- Tạo được sự tiến bộ ở mỗi giáo viên trong việc đổi mới PPDH.
3.3.4 Tổng kết, đánh giá:
• Tổng kết:Trong phần này cần nêu rõ những thành công và cả những mặt còn hạn
chế của nó để rút ra được những bài học thực sự bổ ích cho thời gian tới. Đánh giá mức độ kết quả một cách khách quan chính xác để có sơ sở tiếp tục phát triển ở những mức độ cao hơn và loại bỏ những thiếu sót sai lệch để không mắc lại lần nữa.
• Khen thưởng: Việc khen thưởng một mặt dựa vào chuẩn mực đã được xác định
đối với những giáo viên đạt thành tích cao. Nhưng đồng thời động viên khuyếnh khích cả nhữn yếu tố tích cực dù là nhỏ nhất đối với những giáo viên không đạt kết quả cao những cẫn có nhiều cố gắng vươn lên. Mặt khác cũng cần phảI nhắc nhở phê bình thậm chí cũng có những hình thức kỷ luật nhất định đối với những giáo viên bộc lộ nhiều yếu tố tiêu cực gậy nhiều khó khăn trở ngại cản trở hoạt động dạy học theo tinh thần đổi mới. Cần kết hợp khuyến khích cả về mặt vật chất lẫn tinh thần để kích thích động viên khuyến khích mọi người hăng hái tham gia vào hoạt động đổi mới.
• Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm: cần lưu ý viết cả sáng kiến kinh nghiệm trên lĩnh vực quản lý của người cán bộ lãnh đạo cũng như những sáng kiến của thầy và trò nảy sinh trong quá trình hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.
Điều rất quan trọng là sau khi đã thực hiện xong một qui trình chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học người cán bộ quản lý cần phảI rút ra được bài học tổng hợp nhiều mặt để từ đó chuẩn bị các điều kiện cho việc xây dựng một qui trình chỉ đạo mới về hoạt động dạy học của năm tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
Có thể tiếp cận quản lý hoạt động dạy học nói chung, đổi mới PPDH nói riêng theo chức năng và chu trình quản lý lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra theo lý luận quản lý. Tuy nhiên, cách tiếp cận theo qui trình 4 bước
trên vừa chứa đựng dấu hiệu của chu trình quản lý vừa phản ánh những kinh nghiệm thực tiễn sinh động và có hiệu quả trong thực tế quản lý giáo dục nói chung, chỉ đạo hoạt động dạy học theo tinh thần đổi mới nói riêng ở trường THCS trong điều kiện hiện nay.
3.4. Tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH ở trường THCS:
Kiểm tra là một chức năng quan trọng trong quá trình quản lý, nó giúp cho chủ thể quản lý biết được việc thực hiện các nhiệm vụ ở mức độ nào, đồng thời cũng biết được những quyết định quanr lý ban hành có phù hợp với thực tế hay không trên cơ sở đó đIều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy cá nhân, tập thể đạt tới mục tiêu đã đề ra. Kiểm tra trong quản lý là quá trình xem xét thực tiễn, để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng,khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ, kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:
• Đánh giá: Xác định chuẩn mực, thu thập thông tin, so sánh sự phù hợp của việc thực hiện với chuẩn mực
• Phát hiện: mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tượng quản lý.
• Điều chỉnh: tư vấn ( uốn nắn, sửa chưa ), thúc đẩy (phát huy thành tích tốt) hoặc xử lý.
Đánh giá là khâu cuối cùng của chức năng kiểm tra trong chu trình quản lý và là chức năng cơ bản của kiểm tra, quan hệ mật thiết với kiểm tra, dựa
vào kiểm tra và là kết quả của kiểm tra. Đánh giá tạo lập thông tin phản hồi, cung cấp cho hệ quản lý những thông tin đáng tin cậy về tình hình và kết quả để hệ quản lý hoạt động có hiệu quả. Đánh giá là công cụ của hệ thống điều khiển giúp xác định mức độ, giá trị các tác động từ môi trường vào hệ thống cũng như hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý.
Như vậy việc kiểm tra đánh giá hoạt động đổi mới PPDH ở trường THCS là rất quan trọng để giúp cho Hiệu trưởng xem xét thực tiễn đổi mới PPDH đã diễn ra như thế nào, trên cơ sở đánh giá chính xác Hiệu trưởng sẽ phát huy thành tích đạt được, uốn nắn những hạn chế đồng thời rút kinh nghiệm cho việc chỉ đạo thực hiện chu kỳ tiếp theo.
Theo giới hạn phạm vi nghiên cứu nên tổ chức chỉ đạo kiểm tra đánh giá hoạt động đổi mới PPDH tập trung vào kiểm tra đánh giá giáo viên qua hoạt động dạy học trên lớp.
Kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình và theo các bước cơ bản sau: