1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

39 460 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 749 KB

Nội dung

Hoạt động giao thương mở rộng khiến nhucầu làm ăn với các công ty nước ngoài của doanh nghiệp tăng vọt, theo đó hoạt độngthanh toán quốc tế đã trở nên cực kỳ quan trọng, có thể nói là kh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG

TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

Họ và tên sinh viên : ĐỖ THANH HOA

Cô giáo hướng dẫn : TS TRẦN THỊ LƯƠNG BÌNH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT 2

I.1 Khái quát về TTQT theo phương thức TDCT: 2

I.1.1 Khái niệm phương thức thanh toán TDCT: 2

I.1.2 Cơ sở pháp lý cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT 2

I.1.3 Công cụ của phương thức thanh toán TDCT: Thư tín dụng chứng từ (L/ C) 3

I.1.3.1 Khái niệm thư tín dụng chứng từ: 3

I.1.3.2 Đặc điểm của thư tín dụng chứng từ: 3

I.1.3.3 Phân loại 4

I.2 Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT: 6

I.3 Vai trò của PT TDCT trong hoạt động TTQT của NHTMVN 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT Ở NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- SỐ 35- HÀNG VÔI-HOÀN KIẾM- HÀ NỘI 8

II.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam- BIDV) - số 35- Hàng Vôi- Hoàn Kiếm- Hà Nội 8

II.1.1.Giới thiệu về Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 8

II.1.1.1.Khái quát về ngân hàng 8

II.1.1.2.Hoạt động chủ yếu của ngân hàng 12

II.1.2 Giới thiệu về phòng TTQT nơi em kiến tập, mục đích kiến tập và nội dung công việc được giao 13

II.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam 14

II.2.1 Khái quát về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 14

II.2.2 Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 15

Trang 4

II.2.2.1.Quy trình thanh toán theo phương thức TDCT 15

II.2.2.1.1 Nghiệp vụ thư tín dụng xuất khẩu 15

II.2.2.1.2 Nghiệp vụ thư tín dụng nhập khẩu 17

II.2.2.2 Đánh giá nghiệp vụ TTQT bằng công cụ thư TDCT ở Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 27

II.2.2.2.1 Ưu điểm 27

II.2.2.2.2 Nhược điểm 28

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT NÓI CHUNG VÀ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT NÓI RIÊNG TẠI NGÂN HÀNG ĐT& PT VIỆT NAM 29

KẾT LUẬN 31

Danh mục bảng, hình

Danh mục từ viết tắt

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo- TS.Trần Thị Lương Bình đã tận tình hướngdẫn và góp ý để em có thể hoàn thành bản báo cáo này

Em cũng xin được cảm ơn Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam đã tạo điều kiện cho

em hoàn thành đợt thực tập, cảm ơn chị Nguyễn Thu Hà đã tận tình chỉ bảo em trongquá trình thực tập và viết báo cáo

Tuy đã nỗ lực và cố gắng nhưng do kiến thức và khả năng nghiên cứu còn hạnhẹp nên báo cáo của em chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót Em hi vọng bản báo cáo nhậnđược sự chấp nhận, đánh giá và góp ý của thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn

Hà Nội ngày 28 tháng 07 năm 2011

Sinh viên thực tập

Đỗ Thanh Hoa Lớp: Anh 10- K47-TCNH

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn 4 năm kể từ ngày gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đã chứng kiếnnhững chuyển biến tích cực và mạnh mẽ Hoạt động giao thương mở rộng khiến nhucầu làm ăn với các công ty nước ngoài của doanh nghiệp tăng vọt, theo đó hoạt độngthanh toán quốc tế đã trở nên cực kỳ quan trọng, có thể nói là không thể thiếu, một tấtyếu khách quan để đáp ứng cho nhu cầu thưong mại quốc tế của các doanh nghiệp.Trong đó, để đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán thì phương thức tín dụng chứng

từ ngày càng được sử dụng rất phổ biến, hiệu quả và phù hợp.Chính vì vậy, tỷ trọngdoanh số thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ luôn chiếm

