2. THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PPD HỞ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1.2 .Thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng THCS:
THCS:
Qua điều tra,khảo sát thực tế cho thấy tất cả các trường THCS đã quan tâm và thực hiện chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH.
100% CBQL trường THCS đều có nhận thức: đổi mới PPDH là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo.
83% CBQL trường THCS đồng ý đổi mới PPDH là rất cần thiết
17% CBQL trường THCS đồng ý đổi mới PPDH là cần thiết. Tuy nhiên hiệu quả của việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng trường THCS chưa cao vì việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của các hiệu trưởng còn nhiều bất cập,nhiều yếu tố không đồng bộ,sự thúc đẩy các hoạt động của tổ chức còn hạn chế... Nhóm nghiên cứu xin đề cập tới một số thực trạng trong chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng trường THCS.
• Thực trạng chỉ đạo của hiệu trưởng làm thay đổi nhận thức của giáo viên về việc đổi mới PPDH:
Trong việc thực hiện đổi mới PPDH thì vai trò của giáo viên là rất quan trọng bởi khó mà chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH đạt kết quả cao khi giáo viên không muốn đổi mới. Đây là mâu thuẫn trong thực tế mà hiệu trưởng các trường THCS cần phải giải quyết.
100% CBQL trường THCS cho rằng để giải quyết mâu thuẫn nêu trên thì phảI tác động tới đội ngũ giáo viên để họ có nhận thức đúng đắn về đổi mới PPDH để rồi họ tự giác thực hiện đổi mới PPDH.
Hầu hết các trường đều tổ chức sinh hoạt dưới hình thức phổ biến hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và đổi mới PPDH là một nhiệm vụ được nhắc tới mang tính lý thuyết. Rất ít hiệu trưởng quán triệt đòi hỏi đổi mới PPDH dựa trên mối quan hệ qua lại của nội dung phương pháp và những yêu cầu của SGK mới. Những thực tiễn đang tồn tại trong quá trình dạy học như giáo viên chỉ truyền thụ kiến thức có sẵn,giáo viên lên lớp chủ yếu là giảng giải, thuyết trình... đã không được các hiệu trưởng trường THCS xem xét như những lực cản để tìm kiếm biện pháp khắc phục. Đặc biệt quan còn một bộ phận giáo viên có tuổi đời cao và đã có thói quen trong giảng dạy rất khó thay đổi một quan niệm nhưng các hiệu trưởng trường THCS chưa có tác động đủ mạnh để giáo viên nhận thức đúng tầm quan trọng của đổi mới PPDH.
Kết quả điều tra cho thấy còn 19% giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về đổi mới PPDH, chủ yếu họ không muốn thay đổi một thói quen đã tồn tại lâu và họ cho rằng đổi mới PPDH cần có những điều kiện hỗ trợ khác mà thực tế chưa đáp ứng.
• Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên để thực hiện đổi mới PPDH
Hầu hết các trường đều chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch chung, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy theo sách giáo khoa mới và chủ yếu diễn ra trong hè. Tỷ lệ giáo viên tham gia bồi dưỡng đạt 99.2% nhưng hiệu quả còn thấp nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy học đặc biệt trong việc thực hiện đổi mới PPDH ( xem bảng 3 phần thực trạng ). Nội
dung bồi dưỡng giáo viên góp phần đổi mới PPDH như: - Kỹ năng xây dựng giáo án theo hướng đổi mới PPDH - Lựa chọn PPDH phù hợp với nội dung, chương trình, SGK. - Kỹ năng sử dụng các PPDH tích cực.
- Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học với việc thực hiện đổi mới PPDH... chưa được chỉ đạo bồi dưỡng thoả đáng. Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học gắn với đổi mới PPDH không được quan tâm và nhiều trường chưa chọn đây là một nội dung cần bồi dưỡng. Nguyên nhân chủ quan của CBQL cũng không nắm được kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, nguyên nhân chủ quan là thiếu các phụ tá phòng thí nghiệm, thiếu thiết bị dạy học.
• Thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH trong qúa trình dạy học:
Trong quá trình dạy học người giáo viên đóng vai trò chủ đạo và dấu hiệu cơ bản của đổi mới PPDH - giáo viên là:
- Người thiết kế trên giáo án các hoạt động của thày và trò ở trên lớp
- Người thông báo thông tin mới,tổ chức hướng dẫn cho học sinh thu thập thông tin xử lý thông tin ( thông qua hoạt động cá nhân hoặc nhóm ) và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Trọng tài khi học sinh tranh luận với nhau, giúp học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Với quan điểm trên 97.3% hiệu trưởng trường THCS cho rằng chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH trong quá trình dạy học thường tập trung vào:
- Chỉ đạo thiết kế giáo án ( kế hoạch dạy học ) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp theo tinh thần đổi mới PPDH - Chỉ đạo kiểm tra đánh giá giáo viên.
Hầu hết CBQL trường THCS cho rằng thiết kế giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của người học là tiêu đề thực hiện đổi mới PPDH. Đây là lĩnh vực sáng tạo của giáo viên nếu giáo viên chú ý thích đáng đến logic vận động của nội dung và coi trọng logic nhận thức của người học. Tuy nhiên thực tế việc chỉ đạo thiết kế giáo án của các hiệu trưởng chưa đạt hiệu quả để đáp ứng những điều trình bày trên. Việc chỉ đạo thiết kế giáo án của các hiệu trưởng THCS chủ yếu là nêu phương hướng chung, thiếu sự chỉ đạo cụ thể đến tổ, nhóm chuyên môn, đến giáo viên. Hầu hết hiệu trưởng chỉ đạo kiểu đại trà, không chi đạo điểm để trên cơ sở đó nhân rộng trong đội ngũ giáo viên. Đặc biệt những vấn đề cơ bản để giáo viên có thể thiết kế được giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH đã không được hiệu trưởng chỉ đạo bài bản, kết quả điều tra khảo sát cho thấy:
- 31% giáo án chưa đáp ứng yêu cầu theo hướng đổi mới PPDH.
- Thời gian thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH gấp 5 - 6 lần so với soạn giáo án trước đây.
Nguyên nhân những hạn chế trên chủ yếu do giáo viên chưa nắm vững yêu cầu của SGK mới. Nhiều vấn đề kiến thức không được trình bày tường minh trong SGK mà chỉ nêu những câu hỏi hoặc gợi ý để học sinh tìm tòi dưới sự
hướng dẫn của GV để đI đến kết luận và lĩnh hội kiến thức. Do đó GV phải lựa chọn những PPDH thích hợp để đáp ứng yêu cầu mà SGK đặt ra. Giáo viên không được bồi dưỡng về mọi mặt như cập nhật kiến thức mới, bản chất của PPDH tích cực,kỹ năng thiết kế giáo án theo hướng đổi mới PPDH.
Việc tập huấn giáo viên trong hè để thực hiện nội dung, chương trình SGK mới của các sở chưa thoả đáng, nên nhiều giáo viên gặp khó khăn trong thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH.
Chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp là khâu nối tiếp để triển khai thực hiện việc đổi mới PPDH. Phần lớn hiệu trưởng các trường THCS đều chỉ đạo đại trà, các giáo viên phụ trách tất cả các bộ môn thực hiện việc dạy học trên lớp theo tinh thần đổi mới PPDH. Trên cơ sở thiết kế giáo án,hiệu trưởng các trường THCS đã yêu cầu GV thực hiện đúng giáo án và thể hiện được:
- Mức độ chuẩn bị giờ lên lớp.
- Các thao tác sư phạm trong giờ lên lớp
- Khả năng sử dụng các PPDH khơi dậy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ lên lớp.
