1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện vụ bản tỉnh nam định

34 409 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 7,22 MB

Nội dung

Trang 1

Nam Định và đi thực tế một số trường tiên tiến trong và ngồi tỉnh, tơi đã được trang bị rất nhiều kiến thức về lý luận quản lý giáo dục đồng thời hoàn thành tiểu luận khoa học: “ Tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản- Tỉnh

Nam Định”

Với tất cả tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy trong Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Cán bộ quản lý trường CĐSP Nam Định và đặc biệt cảm ơn cô Nguyễn Thị Mơ đã quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài

` này

Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể sư phạm các trường THCS huyện Vụ Bản đã giúp tôi có thêm tư liệu thực tế để hoàn thành tiểu luận

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, ngày 10 tháng 12 năm 2006

Người viết:

Trang 2

1 MUC LUC

Trang

H0) 00027000 -a4 , 2

1 LY do chon dé tai oo 2 2 Muc dich nghién Ctut oc 3 3 Khách thể và đối tượng nghiên CỨU:: + 5+2 + +2 s++s£zexezeeeeeezsees 3 4 Nhiém vu nghién CU 200 4 5 Pham 0¿b0i 2ï iu nn 4 6 Các phương pháp nghiên CỨU S2 030038131 1111111111111 114 5

70) 0)/e0»ic 6

Chương 1 Lịch sử và cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu - 6 Chương 2 Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản - tỉnh Nam định 12 Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả 24

công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS . - 24 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ, - S2 cv rrrerrrei 30

Tai li@u tham 0‹ 0n 33

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Những năm đầu thế kỷ XXI, cả đất nước đang trong thời kỳ tiến hành sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hoá và hội nhập với thế giới, Đảng ta

đã khẳng định trong nghị quyết VI khoá VII "Muốn tiến hành cơng nghiệp

hố, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự nghiệp phát truyển nhanh và bên vững"[ ;4] Với tư tưởng chỉ đạo này thì mục tiêu đào tạo của nhà trường cũng phải điều chỉnh, kéo theo sự thay đổi tất yếu của nội dung và phương pháp đạy học Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng nêu rõ phương hướng phát triển của giáo dục và đào tạo trong những năm tới là "Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học ."[ ;5]

1.2 Phương pháp dạy học chính là cách thức diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học Trong các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học thì phương pháp dạy học là thành tố quan trọng, thể hiện rõ nét nhất sự sáng tạo của người giáo viên trong việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học được xác định là nhiệm vụ trọng tân và chủ yếu trong tiến trình đổi mới nội dung và chương trình sách giáo khoa Việc quản

lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của người cán bộ quản lý là một

nội dung quản lý cơ bản trong trường trung học cơ sở và nó có tính chất quyết định đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Phương pháp là thành tố cơ bản nhất của quá trình dạy học và nhờ nó mà nội dung dạy học mới được hiện thực hoá, nó quyết định đến hiệu quả cũng như chất lượng dạy học Bởi vậy việc đổi mới phuơng pháp dạy học là hết sức cần thiết và cần được sự quan tâm thích đáng của mọi người mọi cấp có trách nhiệm

1.3 Bậc học trung học cơ sở là bậc học nhằm hình thành cho học sinh những kiến thức nền móng ban đầu về mọi mặt như khoa học, xã hội và cả về phong cách sống, phong cách làm việc Vì vậy nhà trường THCS cần rèn luyện cho học sinh tính năng động và sáng tạo, phát huy năng lực và sở trường của từng học sinh, làm cho các em chủ động và sẵn sàng tiếp thu kiến thức va rèn luyện con người tạo tiền đề cho đất nước hoà nhập với cộng đồng Quốc tế

Trang 4

3

truyén thu kién thức nhẹ về việc hình thành kỹ năng học và kỹ năng vận dụng Dạy mang tính đồng loạt ít chú ý tới cá thể hoá Quá trình dạy học ít tạo điều kiện để học sinh bộc lộ và phát triển khả năng hiện có của mình"[ ;5]

