Bảng số 2: Kết quả kinh doanh
(Nguồn: Phòng kế hoạch)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Vinafor có 1 số điểm đáng chú ý như sau:
(1) Về doanh thu:
Doanh thu năm 2003 giảm so với năm 2002là 14% song đến năm 2004 doanh thu tăng len cao hơn cả 2 năm trước, cụ thể tăng 18,5% so với năm 2003. năm 2005, doanh thu đạt cao nhất trong giai đoạn 2002-2005, đạt 2211,68 tỷ đồng, tăng 56,6% so Với năm 2004 phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi.
Nhìn chung, các đơn vị kinh doanh có doanh thu tăng cao là những đơn vị gắn sản xuất với kinh doanh như: Xí nghiẹp chế biến gỗ Cẩm Hà, Công ty Lâm nghiệp 19, công ty cổ phần Vinfor Đà nẵng… Đặc biệt xí nghiệp chế biến gỗ Cẩm Hà đã hoàn thành kế hoạch Vinafor giao về doanh thu.
Các đơn vị không gắn với sản xuất chỉ có thương mại và dịch vụ thuần túythì chỉ tiêu về doanh thu đạt ở mức thấp và không ổn định.
(2) Về lợi nhuận:
Tuy tình hình doanh thu tăng trưởng không ổn định song lợi nhuận lại tăng đều đặn qua các năm. Năm sau cao hơn năm trứoc từ 2,3 đến 2,5 tỷ
Năm 2002 2003 2004 2005 Doanh thu(tỷ đồng) 1.387,270 1.192,370 1.412,890 2.211,68 Lợi nhuận(tỷ đồng) 13,774 16,286 16,678 21,16 Nộp ngân sách(tỷ đồng) 193,380 156,770 88,723 77,22 Thu nhập bình quân (nghìn đồng/người/tháng) 717 783 913 1119
đồng. Năm 2003, lợi nhuận tăng 18,2% so với năm 2002, năm 2004 lợi nhuận đạt 18,678 tỷ đồng tăng 14,7% so với năm 2003. Năm 2005 lợi nhuận tăng 13,2% so với năm 2004. Đặc biệt tỷ suất lợi nhuận bình quân toàn Vinafor năm 2005 là 1,3%, cao hơn mức đề ra ban đầu là 1% doanh thu. Đây là kết quả đáng khích lệ, phản ánh sự phấn đấu không ngừngcủa các đơn vị, thể hiện sự “ làm ăn” ngày càng có hiệu quả, đặc biệt các công ty cổ phần luôn là các đơn vị có tỷ suất lợi nhận cao nhất.
(3) Về nộp ngân sách:
Tổng số nộp ngân sách giảm qua các năm. Nộp ngân sách cao nhất là năm 2002(193,38 tỷ đồng), thấp nhất là năm 2005(77,22 tỷ đồng). Năm 2005 nộp nhgân sách chỉ bằng 40% so với năm 2002, bằng 87%so với năm 2004.
Tỷ lệ nộp ngân sách đạt thấp, chưa ngang tầm trách nhiệm của Tổng công ty, vì 1 trong 6 tiêu chí của doanh nghiệp Nhà nước là nộp ngân sách. Việc nộp ngan sách ở mức thấp cũng phản ánh 1 điều là chúng ta chưa có 1 vị chí đáng kể nào ở trong nước, chưa coi trọng công tác xúc tiến thương mại tại thỉtường trong nước, nơi có nhiều tiềm năng với dân số trên 80 triệu người. Đồng thời công tác nhập khẩu phục vụ bản thân nền kinh tế trong nuớc của Tổng công ty còn có nhiều hạn chế.
(4) Thu nhập bình quân lao động:
Thu nhập bình quân lao động của toàn tổng công ty tăng qua 4 năm. Năm 2002, thu nhập là 717 nghìn đồng/người/tháng. Đến năm 2005, thu nhập đạt 1.119 nghìn đồng/người/tháng, tăng 39,9% so với năm 2002 và tăng 22,5% so với năm 2004.
Năm 2005, thu nhập cụ thể như sau:
-Văn phòng tổng công ty và các đơn vị phụ thuộc: 1.023.000 đồng/người/tháng.
-Khối các đơn vị cổ phần hóa: 925.000 đồng/người/tháng.