ưu thế trong những năm trở lại đây

Nắm được tầm quan trọng của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế quốc dânnói riêng và nền thương mại quốc tế nói chung, cùng với sự yêu thích và mong muốnhọc hỏi thêm về lĩnh vực thanh toán quốc tế đặc biệt với phương thức tín dụng chứng

từ, cơ hội được so sánh và áp dụng những kiến thức đã học ở trường đại học vào thực

tế, em đã liên hệ và xin thực tập tại Trung tâm Thanh toán - Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam Trải qua 5 tuần thực tập, bằng việc quan sát cách làm việc của các Cán

bộ Ngân hàng, sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp trên cơ sởcác số liệu thống kê của Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam qua các năm (từ năm 2008-

2010 và Quý I năm 2011), em đã thu được nhiều kiến thức quý báu và xin được tổngkết lại trong báo cáo kiến tập này

Đề tài em chọn là: “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thanh toán

quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)” Báo cáo xin được nêu ngắn gọn trong 32 trang bao gồm ba phần

chính:

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế theo phương thức tín

dụng chứng từ

Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng

chứng từ tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh

Trang 7

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

I.1.Khái quát về phương thức tín dụng chứng từ:

I.1.1.Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một Ngân hàng( Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tíndụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thưtín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm số tiền đó khingười này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nhữngquy định của thư tín dụng

I.1.2 Cơ sở pháp lý cho hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ:

Văn bản pháp lý điều chỉnh đơn yêu cầu mở thư tín dụng (L/C): Đơn yêu cầu mởthư tín dụng về mặt bản chất pháp lý là hợp đồng dịch vụ ký kết giữa Ngân hàng pháthành và Người yêu cầu mở thư tín dụng, do vậy, khi viết đơn phải dựa vào những vănbản pháp lý điều chỉnh loại hợp đồng này, đó là:

Luật thương mại Việt Nam 2005

Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam 2005

Các luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và Người yêu cầu

UCP 600 2007 ICC, nếu được dẫn chiếu trong hợp đồng

Hiện nay trên thế giới chưa có bộ luật quốc tế nào điều chỉnh hoạt động TTQTtheo phương thức TDCT, tuy nhiên đã có các bộ tập quán quốc tế điều chỉnh kĩ lưỡng

về phương thức thanh toán này Bao gồm:

UCP 600, 2007, ICC: Đây là văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của tín dụngchứng từ, là “Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, số 600, bảnsửa đổi năm 2007” của Phòng thương mại Quốc tế (Uniform Customs and Practice forDocumentary Credits ICC, 2007 Revision, No 600)

ISBP 681, 2007, ICC: Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng

từ theo L/C số 681 năm 2007 của Phòng thương mại Quốc tế (International StandardBanking Practice for the examination of documents under documentary credits)

eUCP1.1, 2007, ICC: Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện

tử (Supplement to UCP 600 for Electronic Presentation, version 1.1) là tập quán quốc

Trang 8

tế bổ sung cho UCP 600 nhằm điều chỉnh việc chỉ xuất trình chứng từ điện tử, hoặc kếthợp với việc xuất trình chứng từ bằng văn bản.

URR 725, 2008, ICC: Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng Ấn bảnICC số 725 (Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursement – URR 725) có hiệu lực

áp dụng từ ngày 1/10/2008 thay cho URR 525

Các bộ tập quán này tạo thành bộ tập quán quốc tế thống nhất dùng để điều chỉnhL/C trên phạm vi toàn thế giới Hiện nay ở nước ta, các Ngân hàng thương mại và cácđơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bộ tập quán quốc tế này nhưmột văn bản pháp lý điều chỉnh các loại thư tín dụng được áp dụng trong thanh toánquốc tế giữa Việt Nam và các nước ngoài

I.1.3 Công cụ của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Thư tín dụng chứng từ (L/C)

I.1.3.1 Khái niệm thư tín dụng chứng từ:

Thư tín dụng thương mại (letter of credit – L/C) là một chứng thư (điện hoặcchứng chỉ), theo đó Ngân hàng phát hành cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họxuất trình được các chứng từ thanh toán đúng hạn và phù hợp với các điều kiện, điềukhoản quy định trong L/C

I.1.3.2 Đặc điểm:

Khoản a Điều 4 của UCP 600 quy định:

“a) về bản chất, thư tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng muabán hặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của tín dụng Cácngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chíngay cả trong tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng như thế Vì vậy,

sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hay thực hiệnbất cứ nghĩa vụ nào khác trong tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc cácbiện hộ của người yêu cầu phát sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hànhhoặc người thụ hưởng

Trong bất cứ trường hợp nào, người thụ hưởng không được lợi dụng các quan hệ

Trang 9

Theo đó, L/C dù được lập dựa trên cơ sở của hợp đồng thương mại giữa ngườiyêu cầu phát hành L/C và người hưởng lợi cũng như trên cơ sở các hợp đồng khác làm

cơ sở cho việc hình thành L/C thì sau khi L/C được phát hành, L/C cũng là một giaodịch riêng biệt, độc lập điều chỉnh mối quan hệ chỉ giữa người yêu cầu phát hành L/C

và Ngân hàng phát hành mà không chịu ràng buộc của các hợp đồng đã kể trên Từtính chất đó mà đối với phía ngân hàng, các ngân hàng cũng không bị liên can đến hay

bị ràng buộc vào các hợp đồng như thế ngay cả khi L/C có bất cứ sự dẫn chiếu nào đếncác hợp đồng đó

Dựa vào tính chất cơ bản của Thư tín dụng chứng từ, trong thực tế sử dụng phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ thì doanh nghiệp nhập khẩu không nên đưa quánhiều những dẫn chiếu đến hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp nhập khẩu và xuấtkhẩu vào Đơn yêu cầu mở thư tín dụng bởi những dẫn chiếu như vậy sẽ là thừa, không

có giá trị điều chỉnh và không những thế, doanh nghiệp sẽ còn phải chịu mọi rủi rophát sinh từ sự mơ hồ của những thông tin đó

I.1.3.3 Phân loại thư tín dụng chứng từ:

Căn cứ vào tính chất thông dụng và đặc điểm nghiệp vụ:

L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C mà khi Ngân hàng đã

mở ra thì phải có trách nhiệm trả tiền cho người bán trong thời hạn hiệu lực củanó- không có quyền sửa đổi bổ sung hay hủy bỏ L/C đó nếu chưa được sự đồng

ý của các bên có liên quan Đây là loại L/C được áp dụng rất phổ biến trongTTQT

L/C đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C mở ra chưa có hiệu lực ngay Nó chỉ

có hiệu lực khi một L/C thứ hai đối ứng với nó được mở ra L/C này thườngđược áp dụng trong phương thức buôn bán hàng đổi hàng hay gia công hàng

xuất khẩu.

L/C xác nhận (Confirmed L/C): Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được

một Ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành L/

C Do được 2 Ngân hàng cam kết trả tiền nên độ an toàn rất cao

L/C miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): Là loại L/C mà sau khi

Người hưởng lợi đã được trả tiền thì Ngân hàng phát hành L/C không có quyền

Trang 10

đòi lai tiền Người hưởng lợi L/C trong bất cứ trường hợp nào Hối phiếu sẽ cócâu: “ Miễn truy đòi lại người kí phát” (Without recourse to drawer)

L/C tuần hoàn (revolving L/C): Là loại L/C mà số tiền của LC được tự động có

giá trị trở lại như cũ sau khi người hưởng lợi L/C đã sử dụng xong hoặc L/C đãhết thời hạn hiệu lực L/C tuần hoàn sử dụng khi hai bên tin cậy lẫn nhau, muahàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn và thời hạn dài, hàng hóa đồngnhất về chủng loại, phẩm chất, bao bì

L/C chuyển nhượng (transferable L/C): Là loại L/C mà trong đó quy định người

hưởng lợi đầu tiên có thể yêu cầu Ngân hàng mở L/C hoặc Ngân hàng trả tiền,

chấp nhận trả sau hay chiết khấu- Ngân hàng chuyển nhượng, chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền cho một hay nhiều người khác hưởng lợi.