Từ năm 1996 việc đổi mới phương pháp dạy học đã tạo dựng nên một phong trào, một không khí cách tân về phương pháp dạy học và đã mang lại kết quả đáng kể Năm học 2002 - 2003 cùng với việc tiến hành thay sách giáo khoa lớp 6, việc đổi mới phương pháp dạy học diễn ra có sắc thái mới với những quan niệm mới về cách dạy, cách học Nút thắt về nội dung và chương trình đã phần nào được giải toả, đặc biệt việc trình bày sách giáo khoa đã được đánh giá cao, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy Tới nay đã qua 5 năm của quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bởi vậy một điều đặt ra với các ngành, các cấp lãnh đạo giáo dục, đặc biệt là những người quản lý trường THCS là cần nhìn nhận lại thực trạng chỉ đạo quá

trình đổi mới dạy học để từ đó có những đánh giá cũng như những điều chỉnh

cho việc tiếp tục công cuộc đổi mới của ngành, cũng như của đất nước nhằm tạo đà đưa đất nước nhanh chóng hoà nhập cùng thế giới

Với những lý do đã trình bày ở trên, đặc biệt sau khi đã được trang bị lý luận quản lý tôi nhận thức được nhiều điều cả trên bình diện lý luận và thực tiễn Tôi mạnh đạn chọn nghiên cứu đề tài về điều tra thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của người quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Vụ Bản, tính Nam Định

2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm điều tra và đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng cũng như hiệu phó các trường trung học trên địa bàn huyện Vụ Bản Mặt khác, việc nghiên cứu đề tài này còn nhằm bồi dưỡng năng lực và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian tới

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

Trang 5

Thực trạng công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài này chúng tôi đi vào giải quyết các nhiệm vụ sau:

4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận việc chỉ đạo đổi mới phương pháp day học 4.2 Điều tra, đánh giá thực trạng việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy

học ở các trường THCS, qua đó tổng hợp phân tích, hệ thống hoá để rút ra kết

luận về thực trạng công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học

4.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học CƠ SỞ

53 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Giới hạn về quy mô nghiên cứu:

Nghiên cứu về thực trạng công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề rộng vì vậy chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu như sau:

- Nghiên cứu thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học bằng phương pháp điều tra giáo dục

- Xem xét và đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp day học trên các bình diện nhận thức của cán bộ quản lý về nội dung, các biện pháp chỉ đạo, những ưu điểm và hạn chế, những yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học

5.2 Giới hạn về không gian

Đề tài được triển khai điều tra tại các trường THCS trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định và có tham khảo kết quả điều tra tương tự trên địa bàn

hai huyện Mỹ Lộc và Ý Yên

5.3 Giới hạn về thời gian

Nghiên cứu vấn đề thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tại

thời điểm năm học 2006 - 2007 là thời điểm mà công đổi mới nội dung và

Trang 6

6 Các phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu điều tra tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 6.1 Nghiên cứu lý luận: Tìm đọc sách báo, tạp trí có liên quan đến vấn

đề đổi mới phương pháp dạy học Mục đích phương pháp này là tìm hiểu về

mặt lý luận, tìm các cứ liệu có liên quan tới vấn đề chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học

6.2 Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp điều tra giáo dục Mục đích phương pháp này là để điều tra thực trạng việc chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học một cách khách quan

+ Lập phiếu điều tra dưới dạng câu hỏi Mỗi phiếu gồm 5 câu hỏi thăm đồ và ở mỗi câu hỏi có câu hỏi mở để thu thập thêm các ý kiến đóng góp khác về thực trạng công tác quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học

+ Tiến hành điều tra, phát phiếu, hướng dẫn, thu hồi xử lý kết quả

6.3 Phỏng vấn các đối tượng điều tra là hiệu trưởng, hiệu phó các tổ trưởng và cả giáo viên trực tiếp giảng dạy nhằm thu thập thêm các thông tin về việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học và hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong phong trào đổi mới giáo đục hiện nay ở các nhà trường thì vấn đề đổi mới PPDH luôn luôn được mọi người bàn luận khá sôi nổi Thực ra nó không phải là vấn đề mới mẻ mà nó có trong tư tưởng, quan điểm của một số nhà giáo dục tiến bộ từ ngàn xưa ở nước ta những năm 1960 đã có tư tưởng tôn trọng người học, đề cao vai trò và lợi ích của người học, các PPDH để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh Tuy nhiên những tư tưởng đó mới chỉ được

triển khai ở những giờ dạy mẫu hay những tiết hội giảng Như vậy đổi mới

PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chưa được chỉ đạo một cách thường xuyên Năm 1998 Viện Khoa học Giáo dục đã tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học và cho ra cuốn sách: “Đổi mới PPDH ở trường THCS” chủ biên là tác giả Trần Kiều Từ đó vấn để về đổi mới phương pháp dạy học đã được quan tâm nghiên cứu cả trên bình diện lý luận và thực tiễn

Gần đây, tháng 1 năm 2002, Giáo sư Tiến sỹ Trần Bá Hoành đã cho ra đời cuốn: “Đổi mới PPDH ở THCS” (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên-Dự án phát triển giáo dục THCS) Đặc biệt là Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua kỳ họp thứ 4 khoá X đã nhấn mạnh: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [ ; ] Vì vậy, những người làm công tác quản lý giáo dục cũng đã quan tâm và tích cực chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH trong các nhà trường nói chung và ở trường THCS nói riêng

Trang 8

7

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1.2.1 Một số vấn đề về đổi mới PPDH ở THC§: a Định hướng đổi mới PPDH:

Nghị quyết Trung ương 2- khoá VII nhận định: “Đổi mới mạnh mẽ

phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học” [ ; ]

Luật Giáo dục- Điều 24.2 có nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [ ; ]

b Quan niệm về sự đổi mới PPDH:

- Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh - Là sự áp dụng các PPDH tích cực, các PPDH hiện đại vào qúa trình dạy học - Là sự ứng dụng các thành tưụ của KHKT, công nghệ tiên tiến vào quá trình dạy học

- Là sự kế thừa, sử dụng có chọn lọc và sáng tạo các PPDH truyền thống - Là tạo điều kiện cho người học hoạt động và sử dụng kinh nghiệm của mình

- Đổi mới cách tổ chức, quản lý để tối ưu hoá quá trình dạy học

- Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và việc thực

hiện kế hoạch dạy học

Như vậy, quan điểm và cũng là định hướng của đổi mới PPDH ở THCS là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, dạy học hướng vào việc phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học

c Dạy học tích cực:

- Dạy học tích cực là một quan điểm dạy học với luận điểm bao trùm là dạy học phải phát huy được tính tự giác, tích cực, sáng tạo của người học

- Phương pháp tích cực (PPTC):

+ PPTC là một khái niệm làm việc, nhằm hướng vào việc tích cực hoá hoạt động học tập và phát huy tính sáng tạo của người học Trong đó các hoạt động học tập được thực hiện và điều khiển, người học không thụ động mà tự lực lĩnh hội nội dung học tập

Trang 9

+ PPTC không phải một PPDH cụ thể mà là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều phương pháp, hình thức,kỹ thuật cụ thể khác nhau

- Đặc trưng của dạy học tích cực là:

+ Chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều sang việc tổ chức cho học

sinh học trong hành động và bằng hành động tích cực, chủ động sáng tạo chú trọng hình thành năng lực, phương pháp tự học

+ Chuyển từ dạy học đồng loạt, đơn phương sang việc tổ chức đạy học

theo hình thức tương tác xã hội, đảm bảo sự phân hoá về mặt nội dung và cá thể hoá về mặt tổ chức

+ Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học theo hướng đa dạng hoá và đổi mới cách học của học sinh

- Có 5 dấu hiệu để phân biệt PPTC với các phương pháp thụ động Đó là: + Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cuả học sinh + Dạy và học chủ động rèn luyện phương pháp tự học

+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác + Kết hợp đánh giá của thầy đối với tự đánh giá của trò + Học sinh tự giác, thích thú với việc học

d Một số PPDH tích cực ở trường THCS

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Rõ ràng, cách dạy chỉ

đạo cách học nhưng ngược lại, thói quen học tập của trò ảnh hưởng đến cách dạy của thầy Có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được Cũng có trường hợp, giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng thất bại vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen lối học tập thụ động Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dân xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức từ thấp đến cao Do đó trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học thì mới thành công

* Nhóm phương pháp thực hành: Là phương pháp tổ chức cho học sinh vận dụng các quy tắc, công thức lý thuyết để làm bài tâp

* Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ Các thành viên trong nhóm trao đổi tự do về vấn đề giáo viên yêu cầu nhằm tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ quan điểm và ý kiến riêng, đồng thời lắng nghe ý kiến, quan điểm của các bạn học khác

* Phương pháp động não: Là phương pháp tạo ra một số lượng lớn ý tưởng sáng tạo theo một quy tắc là:

