Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm 2002-2005
(Đơn vị: triệu USD)
(Nguồn: Phòng kế hoạch)
Ghi chú: KH: Kế hoạch TH: Thực hiện
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kim ngạch XK của Vinafor lien tục tăng từ năm 2002-2005. Năm 2003 kim ngạch đạt 30,074 triệu USD tăng 2,08% so
Năm 2001 2002 2003 2004 KH TH % so với 00 KH TH % so với 01 KH TH % so với 02 KH TH % so với 03 Tổng KN XNK 90 82,063 107,65 75 50,095 80,55 55 59,674 118 75 75,84 128 XK 45 29,462 72,14 40 30,074 102,08 33 35,703 118 41 49,99 140 NK 45 52,601 148,65 53 20,021 38,46 22 23,971 119 24 25,85 108
với thực hiện năm 2002. Năm 2004 kim ngạch XK tăng 18% so với thực hiện năm 2003. Đến năm 2005 thì kim ngạch XK tăng 40% so với thực hiện năm 2004. đây là một kết quả đáng khích lệ của toàn tổng công ty.
Tuy nhiên, kim ngạch XK trong hai năm 2002 và 2003 vẫn không đạt được so với kế hoạch của Bộ giao. Năm 2002, kim ngạch XK chỉ đạt 65,47% so với kế hoạch Bộ giao, Năm 2003 đạt 75,19% so với kế hoạch. So với vai trò của Tổng công ty thì kết quả là thấp, đây là điều khiến chúng ta cần phải suy nghĩ. Tuy vậy, đến năm 2004 tình hình kim ngạch XK so với kế hoạch của Bộ giao có nhgững nét khả quan hơn. Năm 2004 đạt 108% so với kế hoạch còn năm 2005 thì đạt 112% so với kế hoạch Bộ giao. Điều này phản ánh sự cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của toàn Tổng công ty cũng như tong việc thực hiẹn mục tiêu kế hoạch.
Nhìn chung, XK đồ gỗ tinh chế và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty vào thị trường EU giai đoạn 2002-2005 liên tục tăng qua các năm. Năm 2002 đạt 10.654.955 USD, năm 2003 tăng 23,01% so với năm 2002, năm 2004 tỷ lệ này tiếp tục được nâng lên và năm 2005 đạt 21.366.452 USD tăng 7,6% so với 2004. Qua đó ta thấy xuất khẩu của Tổng côn ty vào thị trường EU tương đối ổn định và có chiều hướng gia tăng qua các năm.
Bảng 4: Các mặt hàng xuất khẩu chính
(Đơn vị: triệu USD)
( Nguồn: Phòng kế hoạch) TT Năm Sản phẩm 2002 2003 2004 2005 1 Gỗ và các sản phâm gỗ 20,47 23,894 27,880 45,38 2 Hàng lâm đặc sản 4,5 1,750 0,689 0,61 3 Các mặt hàng khác 4,492 4,430 6,973 4,00
Qua bảng số liệu cho thấy gỗ và các sản phẩm gỗ là mặt hang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu mặt hang của Tổng công ty.
Kim ngạch xất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt trong năm 2005 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 45,38 triệu USD tăng 62,76% so với năm 2004 và đóng góp 90,7% vào kim ngạch xuất khẩu của toàn Tổng công ty.
Trong đó:
- Xí nghiệp chế biến gỗ Cẩm Hà là đơn vị dẫn đầu sản xuất hàng mộc xuất khẩu đã xuất khẩu 6,558 triệu USD ( Năm 2002) tạo nên 99,4% doanh thu cho xí nghiệp.
- Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Sài Gòn, với kim ngạch xuất khẩu hàng mộc là 2,657 triệu USDtrong tỏng số 3,168 triệu USD xuất khẩu trực tiếp.
- Xí nghiệp chế gỗ xuất khẩu An Bình đã sản xuất và xuất khẩu trực tiếp toàn bộ hàng mộc với trị giá 2,588 triệu USD.
Qua đó ta thấy rằng, gỗ và các sản phẩm gỗ là các mặt hàng chủ đạo của hầu hết các đơn vị thành viên và đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Tổng công ty. Các đơn vị thành viên từ chỗ xuất khẩu qua trung gian đã dần dần xuất khẩu trực tiếp. Đây là một kết quả đáng chú ý vì khi xuất khẩu trực tiếp sẽ làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận hơn so với khi xuất khẩu qua trung gian. Thường là qua các nước trung gian như: Đài Loan, Hồng Kông hoặc Singapore…
Tỷ trọng xuất khẩu theo thị trường của Vinafor qua các năm được thể hiện theo kết quả ở bảng dưới:
Bảng 5: Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường của Vinafor
( Nguồn: Phòng kế hoạch)
Qua biểu đồ hình tròn dưới đây qua thời kì 2 năm 2002 và 2006, chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu của Tổng công ty.
Chú thích: - Màu vàng: EU - Ghi: Mỹ - Ghi: Nhật
- Đỏ: các nước khác
Hình 1: cơ cấu xuất khẩu theo thị trường của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam năm 2002.
Hình 2: cơ cấu xuất khẩu theo thị trường của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam năm 2006. TT Thị trường(%) 2002 2003 2004 2005 1 EU 43,95 49,89 68,69 54,26 2 Mỹ 2,54 1,48 0,57 1,016 3 Nhật 10,54 6,7 6,1 3,92 4 Các nước khác 42,97 41,84 24,64 40,804 Tổng 100 100 100 100
Qua bảng ta thấy EU chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các thị trường của Tổng công ty và lien tục tăng qua các năm 2003-2005 tuy nhiên tỷ trọng năm 2005 giảm so với năm 2004 song EU vẫn là thị trường chủ đạo mà Tổng công ty đang khai thác và cần duy trì trong tương lai. Tỷ trọng xuất khẩu của Vinafor vào thị trường Nhật và Mỹ đang còn nhỏ và đây cũng là hai thị trường của Tổng công ty đang tìm cách thâm nhập và phát triển hơn nữa.
Hiện tại xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Tổng công ty vào thị trường EU chỉ tập trung vào các nước như: Anh, Pháp, Đức, hà lan, Bỉ, Đan
Mạch, Italia, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha và Phần Lan. Đây là 10 trong tổng số 25 nước thành viên EU mà Tổng cồng ty đang có quan hệ làm ăn và trong tương lai sẽ mở rộng hơn nữa về thị trường này.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ theo quốc gia được thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tinh chế và các sản phẩm mỹ nghệ sang các thị trường
(Đơn vị: USD)
( Nguồn: báo cáo XK- P. kế hoạch)
Các thị trường kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 triệu USD bao gồm: Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Italia và Tây Ban Nha.
Trong hai năm 2002 và 2003 kim ngạch xuất khẩu vào Đan Mạch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tinh chế và mỹ nghệ sang EU. Tỷ trọng 2002 đạt 25,23%, năm 2003 đạt 21,42%, tuy nhiên đã
TT 2002 2003 2004 2005 1 Anh 777.890 2.440.504 694.362 806.040 2 Pháp 1.688.382 2.201.931 1.797.369 2.197.674 3 Đức 246.510 914.371 5.161.022 5.134.840 4 Hà Lan 1.432.318 1.380.584 1.990.990 3.327.632 5 Bỉ 954.017 1.150.723 1.418.703 1.057.947 6 Đan Mạch 2.689.066 2.808.592 3.855.919 4.221.580 7 Italia 1.588.834 689.352 3.157.190 2.176.328 8 Thuỵ Điển 242.333 378.098 44.065 159.275
9 Tây Ban Nha 947.521 1.002.015 1.438.484 1.916.280
10 Phần Lan 88.088 140.863 299.627 368,856
giảm trong hai năm tiếp theo2004, 2005 tương ứng với tỷ trọng là 19,41% và 14,75%.Đối với thị trường Đức, từ chỗ xuất khẩu chỉ đạt 246.510USD chiếm tỷ trọng 2,31% trong tổng kim ngạch xuất hẩu vào EU năm 2002 thì đến năm 2004 tỷ trọng này là 25,99% và năm 2005 đạt 24,01%. Như vậy, kim ngạc xuất khẩu vào thị trường Đức năm 2005 đã tăng lên 21 lần so với năm 2002. Có được điều này là nhờ sự cố gắng của tổng công ty trong việc tìm hiểu và khai thác thị trường Đức trong những năm vừa qua.
