1.1. Chú trọng chính sách phục vụ và thu hút khách hàng
Với phương châm “chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, trong thời gian tới Chi nhánh BIDV Thanh Xuân cần thực hiện những biện pháp sau:
Quan tâm và thực hiện tốt các chính sách đối với KH có quan hệ thường xuyên, có số dư tiền gửi, tiền vay ổn định tại chi nhánh.
Đa dạng hóa các hình thức huy động bằng tiền, ngoại tệ…trong đó chú trọng tăng các nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất đầu vào thấp của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân bởi vì đây là kênh huy động vốn dồi dào và tiết kiệm nhất.
Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các hình thức cho vay để có thể đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu vay vốn của KH, tạo sức cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công nhân viên trong công việc, cần có thái độ, phong cách phục vụ KH văn minh, lịch sự, đảm bảo thực hiện nghiệp vụ chuyên môn nhanh chóng, chính xác và kịp thời.
Tăng cường công tác khảo sát tiếp thị nhằm quảng cáo thương hiệu và cho KH biết những sản phẩm của NH nhằm thu hút KH mới và tạo sự tin tưởng cho KH cũ.
Tổ chức các buổi hướng dẫn KH gửi tiền, vay tiền tối thiểu 1 lần /năm để KH biết rõ các thủ tục cần thiết khi vay vốn hoặc gửi tiền đồng thời xử lý các khó khăn vướng mắc trong quan hệ giữa NH với KH.
1.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát là công việc rất quan trọng để đảm bảo chất lượng cho vay. Đặc biệt là khi Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng
để nâng cao chất lượng tín dụng thì vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát phải được nâng lên ở mức tương xứng. Do đó, Ngân hàng cần phải:
Thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm... thì Ngân hàng phải thực hiện xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quyết định của pháp luật. Điều này là rất cần thiết bởi vì trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng còn có thể qua nhiều thời gian mới bộc lộ những khuyết điểm nhất định. Vì thế phải giám sát khách hàng vay vốn, theo dõi kịp thời khả năng rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp đối phó thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Tổ chức họp định kỳ để kiểm tra, giám sát, phổ biến kế hoạch cho vay, thu nợ... theo khu vực phụ trách của từng cán bộ TD.
Công tác kiểm tra và lập báo cáo kiểm toán, quyết toán phải phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thực hiện đúng nguyên tắc chuyên môn của ngành NH để tiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động NH của Nhà nước và Hội sở.
Cán bộ của bộ phận này phải có năng lực về đánh giá hoạt động tín dụng ở cả hai phía khách hàng và Ngân hàng. Những người làm công tác này không liên quan đến hoạt động cho vay, thu nợ. Nhiệm vụ của bộ phận này là đánh giá tình hình hoạt động tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng nói riêng để kiến nghị với các cấp lãnh đạo các biện pháp nhằm thiết lập hệ thống phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mình.
Ngoài ra, Ngân hàng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhằm thanh lọc những cán bộ tín dụng mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của Ngân hàng.
1.3. Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng
Trong công tác TD, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho NH ra quyết định có đầu tư hay không. Các thông tin từ phía KH cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ TD không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do KH cung cấp trong hồ sơ tín dụng mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án trả nợ từ nhiều nguồn khác nhau.
Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về KH, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín
dụng KH…dựa trên các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ đánh giá chính xác hơn về KH vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.
1.4. Nâng cao trình độ cán bộ, công nhân viên, có định hướng pháttriển nguồn nhân lực triển nguồn nhân lực
Toàn bộ những quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ không có máy móc hay một công cụ nào khác ngoài cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Do đó, Ngân hàng cũng nên đề ra chính sách phát triển nguồn nhân lực và chăm lo việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ với một số biện pháp như:
Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng: Mỗi cán bộ tín dụng sẽ được giao phụ trách một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp. Việc phân nhóm tuỳ theo năng lực, sở trường, kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng. Qua đó, cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
Đào tạo các kỹ năng: Ngân hàng cần đào tạo cán bộ tín dụng theo các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kĩ năng điều tra, kĩ năng phân tích, kĩ năng viết, kĩ năng đàm phán...
Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ tín dụng, thưởng phạt nghiêm minh: những cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát vốn, vi phạm cơ chế cần được xử lý nghiêm khắc. Tuỳ theo mức độ có thể áp dụng các hình thức xử lý, kỷ luật như: chuyển công tác khác, tạm đình chỉ, sa thải...Ngoài việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng phải có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng. Đây là việc làm quan trọng nhằm giải quyết tình trạng cán bộ tín dụng “ ngại” cho vay. Do yếu tố tâm lý cán bộ tín dụng cho rằng nếu cho vay thu nợ hàng trăm tỷ cũng không được khen tặng, tăng lương nhưng chỉ cần một phát sinh quá hạn là bị chỉ trích, xử lý và bị coi là yếu kém.