009 – 6/2011)

1 Giới thiệu chung về VietinBank Thái Bình

1.1 Một số nét chính về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập vào ngày26/03/1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo nghị định số 53/HĐBTcủa Hội đồng Bộ Trưởng Hiện nay, VietinBank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốcvới 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 900 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm

VietinBank có 6 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công

ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHHMTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý

và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực

VietinBank cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước,cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hôi, tiền gửi,thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong và ngoàinước, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tàichính – ngân hàng khác

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của VietinBank Thái Bình

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình được thành lập ngày 01/01/1991 theo quyếtđịnh số 605/QĐ-NHNN ngày 22/12/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên

cơ sở chuyển đổi thành ngân hàng 2 cấp theo pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã, tín dụng vàcông ty tài chính; sáp nhập Ngân hàng thị xã Thái Bình với phòng Ngoại hối của Ngân hàngNhà nước tỉnh Trụ sở chính đặt tại số 100- phố Trưng Trắc- thị xã Thái Bình (nay là số 190-phố Hai Bà Trưng - thành phố Thái Bình)

Ngày 3/7/2009 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình được đổi tên thành Chinhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thái Bình

Trang 9

Từ một Chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, gần 20 năm xây dựng và phát triển với baothử thách, khó khăn, đến nay Chi nhánh VietinBank Thái Bình đã phần nào tự khẳng địnhđược mình trở thành một trong các Chi nhánh Ngân hàng thương mại lớn hoạt động trên địabàn Bằng những nỗ lực rất lớn của chính bản thân cộng với sự chỉ đạo, hỗ trợ của Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thái Bình đã có nhiềukhởi sắc và được đánh giá là một Ngân hàng lớn nhất giữ vị trí hàng đầu trên địa bàn về thịphần, sản phẩm dịch vụ đa dạng, công nghệ ngân hàng hiện đại, đảm bảo chất lượng về cungcấp các sản phẩm dịch vụ, văn minh giao dịch, góp phần phấn đấu, xây dựng Chi nhánh trởthành một Chi nhánh hoạt động, kinh doanh đa năng, hiện đại.

Tên pháp lý: Ngân hàng TMCP Công thương Thái Bình

Tên tiếng Anh: Vietnam joint stock Commercial Bank for Industry and Trade

Tên giao dịch quốc tế: Viettinbank

Giám Đốc: Nguyễn Văn Thái

Câu định vị thương hiệu: “Nâng giá trị cuộc sống”

Về cơ cấu tổ chức gồm Hội sở chính, 6 phòng giao dịch loại 1, 5 phòng giao dịch loại

2 và 6 quỹ tiết kiệm đặt tại những nơi tập trung dân cư và kinh tế phát triển, thuận lợi cho việchuy động vốn cũng như cho vay

Hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng TNCP Công Thương Thái Bình là huy độngvốn của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp nhân dân để cho các tổ chức kinh tế và cá nhânhoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh doanh, dịch vụ vay và thực hiện cácnghiệp vụ như thanh toán quốc tế…thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ cho phép

Trang 10

 Phòng kế toán giao dịch.

 Phòng tiền tệ kho quỹ

 Phòng tổ chức hành chính

 Phòng tổng hợp quản lý rủi ro, Nợ có vấn đề

 Tổ thông tin điện toán

Trong công tác tổ chức tính đến ngày 31/12/2010 NH TMCP Công Thương Việt Nam– chi nhánh Thái Bình có tổng số 176 cán bộ công nhân viên trong đó có 2 thạc sĩ, 142 đạihọc và cao đẳng, 14 trung cấp và 18 khác Cơ bản tuổi đời bình quân ở mức vừa phải (40tuổi), có nhiều thuận lợi cho việc triển khai nhiệp vụ và công nghệ hiện đại

Trang 11

Phòng giao dịch

Quỹ tiết kiệm

Phòng

kế toán

Phòng tiền tệ kho quĩ

Phòng

tổ chức

Tổ thông tin

PGD Minh Khai

PGD Hồng Phong

Các PGD khác

Khối tác nghiệp

Ban Giám Đốc

Sơ đồ 8: Sơ dồ bộ máy tổ chức của VietinBank Thái Bình

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của VietinBank Thái Bình)

Trang 12

1.4 Khái quát nhiệm vụ và chức năng

1.4.1 Khái quát nhiệm vụ và chức năng của VietinBank Thái Bình

 Huy động vốn và cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân

 Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của cá tổ chức trong và ngoài nước