- Đạt được mục tiêu của giờ lên lớp. - Đạt hiệu quả của giờ lên lớp.
Kết quả khảo sát điều tra cho thấy: Thực tế việc chỉ đạo trên chỉ mang tính phong trào, hiệu quả các giờ lên lớp đạt yêu cầu đổi mới PPDH còn thấp: 73% giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình. 43% giáo viên đã cố gắng áp dụng những PPDH tích cực nhưng hiệu quả thấp và gượng ép. Các
giờ thực hành chưa đạt yêu cầu vì thiếu thiết bị dạy học hoặc TBDH không đồng bộ. Hiệu trưởng các trường THCS chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp mà không nắm được thực lực của GV, chưa phối hợp hiệu quả với tổ trưởng chuyên môn và lực lượng giáo viên nòng cốt để giúp giáo viên vận dụng các PPDH tích cực cho bộ từng môn.
Những hạn chế nêu trên là do Hiệu trưởng chưa chú trọng vào công tác kiểm tra, đánh giá GV trong việc đổi mới PPDH, chỉ đạo dự giờ của giáo viên lên lớp của giáo viên còn chưa hiệu quả. Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn mới dự được 30% số giờ lên lớp ( có đăng ký đổi mới PPDH) của giáo viên. 70% số giờ còn lại hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn kết hợp với một số giáo viên có kinh nghiệm trong việc đổi mới PPDH dự giờ. Việc đánh giá chính xác, khách quan kết quả giờ lên lớp của giáo viên cũng là một vấn đề khó khăn. thực tế còn có mâu thuẫn khó giải quyết. Hiệu trưởng các trường THCS đều chỉ đạo sử dụng phiếu dự giờ in sẵn các thông số và kết quả được đánh giá bằng việc cho điểm của đồng nghiệp. 95% hiệu trưởng trường THCS coi đây là trọng số chủ yếu để đánh giá giáo viên vì thế việc đánh giá thiếu tính khách quan và trong chừng mực chưa đảm bảo độ chính xác cao do chủ quan của người dự giờ.
Nhóm nghiên cứu đưa ra một số biện pháp kiểm tra đánh giá giáo viên (mức 1 là không cần thiế, mức 2 cần thiết, mức 3 là rất cần thiết ) có kết quả như sau:
STT Các biện pháp Mức độ cần thiết %
1 2 3
1 Kiểm tra định kỳ việc xây dựng kế hoạch bài giảng
9.3 35.3 55.4
2 Kiểm tra định kỳ việc thực hiện KH bài giảng 14 33.7 52.3
3 Dự giờ GV 0 45.3 54.7
4 Kiểm tra định kỳ việc áp dụng PPDH tích cực 31.7 33 35.3
5 Sinh hoạt tổ chuyên môn 18.6 32.1 49.3
6 Phối hợp với thanh tra cấp trên 48.8 21.3 27.5
7 Tìm hiểu dư luận HS 30.4 33.9 35.7
Bảng 6. Kết quả điều tra về mức độ cần thiết đối với các biện pháp đánh giá GV.
Trên 90 % hiệu trưởng được hỏi cho rằng các biện pháp dự kiến trên đây là cần và rất cần thiết. Do đó có thể coi những biện pháp được đề xuất có khả năng được vận dụng trong công tác quản lý giáo dục và đánh giá GV khi thực hiện đổi mới PPDH.
Việc chỉ đạo rút kinh nghiệm sau dự giờ của hiệu trưởng còn mang tính hình thức chưa thực sự là đòn bẩy để phát huy những kết quả đã đạt được, để khắc phục những cái chưa được. Trong khi việc đánh giá chính xác và khách quan sẽ giúp hiệu trưởng tìm đúng nguyên nhân để có những biện pháp chỉ đạo hiệu quả hơn và cũng có ý nghĩa lớn đối với giáo viên để họ tự điều chỉnh việc đổi mới PPDH của bản thân.
