1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở

90 886 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 616,5 KB

Nội dung

Luận văn, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo là sản phẩm kiến thức, là công trình khoa học đầu tay của sinh viên, đúc kết những kiến thức của cả quá trình nghiên cứu và học tập một chuyên đề, chuyên ngành cụ thể. Tổng hợp các đồ án, khóa luận, tiểu luận, chuyên đề và luận văn tốt nghiệp đại học về các chuyên ngành: Kinh tế, Tài Chính & Ngân Hàng, Công nghệ thông tin, Khoa học kỹ thuật, Khoa học xã hội, Y dược, Nông - Lâm - Ngữ... dành cho sinh viên tham khảo. Kho đề tài hay và mới lạ giúp sinh viên chuyên ngành định hướng và lựa chọn cho mình một đề tài phù hợp, thực hiện viết báo cáo luận văn và bảo vệ thành công đồ án của mình.

Trang 1

Thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở

DANH MỤC VIẾT TẮT

CNH Công nghiệp hoáHĐH Hiện đại hoáTHCS Trung học cơ sở

GD ĐT Giáo dục đào tạoPPDH Phương pháp dạy học

THPT Trung học phổ thôngTHCN Trung học chuyên nghiệp

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá vớimục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp trở thành nướccông nghiệp , hội nhập với cộng đồng quốc tế Nhân tố quyết định thắng lợicủa công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực ViệtNam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân tríđược nâng cao Vì vậy phải chăm lo đến nguồn lực người, chuẩn bị lớp ngườilao động có những phẩm chất và đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới và việcnày cần phải bắt đầu từ giáo dục phổ thông Tinh thần đó được thể hiện quanhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước Đặc biệt ngày 9/12/2000 Quốc hộiNước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn nghị quyết số40/2000/QH 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Việc đổi mớichương trình giáo dục phổ thông quán triệt về nội dung, phương pháp giáo dục

đã được qui định trong luật giáo dục đối với các bậc học, cấp học

Trung học cơ sở là cấp học nối giữa Tiểu học và Trung học phổ thông tạonên một sự liên thông gắn bó các cấp, bậc học của giáo dục phổ thôngvà thựchiện mục tiêu “ Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả củatiểu học Có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về

kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vàocuộc sống lao động”

Trang 4

Chương trình THCS mới chú ý mục tiêu: “ Phát triển tiếp tục kỹ năng họctập chung và kỹ năng học tập bộ môn, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thứcvào các tình huống học tập mới, vào thực tế sản xuất và đời sống, hình thànhthói quen và phương pháp tự học, phát triển năng lực thu thập, xử lý, và truyềnthông tin, khả năng phát triển và giảI quyết vấn đề Độc lập suy nghĩ, sáng tạotrong tư duy và trong hành động “.

Chỉ thị 14/ 2001/ CT - TTg là đổi mới nội dung giáo dục, sách giáo khoa,đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới đánh giá đồng thời với đổi mới cơ sở vậtchất thiết bị dạy học và công tác quản lý giáo dục

Thực tế cho tháy với cách dạy học phổ biến hiện nay là phương pháptruyền - thu 1 chiều “ thầy đọc, trò chép “ ghi nhớ tái hiện kiến thức là chính,cho nên khó đạt được những yêu cầu của chương trình giáo dục đã đặt ra Vì lẽ

đó đổi mới PPDH là điều hết sức cần thiết cùng với đổi mới nội dung chươngtrình, sách giáo khoa Trong những năm qua đã có không ít những nghiên cứu đềcập tới đổi mới PPDH nhưng các phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn chếngự trong việc giảng dạy ở trường THCS Vậy nguyên nhân nào dẫn tới hiệntượng này? Theo chúng tôi có rất nhiều nguyên nhân và một trong những nguyênnhân là việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của cán bộ quản lý trường THCSchưa đáp ứng yêu cầu Công tác quản lý giáo dục cần đổi mới để theo kịp cácyêu cầu, các nhiệm vụ mới, một mặt cần tạo điều kiện cho giáo viên thuận lợihơn, phấn khởi hơn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, một mặtcần xem chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là một nội dung của công tác

Trang 5

quản lý giáo dục.

Vì thế chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “ Thực trạng chỉ đạo hoạt

động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở“.

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy họccủa hiệu trưởng ở trường THCS nhằm hiện thực hoá chủ trương đổi mớiPPDH của ngành và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cho cán bộ quản lýtrường THCS

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

3.2 Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mớiPPDH ở trường THCS

3.3 Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệutrưởng ở trường THCS

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đề tài tập trung nghiên cứu những biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởngtrường THCS đối với giáo viên để thực hiện đổi mới PPDH theo hướng pháthuy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh đáp ứng đổi mới nộidung chương trình, SGK ở THCS

Phạm vi khảo sát được thực hiện ở một số trường THCS của Hà Nội, HàTây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Hà Giang

Trang 6

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, thu thập phântích thông tin để tìm hiểu một số khái niệm về PPDH, chỉ đạo dạy học Nghiên cứu một số văn bản về định hướng đổi mới giáo dục phổ thông, đổimới PPDH bậc THCS

5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát:

Thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn cá nhân và dự giờ Việc điều tra khảo sátđược thực hiện trên hai nhóm đối tượng:

- Giáo viên trực tiếp giảng dạy ở cấp THCS nhằm phân tích, đánh giá thựctrạng của việc sử dụng các PPDH về các khía cạnh liên quan đến việc đồi mớiPPDH

- Cán bộ quản lý trường THCS nhằm đánh giá thực trạng việc chỉ đạo hoạtđộng đổi mới PPDH ở trường THCS

5.3 Phương pháp chuyên gia: Thông qua trao đổi, thảo luận nhằm thu thậpcác ý kiến đóng góp của các nhà khoa học Ngoài ra nhóm nghiên cứu cũng sửdụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thống kê toán học đểphân tích, tổng hợp làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp

6 TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU:

Từ tháng 5/ 2002 đến 12/ 2002

- Tập hợp lực lượng nghiên cứu

- Tổ chức họp bàn xác định nội dung, kế hoạch nghiên cứu

Trang 7

- Triển khai nhiệm vụ nghiên cứu đến các thành viên tham gia nghiêncứu.

Từ tháng 12/ 2002 đến 5/ 2003

- Khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng ởtrường THCS

- Xử lý kết quả điều tra khảo sát

- Hội thảo đánh giá thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới phương phápcủa hiệu trưởng ở trường THCS

Từ tháng 6/ 2003 đến 12/ 2003

- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

- Bảo vệ cấp cơ sở

- Điều chỉnh sửa chữa báo cáo kết quả nghiên cứu

- Bảo vệ đề tài nghiệm thu cấp Bộ

NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PPDH Ở TRƯỜNG THCS

1.1 Cơ sở pháp lý của việc đổi mới PPDH ở Trường THCS

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và THCS nói riêngthực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX, Nghị quyết 40/2000/QH 10 Chỉ

Trang 8

thị số 14/2001/CT-TTg là đổi mới nội dung giáo dục, sách giáo khoa; đổimới phương pháp giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá đồng thời với đổimới cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và công tác quản lý giáo dục Trong đóđổi mới PPGD giữ vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện mục tiêu giáodục THCS.