 Thu các khoản nộp NSNN

 Kinh doanh ngoại tệ

 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá

 Thanh toán ngoại tệ và thực hiện các giao dịch liên quan đến ngoại tệ khác

 Chuyển tiền trong và ngoài nước dưới mọi hình thức…

1.4.2 Khái quát nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban

Phòng khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ với khách hàng là doanh

nghiệp tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiệncác nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độthể lệ hiện hành và hướng dẫn của NH TMCP Công Thương Việt Nam Tiếp thị giới thiệusản phẩm dịch vụ của NH, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếpthu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Phòng khách hàng cá nhân: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng là cá

nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ , thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tíndụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành Tiếp thị giớithiệu sản phẩm dịch vụ NH, tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản hồi của khách hàng vềdịch vụ

Phòng kế toán giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và các công

việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp dịch

vụ NH, tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm NH

Trang 13

Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ quản lý kho tiền và quỹ nghiệp

vụ

Phòng tổ chức hành chính: Quản lý tiền lương bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực

hiện nội quy lao động, đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực Các công tác hànhchính khác phát sinh trong chi nhánh

Phòng tổng hợp quản lý rủi ro nợ có vấn đề: Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc

trong công tác KHTH, báo cáo và thi đua khen thưởng của toàn chi nhánh Tham mưu vềcông tác quản lý rủi ro, nợ có vấn đề, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay đầu tư,đảm bảo tuân thủ các quan hệ tín dụng cho từng đối tượng

Tổ thông tin điện toán: Quản lý trang thiết bị vi tính, hệ thống các máy in, thông tin số

liệu, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống mạng nội bộ Cài đặt và cập nhật các chương trình

do NH TMCP Công Thương Việt Nam triển khai

1.5 Sơ lược về vị trí kiến tập và quá trình thực tập

Trong thời gian kiến tập, em được phân công về phòng khách hàng cá nhân củaVietinBank Thái Bình hỗ trợ nhân viên phòng khách hàng cá nhân thực hiện nhiệm vụ giaodịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ , thực hiện các nghiệp

vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành.Tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ NH, tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản hồi của kháchhàng về dịch vụ

1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua

Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường ở một tỉnh nông nghiệp là một vấn đềhết sức khó khăn đối với Chi nhánh Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Namcho nên việc mở rộng tín dụng và thanh toán của Ngân hàng còn hạn chế Trong khi đó nhiềuđơn vị kinh tế, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.Với phương châm: “Phát triển - An toàn - Hiệu quả” chủ đề là “huy động vốn, phát triển vànâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng”, VietinBank Thái Bình tìm mọi biện phápthu hút nguồn vốn còn tạm thời nhàn rỗi để cho vay các đơn vị có khả năng kinh doanh nhưngthiếu vốn hoạt động nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế địa phương

Trang 14

Cùng với sự nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh vàkết hợp với điều kiện kinh tế địa phương đã tạo được môi trường tốt cho hoạt động kinhdoanh của VietinBank Thái Bình.

1.6.1 Công tác huy động vốn:

Hoạt động huy động vốn bao gồm các hoạt động nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉtiền gửi, trái phiếu, tín phiếu kho bạc và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn; vay vốn củacác cá nhân, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, Ngân hàng TMCP Công thương và cáchình thức huy động vốn khác

Có thể nói công tác huy động vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động củabất cứ một ngân hàng thương mại nào, là tiền đề cho các hoạt động kinh doanh tiếp theo, làyếu tố quyết định mở rộng hay thu hẹp đầu tư tín dụng Do vậy ngay từ khi thành lập,VietinBank Thái Bình đã luôn chú trọng tới việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và trongdân cư Nhờ sự linh hoạt trong kinh doanh và đa dạng các hoạt động, VietinBank Thái Bìnhnhìn chung đã đạt được những kết quả tốt Hiện nay tổng vốn của Chi nhánh bao gồm tiềnmặt, trái phiếu và các tài sản khác của ngân hàng Tuy tình hình huy động vốn của Ngân hàngqua các năm có nhiều biến động nhưng nguồn vốn huy động nói chung có xu hướng tăng lênđược thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1 Bảng kết qủa huy động vốn trong giai đoạn 2009 – 30/06/2011

Đơn vị: Triệu đồng

2008

Năm 2009

Trang 15

Qua bảng trên ta thấy tổng vốn huy động của VietinBank Thái Bình liên tục tăng quacác năm Năm 2009 tổng vốn huy động tăng 18,10% so với năm 2008 Tổng mức vốn huyđộng sang năm 2010 tiếp tục tăng 18,41% tức là 1.143.012 triệu đồng Tính đến 30/06/2011,tổng mức huy động vốn là 1.630.372 tăng 24,94% so với cùng kì năm 2010