Một số thực tế nữa mà nhóm nghiên cứu quan tâm đó là các Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH không theo kế hoạch liên tục, không duy trì
trong suốt năm học mà thường tập trung vào dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 thông qua hoạt động hội giảng. Vì thế đã vô tình để giáo viên rất dễ quay trở lại áp dụng PPDH truyền thống mà nó đã trở thành cố hữu.
2.2. Một số nhận xét từ điều tra khảo sát thực trạng.
Dựa vào kết quả điều tra thực trạng về việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng và thực trạng dạy học ở trường THCS, qua phân tích các ý kiến trao đổi với một số CBQL trường THCS chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét đánh giá chung như sau:
2.2.1.Ưu điểm:
Hầu hết hiệu trưởng trường THCS đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH và đã chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở trường mình quản lý.
2.2.2.Những hạn chế:
- Công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH còn nhiều bất cập và không đồng bộ. Hầu hết các hiệu trưởng chỉ đạo theo phương pháp chung, thiếu trọng tâm, không theo qui trình... nên hiệu quả chưa cao.
- Tính kế hoạch trong chỉ đạo còn hạn chế nên khả năng duy trì hoạt động đổi mới PPDH chưa thường xuyên, liên tục.
- Mặc dù nhận biết được những điều kiện cần thiết để việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH thành công nhưng chưa có những biện pháp thích hợp như tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học... còn 68.6% giáo viên gặp khó khăn không áp dụng PPDH tích cực vì thiếu thiết bị dạy học.
- Công tác chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên còn nhiều hạn chế, nội dụng bồi dưỡng chưa cụ thể, một số nội dung cần thiết chưa được quan tâm, hình thức bồi dưỡng chưa hợp lý nên hiệu quả thấp.
- Nhiều hiệu trưởng khi chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH chưa chú ý trong chỉ đạo những khâu then chốt mạng tính chất quyết định như:
+ Chỉ đạo thiết kế giáo án
+ Chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp
+ Tổ chức, chỉ đạo dự giờ, rút kinh nghiệm và đánh giá...
- Việc kiểm tra đánh giá giáo viên trong việc đổi mới PPDH còn chưa toàn diện, thiếu chính xác, thiếu tính khách quan. Kiểm tra đánh giá không nêu ra những cái được, cái chưa được và nguyên nhân của chúng nên có nhiều hạn chế cho việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH.
- Thiếu tác động nâng cao động lực làm việc đối với giáo viên trong đổi mới PPDH, chưa khuyên khích. động viên đúng mức tạo niềm say mê, hứng thú để giáo viên thực hiện đổi mới PPDH.
- Chưa đổi mới công tác quản lý kịp thời với việc đổi mới chương trình giáo dục ở THCS, chưa tạo được cơ chế quản lý hữu hiệu trong khi chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH.
2.3. Kết luận:
Kết quả khảo sát thực trạng dạy học theo tinh thần đổi mới PPDH ở trường THCS cho thấy một bộ phận giáo viên đã có những cố gắng nhất định trong việc sử dụng PPDH tích cực nhằm tạo hứng thú, tích cực hoá quá trình nhận
thức của học sinh, song chúng ta phải thừa nhận một thực tế: giáo viên vẫn thiên sử dụng nhóm các PPDH bằng lời. Thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH còn tồn tại một số nhược điểm có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả đổi mới PPDH ở trường THCS.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do thiếu những điều kiện cần thiết như GV, CSVC... nhưng cần phải nhấn mạnh vai trò của yếu tố quản.Vì thế vai trò của hiệu trưởng trong việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở trường THCS là rất quan trọng và những thực trạng nêu trên cũng chính là điểm xuất phát để tìm ra những biện pháp phù hợp với đặc điểm và điều kiện của nhà trường để việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở trường THCS có hiệu quả cao, đáp ứng đổi mới PPGD trong quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.