Đổi mới phương pháp giáo dục là một chủ trương của Đảng và Nhànước Nghị quyết Trung ương 2 khoá 8 đã nêu rõ: “Phải đổi mới phươngpháp giáo dục-đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thànhnếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháptiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học bảo đảm điều kiện

và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”.Luật giáo dục, điều 24 khoản 2 quy định: “Phương pháp giáp dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinhphù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp

tự học rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đếntình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

THCS là một cấp học phổ cập trong thời gian tới (năm 2010) nhằmnâng cao mặt bằng dân trí, chuẩn bị đào tạo nguồn cho giai đoạn CNH,HĐH Do vậy đã có những đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung,phương pháp, phương tiện để đáp ứng các yêu cầu mới của xã hội, cũngnhư yêu cầu mới của người học Việc biên soạn sách giáo khoa mới vớinhững yêu cầu đặt ra một mặt nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho

Trang 9

giáo viên đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập củahọc sinh qua việc xây dựng một hệ thống các câu hỏi bài tập Mặt khácsách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên phải đổi mới PPDH, giáo viên làngười thiết kế trên giáo án các hoạt động của thầy và trò ở trên lớp, làngười thông báo tin mới, tổ chức hướng dẫn cho học sinh thu thập thôngtin, xử lý thông tin và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, là trọngtài trong khi học sinh tranh luận với nhau, giúp học sinh tự hoàn thànhnhiệm vụ học tập Những điều nêu trên đòi hỏi công tác quản lý giáo dụcphải đổi mới để đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ mới trong việc thực hiệnđổi mới phương pháp dạy học là một nội dung của công tác quản lý giáodục.

1.2 Cơ sở giáo dục học của việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS

1.2.1 Phương pháp dạy học

• Khái niệm về phương pháp dạy học:

Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động thống nhất có sựtương tác biện chứng giữa thầy và trò nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụdạy học

Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học.Chúng là hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau

về mục đích và nhiệm vụ, tác động qua lại với nhau và là hai mặt của quátrình dạy học

Trang 10

• Cách phân loại các phương pháp dạy học:

Cách phân loại của BaBanxKi: Ông phân loại hệ thống phương pháp dạy

học thành 3 nhóm:

- Các phương pháp kích thích và thúc đẩy động cơ hoạt động học tập

- Các phương pháp tổ chưc và thực hiện hoạt động nhận thức-học tập

- Các phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra hiệu quả của hoạt động nhậnthức, học tập

Cách phân loại của Đanilov M.A:

Cách phân loại này dựa trên mục đích và nhiệm vụ dạy học được thể hiệntrong mỗi giai đoạn của quá trình dạy học - ông chia hệ thống phươngpháp dạy học làm 3 nhóm:

- Nhóm 1: Nghiên cứu tài liệu mới

- Nhóm 2: ứng dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, củng cố kỹ năng kỹ xảo

- Nhóm 3: Kiểm tra kiến thức của học sinh

Cách phân loại của Pêtrôvsky:

Trên cơ sở các phương tiện được sử dụng trong quá trình dạy học, ôngchia hệ thống phương pháp dạy học thành 3 nhóm lớn:

Trang 11

Theo ông phân loại là một quy luật về mối liên hệ qua lại biện chứnggiữa mục đích, nội dung và phương pháp Theo quan điểm đó, ông phânloại hệ thống phương pháp dạy học thành 5 nhóm như sau:

- Nhóm 1: Nghiên cứu tài liệu mới

- Nhóm 2: Củng cố kiến thức

- Nhóm 3: Vận dụng phức hợp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo

- Nhóm 4: Khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức

- Nhóm 5: Kiểm tra đánh giá và uốn nắn kiến thức kỹ năng, kỹ xảo

Trong những năm gần đây với sự phát triển như vũ bão của khoa họccông nghệ, những yếu tố kỹ thuật hiện đại đã xâm nhập sâu vào tất cả mọilĩnh vực đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực khoa học giáo dục Chính vìthế trong lý luận dạy học nói chung cũng như trong lĩnh vực phương phápdạy học nói riêng đã xuất hiện những xu hướng tiếp cận về phương phápdạy học như:

Dạy học theo quan điểm hợp tác:

Trong quá trình dạy học hợp tác GVvà HS đều được coi có vai trò bìnhđẳng, các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơvới nhau nhằm thực hiện mục đích chung

PPDH hợp tác là hoạt động có động cơ và tự nguyện của HS, GV đượcđặt vào tư thế sẵn sàng hỗ trợ, thông qua đó sẽ hình thành được mối quan

hệ vừa dọc (Thầy-Trò) vừa ngang (Trò-Trò) đảm bảo các nguyên tắc tíchcực, tác động qua lại và tham gia, hợp tác

Trang 12

Dạy học giải quyết vấn đề:

Dạy học giải quyết vấn đề có nét đặc trưng là giáo viên chính là ngườitạo ra những tình huống có vấn đề, dẫn dắt, định hướng cho học sinh pháthiện ra vấn đề, từ đó hướng cho học sinh hứng thú hoạt động, tích cực vàsáng tạo giải quyết vấn đề Thông qua đó, HS có thể lĩnh hội tri thức, rènluyện kỹ năng và đạt được các mục đích học tập

Dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin:

Ngày nay với sự phổ cập máy tính điện tử và sự phát triển của côngnghệ thông tin, nhiều nước trên thế giới đã cho ra đời những phòng họcthông minh, trường học nối mạng, học tập trực tiếp, xêmina, hội thảo trựctuyến Đây là những hình thức học tập hiện đại và có tính tương tác caogiữa người học với người học, người học với thầy từ bất cứ khoảng cáchnào

Với điều kiện máy tính điện tử đã, đang và sẽ được trang bị đầy đủ hơncho các trường phổ thông, chúng ta có thể khai thác triệt để thế mạnh nàynhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh

Tất cả những vấn đề lý luận về PPDH nói trên sẽ là điểm tựa để nghiêncứu đổi mới PPDH ở trường THCS:

Định hướng đổi mới PPDH ở Trường THCS của Việt Nam.

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định: “Phải đổi mớiphương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truiyền thụ một chiều, rènluyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các

Trang 13

phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học,đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất làsinh viên đại học”

- Định hướng PPDH ở Trường THCS là phương pháp dạy học tích cực với những đặc trưng cơ bản là:

+ Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn với vai trò trọng tài, cốvấn

Học sinh là chủ thể nhận thức, được phát triển trong hoạt động, đượcgiáo viên hướng dẫn, khuyến khích, động viên học sinh học tập bằng hànhđộng tuỳ theo hứng thú và khả năng của mình

+ Sử dụng ngày càng nhiều phương pháp và phương tiện kỹ thuật để

có thể cá thể hoá, phân hoá việc học tập của học sinh

+ Quan tâm tới việc hướng dẫn học sinh học tập cá nhân

- Phương pháp dạy học phải :

+ Kế thừa những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyềnthống

+ Lựa chọn, phối hợp các PPDH hiện đại nhằm tích cực hoá hoạtđộng nhận thức của từng cá nhân học sinh Cần tiếp cận với PPDHgiải quyết vấn đề vận dụng tinh thần của lý thuyết dạy học tìnhhuống, dạy học hợp tác…

- Hệ PPDH được lựa chọn phải:

Trang 14

+ có tính thực thi, có khả năng áp dụng vào thực tiễn dạy học củanước ta và có tác dụng cải tạo dần thực tiễn đó.

