- Thứ nhất, nguyên liệu là một trong những bất lợi của ngành xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam nói chung và của Tổng công ty Việt Nam nói riêng. Hiện nay, 80% nguyên liệu phục vụ xuất khẩu là nhập khẩu từ các nước không ổn định. Tổng công ty muốn đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm bình quân 40 triệu USD cần tiêu thụ 30.000m3 gỗ tròn nguyên liệu. Hiện tại tuy vẫn đảm bảo được cho sản xuất nhưng khoảng 5 năm nữa xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Tổng công ty sẽ gặp khó khăn nếu không tự mình chủ động được nguồn nguyên liệu. Hàng năm, Tổng công ty vẫn phải nhập khẩu từ 10.000 đến 20.000 m3 gỗ tron nguyên liệu và giá liên tục tăng từ 10 đến 30% trong khi giá xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến vẫn không
thay đổi. Các đơn vị thành viên vẫn phải mua gỗ nhập khẩu qua nhiều trung gian làm giá thành sản phẩm tăng. Bên cạnh đó, một số nước trong khu vực đã hạn chế dần xuất khẩu gỗ tròn hoặc chỉ xuất khẩu gỗ tinh chế nên nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến vẫn luôn bị lệ thuộc và không ổn định. Trước đây, nguồn gỗ của các đơn vị thành viên nhập khẩu chủ yếu là từ Lào. Nhưng do từ năm 2002, chính phủ Lào đã thay đổi cơ chế chính sách về xuất khẩu gỗ tròn đã gây thiệt hại cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty khoảng 3 triệu USD, tuy vậy đến nay vẫn chưa được giải quyết. Từ đó phải chuyển hưóng nhập khẩu nguyên liệu từ các nước
Malaisia, Australia, Newzealand… song gần đây các nước nầy cũng bắt đầu áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu gỗ rừng tự nhiên bắt buộc các đơn vị phải tìm đén các nước Châu Phi, khoảng cách xa về địa lý đã làm tăng chi phí và đội giá thành sản phẩm lên cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của các đơn vị.
Một nguyên nhân nữa là do các khu rừng tự nhiên và rừng trồng không đáp ứnh được nhu càu. Một phần do chính sách hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên của Chính Phủ, trong khi chất lượng gỗ rừng trồng chưa đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của các nước EU. Nguyên nhân sâu xa của việc thiếu nguyên liệu là do chưa có kế hoạch và quy hoạch rừng trồng hợp lý cũng như ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và chất luợng gỗ rừng, chính sách về thuê đất và hỗ trợ chi phí hợp lý cho công nhân trồng rừng vì gỗ trồng phải mất từ 5-10 năm mới có thể bắt đầu khai thác.
Bên cạnh đó, chúng ta quá lệ thuộc vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu và tự nhiên sonh công tác nhập khẩu vủa các đơn vị cũng chưa có sự nỗ lực trong công tác tìm kiếm thị trường, chưa tranh thủ được sự hỗ trợ
của các đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước xuất khẩu đồ gỗ từ đó hiệu quả của việc xuất khẩu gỗ bị giảm.
- Thứ hai, do tư duy về công nghệ của bản than các đơn vị vẫn còn lỗi thời và lạc hậu. Ý thức về tầm quan trọng của công nghệ, thiết bị đối với sự sống còn của doanh nghiệp chưa cao. Việc đầu tư cho công nghệ gần như dẫm chân tại chỗ, chỉ có 3% oanh thu hàng năm là dành cho công nghệ. Chính vì vậy mà khoảng cách giữa các công ty tư vấn công nghệ và doanh nghiệp nói chung ngày càng lớn. Phải đến 20 năm nữa chúng ta mới có thị trường tư vấn công nghệ đúng nghĩa. Theo kết quả nghiên cứu mới đây của 2 tổ chức Swiss Contact (Thuỵ Sĩ) và GTZ (Đức) tiến hành trên 1200 doanh nghiệp tại Việt Nam thì chỉ có 0,1% doanh nghiệp có sử dụng tư vấn khi mua sắm thiết bị công nghệ.
Bên cạnh đó, vốn đầu tư là yếu tố quyết định vì tính trung bình để đầu tư cho một nhà xưởng có diện tích khoảng 4.000m3 với đầy đủ máy móc thiết bị cần thiết doanh nghiệp phải đầu tư ít nhát 1 triệu USD. Đó chỉ là các khoản đầu tư ban đầu chưa kể đến việc đầu tư mở rộng để đáp ứng yêu cầu cao hơn của thị trường. Đối với các đơn vị có quy mô nhỏ thì điều này là vuợt quá sức, đòi hỏi cần cói sụ hỗ trợ từ phía Nhà nước.
- Thứ ba, lực lượng lao động tuy khéo léo, giá lao động rẻ song phần lớn các đơn vị vẫn chưa chủ động được phần thiết kế, sang tác kiểu dáng của phần lớn hàng xuất khẩu. Hầu hết các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu EU luôn kèm theocác kiểu dáng mà họ đã lựa chọn. Trong khi đó, phần thiết kế mẫu mã luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của toàn bộ sản phẩm. Chủ động được khâu này có nghĩa là các đơn vị sẽ tăng lợi nhuận lên một khoản đáng kể. Điểm yếu chính là thực sự từ trước đến nay chúng ta chưa có một trường lớp đào tạo nào về thiết kế mẫu mã hàng nội thất mà chỉ đào tạo thiết kế chung chung. Do đó, luôn có khoảng cách lớn giữa nhu
cầu và khả năng đáp ứng, giữa nội dung đào tạo ở trưòng với thực tế sản xuất dù các nhà thiết kế trẻ của Việt Nam rất nhanh nhạy tiếp thu phomng cách hiện đại, thể hiện khả năng sáng tạo phong phú.
- Thứ tư, các đơn vị thành viên chưa liên kết lại được với nhau cũng như liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành để tạo thành mạng lưới hỗ trợ nhau về xuất khẩu, thực hiện các hợp đồng lớn. Số đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 chưa nhiều nhưng thực tế đây là một đòi hỏi tất yếu của một thị trường đa dạng và rộng lớn như EU.