- Tạo được sự tiến bộ ở mỗi giáo viên trong việc đổi mới PPDH.
3.3.1. Bước chuẩn bị:
• Thành lập ban chỉ đạo:
Dựa trên cơ sở của cơ chế quản lý hiện có của nhà trường, hiệu trưởng tổ chức thành lập một ban chỉ đạo phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS bao gồm:
- Trưởng ban: Hiệu trưởng.
- Phó ban: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.
- Uỷ viên: Các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên dạy giỏi, đại diện đoàn thể và hội cha mẹ học sinh.
• Nhiệm vụ của ban chỉ đạo:
- Khảo sát thực trạng về các nguồn lực hiện có phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học:
- Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cơ cấu nhân sự và điều kiện công tác là những nhân tố cơ bản để đổi mới PPDH.
- Nghiên cứu đặc điểm đối tượng học sinh, đặc biệt là mức độ phân hoá về trình độ nhận thức, tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và cả những thói quen thụ động và nhữn mặt hạn chế tiêu cực khác đã được hình thành trong suốt bậc tiểu học, gây trở ngại cho việc đổi mới PPDH.
Từ đó phân tích những mâu thuẫn thực tế trong hoạt động và quan hệ dạy học. Nguyên nhân tồn tại những phương pháp dạy học lỗi thời, những nhân tố tích cực về cách dạy học theo tinh thần đổi mới bước đầu thực hiện có hiệu quả.
- Khảo sát các điều kiện phục vụ cho việc đổi mới PPDH như: cơ sở vật chất thiết bị, nguồn tài chính hiện có, môi trường sư phạm và khả năng huy động cộng đồng phục vụ cho hoạt động dạy học.
• Xây dựng chương trình kế hoạch hành động:
Dựa trên cơ sở khảo sát các nguồn lực cơ bản nêu ở trên, ban đầu chỉ đạo tiến hành xây dựng chương trình kế hoạch hành động để chỉ đạo triển khai thực tế trong hoạt động dạy học của nhà trường theo tinh thần đổi mới.
Chương trình kế hoạch hành động này thông thường được xây dựng theo từng năm học và được cụ thể hoá theo từng cấp độ khác nhau:
- Kế hoạch chỉ đạo chương trình của nhà trường.
- Chương trình kế hoạch hành động của các tổ chức đoàn thể xã hội. - Kế hoạch của các tổ chuyên môn.
- Kế hoạch cá nhân của từng giáo viên.
Cùng với việc xây dựng chương trình kế hoạch hành động ban chỉ đạo phảI xây dựng qui trình chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH theo từng bước .
• 3.3.2.Chỉ đạo điểm .
Đây là bước đột phá rất quan trọng , mở đầu cho việc thực thi tiến trình chỉ đạo đổi mới PPDH. Trong bước này cần thực hiện những công việc cụ thể sau đây:
• Định hướng thống nhất:
- Thiết kế 1 bài học theo tinh thần đổi mới:
Các bài học của các môn học rất phong phú đa dạng. Vì thế không có một khuôn mẫu chung cứng nhắc về việc thiết kế một bài học (ta thường gọi là soan giáo án) nhưng việc thiết kế một bài học cần định hướng theo một số yêu cầu cơ bản sau đây.
- Xác định mục đích yêu cầu sát thực với từng loại bài học, tiết học. Trong đó phải thực hiện thống nhất được cả 3 yếu tố: trí thức, kỹ năng, thái độ. Phản ánh rõ sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò theo từng đơn vị tri thức và nội dung cụ thể của từng bài học. Thể hiện rõ
phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò trong hoạt động đó. Phản ánh mối thông tin liên hệ hai chiều thường xuyên liên tục trong quá trình dạy học. Thày hướng dẫn cộng tác giúp đỡ trò học tập. Trò phải phản ánh từng bước kết quả học tập của mình qua từng hoạt động cụ thể. Trên cơ sở đó thầy đánh giá, điều chỉnh sửa chữa sai sót và kết luận tính đúng đắn của các tri thức kỹ năng có trong bài học
- Bản thiết kế bài học phải phản ánh rõ các phương tiện cần thiết cần sử dụng cho từng nội dung bài học đó.
- Tiến độ thời gian thực hiện theo logic của bài học. - Kết quả chung cần đạt tới của bài học.
- Hướng dẫn học sinh tiếp tục hoàn thiện tri thức kỹ năng trong thời gian tự học ngoài giờ lên lớp và chuẩn bị tâm thế cho bài học mới.