+ Mọi ý tưởng đều được hoan nghênh

Trang 10

+ Ý tưởng là tài sản

* PPDH đặt và giải quyết vấn đề: Là PPDH đưa học sinh vào chính sự tìm tồi có hiệu quả của các nhà khoa học, tức là chuyển hoá sự tìm tòi thành phẩm chất của cá thể học sinh theo con đường tựa như con đường mà loài người đã theo để khám phá, tìm kiếm và đã vật chất hoá thành các phát minh, phát kiến

Đặc trưng của dạy học nêu và giải quyết vấn đề thể hiện ở hai yếu tố thành

phần: Tình huống có vấn đề và giả thuyết để giải quyết vấn đề

* Nhóm phương pháp trò chơi: Là một dạng trò chơi được tổ chức dưới dạng tranh tài g1ữa các nhóm hoặc cá nhân

1.2.2 Hiệu trưởng quản lý đổi mới PPDH

Dạy học là một hoạt động chủ yếu và đặc trưng nhất của mỗi nhà trường Do đó, chất lượng giáo dục phụ thuộc trước hết vào chất lượng dạy học Trong hoạt động dạy học thì PPDH có tầm quan trọng đặc biệt, là một nhân tố cơ bản nhất, “động”, “sáng tạo” nhất của quá trình dạy học và nhờ đó nội dung dạy học mới được thực hiện Nó quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả giáo dục

Những năm gần đây, việc đổi mới PPDH đang được đặt thành một nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động giáo dục Các nhà khoa học và quản lý giáo dục đều thống nhất rằng việc đổi mới sẽ theo hai hướng cơ bản là dạy học phải phát huy tính tích cực cuả học sinh và tổ chức các quá trình dạy học phải lấy học sinh làm trung tâm Đánh giá hai hướng này, giáo sư Trần Hồng Quân đã

khẳng định: “Cần phải đổi mới mạnh mẽ PPDH theo đúng hướng dạy học tích

cực, lấy người học làm trung tâm” Dạy học hướng vào học sinh, thực chất là tổ chức quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò theo hướng thầy hướng dẫn cho từng cá nhân, từng nhóm học sinh về các tình huống, các vấn đề cần giải quyết Học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi cách xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề, tự mình tìm ra kiến thức mới

Trang 11

Để công cuộc đổi mới PPDH được tiến hành rộng khắp và mang lại

hiệu quả cao thì công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường của người hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần đặc biệt được quan tâm, nhất là đối với THCS, khi mà quá trình đổi mới nội dung, chương trình SGK và đổi mới PPDH đã thực hiện xong một vòng

Trong nhà trường, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm việc đổi mới PPDH ở trường mình nên phải đặt vấn đề này ở tâm quan trọng đúng mức, trong sự phối hợp với các hoạt động toàn diện của nhà trường Hiệu trưởng cần chủ động nghiên cứu nắm vững bản chất, đặc điểm của PPTC, tìm hiểu những kinh nghiệm đổi mới PPDH, vận dụng vào các môn học Hiệu trưởng cần có thái độ trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến cải tiến dù nhỏ của giáo viên nhưng cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên vận dụng PPTC thích hợp với môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy và học ở địa phương, làm cho phong trào đổi mới PPDH ngày càng rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả cao hơn

Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình lâu dài, không thể ngày một ngày hai mà đông đảo giáo viên từ bỏ được kiểu dạy truyền thụ kiến thức, tiếp thu thụ động đã quen thuộc từ lâu Việc phát triển các PPDH tích cực đòi hỏi một số điều kiện trong đó quan trọng nhất là bồi đưỡng giáo viên, đổi mới khâu đánh giá học sinh và giáo viên

Để công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường đạt hiệu quả cao thì người hiệu trưởng cần tiến hành các biện pháp sau:

- Tác động chuyển hoá về mặt nhận thức, tạo ra nhu cầu thiết thân đối

với mỗi thành viên trong tập thể sư phạm:

+ Nhận thức: Thấy được quy luật khách quan của sự đổi mới PPDH,

đổi mới là phát triển, không đổi mới là tụt hậu và có nguy cơ bị sa thải trong

điều kiện cạnh tranh lành mạnh

+ Tổ chức bồi đưỡng sâu về chuyên môn, nghiệp vụ (cả về lý luận khoa học lẫn nội dung, phương pháp bộ môn), tạo tiềm năng cho việc cải tiến PPDH của từng giáo viên