+ Các PPDH sẽ phối hợp các hoạt động độc lập của học sinh

+ HS cần được tạo điều kiện hoạt động học tập độc lập dưới sự kiểmtra của GV

1.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS

• Quan niệm chung về đổi mới PPDH

- Đổi mới giáo dục nói chung, PPDH nói riêng là quy luật phát triển của

xã hội, của giáo dục và của chính bản thân người làm công tác giáo dục,của giáo viên và học sinh trong điều kiện mới

- Đổi mới không phải là thay cái cũ bằng cái mới Nó là sự kế thừa, và

sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống phương pháp dạy họctruyền thống hiện còn có giá trị tích cực trong việc hình thành trí thức, rènluyện kỹ năng, kinh nghiệm và phát triển thái độ tích cực với đời sống,chiếm lĩnh các giá trị xã hội

- Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải kiên quyết loại bỏ cácphương pháp dạy học lạc hậu, truyền thụ một chiều, biến học sinh thànhngười thụ động trong học tập, mất dần khả năng sáng tạo vốn có của ngườihọc Đồng thời khắc phục những chướng ngại về tâm lý, những thói quen

cổ hủ đã trở thành thâm căn cố đó ở người dạy và người học

Trang 15

- Phải quyết tâm, mạnh dạn chiếm lĩnh những thành tựu mới của khoahọc, kỹ thuật, công nghệ, tin học có khả năng ứng dụng trong quá trìnhdạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Đổi mới phương pháp dạy học phải thực sự góp phần nâng cao chấtlượng dạy học

• Tiếp cận hệ thống trong đổi mới phương pháp dạy học ở trườngTHCS

- Đặt sự đổi mới PPDH trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mớimục tiêu (M) - nội dung (N) trong chương trình học tập

- Phải bắt đầu từ đặc điểm đối tượng học tập theo tinh thần:

+ Phát huy triệt để tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh tronggiờ học tập

+ Phân hoá vừa sức cố gắng của đối tượng

+ Tăng cường dạy cách tự học, tự hoàn thiện mình cho mỗi học sinh

- Đầu tư và sử dụng tối ưu các nguồn lực phục vụ cho hoạt động dạy học.+ Tiềm lực của đội ngũ giáo viên

+ Cơ sở vật chất thiết bị dạy học

Trang 16

+ Môi trường giáo dục tích cực.

- Đổi mới cách quản lý cho phù hợp với sự đổi mới mục tiêu, nội dungchương trình và phương pháp dạy học

- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá

Nhìn chung, muốn đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả phải thựchiện một cách có hệ thống đồng bộ trong bản thân các thành tố của quátrình dạy học cũng như toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân trong thời đạimới

Trên đây chúng tôi đã trình bầy những vấn đề cốt lõi nhất của vấn đề lýluận dạy học Trong đó có kế thừa những giá trị của truyền thống vànhững thành tựu mới hiện nay Những vấn đề lý luận đó một mặt có thểứng dụng một cách sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học ở trườngphổ thông Mặt khác nó cũng là một trong những cơ sở để chỉ đạo hoạtđộng dạy học theo tinh thần đổi mới ở trường THCS

1.3 Cơ sở tâm lý học của hoạt động Dạy - Học

1.3.1 Hoạt động dạy và các đặc điểm tâm lý của nó

Hoạt động dạy bao gồm các loại công việc: a) công việc chuẩn bị củagiáo viên (vạch kế hoạch giảng dạy cả năm và từng chương, từng phần,soạn giáo án, v v); b) công việc truyền đạt hay tổ chức sự lĩnh hội nộidung và c) công việc nhằm bảo đảm mối liên hệ ngược từ học sinh đếngiáo viên, nghĩa là kiểm tra tiến trình và kết quả của hoạt động học

Trang 17

Giáo viên phải hoạch định và thực hiện các loại công việc sau và phải

có những năng lực tương ứng:

- Xây dựng lôgíc của nội dung tài liệu học tập;

- Thiết kế tài liệu học tập;

- Chuẩn bị phối hợp các thủ thuật, phương pháp dạy học, cải tổ chúngtrong tiến trình dạy - học;

- Dự thảo và thực hiện các phương tiện dạy học;

- Hoạch định hành vi và hoạt động cần thiết của học sinh;

xã hội và mặt nhân cách Việc thực hiện quá trình dạy học đòi hỏi phải có

sự thể hiện tích cực của các chức năng tri giác; biểu cảm, giao tiếp, tổchức, và thiết kế ở người giáo viên

Trang 18

Đặc trưng tâm lý của hoạt động dạy còn thể hiện ở việc sử dụng cácphương pháp và thủ thuật dạy học Thông thường trình độ chuyên môn vềgiảng dạy được thể hiện ở sự phối hợp các phương pháp dạy học một cáchphù hợp với tài liệu học tập đa dạng và với người học tài liệu đó Nhữngtri thức lý luận phức tạp nhất đòi hỏi phải sử dụng các tri thức bổ trợ đểhiểu được tri thức cơ bản trong bài đồng thời với việc vận dụng các trithức phức tạp đó vào những tình huống mới đối với học sinh, để lĩnh hội

và củng cố được các tri thức đó Do đó, một tài liệu học tập như thế ít nhấtcũng đòi hỏi phải có 3 - 4 phương pháp dạy học, bao gồm nhiều thủ thuậtkhác nhau, để học sinh có thể lĩnh hội được nó Tính chất mềm dẻo trongviệc xây dựng các thủ thật và phương pháp dạy học tuỳ thuộc vào tính chấtcủa tài liệu học tập và trình độ của học sinh - đó là một thuộc tính đặc biệtquan trọng, cần thiết đối với người giáo viên

Yếu tố tâm lý khi soạn bài cũng giữ một vai trò lớn Giáo viên phải hìnhdung trước được trình độ của lớp học, tâm trạng của lớp, dự kiến phân chialớp học thành từng nhóm khác nhau theo khả năng lĩnh hội tài liệu có thể

có ở học sinh, dự kiến thái độ, phản ứng của học sinh với bài giảng,v v ởgiai đoạn này, giáo viên còn phải thiết kế các thủ thuật cá thể hoá việc dạyhọc Sự khéo léo và tế nhị về tâm lý đòi hỏi phải cá thể hoá việc dạy học.Điều quan trọng là, trong một mức độ như nhau phải bảo đảm những điềukiện để cho những khả năng cá nhân của từng học sinh - các năng lực,

Trang 19

nhịp độ lĩnh hội…được phát huy; đồng thời không hạ thấp học sinh yếuhơn, cũng không thúc đẩy sự tự phụ của học sinh khá hơn.

Khi nhận xét và đánh giá các câu trả lời của học sinh thường xuất hiệnnhững tình huống tâm lý phức tạp Các câu trả lời của học sinh thườngthiếu chính xác, không định hình Trong những điều kiện đó thì điều cực

kỳ quan trọng là giáo viên phải biết nhận ra cái gì là cái mà học sinh muốnnói ra nhưng không biết cách biểu đạt Một kỹ năng cơ bản là kỹ năng cảmnhận được hạt nhân của một ý nghĩ đúng đắn hoặc đặc sắc trong câu trả lờikhông chính xác của học sinh, ủng hộ cái mầm chân lý hay tính độc đáo,đem lại niềm tin cho học sinh

Trong một mức độ đáng kể, thành công của việc dạy, học phụ thuộc vàochỗ: dạy- học như là sự tác động qua lại giữa thầy và trò trên cơ sở mộtnội dung dạy học xác định

Khía cạnh tâm lý của sự tác động qua lại giữa thầy và trò là ở chỗ: nóchính là sự giao tiếp trong quá trình dạy - học Sự tác động qua lại giữathầy và trò (như là một quá trình giao tiếp với mục đích dạy - học) có mặtthông tin, bởi vì thầy thông báo cho trò những thông tin xác định Sự giaotiếp này cũng là sự tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh (mặt tổchức) Nó không tránh khỏi sự tác động giáo dục đến học sinh (mặt giáodục) Vì vậy, thầy giáo cần phải suy nghĩ cả về tính chất của thông tin, lẫn

về hình thức biểu đạt thông tin Họ phải suy nghĩ về tính chất và sức mạnh

Trang 20

của tác động tổ chức, phải luôn nhớ rằng mỗi hành động giao tiếp bằngcách này hay cách khác đều có tác động giáo dục.

Khi thầy giáo thông báo hay tổ chức hoạt động của học sinh, sự giaotiếp giữa thầy - trò mang tính chất chế định, tác động của nó sẽ khác vớigiao tiếp tự do trong giờ nghỉ, trong thời gian ngoài giờ học Cả hai loạigiao tiếp (chế định và tự do) đều có những đặc điểm tâm lý riêng đối vớicác nhóm học sinh khác nhau Chẳng hạn, có những học sinh này né tránh

sự giao tiếp tự do, có những học sinh khác lại tìm kiếm nó Đặc điểm tâm

lý của giao tiếp phụ thuộc nhiều vào chính người giáo viên, vào kỹ năngthực hiện hình thức giao tiếp này hay hình thức giao tiếp kia Do đó, trongdạy- học diễn ra các loại giao tiếp sau: a) giữa cá nhân (giáo viên) với cánhân (học sinh); b) giữa cá nhân (giáo viên) với nhóm hay tập thể họcsinh; c) Giữa cá nhân (học sinh) với nhóm Đặc điểm tâm lý của quá trìnhdạy - học trong loại giao tiếp này khác với đặc điểm tâm lý của quá trìnhday - học trong loại giao tiếp khác

Giao tiếp còn là một thành tố của nội dung giáo dưỡng Chúng ta cầnphải dạy cho học sinh cả nghệ thuật giao tiếp nữa Như vậy, sự gương mẫucủa giáo viên về mặt giao tiếp cũng rất quan trọng Sự tế nhị và lịch thiệpcủa giáo viên là một nhân tố rất quan trọng cho sự thành công của dạy học

và giáo dục

Giao tiếp trong quá trình dạy - học là một công cụ hiệu lực, nó khiếncho học sinh cảm thấy được bảo vệ và bảo trợ một cách cần thiết

Trang 21

Cuối cùng, còn một khía cạnh tâm lí nữa cần được nói đến Một ngườithầy giáo mà không trau dồi trách nhiệm, lương tâm, nâng cao trình độchuyên môn, tay nghề, thì tất yếu sẽ bị tụt lùi Muốn tránh điều đó, thì điềuquan trọng đối với người giáo viên là phải có tâm thế không ngừng tựhoàn thiện bản thân và sáng tạo: Có thể thấy rõ 3 phạm vi sáng tạo củangười giáo viên: hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục học hoặc

bộ môn giảng dạy; hoạt động thiết kế trong lĩnh vực các thủ thuật, cácphương pháp và phương tiện dạy học; sự sáng tạo trong quá trình tổ chức

và thực hiện việc dạy học và giáo dục

Những điều đã trình bày ở trên cho ta thấy tâm lí học dạy học giúpchúng ta hiểu bản chất của hoạt động dạy và hoạt động học Kết quả củahoạt động này có những thể hiện bên ngoài có thể quan sát được và đằngsau những sự kiện có thể quan sát được đó còn ẩn chứa những hiện tượngtâm lí mà người giáo viên cần tìm hiểu, xem xét, để điều khiển hoạt độnghọc tập của học sinh, xác lập mối quan hệ giữa các hành động của thầy vàcác hành động tương ứng của trò và định hướng kết quả của hoạt độngphối hợp cùng nhau này

1.3.2 Hoạt động học và các đặc điểm tâm lí của nó

Hoạt động học là hoạt động của học sinh nhằm lĩnh hội nội dung kinhnghiệm xã hội Để lĩnh hội các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo (kinh nghiệm xãhội) nhất định, học sinh có thể có hai cách học, và do đó có hai dạng hoạtđộng học khác nhau Cách thứ nhất chỉ nhằm nắm các khái niệm và kỹ

Trang 22

năng mới, xem đó là mục đích trực tiếp Cách thứ hai là tiếp thu các trithức và kĩ năng trong khi thực hiện các mục đích khác Học tập theo cáchthứ hai không phải là một hoạt động độc lập, mà là một quá trình đượcthực hiện như là một thành phần và kết quả của một hoạt động khác.Thông thường việc học của học sinh được diễn ra theo cả hai cách Cònhoạt động học mà ta nói ở trên đây là hoạt động có mục đích theo cách họcthứ nhất hướng trực tiếp vào việc nắm các tri thức và kĩ năng nhất định.Các hoạt động khác trong nhà trường (vui chơi, lao động) cũng giúp chohọc sinh nắm được các tri thức, kĩ năng … nhưng việc nắm các tri thức, kĩnăng đó chỉ là kết quả phụ, kết quả đi kèm theo của hoạt động mà thôi.Cho nên hoạt động học khác với hoạt động do học sinh tiến hành trongquá trình học tập (vui chơi, lao động…) ở chỗ: một cách khách quan nócũng hướng vào việc hình thành nhân cách học sinh Nhưng khác hẳn cáchoạt động khác do học sinh tiến hành trong quá trình học tập, hoạt độnghọc hướng một cách chủ quan (có mục đích) vào việc hình thành nhâncách của bản thân “Hoạt động học, trước hết là hoạt động mà nhờ nó diễn

ra sự thay đổi trong bản thân học sinh Đó là hoạt động nhằm tự biến đổi

mà sản phẩm của nó là những biến đổi diễn ra trong chính bản thân chủthể trong quá trình thực hiện nó” (Đ B Encônin)

Tuy nhiên, học tập không đồng nhất với lĩnh hội Trong hoạt động họctập bao gồm việc định hướng học tập, lập kế hoạch hoạt động, bản thânhoạt động học và việc kiểm tra hiệu quả của nó Việc học đòi hỏi kĩ năng

Trang 23

thực hiện một loạt các hành động không trực tiếp liên quan đến sự lĩnhhội, nhưng lại là tiền đề cần thiết cho nó Có những kĩ năng học tập như:đọc sách, lập đề cương đơn giản và phức tạp, tóm tắt, trích dẫn; kết hợpđúng đắn làm việc và nghỉ ngơi, biết các phương pháp học thuộc, tái hiệntrong trí nhớ, xây dựng các bản báo cáo v v Hoàn toàn rõ ràng là: quátrình lĩnh hội gắn liền với các thao tác phân tích - tổng hợp, so sánh kháiquát… của tư duy Đồng thời, việc lĩnh hội cùng một nội dung như nhaulại có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp và phương tiện học tậpkhác nhau.