Chi nhánh VietinBank Thái Bình có được kết quả huy động vốn như trên là nhờ đã sửdụng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau để khai thác nguồn vốn tại chỗ như: huy động tiềngửi tiết kiệm và kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ; vận động và tuyên truyền các đơn vị, cánhân có tiền nhàn rỗi, chưa sử dụng gửi vào ngân hàng Đây là nguồn vốn tương đối ổn địnhvới lãi suất đầu vào hợp lý có hiệu quả với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Đặc biệttrong năm 2010, Chi nhánh đã thành lập thêm Phòng giao dịch loại 2, đầu tư nâng cấp và đầu

tư mới máy móc trang thiết bị tiên tiến tạo ra diện mạo mới cho cả hệ thống mạng lưới củangân hàng Bên cạnh việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, Chi nhánh còn thường xuyênquan tâm đến tác phong, thái độ giao dịch của đội ngũ cán bộ với khách hàng

Trong năm 2011, Chi nhánh đã triển khai tốt dịch vụ thẻ ATM, thêm vào đó là tính thuậntiện của thẻ nên ngày càng có nhiều người sử dụng thẻ, nhất là các cơ quan, doanh nghiệp trảlương cho người lao động qua thẻ Điều này đã giúp cho Chi nhánh có thêm được một kênhhuy động vốn ổn định Đến 30/06/2011 tại Chi nhánh nguồn vốn từ số dư trên tài khoản ATM

là 20 tỷ đồng

Nguồn vốn huy động được duy trì phát triển ổn định là nhờ sự đồng lòng quyết tâm, nỗ lựccủa toàn Chi nhánh thông qua các biện pháp cụ thể Với số bình quân nộp vốn về Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam bằng 145% so với cùng kỳ năm trước được xếp là một trongcác Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao

1.6.2 Hoạt động cho vay:

Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh là việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiếtkhấu thương phiếu, và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng và các hình thức khác

Đặc biệt công tác tín dụng luôn được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trongkinh doanh Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam và trên cơ sở thực tế tạiđịa phương, Chi nhánh đã xác định định hướng chính trong công tác tín dụng là:

-Tích cực đầu tư trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả Mở rộnghoạt động tín dụng như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, chuyểnmạnh sang cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên là ngân hàng đóng vaitrò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của địa phương

Trang 16

-Thực hiện kinh doanh tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu vốn, ápdụng lãi suất thực dương, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi.

-Tìm kiếm và chuyển dần sang đầu tư theo dự án và chương trình kinh tế có tính khảthi cao của địa phương, giữ vững thị trường và liên kết chặt chẽ với sự phát triểncủa các khu công nghiệp trong địa bàn

Những kết quả của việc tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng tại VietinBankThái Bình được thể hiện qua diễn biến số liệu về hoạt động tín dụng trong 3 năm gần đây:

Bảng 1.2 Bảng kết quả dư nợ cho vay trong các năm 2009 – 30/06/2011

Trang 17

- Theo loại tiền:

+ Dư nợ cho vay bằng VNĐ năm 2010 là 1.106,758 tỷ đồng, đạt 97,6% kế hoạch

do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao

+ Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ là 203,7 tỷ đồng, vượt 2,4% sovới kế hoạch năm 2010

1.6.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

Ở Chi nhánh Thái Bình dịch vụ này gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiệnthanh toán trong nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và nước ngoài, thu hộ, chi hộ,thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng

Chi nhánh đã thực hiện điều chuyển vốn tuyệt đối an toàn, nộp Ngân hàng Nhà nước

635 tỷ VNĐ bằng 80% so với năm 2009; nộp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam8.678.500 USD bằng 72% so với năm 2009 và 2.054.532 EUR bằng 115% so với năm 2009.Các khoản nộp này đã đảm bảo định mức tồn quỹ theo quy định của Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam

Việc phân loại tiền, chọn lọc những đồng tiền không đủ tiêu chuẩn theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước được Chi nhánh thực hiện tốt, từ đó góp phần làm đồng tiền sạchđẹp hơn Công tác bảo quản, xuất – nhập tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản thế chấp theo đúngchế độ Nghiêm túc chấp hành quy chế về an toàn kho quỹ cả trong kho và trên đường vậnchuyển

Trang 18

Năm 2010 Ngân hàng đã phát hiện và thu giữ 45 tờ tiền giả với tổng số tiền4.090.000 đồng và nộp Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

Tổng số thu hộ năm 2010 đạt 482 tỷ VNĐ tăng 129 tỷ so với năm 2009 chứng tỏcông tác này đã được triển khai tốt

