Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất khẩu gỗ va sản phẩm sang thi trường EU (Trang 46)

- Thứ tám, ngoài các nguyên nhân cụ thể nêu ở trên, còn một nguyên nhân nữa cũng rất quan trọng là việc các nước EU sử ụng các rào cản

3.1.Giải pháp về vốn

XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ VÀO EU

3.1.Giải pháp về vốn

Vấn đề vốn đầu tư vào đổi mới công nghệ và vốn phục vụ sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp nói chung và với các đơn vị thành viên của Vinafor nói riêng. Với lượng vốn ngân sách cáp rất thấp so với nhu cầu, các đơn vị phải tìm nguồn khác để đảm bảo cho hoạt động snr xuất kinh doanh và đầu tư chiều sâu (đối với công nghệ, máy móc thiết bị), đầu tư mở rộng.

Đối với các đơn vị có tiềm lực tài chính lớn thì việc thay đổi công nghệ cũng vẫn là vấn đề đáng cân nhắc. Song với những đơn vị có tiềm lực tài chính yếu thì đây quả là một vấn dề cản trở lớn. Việc đổi lới công nhệ gặp khó khăn do thiếu vốn, có khi việc đổi mới công nghệ trở nên cấp thiết nhưng không có vốn nên buộc phải chấp nhận sử dụng công nghệ lạc hậu.

Hầu hết các đơn vị luôn trong tình trạng thiếu vốn, không đáp ứng được nhu cầu của việc đổi mới công nghệ do đó cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Bản thân các đơn vị cũng phải chủ động tìm kiếm nguồn vốn từ nhièu nguồn khác nhau. Các nguồn vốn mà các đơn vị có thể huy động là:

- Nguồn vốn vay tín dụng: Hiện nay mhiều ngân hàng đã tiếp cận các doanh nghiệp làm đồ gỗ xuất khẩu, thực hiện chương trình tăng tốc đầu tư cho ngành này. Đặc biệt là ngân hàng công thương Việt Nam đã thực hiện tốt

khâu hỗ trợ các doanh nghiệp về tư vấn đầu tư, tư vấn nghiệp vụ thanh toán xuất nập khẩu và thực hiện tốt nghiệp vụ tư vấn khách hàng, thẩm định tài sản, cũng như dành nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ. Do đó, từ chỗ ban đầu chỉ có hai doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với dư nợ 60 tỷ đồng đến nay đã có nhiều doanh nghiệp gỗ vay vốn với tổng số dư nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng. Năm 2006, theo kết quả mới thống kê được doanh số thanh toán xuất khẩu qua Ngân hàng Công thương Việt Nam của các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ đạt 50 triệu USD.

- Trong năm 2006 vừa qua, Ngân hàng công thương Việt Nam tiếp tục

dành một khoảng tín dụng khoảng 500 tỷ đồng hỗ trợ các doah nghiệp xuât khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp nên tranh thủ tiếp cận nguồn vốn này. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần làm minh bạch tình hình tài chính, tạo sự tin cậy cho các Ngân hàng.

- Cũng cần nói thêm rằng các doanh nghiệp không nên coi các ngân hàng chỉ là nơi mà các doanh nghiệp vay vốn mà phải xem đây là một mắt xích quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với các ngân hàng để được ưu đãi về lãi xuất, cũng như dịch vụ trong thời điểm hiện nay các doanh nghệp đang chạy đua tăng lãi suất.

- Vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển: Đây là nguồn vốn có lãi suất thấp được nhà nước cho các doanh nghiệp vay đẻ đầu tư. Nhưng để tiếp cận được với nguồn vốn này thì không phải dễ, các đơn vị phải cóp kế hoạch đăng kí vốn, lập dự án, bảo vệ dự án đảm bảo sản xuất có hiệu quả và rất nhiều thủ tục khác. Bởi vì nguồn vốn này có hạn nên việc phân bổ nguồn vốn cho các doanh nghiệp có các dự án đầu tư rất khó khăn.

- Nguồn vốn thông qua liên doanh, liên kết: Thông qua liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, chúng ta sẽ có cơ hội sử dụng các công

nghệ hiện đại đặc biệt các liên doanh của Vinafor với Nhật Bản, sản phẩm rất có uy tín trên thị trường. Chúng ta có thể liên doanh, liên kết với các đối tác EU trong lĩnh vực chế biến gỗ và từ phía các đối tác EU, họ sẽ đóng góp vốn liên doanh cho các doanh nghiệp bằng công nghệ hiện đại từ EU. Dô vậy cần tăng cường hình thức sử dụng các kiên doanh, lien kết như là giải pháp để tiếp cận và sử dụng công nghệ hiện đại của các nước phát triển vừa có thể tiếp cận và học hỏi được cả phong cách quản lý hiện đại.

- Nguồn vốn FDI: Mặc dù có tới 139 doanh nghiệp FDI vớ tổng số vốn đăng kí lên tới 280 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ nhưng chỉ có 49 doanh nghiệp với sốp vốn đăng kí là 105 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đồ gỗ. Như vậy, trong tương lai, cần thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực chế biến, sản xuất đồ gỗ và nhiều hơn nữa, đặc biệt là các nhà đầu tư EU và các công ty đa quốc gia từ EU để vừa sản xuất, vừa có mạng lưới phân phối lớn trên thế giới như IKEA ( Thuỵ Điển) để đảm bảo nhu cầu đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo thuận lợi khi thâm nhập vào thị trường EU vì đây là cửa ngõ quan trọng.

- Nguồn vốn cổ phần: cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã trở thành chủ trương chung của Nhà nước. Bất kì doanh nghiệp nào của nhà nước dù hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả thì cổ phần hoá vẫn là giải phap tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng nguồn vốn của các đơn vị. Do vậy, Tổng công ty vẫn tiêp tục xúc tiến các doanh nghiệp chưa cổ phần hoá xong để hoàn tất việc cổ phần hoá dể đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất tự chủ và có hiệu quả.

- Quỹ đầu tư mạo hiểm cho công nghệ: Đây là một khái niệm mới đối với một số doanh nghiệp nhà nước song thực tế việc lập các quỹ dầu tư mạo hiểm tại từng đơn vị lại là việc làm mang tính chất chiến lược. Sở dĩ gọi là quỹ đầu tư mạo hiểm vì việc đầu tư, mua sắm công nghệ chứa đựng nhiều rủi

ro lớn, và khi sử dụng quỹ đầu tư mạo hiểm nếu rủi ro xảy ra thì tình hình sản xuất của các đơn vị vẫn không bị ảnh hưởng. Trước hết, cần phải có chiến lược, kế hoạch về đầu tư, mua sắm công nghệ sau đó quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ dựa trên cơ sở kế hoạch đó và trích lợi nhuận hàng năm của đơn vị.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất khẩu gỗ va sản phẩm sang thi trường EU (Trang 46)