Vấn đề tâm lí chủ yếu của học tập là xu hướng, với biểu hiện tập trung

là hứng thú, đối với loại hoạt động này (thích học), hứng thú tìm tòi, hamhiểu biết, hứng thú tự hoàn thiện bản thân Nếu sự hứng thú đối với việchọc tập không được hình thành, thì bản thân sự lĩnh hội sẽ diễn ra thấp hơnnhiều so với cường độ vốn có của học sinh Ngoài hứng thú ra, thì sự ổnđịnh, tập trung tư tưởng, khuynh hướng khắc phục khó khăn, tình cảmtrách nhiệm và nghĩa vụ cũng giữ vai trò quan trọng đối với việc học tập.1.4 Cơ sở lý luận quản lý giáo dục

Quá trình quản lý là quá trình hoạt động của chủ thể quản lý nhằm thựchiện tổ hợp các chức năng quản lý, đưa hệ quản lý tới mục tiêu Quá trìnhquản lý bao gồm 4 chức năng:

• Kế hoach hoá

• Tổ chức

Trang 24

• Chỉ đạo

• Kiểm tra

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tập chung vào chức năngchỉ đạo

1.4.1 Khái niệm chức năng chỉ đạo:

- Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độcủa những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu chất lượng cao

1.4.2 Vị trí, vai trò của chức năng chỉ đạo:

Chức năng chỉ đạo là chức năng thứ 3 trong 1 quá trình quản lý, nó cóvai trò cùng với chức năng tổ chức để hiện thực hoá các mục tiêu Chứcnăng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt độngnhằm đạt được mục tiêu có chất lượng và hiệu quả Thực chất của chứcnăng chỉ dạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý tớinhững người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức, hệ thốnggiáo dục và nhà trường thành nhu cầu của mọi cán bộ công chức, trên cơ

sở đó mọi người tích cực tự giác và mang hết khả năng để làm việc Do đóchức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiệncác mục tiêu quản lý và góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả cao củacác hoạt động

1.4.3 Nội dung chủ yếu của chức năng chỉ đạo

Chức năng chỉ đạo là một chức năng quản lý quan trọng và cần thiết choviệc hiện thực hoá các mục tiêu, do trong chỉ đạo giáo dục quán triệt

Trang 25

phương châm “duy trì - ổn định - đổi mới - phát triển” trong các hoạt độngcủa nhà trường và cả hệ thống giáo dục, từ đó, chức năng chỉ đạo tronggiáo dục cần thực hiện các nội dung sau:

(1) Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ(2) Thường xuyên đôn đốc, động viên và kích thích

(3) Giám sát và sửa chữa

(4) Thúc đẩy các hoạt động phát triển

Chức năng chỉ đạo có nguồn gốc từ hai thuật ngữ Directing (điều hành)

và thuật ngữ Leading ( Lãnh đạo), do đó chỉ đạo vừa có ý nghĩa ra chỉ thị

để điều hành vừa là tác động ảnh hưởng tới hành vi, tháI độ (ảnh hưởng tớiquá trình hình thành động cơ làm việc) của mọi thành viên trong toàn bộ

hệ thống trên cơ sở sử dụng đúng đắn các quyền của người quản lý

Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ cũng nhưtác động ảnh hưởng tới các thành viên khác phảI đảm bảo phù hợp, thiết thực

và cụ thể với khả năng và trình độ của từng thành viên trong tổ chức hay trongtrường học

Việc thực hiện thường xuyên đôn đốc, động viện và kích thích lao động cótác dụng như quá trình tạo động cơ làm việc của mọi thành viên Trong giaiđoạn này, người quản lý cần có những tác động cần thiết tới các đối tượngnghiên cứu để biến các yêu cầu tập thể thành nhu cầu hoạt động của từngngười Khi đó mọi người sẽ thể hiện được hết khả năng và công sức của mìnhcho việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức

Trang 26

Giám sát là quá trình hoạt động của chủ thể quản lý theo dõi việc thực hiệncác nhiệm vụ của cấp dưới, khi thấy có sự sai lệch, lúng túng thì giúp sữa chữahoặc hỗ trợ, giúp đỡ đối tượng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Như vậy chỉ đạo đổi mới PPDH nằm trong mục tiêu của hệ thống giáo dụcquốc dân, chịu sự chỉ đạo chung và tuân thủ theo lý luận quản lý Chỉ đạo hoạtđộng đổi mới PPDH của Hiệu trưởng ở trường THCS về thực chất là sự canthiệp của Hiệu trưởng trong toàn bộ quá trình dạy học, huy động lực lượnggiáo viên tham gia thực hiện đổi mới PPDH, điều khiển hoạt động đổi mớiPPDH, phối hợp các lực lượng trong nhà trường thực hiện kế hoạch đưa hoạtđộng đổi mới PPDH đạt tới mục tiêu đã định

Trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng chú ý tạo điều kiện thuận lợi về cơ sởvật chất cũng như các điều kiện khác cho hoạt động đổi mới PPDH

1.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THCS1.5.1 Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

• Tổ chức bộ máy nhà trường

• Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học

• Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn; phân côngcông tác; kiểm tra đánh việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên

• Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh

• Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường

Trang 27

• Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhânviên, học sinh; tổ chức thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt động của nhàtrường.

• Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiệnhành

1.5.2 Phó hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

• Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệutrưởng phân công

• Cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc đượcgiao

• Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được uỷquyền

• Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiệnhành

Trang 28

2 THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PPDH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Để tìm hiểu thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học

ở trường THCS, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát thực trạngqua những hoạt động sau :

• Tổ chức đi nghiên cứu thực tế một số trường THCS

• Nghe báo cáo về thực trạng dạy học và chỉ đạo hoạt động đổi mớiPPDH ở một số trường THCS

• Dự giờ của một số giáo viên trường THCS thực hiện đổi mới PPDH

• Tham gia hội nghị đánh giá việc thực hiện chương trình đổi mới vàsách giáo khoa lớp 6 với việc đổi mới PPDH của phòng giáo dụcquận Đống Đa Hà Nội

• Phỏng vấn, toạ đàm với một số hiệu trưởng trường THCS

• Sử dụng phiếu điều tra với hai đối tượng: CBQL và GV trườngTHCS (chúng tôi đã thu được trả lời của 96 phiếu trưng cầu ý kiếndành cho CBQL trường THCS, 368 phiếu trưng cầu ý kiến dành cho

GV trường THCS)

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế cùng với phân tích và xử lý số liệu đãthu thập được nhóm nghiên cứu đưa ra một số nét cơ bản về thực trạng

Trang 29

việc dạy học theo tinh thần đổi mới PPDH và chỉ đạo hoạt động đổi mớiPPDH của Hiệu trưởng ở trường THCS và cũng như một vài ý kiến đánhgiá từ thực tế điều tra.