L/C giáp lưng (back to back L/C): Là loại L/C được mở ra căn cứ vào L/C khác

làm đảm bảo, làm vật thế chấp L/C giáp lưng dùng trong buôn bán thông quatrung gian, khi người trung gian không muốn lộ thông tin khách hàng

L/C có điều khoản đỏ (Red-clause L/C): Là loại L/C trong đó quy đinh ngân

hàng phát hành ứng trước một khoản tiền nhất định cho người hưởng lợi trướckhi người bán thực hiện việc giao hàng và xuất trình chứng từ Còn được gọi là

L/C ứng trước.

Căn cứ vào thời điểm thanh toán

L/C trả ngay: Là loại L/C không huỷ ngang mà ngân hàng mở cam kết sẽ thanh

toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu ngay sau khi nhận được bộ chứng từ phù hợpvới L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C

L/C trả chậm: Là loại L/C không huỷ ngang được ngân hàng mở cam kết thanh

toán tiền hàng cho nhà xuất khảu sau một thời gian nhất định đã được thoảthuận giữa các bên liên quan, sau khi nhà xuất khẩu trình đủ bộ chứng từ phùhợp với L/C và trong thời hạn hiệu lực của L/C

Trang 11

I.2.Quy trình thanh toán quốc tế bằng L/C

Các bên tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ gồm có:

Người yêu cầu mở thư tín dụng là Người nhập khẩu hoặc Người nhập khẩu uỷthác cho một người khác

Ngân hang phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu, nó cấp tíndụng cho Người nhập khẩu

Người hưởng lợi thư tín dụng là ngưòi xuất khẩu hay bất cứ ngưòi nào khác màNgười hưởng lợi chỉ định

Ngân hàng thông báo thư tín dụng la Ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành

ở nước Người hưởng lợi.

Ngoài các bên tham gia như trên, còn có các Ngân hàng khác cũng tham gia vàophương thức tín dụng chứng từ gồm có: Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng trả tiền,Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ…

Hình 1: Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ lý thuyết tại các NHTM VN

(1) Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ

Ngân hàng thông báo

Advising Bank

Ngân hàng phát hành Issuing Bank

4 1

Trang 12

(2) Phát hành L/C qua ngân hàng đại lý cho Người xuất khẩu

(3) Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C chongười hưởng lợi

(4) Giao hàng

(5) Xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành L/C

(6) Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người yêu cầu(7) Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán

(8) Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ

I.3.Vai trò của phương thức TDCT trong hoạt động TTQT của NHTM VN:

Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như nhờthu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, v.v…Trong số đó, tín dụng chứng từ là phươngthức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất Khoảng 11-15% giao dịch thương mạiquốc tế sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, với tổng trị giá hàng năm là mộtnghìn tỷ đô la Mỹ Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rấtrộng rãi trong lĩnh vực ngân hàng Đó là hình thức thanh toán linh hoạt, bảo đảm tính

an toàn cho các giao dịch thương mại quốc tế Tín dụng chứng từ được nhiều Công ty,Ngân hàng ưu tiên lựa chọn vì nó đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu của thươngmại quốc tế

Thứ nhất, do các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia

khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tíndụng chứng từ giúp loại bỏ rào cản đó

Thứ hai, trong giao dịch tín dụng chứng từ, luôn có sự hiện diện của các ngân

hàng đại diện của hai bên đối tác, cùng với những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ,những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên trong hợp đồng

Do được ưu tiên sử dụng nên doanh thu từ hoạt động thanh toán tín dụng chứng

từ luôn đóng góp một phần chính vào doanh thu từ hoạt động thanh toán của các Ngânhàng thương mại Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐT&