+ Sử dụng những biện pháp tâm lý xã hội để cho giáo viên thuộc nhiều lứa tuổi, thâm niên nghề nghiệp, năng lực trình độ khác nhau vượt qua những mặc cảm hay những chướng ngại về tâm lý khi đi vào đổi mới PPDH

- Tổ chức chỉ đạo đổi mới PPDH

Đây là một quá trình khó khăn phức tạp nhưng có những mặt thuận lợi Vì thế, không phải nóng vội mà phải tiến hành từng bước chắc chắn và có hiệu quả:

Trang 12

11

- Nghiên cứu hiện trạng về mối tương quan giữa năng lực trình độ, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học của giáo viên

- Phân tích nguyên nhân của sự tồn tại các phương pháp lạc hậu và sự xuất hiện của các phương pháp mới

- Dự thảo chương trình kế hoạch tổ chức chỉ đạo đổi mới PPDH

- Tổ chức hội thảo trao đổi trong tập thể sư phạm để thống nhất chương

trình hành động

Bước 2: Chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH:

- Chuẩn bị tâm thế cho việc đổi mới PPDH: Tác động nhận thức, tạo dựng động cơ, xây dựng bầu không khí hào hứng phấn khởi tự giác, tích cực trong tập thể sư phạm và tap thé hoc sinh

- Xây dựng kế hoạch, hợp đồng tập thể, cá nhân

- Phát động phong trào thi đua đổi mới PPDH

- Chỉ đạo điểm

- Nhân đại trà trên toàn thể giáo viên và ở mọi môn học

- Theo dõi điều hành, phối hợp, điều chỉnh uốn nắn, đánh giá sơ bộ trong tung giai doan

Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả, rút ra bài hoc kinh nghiệm để triển khai tiếp Trong bước này cần phải :

- Tổ chức các hình thức kiểm tra, đánh giá việc dạy của thây, việc học của trò

- Sơ kết thi đua, khen thưởng, trách phạt(nếu cần)

- Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỔI

MỚI PPDH CỦA HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG CÁC

TRƯỜNG THCS HUYỆN VỤ BẢN - TÍNH NAM ĐỊNH

2.1 VÀI NÉT VỀ KHÁCH THỂ ĐIỀU TRA: 2.1.1 Về địa bàn nghiên cứu:

Vụ Bản là một huyện tương đối nhỏ của tỉnh Nam Định gồm 18 xã với 19 trường THCS, có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu Mặc dù mức thu nhập bình quân đầu người còn rất khiêm tốn so với cả tỉnh nhưng phong trào xã hội hoá giáo dục đã và đang phát triển rất mạnh mẽ cả ở bề rộng lẫn chiều sâu Nhiều năm liền, ngành GD-ĐT huyện Vụ Bản được UBND tỉnh Nam Định tặng cờ “ Thi đua xuất sắc” vì có những thành tích nổi bật về chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp và chất lượng giáo dục toàn diện Để có được thành tích rực rỡ ấy phải kể đến công lao to lớn của các cấp lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong toàn huyện, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường trong đó có cán bộ quản lý các trường THCS đặc biệt là các hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng

Hiệu trưởng các trường THCS là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động nhà trường trong đó quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường mình, nhất là hoạt động day hoc Dé chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao thì nhiệm vụ quan trọng nhất của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các nhà trường là chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH

Chính vì thế mà chúng tôi tiến hành điều tra các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản về việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS 2.1.2 Về khách thể điều tra: Khách thể điều tra được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Khách thể điều tra: ấu hiệu Độ tuổi Chức vụ Thâm niên QL Giới tính 5 SL <40 |41-50| >50 | HT |PHT | $10 10-20 | >20 | Nam | Nữ SL 8 14 10 16 | 16 12 20 0 20 12 32 % 25 | 43,8 | 31,2 | 50 | 50 | 37,5 | 62,5 0 | 62,5 | 37,5 | 100

Trang 14

13

có thể làm nên những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện của cả huyện

Bên cạnh đó có 43,8% số người ở độ tuổi 41-50, ở độ tuổi này kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giảng dậy đặc biệt là kinh nghiệm quản lý đã tích luỹ được khá nhiều, giúp họ thu được thành công lớn trong công tác quản lý của mình Với 31,2% số người ở độ tuổi trên 50 cho ta dấu hiệu sắp có sự thay thế trong đội ngũ CBQL, Đây là một thuận lợi vì đội ngũ CBQL được trẻ hoá năng động sáng tạo nhưng cũng có không ít khó khăn về kinh nghiệm quản lý

Trong số 18 người được điều tra có 6 nữ, như vậy tỷ lệ CBQL nữ đã tăng lên so với trước kia Đây là dấu hiệu đáng mừng vì chị em phụ nữ đã thực sự “giỏi việc trường, đảm việc nhà”, có ý thức phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp, làm gương cho những giáo viên nữ (chiếm tỷ lệ lớn) học tập, noi theo

Có 62,5% số CBQL có thâm niên công tácquản lý trên 10 năm, chúng tôi nhận thấy đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Vụ Bản có kinh nghiệm quản lý vững vàng, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới PPDH hiện nay Tuy nhiên cũng có tới 37,5% số CBQLcó thâm niên quản lý dưới 10 năm, trong số này có những người kinh nghiệm quản lý còn chưa nhiều, sẽ gặp không ít khó khăn trong việc chỉ đạo đổi mới PPDH

2.2 THUC TRANG CONG TÁC CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PPDH CỦA HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VỤ BẢN

Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tập trung điều tra nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau đây:

- Nhận thức của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ

Bản về đổi mới PPDH ở THCS

- Các biện pháp đã được hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản sử dụng trong chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS

- Những ưu điểm và hạn chế chủ yếu của việc chỉ đạo đổi mới PPDH và

nguyên nhân của thực trạng đó

(Những nội dung này đều được thể hiện rõ trong phiếu điều tra ở phần phụ lục của văn bẩn.)

2.2.1 Nhận thức của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng về những nội dung

Trang 15

Đề nghiên cứu thực trạng việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu

trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản, trước hết chúng tôi tìm hiểu nhận thức của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản về đổi mới PPDH ở THCS vì chúng tôi cho rằng tất cả mọi hoạt động đều bắt đầu từ nhận thức Nhận thức đúng thì hoạt động đạt kết quả tốt Nhận thức chưa đúng hoặc sai thì kết quả hoạt động kém thậm chí còn gây ra hậu

quả xấu CBQL có nhận thức đúng về đổi mới PPDH thì mới có hành động

quản lý đúng

Bảng 2: Nhận thức của HT, PHT các trường THCS huyện Vụ Bản về đổi

mới PPDH:

STT Nội dung RDY DY PV KDY

SYK % SYK % SYK % SYK %

Đổi mới PPDH là một tất yếu

khách quan 20 62,5 12 37,5 100%

Đổi mới PPDH là nhiệm vụ

trọng tâm của đổi mới nội dung, chương trình THCS 22 68,8 25 6,3 32 100% Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động ,sáng tao của HS 16 50 16 50 32 100% La sự kế thừa, sử dụng có chon lọc và sáng tạo các PPDH truyền thống 22 68.8 10 31.3 32 100% Là sự áp dụng các PPDH tích cực, các phương pháp dạy học hiện đại 18 56,3 12 37.5 6,3 32 100% Là sự ứng dụng các thành tựu

của KHKT, công nghệ tiên tiến vào quá trình dạy học

16 50 14 43.5 6,3 32 100%

Đổi mới PPDH phải tiến hành

đồng bộ với việc đổi mới các yếu tố khác của quá trình dạy

học 20 62,5 12 37,5 32 100%

Từ kết quả thu được ở bảng 2 chúng tôi nhận thấy:

- Nhìn chung các CBQL ở các trường THCS huyện Vụ Bản đều nhận thức đúng, nắm vững những quan niệm, nội dung cơ bản về đổi mới PPDH ở

Trang 16

15

- Cụ thể: 100% ý kiến đồng ý với nội dung đổi mới PPDH là một tất yếu khách quan, điều này chứng tỏ rằng họ rất chủ động trong việc thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH

- Trong việc đổi mới nội dung, chương trình THCS, 100% ý kiến cho rằng đổi mới PPDH là nhiệm vụ trọng tâm, như vậy họ sẽ đầu tư trí tuệ, công sức vào việc chỉ đạo đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn điện

- Có 100% ý kiến nhất trí đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, trong đó có kế thừa, sử dụng có chọn lọc và sáng tạo các PPDH truyền thống và đổi mới PPDH phải được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới các yếu tố khác của quá trình dạy học