2.1 Thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của Hiệu trưởng ở trường THCS

2.1.1 Thực trạng việc dạy học theo tinh thần đổi mới PPDH ở trường THCS.

• Mức độ sử dụng các PPDH trong quá trình dạy học của giáo viên

Qua thực tế điều tra cho thấy khoảng 73% giáo viên thường xuyên sử dụngphương pháp thuyết trình; khoảng 43% giáo viên thường sử dụng phương phápnêu và giảI quyết vấn đề, khoảng 48% giáo viên thường xuyên sử dụng phươngpháp gợi mở, vấn đáp; khoảng 8,3% giáo viên thương xuyên dạy học có sử dụngVideo, đèn chiếu khoảng 1.7% giáo viên thường dạy học có sự hỗ trợ của máytính, 13% giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp chia nhóm học tập Cácphương pháp khác giáo viên rất ít sử dụng

• Mức độ hiểu biết và kỹ năng vận dụng các PPDH của giáo viên

Từ không hiểu (mức 1), (mức 2) hiểu, ( mức 3 ) hiểu rõ và từ chưa biếtvận dụng (mức 1), đến biết vận dụng ( mức 2 ), vận dụng thành thạo (mức 3).Kết quả cho thấy:

Số

Mức độ hiểu biết ( % )

Trang 30

• Việc sử dụng các PPDH đối với giờ lý thuyết, giờ bài tập, giờ thựchành

Trang 31

TT

PPDH

Giờ lýthuyết

• Những vấn đề khó khăn của giáo viên trong quá trình đổi mớiPPDH

7 Thời gian dành cho soạn giáo án nhiều 32,4

Bảng 3 Những vấn đề khó khó khăn của GV khi thực hiện đổi mới PPDH

Trang 32

Kết quả điều tra cho thấy trong quá trình Dạy học các giáo viên đều gặpphải những khó khăn, tuy mức độ có khác nhau nhưng đây là những nguyênnhân chính cản trở việc áp dụng các PPDH tích cực Ngoài khó khăn chủ quancủa mỗi giáo viên thì có nguyên nhân khách quan cần quan tâm như CSVC -TBDH không đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH, công tác chỉ đạo chưahiệu quả.

• Những vấn đề cần quan tâm trong việc đổi mới PPDH

Kết quả thăm dò được xếp theo thứ tự từ ý kiến của nhiều người nhất tới ýkiến của ít người nhất

1 Cách xây dựng giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH

2 Trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, đồng bộ với sách giáo khoa

3 Có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ

4 Đổi mới PPDH và sử dụng thiết bị dạy học

5 Tăng cường dự giờ của giáo viên

6 Tăng thời gian soạn bài

7 Xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp

8 Coi trọng việc rút kinh nghiệm sau dự giờ và đánh giá giờ dạy của

GV

Bảng 4: ý kiến về những vấn đề cần quan tâm để đổi mới PPDH

Đây là những vấn đề mà giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trườngTHCS thấy cần quan tâm để đổi mới PPDH

• Sự quan tâm của GV đến các yếu tố khi đánh giá GV

Nhóm nghiên cứu đưa ra một số yếu tố: Thực hiện giờ lên lớp, chuẩn

bị kế hoạc bài giảng, kỹ năng sử dụng các PPDH, kế quả học tập của

Trang 33

học sinh với mức độ quan tâm ở 5 mức độ (từ mức 1 là không quantâm đến mức 5 là rất quan tâm) Kết quả quan tâm ở mức 4 và 5 nhưsau:

- Yếu tố thực hiện giờ lên lớp đạt 92.7 %

- Yếu tố chuẩn bị kế hoạch bài giảng đạt 93.5 %

- Yếu tố kỹ năng áp dụng các PPDH phát huy tính tích cực của HS đạt89,1%

- Yếu tố kết quả học tập của HS đạt 93,7%

• Những biện pháp GV đề đạt để thực hiện đổi mới PPDH

Kết quả điều tra được xếp theo thứ tự từ biện pháp được nhiều ngườiđưa ra tới biện pháp có ít người đưa ra nhất

4 Tăng cường công tác quản lý

5 Bồi dưỡng các PPDH phát huy tính tích cực của học sinh

6 Cải tiến cách kiểm tra, đánh giá GV

7 Tăng cường dự giờ

8 Có chính sách khuyến khích giáo viên

Bảng 5: Những biện pháp giáo viên đề đạt để có thể đổi mới PPDH

Trang 34

2.1.2 .Thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng THCS:

Qua điều tra,khảo sát thực tế cho thấy tất cả các trường THCS đã quan tâm

và thực hiện chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH

100% CBQL trường THCS đều có nhận thức: đổi mới PPDH là một giảipháp quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo

83% CBQL trường THCS đồng ý đổi mới PPDH là rất cần thiết

17% CBQL trường THCS đồng ý đổi mới PPDH là cần thiết Tuy nhiênhiệu quả của việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng trườngTHCS chưa cao vì việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của các hiệu trưởngcòn nhiều bất cập,nhiều yếu tố không đồng bộ,sự thúc đẩy các hoạt động của

tổ chức còn hạn chế Nhóm nghiên cứu xin đề cập tới một số thực trạng trongchỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng trường THCS

Thực trạng chỉ đạo của hiệu trưởng làm thay đổi nhận thức của giáo viên về việc đổi mới PPDH:

Trong việc thực hiện đổi mới PPDH thì vai trò của giáo viên là rất quantrọng bởi khó mà chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH đạt kết quả cao khi giáoviên không muốn đổi mới Đây là mâu thuẫn trong thực tế mà hiệu trưởng cáctrường THCS cần phải giải quyết

100% CBQL trường THCS cho rằng để giải quyết mâu thuẫn nêu trênthì phảI tác động tới đội ngũ giáo viên để họ có nhận thức đúng đắn về đổimới PPDH để rồi họ tự giác thực hiện đổi mới PPDH

Trang 35

Hầu hết các trường đều tổ chức sinh hoạt dưới hình thức phổ biếnhướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và đổi mới PPDH là một nhiệm vụđược nhắc tới mang tính lý thuyết Rất ít hiệu trưởng quán triệt đòi hỏi đổimới PPDH dựa trên mối quan hệ qua lại của nội dung phương pháp và nhữngyêu cầu của SGK mới Những thực tiễn đang tồn tại trong quá trình dạy họcnhư giáo viên chỉ truyền thụ kiến thức có sẵn,giáo viên lên lớp chủ yếu làgiảng giải, thuyết trình đã không được các hiệu trưởng trường THCS xemxét như những lực cản để tìm kiếm biện pháp khắc phục Đặc biệt quan cònmột bộ phận giáo viên có tuổi đời cao và đã có thói quen trong giảng dạy rấtkhó thay đổi một quan niệm nhưng các hiệu trưởng trường THCS chưa có tácđộng đủ mạnh để giáo viên nhận thức đúng tầm quan trọng của đổi mớiPPDH.

