Đánh giá chung về chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại Chi nhánh BIDV Thanh Xuân:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 28 - 31)

Chi nhánh BIDV Thanh Xuân:

3.1. Những kết quả đạt được:

Tuy ra đời và phát triển trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động do chịu tác động không nhỏ từ khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, hoạt động kinh doanh ngân hàng của ngân hàng BIDV không thể tránh khỏi những khó khăn, nhưng Chi nhánh đã nỗ lực vượt qua những thử thách ấy, nhanh chóng hoà nhập vào thị trường để tồn tại, đứng vững và ngày càng tăng trưởng, phục vụ có hiệu quả cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đặc biệt với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, sau mấy năm hoạt động đổi mới ngân hàng đã đạt được kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng.

3.1.1 Hoạt động tín dụng cá nhân hiệu quả.:

Từ những kết quả trong phần phân tích thực trạng ở trên, ta có thể thấy hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng rất hiệu quả. Các chỉ tiêu như hệ số thu hồi nợ, vòng quay vốn tín dụng hay tỷ lệ nợ quá hạn đều biến động theo chiều hướng tích cực qua các năm và luôn đứng ở mức rất cao so với các Ngân hàng khác. Có được thành công này là do ngân hàng đều thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ xét duyệt cho vay theo quy định được ban hành của các cấp có thẩm quyền; nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án, phân tích tín dụng, để tìm ra những rủi ro tiềm ẩn, loại trừ những hợp đồng kém hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó trong quá trình cho vay, ngân hàng tiến hành thực hiện kiểm tra, gồm cả kiểm

tra trước, trong và sau khi cho vay, mỗi khoản vay đều có người chịu trách nhiệm qua từng cấp tuỳ từng mức độ khác nhau.

3.1.2 Tạo niềm tin nơi khách hàng :

Bằng việc cung cấp các sản nhằm đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng như: cho vay mua nhà, mua ô tô, vay du học… và rất nhiều các dịch vụ tiện ích kèm theo, BIDV đã và đang trở thành lựa chọn số một của các khách hàng. Hơn nữa, khi khách hàng đến đây, họ được tư vấn bởi một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và thân thiện trong việc lựa chọn món vay, mức vay nào là phù hợp với khả năng tài chính của họ. Do đó, không có gì khó hiểu khi nói rằng thương hiệu BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm không chỉ của các khách hàng cá nhân mà còn là của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.

3.2. Những tồn tại và khó khăn

3.2.1. Sản phẩm khách hàng cá nhân còn chưa đa dạng:

Đây là điểm nhìn thấy rõ nhất trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng BIDV nói chung và Chi nhánh nói riêng nếu so sánh với các ngân hàng khác như Vietinbank, Agribank... Tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng mới chỉ cung cấp 7 gói sản phẩm phục vụ khách hàng cá nhân – một con số vẫn còn khá khiêm tốn cho một thị trường tiềm năng như quận Thanh Xuân. Rõ ràng, ngay cả khi chất lượng phục vụ rất tốt nhưng nếu một ngân hàng nghèo nàn trong các gói sản phẩm, dịch vụ của mình thì khách hàng cảm thấy sự lựa chọn của họ bị giới hạn và dễ dàng từ bỏ ngân hàng này để đến ngân hàng khác với những tiện ích đa dạng hơn. Do vậy, đây thực sự là một hạn chế mà Chi nhánh cần phải khắc phục ngay.

3.2.2. Thị phần thu hẹp:

Tuy nằm trong trung tâm khu vực thành phố có nhiều tiềm năng nhưng hiện nay có rất nhiều tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn Thanh Xuân, điều này đã làm cho thị phần ngày càng thu hẹp, các tổ chức tín dụng đua nhau thực hiện các chiến lược thu hút các khách hàng của những Ngân hàng khác đang hoạt động trên địa bàn và BIDV Thanh Xuân cũng đang phải chịu sự cạnh tranh từ những chiến lược kinh doanh này.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và những diễn biến kinh tế, chính trị phức tạp nên nền kinh tế nước ta cũng chịu những tác động rất lớn, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2011. Và hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó. Sự ra đời của một loạt các thông tư, chỉ thị của Ngân hàng nhà nước trong hai năm trở lại đây thật sự đã gây khó khăn rất lớn cho hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại. Điển hình là chỉ thị 01/CT- NHNN ra đời vào 01/03/ 2011 yêu cầu các Ngân hàng kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, thực hiện “giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30 tháng 6 năm 2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31 tháng 12 năm 2011, tỷ trọng này tối đa là 16%” đã khiến cho hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng cá nhân vô cùng khó khăn khi mà NHNN lại thắt chặt đầu ra như vậy. Để thực hiện chỉ thị này, tính đến 30/06/2011 BIDV đã phải gấp rút thu hồi trước hạn các khoản cho vay thuộc lĩnh vực phi sản xuất đến mức tối đa, do đó lợi nhuận từ hoạt động này trong tương lai sẽ có phần giảm sút.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 28 - 31)