PT VIỆT NAM

II.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) số Hàng Vôi- Hoàn Kiếm- Hà Nội

35-II.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

II.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo quyết định

số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Trong quá trình hoạt động vàtrưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳxây dựng và phát triển của Đất nước:

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (giai đoạn 1957-1981)

Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (giai đoạn 1981-1990)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (giai đoạn 1990- nay)

Được thành lập vào ngày 26/04/1957, BIDV không chỉ là ngân hàng thương mạilâu đời nhất Việt Nam mà còn là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớnnhất ở Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước xếp hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt độngtheo mô hình Tổng công ty nhà nước Tuân thủ các quy định của Chính phủ, BIDV đãkhẩn trương, tích cực chuyển đổi trở thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thànhviên gắn với việc cổ phần hóa BIDV.Việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng

đã được triển khai vào 6 tháng đầu năm 2011 Tính tại thời điểm 31/12/2010, vốn chủ

sở hữu của BIDV đạt mức 24.600 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2006, vốn điều lệđạt mức 14.600 tỷ đồng gấp 3,6 lần so với năm 2006 BIDV đang tăng cường khẩntrương đẩy mạnh cổ phần hóa để nâng vốn điều lệ lên mức 19.000- 20.000 tỷ đồng vàvốn chủ sở hữu lên 29.000- 30.000 tỷ đồng vào năm 2011- 2012

BIDV có:

 Tên của Ngân hàng:

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Tên gọi tắt bằng Tiếng Việt: Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam

Trang 14

- Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Anh: Bank for Investment and Development ofVietnam.

- Tên viết tắt: BIDV

 Trụ sở chính đặt tại: Tháp BIDV- Số 35- phố Hàng Vôi- quận Hoàn thành phố Hà Nội

Kiếm- Điện thoại: 04.2220.5544

 Fax: 04.2220.0399

 Trang Web: www.bidv.com.vn

 Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0106000439

 Mã số thuế: 0100150619

 Công ty kiểm toán: Ernst & Young

 Tư vấn cổ phần hóa: Morgan Stanley

Mô hình tổ chức:

Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm các khối lớn: Khối Công ty, khối Vănphòng đại diện đơn vị sự nghiệp, khối Ngân hàng và khối Liên doanh góp vốn cổphần Khối Ngân hàng gồm có các Sở giao dịch I, II, III và 114 chi nhánh

Hình 2: Hệ thống tổ chức của BIDV- hội sở chính

Trang 15

BAN VỐN

VÀ KINH DOANH VỐN

KHỐI BÁN LẺ

VÀ MẠNG LƯỚI

TRUNG TÂM THẺ

BAN KIỂM SOÁT

BAN QLRR TÍN DỤNG

KHỐI TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN

KHỐI HỖ TRỢ

TT TÁC NGHIỆP TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI

TRUNG TÂM DVKH

TRUNG TÂM THANH TOÁN

BAN KẾ TOÁN

BAN TÀI CHÍNH BAN QLRR

THỊ TRƯỜNG

VÀ TÁC NGHIỆP BAN THÔNG TIN

QL VÀ HỖ TRỢ ALCO

HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÁC UB/ HĐ THEO QĐ/YC

BAN ĐINH CHẾ

TÀI CHÍNH

Trang 16

 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sảnphẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợptrong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùngkhả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổibật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổphần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tưsân bay Quốc tế Long Thành…

Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mạiđược phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phingân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chứckinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn khẳng định là ngân hàng chủlực phục vụ đầu tư và phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạncho các thành phần kinh tế; là ngân hang có nhiều đầu tư các dự án trọng điểm

 Nhân lực

- Đến cuối năm 2010, BIDV đã có một đội ngũ nhân viên thực sự lớn mạnh với 16.475cán bộ nhân viên, trong đó tại Trụ sở chính và các chi nhánh là 15.342 người, khối cáccông ty, trung tâm, văn phòng đại diện là 1.133 người

- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanma, Nga, Séc

Trang 17

Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tácSingapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…

II.1.1.2 Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng

Hoạt động của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào 4 nhóm dịch vụ: dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ cho khách hàng định chế và dịch vụ ngân hàng điện tử

Dịch vụ chuyển tiền- thanh toán

Dịch vụ ngoại hối cá nhân

Dịch vụ thanh toán quốc tế

Dịch vụ thanh toán trong nước

Trang 18

Để tạo sự thuận tiện trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng, BIDV cung cấp dịch vụNgân hàng điện tử với nhiều phương tiện để khách hàng có thể lựa chọn Với dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV, khách hàng có thể truy vấn thông tin về tài khoản và cácthông tin ngân hàng khác tại bất cứ thời điểm nào trong ngày mà không phải đến các điểm giao dịch của BIDV

Internet banking - eBIDV

BIDV- direct banking

SMS banking (BSMS)

II.1.2 Giới thiệu về phòng ban nơi em thực tập, mục đích của việc thực tập và

vị trí công việc được giao:

Đơn vị thực tập: Trung tâm Thanh toán - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam (BIDV) - Hội sở chính- Số 35- Hàng Vôi- Hoàn Kiếm- Hà Nội

 Trung tâm Thanh toán trực thuộc Khối Tác nghiệp của Ngân hàng

Nhiệm vụ được giao:

 Sắp xếp hồ sơ, chứng từ theo hướng dẫn của cán bộ nghiệp vụ

 Nghiên cứu mô hình tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

 Nghiên cứu Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngânhàng ĐT&PT Việt Nam

Mục đích của việc thực tập:

 Quan sát, học hỏi các cán bộ Ngân hàng BIDV thực hiện nghiệp vụ thanh toánquốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, theo dõi việc xử lý xem xét chứng

từ, có cơ hội tiếp xúc với chứng từ thật

 Vận dụng những kiến thức thanh toán quốc tế (đặc biệt là kiến thức về phươngthức tín dụng chứng từ) đã học ở trường đại học vào thực tế

 Thấy được sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn

Trang 19

II.2 Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT ở Ngân hàng BIDV:

II.2.1 Khái quát về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam (BIDV)

Dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV bao gồm các dịch vụ:

 Chuyển tiền ra nước ngoài

Bảng 1: Bảng số liệu về doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế (đơn vị: tỷ VNĐ)

Ngày đăng: 08/10/2014, 22:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1) ICC- Phòng Thương Mại Quốc Tế “Bộ Tập Quán Quốc Tế về L/C”, người dịch GS.NSƯT. Đinh Xuân Trình, hiệu đính TS.NGƯT. Nguyễn Đức Dị, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tập Quán Quốc Tế về L/C
Nhà XB: NXB Đạihọc Kinh Tế Quốc Dân 2007
(2) Giáo trình Thanh toán Quốc tế, tác giả GS.NSƯT. Đinh Xuân Trình, NXB Thông tin và truyền thông, 2009 Khác
(3) Tài liệu Quy trình thanh toán quốc tế, NH ĐT&PT VN Khác
(4) Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010 của NH ĐT&PT VN Khác
(5) Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của NHĐT&PT VN Khác
(6) Số liệu báo cáo kết quả hoạt động Quý I năm 2011 của NHĐT&PT VN.(7) www.bidv.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ lý thuyết tại các NHTM VN - BÁO CÁO TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
Hình 1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ lý thuyết tại các NHTM VN (Trang 11)
Bảng 1: Bảng số liệu về doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế (đơn vị: tỷ VNĐ) - BÁO CÁO TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
Bảng 1 Bảng số liệu về doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế (đơn vị: tỷ VNĐ) (Trang 19)
Bảng 2: Doanh thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế (Đơn vị: tỷ VNĐ) - BÁO CÁO TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
Bảng 2 Doanh thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế (Đơn vị: tỷ VNĐ) (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w