Kết quả điều tra cho thấy còn 19% giáo viên chưa có nhận thức đúngđắn về đổi mới PPDH, chủ yếu họ không muốn thay đổi một thói quen đã tồntại lâu và họ cho rằng đổi mới PPDH cần có những điều kiện hỗ trợ khác màthực tế chưa đáp ứng

• Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên để thực hiện đổi mới PPDH

Hầu hết các trường đều chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạchchung, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy theo sách giáo khoa mới và chủ yếudiễn ra trong hè Tỷ lệ giáo viên tham gia bồi dưỡng đạt 99.2% nhưng hiệuquả còn thấp nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy học đặcbiệt trong việc thực hiện đổi mới PPDH ( xem bảng 3 phần thực trạng ) Nội

Trang 36

dung bồi dưỡng giáo viên góp phần đổi mới PPDH như:

- Kỹ năng xây dựng giáo án theo hướng đổi mới PPDH

- Lựa chọn PPDH phù hợp với nội dung, chương trình, SGK

- Kỹ năng sử dụng các PPDH tích cực

- Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học với việc thực hiện đổi mới PPDH chưa được chỉ đạo bồi dưỡng thoả đáng Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học gắnvới đổi mới PPDH không được quan tâm và nhiều trường chưa chọn đây làmột nội dung cần bồi dưỡng Nguyên nhân chủ quan của CBQL cũng khôngnắm được kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, nguyên nhân chủ quan là thiếucác phụ tá phòng thí nghiệm, thiếu thiết bị dạy học

Thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH trong qúa trình dạy học:

Trong quá trình dạy học người giáo viên đóng vai trò chủ đạo và dấuhiệu cơ bản của đổi mới PPDH - giáo viên là:

- Người thiết kế trên giáo án các hoạt động của thày và trò ở trên lớp

- Người thông báo thông tin mới,tổ chức hướng dẫn cho học sinh thu thậpthông tin xử lý thông tin ( thông qua hoạt động cá nhân hoặc nhóm ) và vậndụng kiến thức đã học vào cuộc sống

- Trọng tài khi học sinh tranh luận với nhau, giúp học sinh tự hoàn thànhnhiệm vụ học tập

Với quan điểm trên 97.3% hiệu trưởng trường THCS cho rằng chỉ đạohoạt động đổi mới PPDH trong quá trình dạy học thường tập trung vào:

Trang 37

- Chỉ đạo thiết kế giáo án ( kế hoạch dạy học ) theo hướng phát huy tínhtích cực của học sinh.

- Chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp theo tinh thần đổi mới PPDH

- Chỉ đạo kiểm tra đánh giá giáo viên

Hầu hết CBQL trường THCS cho rằng thiết kế giáo án theo hướng pháthuy tính tích cực của người học là tiêu đề thực hiện đổi mới PPDH Đây làlĩnh vực sáng tạo của giáo viên nếu giáo viên chú ý thích đáng đến logic vậnđộng của nội dung và coi trọng logic nhận thức của người học Tuy nhiên thực

tế việc chỉ đạo thiết kế giáo án của các hiệu trưởng chưa đạt hiệu quả để đápứng những điều trình bày trên Việc chỉ đạo thiết kế giáo án của các hiệutrưởng THCS chủ yếu là nêu phương hướng chung, thiếu sự chỉ đạo cụ thể đến

tổ, nhóm chuyên môn, đến giáo viên Hầu hết hiệu trưởng chỉ đạo kiểu đại trà,không chi đạo điểm để trên cơ sở đó nhân rộng trong đội ngũ giáo viên Đặcbiệt những vấn đề cơ bản để giáo viên có thể thiết kế được giáo án theo tinhthần đổi mới PPDH đã không được hiệu trưởng chỉ đạo bài bản, kết quả điềutra khảo sát cho thấy:

- 31% giáo án chưa đáp ứng yêu cầu theo hướng đổi mới PPDH

- Thời gian thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH gấp 5 - 6 lần sovới soạn giáo án trước đây

Nguyên nhân những hạn chế trên chủ yếu do giáo viên chưa nắm vững yêucầu của SGK mới Nhiều vấn đề kiến thức không được trình bày tường minhtrong SGK mà chỉ nêu những câu hỏi hoặc gợi ý để học sinh tìm tòi dưới sự

Trang 38

hướng dẫn của GV để đI đến kết luận và lĩnh hội kiến thức Do đó GV phảilựa chọn những PPDH thích hợp để đáp ứng yêu cầu mà SGK đặt ra Giáoviên không được bồi dưỡng về mọi mặt như cập nhật kiến thức mới, bản chấtcủa PPDH tích cực,kỹ năng thiết kế giáo án theo hướng đổi mới PPDH.

Việc tập huấn giáo viên trong hè để thực hiện nội dung, chương trình SGKmới của các sở chưa thoả đáng, nên nhiều giáo viên gặp khó khăn trong thiết

kế giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH

Chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp là khâu nối tiếp để triển khai thực hiệnviệc đổi mới PPDH Phần lớn hiệu trưởng các trường THCS đều chỉ đạo đạitrà, các giáo viên phụ trách tất cả các bộ môn thực hiện việc dạy học trên lớptheo tinh thần đổi mới PPDH Trên cơ sở thiết kế giáo án,hiệu trưởng cáctrường THCS đã yêu cầu GV thực hiện đúng giáo án và thể hiện được:

- Mức độ chuẩn bị giờ lên lớp

- Các thao tác sư phạm trong giờ lên lớp

- Khả năng sử dụng các PPDH khơi dậy tính tích cực chủ động của họcsinh trong giờ lên lớp

- Đạt được mục tiêu của giờ lên lớp

- Đạt hiệu quả của giờ lên lớp

Kết quả khảo sát điều tra cho thấy: Thực tế việc chỉ đạo trên chỉ mang tínhphong trào, hiệu quả các giờ lên lớp đạt yêu cầu đổi mới PPDH còn thấp: 73%giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình 43% giáo viên đã

cố gắng áp dụng những PPDH tích cực nhưng hiệu quả thấp và gượng ép Các

Trang 39

giờ thực hành chưa đạt yêu cầu vì thiếu thiết bị dạy học hoặc TBDH khôngđồng bộ Hiệu trưởng các trường THCS chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp màkhông nắm được thực lực của GV, chưa phối hợp hiệu quả với tổ trưởngchuyên môn và lực lượng giáo viên nòng cốt để giúp giáo viên vận dụng cácPPDH tích cực cho bộ từng môn

