- Thứ tám, ngoài các nguyên nhân cụ thể nêu ở trên, còn một nguyên nhân nữa cũng rất quan trọng là việc các nước EU sử ụng các rào cản
XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ VÀO EU
3.4. Giải pháp về liên kết các doanh nghiệp
Các đơn vị của chúng ta hiện nay chỉ có thể sản xuất theo các hợp đồng nhỏ, nhiều hợp đồng lớn chúng ta không đáp ứng được do thiếu nguyên liệu, năng lực sản xuất không cho phép. Đây là một thiệt hại lớn làm giảm khả năng cạnh tranh của chúng ta do đó các đơn vị thành viên trong tổng công ty cần lien kết, hỗ trợ nhau hoặc lien kết với các doanh nghiệp trong ngành gỗ để thực hiện các hợp đồng lớn. Muốn vậy, dây chuyền sản xuất của các đơn vị phải đồng bộ và tốt để sản phẩm có chất lượng cao và đồng đều. Các đơn vị cần phẩi chú ý đến tiêu chuẩn hoá và chất lượng hoá để có thể sản xuất hàng loạt và giao hàng đúng hẹn.
Liên kết các doanh nghiệp có thể thực hiện trên các phương diện sau: - Liên kết về khâu đảm bảo nguyên liệu:
Sự cạnh tranh trong việc mua nguyên liẹu đầu vào đã đẩy giá nguyên liệu lên cao, thường từ 13- 15% làm giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường
EU, nhất là khi cạnh tranh với hàng Trung Quốc, giá luôn rẻ hơn. Do đó, các doanh nghiệp thay vì canhhj tranh với nau thì cùng lien kết lạu để cùng mua nguyên liệu, kéo giá nguyên liệu thấp trở lại đúng giá trị thực. Để làm được điều này cần lập một doanh nghiệp chuyên về mua, nhập khẩu và tập trunbg các đầu mối nguyên liệu rồi cung ứng cho các đơn vị san xuất và chế biến gỗ. Tuy nhiên, giải pháp này gặp khó khăn lớn về vấn dề vốn để nhập khẩu nguyên liệu. Theo tính toán, 1m3 gỗ tròn hiện nay đã vượt quá giá trung bình 200 USD. Trong khi đó, mỗi lần nhập phải nhập ít nhất hàng nghìn khối và số tiền lên tới hàng triệu USD. Đó là chưa kể tới phí vận tải và lưu kho rất lớn. Càng them bất lợi khi để thu hồi hết vốn bỏ ra phải mất nhiều thời gian, có khi mất cả một năm vì phải trải qua các quá trình chế biến, xuất khẩu rồi mới được thanh toán. Nếu vay vốn ngân hàng thì các doanh nghiệp chỉ được vay với thời gian ngắn, với lãi suất vay kinh doanh trên thị trường, chắc chắn là không doanh nghiệp nào có thể trụ lại được.
Do vậy, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nếu Nhà nước thực sự mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành gỗ, cụ thể là: ưu đãi về lãi suất đối với doanh nghiệp này, hỗ trợ cung cấp thông tin về các nước nhập khẩu nguyên liệu và tạo điều kiên thuận lợi về các thủ tục hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu qua các cảng biển vì đa số các nước xuất khẩu đều nằm ở rất xa và phải vận chuyển bằng đường biển.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ cũng cần đóng góp một phần vốn nhất định cho doanh nghiệp này hoạt động hoặc có thể mau cổ phần, hay trả trước một phần tiền hàng giúp doanh nghiệp này tồn tại và phát triển.
- Liên kết để thực hiện các hợp đồng lớn:
Có đủ nguyên liệu nhưng không có đủ sức thì cũng không có khả năng để nhận các hợp đồng lớn. Thế nhưng, thay vì chấp nhận để hợp đồng rơi vào
tay Trung Quốc, các doanh nghiệp có thể lien kết lại để sản xuất hoặc sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. Cái khó ở đây là đa số các máy móc, thiết bị lạc hậu và không đồng bộ do đó việc sản xuất ra sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng không đồng đều. Như vậy, dể liên kết lại các doanh nghiệp cần phải đồng bộ hoá máy móc, tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm bằng việc tổ chức áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 tại mỗi đơn vị. Đây không phải là một giải phấp tình huống mà là một chiến lược mang tính lâu dài nếu chúng ta muốn tồn taọi và cạnh tranh.