• Xác định chuẩn và thang đánh giá bài học. - Chuẩn đánh giá:
Dựa trên cơ sở chuẩn đánh giá chung đã được qui định khi xác định chuẩn đánh giá về một bài học theo tinh thần đổi mới PPDH cần lưu ý nhiều hơn đến phương pháp dạy và phương pháp học của thầy và trò nhằm hướng và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến những phương pháp rèn luyện kỹ năng và cách ứng xử, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, khuyến khích việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học. Kiên quyết loại bỏ những phương pháp thuyết giáo tuyên truyền thụ một chiều
thụ động đã tỏ ra lạc hậu lỗi thời, không phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh trong điều kiện mới.
- Thang đánh giá:
Việc xác định thang đánh giá cũng dựa trên cơ sở phân hoá theo từng mức độ giỏi - khá - trung bình - yếu kém. Tuy nhiên trong việc chuẩn bị dạy học thi điểm việc đánh giá các tiết dạy chủ yếu là để rút kinh nghiệm nêu lên những mặt thành công và mặt chưa đạt để rút ra những bài học bổ ích chuẩn bị cho việc nhân đại trà được tốt hơn. Không nên quá đi sâu vào việc tìm tỏi tới khuyết điểm, vạch lá tìm sâu, điều này sẽ không khuyến khích động viên được giáo viên hăng hái tích cực tham gia vào việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Qui trình tiến hành đánh giá:
Dựa trên cơ sở trên ban chỉ đạo xây dựng qui trình tiến hành đánh giá về các tiết dạy thí điểm cho tất cả các môn học theo một yêu cầu thống nhất.
• Chọn đối tượng làm thực nghiệm:
- Chọn môn học và các bài học làm thí điểm dĩ nhiên có thể chọn tất cả các môn học có trong chương trình dạy học ở THCS nhưng để thực hiện thí đIểm có hiệu quả và trước hết có thể chọn môn học nào có nhiều ưu thế trong việc sử dụng các phương pháp phương tiện dạy học phục vụ cho sự đổi mới phương pháp dạy học.
- Chọn giáo viên làm thực nghiệm, có thể chọn cả 3 loại giáo viên giỏi, giáo viên khá, giáo viên trung bình để làm thực nghiệm làm cho việc nhân đại trà được thuận lợi hơn. Nhưng trong một số giờ thí điểm bước đầu để dạy có
tính chất làm mẫu thì nên chọn những giáo viên dạy giỏi, nhiệt tình hăng hái và thích sáng tạo thì việc dạy thí điểm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
- Chọn lớp dạy thí điểm ở đây cũng nên chọn những lớp mà học sinh có trình độ nhận thức tốt, có nhiều em học sinh giỏi để việc dạy thí điểm được thuận lợi. Nhưng cũng có thể dạy một số lớp mà trình độ nhận thức của học sinh vào loại trung bình, rất ít học sinh giỏi, thậm trí có thể dạy ở những lớp mà trình độ nhận thức của học sinh tương đối yếu để làm phép đối chứng. Trên cơ sở đó có thể rút ra được những bài học về đổi mới PPDH phù hợp với mọi đối tượng.
• Tổ chức dạy thí điểm:
Tuỳ theo đIều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường việc tổ chức dạy thí điểm cũng có thể thực hiện ngay trong phạm vi rộng trên tất cả các môn học với một số bài nhất định, tuy nhiên việc tổ chức dạy thí điểm cũng có thể tách làm 2 công đoạn:
- Thí điểm trong phạm vi hẹp: ở đây việc thí điểm mang tính chất dạy mẫu làm thử nghiệm để cho tất cả các giáo viên học tập, rút kinh nghiệm sơ bộ. Trên cơ sở đó để việc thí điểm theo diện rộng có hiệu quả hơn.
- Thí điểm theo diện rộng: Thí điểm theo diện rộng không có nghĩa bắt tất cả giáo viên phảI dạy thí điểm, ở đây có thể làm thí điểm ở tất cả các môn nhưng lại lựa chọn những giáo viên tiêu biểu để dạy thí điểm trên cơ sở đó để nhân đại trà đến tất cả các giáo viên khác.
Việc tổ chức đánh dự giờ thăm lớp được tiến hành theo các khâu:
- Xây dựng lịch dự giờ, tổ chức các nhóm dự giờ thực hiện dự giờ thăm lớp theo từng nhóm sau khi dự giờ xong cá nhân có nhiệm vụ đánh giá rút kinh nghiệm cho từng tiết học của nhóm mình.
- Sơ kết rút ra bài học kinh nghiệm:
Dựa trên cơ sở kết quả dạy thí điểm ở cá nhân ban chỉ đạo tổ chức rút kinh nghiệm chung cho các đợt thí điểm về tất cả các khâu: khâu chuẩn bị, chỉ đạo làm thí điểm, đặc biệt quan tâm đến việc rút kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp dạy và học của thầy và trò qua các giờ dạy thí điểm để chuẩn bị triển khai đại trà.