2 Thực trạng huy động vốn tại VietinBank Thái Bình

2.1 Nguồn vốn của VietinBank Thái Bình:

Với phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay” VietinBank Thái Bình hết sức coi

trọng công tác huy động vốn và coi đây là một trong các công tác chủ yếu nhẳm mở rộng vànâng cao hiệu qua trong hoạt động của mình Nhìn nhận từ quan điểm đó, Ngân hàng luônchú trọng đến công tác huy động vốn tại chỗ, Ngân hàng luôn coi trọng chiến lược kháchhàng trong huy động vốn và đưa ra mọi biện pháp nhằm khai thác các nguồn vốn trên địa bànnhư: tổ chức mạng lưới huy động tiết kiệm rộng khắp với các hình thức huy động phong phú,

đa dạng Cụ thể trong địa bàn của VietinBank Thái Bình có tới 10 quỹ tiết kiệm với nhiềuhình thức huy động vốn khác nhau nhằm thu hút tối đa khách hàng Ngoài ra, Ngân hàng cònvận động khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng Phát hành trái phiếu tiết kiệm bảo đảmbằng vàng tạo độ tin cậy cao cho nhân dân Nhờ vậy, mà ngân hàng đã có chuyển biến tíchcực từ thế bị động thiếu thốn của mấy năm trước sang chủ động tự cân đối hoặc vốn thừa gửi

về quỹ điều hoà của Ngân hàng công thương Việt Nam

Nhờ đó tính đến 30/06/2011 tổng vốn huy động của ngân hàng đạt 1630 tỷ 372 triệu đồngvới cơ cấu nguồn vốn đa năng

Với tư cách là một ngân hàng thương mại trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, vốn củaVietinBank Thái Bình được hình tình từ các nguồn vốn sau :

- Nguồn vốn tự có

- Nguồn vốn huy động : Đây là vốn chủ yếu quan trọng nhất để Ngân hàng thực hiệncho vay

- Nguồn vốn vay của Ngân hàng Nhà Nước

- Nguồn vốn điều động từ các Ngân hàng khác trong hệ thống

Tuy nhiên, một đặc điểm khác biệt của Ngân hàng Thái Bình khác so với cá ngân hàngkhác là: Do nguồn gốc lịch sử của Ngân hàng Thái Bình, vốn của ngân hàng được hình thành

Ngày đăng: 08/10/2014, 22:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. TS. Trần Mai Hương (2009), “Đề cương bài giảng Thẩm định dự án đầu tư” Chuyên ngành Kinh tế đầu tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương bài giảng Thẩm định dự án đầu tư
Tác giả: TS. Trần Mai Hương
Năm: 2009
4. TS. Bùi Ngọc Toàn (2006), “Lập và thẩm định dự án xây dựng”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập và thẩm định dự án xây dựng
Tác giả: TS. Bùi Ngọc Toàn
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vậntải
Năm: 2006
10. Quyết định số 071/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương, “Ban hành quy định về thực hiện bảo đảm tiền vay của khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Công thương” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành quy định về thực hiện bảo đảm tiền vay của khách hàng trong hệthống Ngân hàng Công thương
11. Quyết định số 072/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương, “Ban hành quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế
5. Kỷ yếu Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình - 15 năm xây dựng và trưởng thành – Tháng 7 năm 2003 Khác
6. Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Khác
7. Quyết định số 704/QĐ- NHCT1 ngày 06/04/2006 về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khác
8. Quyết định số 2207/QĐ-NHCT5 ngày 18/12/2006 về việc ban hành quy trình cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống Ngân hàng Công thương Khác
9. Phụ lục 03 quy trình 35- Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 8: Sơ dồ bộ máy tổ chức của VietinBank Thái Bình - BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại VietinBank chi nhánh Thái Bình
Sơ đồ 8 Sơ dồ bộ máy tổ chức của VietinBank Thái Bình (Trang 10)
Bảng 1.1.  Bảng kết qủa huy động vốn trong giai đoạn 2009 – 30/06/2011 - BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại VietinBank chi nhánh Thái Bình
Bảng 1.1. Bảng kết qủa huy động vốn trong giai đoạn 2009 – 30/06/2011 (Trang 13)
Bảng 1.2. Bảng  kết quả dư nợ cho vay trong các năm 2009 – 30/06/2011 - BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại VietinBank chi nhánh Thái Bình
Bảng 1.2. Bảng kết quả dư nợ cho vay trong các năm 2009 – 30/06/2011 (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w