Bảng 7: Xuất khẩu gỗ dán- Ván- Gỗ tròn sang các thị trường
(Đơn vị: USD)
( Nguồn: Báo cáo XK-P. kế hoạch)
Đây là mặt hàng có giá trị xuất khẩu nhỏ nhất trong kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Tổng công ty. Hiện chỉ xuất khẩu được vào ba nước với giá trị không lớn, Hơn nữa đơn hang cũng không ổn định qua các năm. Đặc biệt trong năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 0. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động tìm hiểu thị trường. Hơn nũa, lượng gỗ tròn bị hạn chế, không đủ để xuất khẩu khi nhận được các hợp đồng lớn. Bên cạnh đó việc nhập khẩu gỗ tròn của các nước EU đòi hỏi phải xuất trình chứng chỉ rừng FSC và COC song các đơn vị than viên không đáp ứng được do đó đã bỏ lỡ nhiều hợp đồng có giá trị lớn. Tậm chí, tại một
TT Năm 2002 2003 2004 2005
1 Anh 62.052 0 0 12.650
2 Italia 0 61.247 0 47.252
3 Đức 0 0 0 24.056
số nước như Anh, Hà Lan hội người tiêu dung đã quyết định tẩy chay các mặt hàng gỗ nếu không có chứng chỉ rừng bền vững.
Đối với mặt hàng gỗ dán- ván-gỗ tròn, Tổng công ty mới chỉ xuất khẩu được vào 3 quốc gia là Anh, Italia và Đức, các thị trường khác vẫn chưa khai thác được do chúng ta chưia thâm nhập được vào các kênh phân phối mà chủ yếu dựa vào các hợp đồng xuất khẩu hoặc qua các trung gian mà cũng không được ổn định. Mặt khác, đây là mặt hàng mà nhà nước không khuyến khích xuất khẩu vì giá trị gia tăng không lớn, do đó cũng hạn chế trong công tác xuất khẩu. Tuy nhiên, trong năm 2005 Tổng công ty đã xuất khẩu được vào cả 3 thị trường trên mặc dù giá trị xuất khẩu không lớn lắm.
Bảng 8: Xuất khẩu mặt hàng mây- tre- trúc sang các thị trường
(Đơn vị: USD)
( Nguồn: báo cáo XK- P. kế hoạch)
Đối với mặt hàng mây- tre- trúc, thị trường xuất khẩu cũng còn rất nhỏ. Tổng công ty hiện nay chỉ xuất khẩu vào các thị trường là: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển song giá trị kim ngạch xuất khẩu không đág kể và thường xuyên biến động. Nếu như năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào EU là 145.506 USD thì năm 2005 giảm xuống còn 37.588 USD, bằng 25,8% so với năm 2002 và chỉ xuất khẩu được vào Pháp.
TT Năm 2002 2003 2004 2005
1 Pháp 30.370 44.043 106.474 37.588
2 Đức 57.026 0 2.002 0
3 Tây Ban Nha 15.126 24.915 0 0
4 Thuỵ Điển 42.984 0 0 0
Qua những phân tích ở trên, chúng ta thấy được EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Tổng công ty, nhất là với mặt hang đồ gỗ tinh chế và các sản phẩm mỹ nghệ vì tỷ trọng mặt hang này luôn chiếm hơn 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, công tác tìm hiểu thị trường EU, về thị hiếu tiêu dung cũng như kênh phân phối vào thị trường EU chưa thực sự được quan tâm đúng mức so với tiềm năng của thị trường này và so với vai trò của Tổng công ty. Do vậy, việc tìm hiểu kỹ thị trường EU và kênh phân phối của nó đóng vai trò hết sức quan trong và quyết định đến hiẹu quả xuất khẩu của toàn Tổng công ty.
Các đơn vị sản xuất hàng này tập trung chủ yếu ở miền Trung và miền Nam, đây là các đơn vị có dự án đầu tư mới và Đầu tư máy móc chế biến hang xuất khẩu. Đây cũng là nhữg đơn vị có nhận thức và chuyển hướng tốt từ việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên Việt Nam sang gỗ nhập khẩu và đã tìm được nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu khá ổn định tìư Indonexia, Solomong và Lào.