Những hạn chế nêu trên là do Hiệu trưởng chưa chú trọng vào công táckiểm tra, đánh giá GV trong việc đổi mới PPDH, chỉ đạo dự giờ của giáo viênlên lớp của giáo viên còn chưa hiệu quả Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởngphụ trách chuyên môn mới dự được 30% số giờ lên lớp ( có đăng ký đổi mớiPPDH) của giáo viên 70% số giờ còn lại hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyênmôn kết hợp với một số giáo viên có kinh nghiệm trong việc đổi mới PPDH

dự giờ Việc đánh giá chính xác, khách quan kết quả giờ lên lớp của giáo viêncũng là một vấn đề khó khăn thực tế còn có mâu thuẫn khó giải quyết Hiệutrưởng các trường THCS đều chỉ đạo sử dụng phiếu dự giờ in sẵn các thông số

và kết quả được đánh giá bằng việc cho điểm của đồng nghiệp 95% hiệutrưởng trường THCS coi đây là trọng số chủ yếu để đánh giá giáo viên vì thếviệc đánh giá thiếu tính khách quan và trong chừng mực chưa đảm bảo độchính xác cao do chủ quan của người dự giờ

Nhóm nghiên cứu đưa ra một số biện pháp kiểm tra đánh giá giáo viên(mức 1 là không cần thiế, mức 2 cần thiết, mức 3 là rất cần thiết ) có kết quảnhư sau:

Trang 40

4 Kiểm tra định kỳ việc áp dụng PPDH tích cực 31.7 33 35.3

6 Phối hợp với thanh tra cấp trên 48.8 21.3 27.5

Bảng 6 Kết quả điều tra về mức độ cần thiết đối với các biện pháp đánhgiá GV

Trên 90 % hiệu trưởng được hỏi cho rằng các biện pháp dự kiến trên đây

là cần và rất cần thiết Do đó có thể coi những biện pháp được đề xuất có khảnăng được vận dụng trong công tác quản lý giáo dục và đánh giá GV khi thựchiện đổi mới PPDH

Việc chỉ đạo rút kinh nghiệm sau dự giờ của hiệu trưởng còn mang tínhhình thức chưa thực sự là đòn bẩy để phát huy những kết quả đã đạt được, đểkhắc phục những cái chưa được Trong khi việc đánh giá chính xác và kháchquan sẽ giúp hiệu trưởng tìm đúng nguyên nhân để có những biện pháp chỉđạo hiệu quả hơn và cũng có ý nghĩa lớn đối với giáo viên để họ tự điều chỉnhviệc đổi mới PPDH của bản thân

Một số thực tế nữa mà nhóm nghiên cứu quan tâm đó là các Hiệu trưởngchỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH không theo kế hoạch liên tục, không duy trì

Ngày đăng: 07/10/2014, 22:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
27. Kỷ yếu hội thảo khoa học: “ Đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hoá người học”, Hà nội 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hoá người học
1. Văn kiện Hội nghị lần thứ 4-BCH TW khoá VII. NXB Chính trị Quốc gia năm 1997 Khác
2. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2-BCH TW khoá VIII. NXB Chính trị Quốc gia năm 1997 Khác
4. Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 Khác
5. Luật giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia năm 1998 Khác
6. Bộ GD&ĐT. Chiến lược phát triển giáo dục 2000-2020, Hà nội 2002 Khác
7. Điều lệ trường Trung học - QĐ số 23/2000/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 11/7/2000 Khác
8. Từ điển Tiếng Việt - Tường giải và liên tưởng. NXB Văn hoá thông tin 1999-2000 Khác
9. Từ điển Hán-Việt. NXB Từ điển bách khoa- 2002 Khác
10. Trần Bá Hoành. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm TTKHGD, số 49-1995 Khác
11. Nguyễn Thị Hiền. Vấn đề đổi mới PPDH. TT QLGD- ĐT. Trường CBQL GD-ĐT số 1- 1998 Khác
12. Hỏi đáp về đổi mới THCS. NXB GD. Hà nội 2001 Khác
13. Phạm Minh Hạc (Chủ biên). Tâm lý học. Nhà xuất bản giáo dục,1997 (từ trang 188 đến 202) Khác
14. Nguyễn Trọng Hậu. Chức năng và chu trình QLGD – Bài giảng tại trường CBQL GD-ĐT Khác
15. Nguyễn Bá Kim. Về định hướng đổi mới PPDH NCGD số chuyên đề quý 1-1999 Khác
16. Trần Kiều (Chủ biên). Đổi mới PPDH ở trường THCS, Viện khoa học Giáo dục,1997 Khác
17. Nguyễn Kỳ. Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Trường CBQL GD&ĐT, Hà nội 1996 Khác
18. Lưu Xuân Mới. Kiểm tra nội bộ trường học-Bài giảng trường CBQL GD&ĐT Khác
19. Lưu Xuân Mới. Đánh giá trong giáo dục, tài liệu dùng cho các lớp bồi dưỡng CBQL GD- ĐT. trường CBQL GD - ĐT 1998 Khác
20. Hà Thế Ngữ. Giáo dục học. NXB Giáo dục,1991 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả điều tra về mức độ hiểu biết và kỹ năng vận dụng PPDH Với kết quả như bảng 1 chứng tỏ rằng bước đầu các giáo viên đã hưởng ứng và thực hiện đổi mới PPDH với đổi mới chương trình SGK ở trường THCS nhưng chủ yếu giáo viên vẫn sử dụng nhóm ph - Thực trạng chỉ đạo  hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở
Bảng 1 Kết quả điều tra về mức độ hiểu biết và kỹ năng vận dụng PPDH Với kết quả như bảng 1 chứng tỏ rằng bước đầu các giáo viên đã hưởng ứng và thực hiện đổi mới PPDH với đổi mới chương trình SGK ở trường THCS nhưng chủ yếu giáo viên vẫn sử dụng nhóm ph (Trang 30)
Bảng 2: Kết quả sử dụng các PPDH đối với giờ lý thuyết, giờ bài tập, giờ thực hành. - Thực trạng chỉ đạo  hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở
Bảng 2 Kết quả sử dụng các PPDH đối với giờ lý thuyết, giờ bài tập, giờ thực hành (Trang 31)
Bảng 3. Những vấn đề khó khó khăn của GV khi thực hiện đổi mới PPDH. - Thực trạng chỉ đạo  hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở
Bảng 3. Những vấn đề khó khó khăn của GV khi thực hiện đổi mới PPDH (Trang 31)
Bảng 4: ý kiến về những vấn đề cần quan tâm để đổi mới PPDH. - Thực trạng chỉ đạo  hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở
Bảng 4 ý kiến về những vấn đề cần quan tâm để đổi mới PPDH (Trang 32)
Bảng 5: Những biện pháp giáo viên đề đạt để có thể đổi mới PPDH - Thực trạng chỉ đạo  hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở
Bảng 5 Những biện pháp giáo viên đề đạt để có thể đổi mới PPDH (Trang 33)
Bảng 6. Kết quả điều tra về mức độ cần thiết đối với các biện pháp đánh giá GV. - Thực trạng chỉ đạo  hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở
Bảng 6. Kết quả điều tra về mức độ cần thiết đối với các biện pháp đánh giá GV (Trang 40)
Bảng 7: Tổng hợp ý kiến của CBQL trường THCS về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH. - Thực trạng chỉ đạo  hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở
Bảng 7 Tổng hợp ý kiến của CBQL trường THCS về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w