- Liên kết về cung cấp thông tin, về thị trường:
Cái khó của Tổng công ty là chưa có phòng ban chuyên về công tác Marketting. Do đó, việc tìm hiểu thị trường EU còn gặp nhiều hạn chế. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, khi chúng ta chưa thnàh lập được phòng
Marketing thì các doanh nghiệp cần chủ đọng tìm kiếm, trao đổi thông tin với các doanh nghiệp có thành tích cao trong xuất khẩu hàng hoá sang EU. Văn phòng Tổng công ty là đơn vị có thành tích cao trong xuất khẩu sang EU do đó các đơn vị khác có thể thông qua phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng hợp tác quốc tế để tham khảo thông tin về thị trường này. Có thể lập mạng thong tin nội bộ giữa các đơn vị thnàh viên để vừa hỗ trợ, giải quyết các thắc mắc về thị trường EU, vừa có thể cung cấp thông tin giữa các đơn vị khi cùng nhau giải quyết hợp đồng lớn. Thế nhưng, về lâu dài khi Viịet Nam đã gia nhập WTO, việc cạnh tranh ngày càng căng thẳng thì việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường là rất cần thiết, đòi hỏi tại văn phòng tổng công ty phải thành lập một phòng Marketing. Ngoài việc cung cấp thông tin kinh doanh cho chính văn phòng còn cung cấp thông tin cho các đơn vị thành viên chưa có văn phòng marketting.
KẾT LUẬN
Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam đã vượt qua vô số khó khăn và đạt được nhiều thành công trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Trong hàng chục thị trường và bạn hàng quen thuộc, thị trường EU là một thị trường khó tính nhưng rất hấp dẫn các nhà xuất khẩu nói chung và Vinafor nói riêng. Qua 6 năm ( từ 2000-2006) kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này không ngừng tăng nhưng qua đó, chúng ta cũng thấy được phần nào những việc mà Tổng công ty cần làm để chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn này.
Kim ngạch xuất khẩu vào EU chiếm tới 54,26% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường của Vinafor. Việc khối Eu chiếm cơ cấu chủ đạo trong thị trường xuất khẩu thể hiện sự quan tâm đầu tư của Tổng công ty vào thị trường này nhưng cũng đòi hỏi Tổng công ty cần có sự cân đối trong việc phân phối và hoạch định chiến lược của mình. Điển hình như thị trường Nhật, cơ cấu xuất khẩu giảm dần qua các năm: năm 2002 chiếm 10,54% thì tơi nay chỉ còn 3,92%. Có phát triển cân đối giữa các thị trường thì mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của Tổng công ty.
Mặt hàng của Tổng công ty mới chỉ xuất hiện và được biết đến tại một số nước chủ đạo trong khối. Một số quốc gia sau một thời gian đưa sản phẩm vào, chúng ta đang mất dần thị trường. Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho chất lượng sản phẩm mà chúng ta phẩi nhìn nhận cả ở các khía cạnh, đòi hỏi và cạnh tranh khác của thị trường. EU là thị trường mà tất cả các quốc gia xuất khẩu đang hướng tới nhưng trong cuộc cạnh tranh này, đòi hỏi chúng ta không chỉ sử dụng các phương thức cạnh tranh về giá đơn thuần mà không có các chiến lược lâu dài để chiếm lĩnh thị phần, cải thiện hình ảnh và gia tăng thương hiệu. Nếu không kịp thời áp dụng các biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu thì lâu dài các sản phẩm của chúng ta chỉ có thể xuất đi dưới tên gọi của Công ty khác với mức giá rẻ mạt.
Theo em, giải pgấp trước mắt mà Tổng công ty cần làm là liên kết chặt chẽ với các Tổng công ty và doanh nghiệp khác nhằm củng cố thực lực và khả năng sản xuất và kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ra nhập WTO, các hàng rào kỹ thuật không vì thế mà thu hẹp mà chúng ta phải càng cạnh tranh với các nước khác cùng được hưởng các ưu đãi như Việt Nam, Tổng công ty cần tiếp tục hoàn thiện các hệ thống đăng kiểm tiêu chuẩn chất lượng và các chứng chỉ hàng hoá cần thiết
Với tiềm lực và những nỗ lực của mình, em tin rằng Tổng công ty sẽ tiếp tục gặp hái được nhiều thành công hơn nữa để trở thành doanh
nghiệp đầu ngành của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, giúp Bộ hoàn thành kế hoạch tăng trưởng từ nay đến năm 2010 là 28%/năm.