- Đối với việc áp dụng các PPDH tích cực, các PPDH hiện đại và ứng dụng các thành tựu của KHKTT, công nghệ tiên tiến vào quá trình dạy học thì một số CBQL con phan van dé dat

Họ cho rằng không làm như thế thì chất lượng day hoc, chất lượng giáo dục vẫn được đảm bảo

- Ở câu hỏi mở, có ý kiến khác cho rằng, đổi mới PPDH ở THCS là phải dạy cho học sinh biết hợp tác một cách sáng tạo trong quá trình học tập

- So sánh với kết quả điều tra của các trường ở huyện Ý yên, Mỹ Lộc thì thấy rằng những nội dung trên đây đều tương đối thống nhất, tương đồng

Như vậy có thể thấy rằng, các CBQL ở các trường THCS huyện Vụ Bản nói

riêng và tỉnh Nam Định nói chung đều nhận thức đúng đắn và nắm vững những quan niệm, nội dung cơ bản về đổi mới PPDH ở THCS Đây là một

thuận lợi lớn cho công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói

riêng

2.2.2 Các biện pháp chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS ở các trường THCS huyện Vụ Bản:

Tìm hiểu về các biện pháp chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu

Trang 17

chúng tôi sử dụng những câu hỏi kín về các nhóm biện pháp Trong mỗi nhóm biện pháp chúng tôi chỉ ra những biện pháp cụ thể mang tính quy trình của việc chỉ đạo đổi mới PPDH

Bảng 3: Các nhóm biện pháp đã được HT, PHT các trường THCS huyện Vụ Bản sử dụng trong chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS: Mức độ sử dụng Hiệu quả TX TT KTX RTD CTD KTD SYK | % |SYK| % |SYK| % |SYK| % |SYK| % SYK % Nhóm biện STT pháp Tác động đến 1 nhận thức, tạo | 30 |937| 2 | 6.3 2417518 |25 tâm thế cho GV Chuẩn bị các 2 điều kiện để đổi | 20 |ó2.5| 10 |3!/2| 2 |6.3| 26 &@13| 6 |18.7 mới Lập kế hoạch và thống nhất kế hoạch hoạt động 22 |6ó8ã| 8 | 25 | 2 |63| 28 |&75| 2 |63| 2 |6.3 4 Chỉ đạo điểm 28 |673| 4 |12.5 28 (87.5) 4 |12.5 Chỉ đạo moO) 2s | 813) 6 | 18.7 26 |813| 6 |18.7 Tông đai trà Tổng kết đánh giá 24 175 | 6 | 18.7} 2 |6.3) 30 1937| 2 |6.3

Theo các số liệu thống kê ở bảng 3, chúng tôi thấy rằng:

- Phần lớn các ý kiến đều khẳng định sử dụng cả 6 biện pháp mà chúng tôi

đã nêu và đã thu được hiệu quả tốt.Trong đó 100% ý kiến cho rằng 5 nhóm biện pháp đầu đều được sử dụng và đều có tác dụng, đem lại hiệu quả cao

- Đặc biệt nhóm biện pháp “Tác động đến nhận thức, tạo tâm thế sắn sàng

tham gia đổi mới PPDH cho GV” có tới 93.7% ý kiến cho biết là được sử

dụng một cách thường xuyên và rất có tác dụng (75%), nhóm biện pháp “Chỉ đạo điểm” cũng được sử dụng rất thường xuyên (87.5%) và cũng có tới 87.5% số ý kiến nhất trí là rất có tác dụng Đây là hai nhóm biện pháp được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất

- Tuy nhiên có 5,6% ý kiến cho rằng nhóm biện pháp “Tổng kết đánh giá” chưa được sử dụng một cách thường xuyên mặc dù là nó có tác dụng

Trang 18

17

mỗi nhóm biện pháp chúng tôi đưa ra từng biện pháp cụ thể đưới dạng các câu hỏi kín, được thể hiện trong các bảng số liệu sau đây: Bảng 3a: Biện pháp tác động đến nhận thức: Mức độ sử dụng Hiệu quả , TX TT KTX RTD CTD KTD STT Biện pháp SY SY SY SYK| % |SYK| % % % |SYK| % % K K K Tổ chức học tập, 1 ¬ 30 |934,/7| 2 {631 0101251751 4 |251010 hội thảo ĐMPP 2 |Biệnpháptamlý |24 |75| 8 |25|0 |0 |16|50|16 |50|0 |0

Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy rằng 100% ý kiến cho rằng các biện pháp này đều được sử dụng và đều có tác dụng Trong hai biện pháp kể trên thì biện pháp “Tổ chức học tập, hội thảo” được 93,7% số ý kiến cho rằng được sử dụng một cách thường xuyên và rất có tác dụng (75%) Biện pháp “tâm lý xã hội” được sử dụng tương đối thường xuyên, có tác dụng song chưa cao

Trong mọi hoạt động, để đảm bảo thành công thì công tác chuẩn bị là rất quan trọng Đặc biệt là hoạt động đổi mới PPDH, việc chuẩn bị các điều kiện đổi mới được đánh giá là một trong hai nhóm biện pháp được chú trọng nhất, đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình đổi mới PPDH Chúng tôi đã đưa ra

4 biện pháp cơ bản trong việc chuẩn bị các điều kiện đổi mới để điều tra và

thu được kết quả như sau:

Trang 19

Như vậy, trong 4 biện pháp của nhóm biện pháp “chuẩn bị các điều kiện đổi mới”, 100% số ý kiến cho rằng biện pháp 1;2;4 được sử dụng và có hiệu quả Trong đó nổi bật nhất là biện pháp phát hiện nhân tố tích cực được sử dụng thường xuyên 100% và rất có tác dụng (81,3%) Tiếp đó là biện pháp bồi dưỡng đội ngũ đổi mới PPDH (93,7% cho rằng sử dụng thường xuyên và 68,7% cho rằng rắt có tác dụng) Bảng $c: Biện pháp lập kế hoạch và thống nhất kế hoạch hành động: Mức độ sử dụng Hiệu quả SIT Biện pháp TX TT KTX RTD CTD KTD SYK| % |SYK| % |SYK| % |SYK|% |SYK| % |SYK| % Thành lập ban chỉ 18, đạo, dự tháo kếhoạch | 28 |8Z5| + |125| 0 | 0 | 26 |813) 6 |’) 0 | 0 Tổ chức hội thảo thống nhất kế hoạch | 30 |93,7| 2 |6,3 | 0 0 |30 |937| 2 |63| 0 |0 hành động Phát động thi đua 28 |875| 4 |125| 0 |0 |20 |ø2z5| 12 | 2| 0 |0

Qua bảng trên chúng tôi thấy 100% số ý kiến cho biết cả 3 biện pháp đều được sử dụng và đều có tác dụng Đặc biệt có 93,7% ý kiến cho rằng “tổ chức hội thảo thống nhất kế hoạch hành động” được sử dụng một cách thường xuyên và rất có tác dụng Tuy nhiên chúng tôi cũng thấy rằng, mặc dù biện pháp “ phát động thi đua” có được sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao (37,5% cho rằng có tác dụng)

Cùng với nhóm biện pháp “chuẩn bị các điều kiện đổi mới” thì “chỉ đạo điểm” là nhóm biện pháp được đánh giá rất cao Trong nhóm biện pháp này chúng tôi tìm ra 4 biện pháp cơ bản để tiến hành điều tra theo bảng dưới đây: Bảng 3d: Biện pháp chỉ đạo điểm: Mức độ sử dụng Hiệu quả STT Bién phap TX TT KTX RTD CTD KTD

Trang 20

19

Từ số liệu thu được ở bảng 3d, chúng tôi thấy rằng “dạy thử nghiệm” và "dự giờ, rút kinh nghiệm” là biện pháp được sử dụng thường xuyên nhất (87,5%), đem lại hiệu quả cao nhất (87,5%) Bên cạnh đó, “xây dựng chuẩn đánh giá” là việc làm rất cần thiết, rất hiệu quả, nó giúp cho mỗi giáo viên có căn cứ để phấn đấu đạt kết quả công tác tốt nhưng vẫn có một số CBQL (6,3%) cho rằng không được sử dụng thường xuyên

Trong bất cứ hoạt động nào thì khâu tổng kết đánh giá cũng đều được coi trọng Nó giúp ta nhìn nhận lại quá trình thực hiện, kết quả đạt được như thế nào, còn hạn chế gì để từ đó còn triển khai tiếp các hoạt động Có 4 biện pháp trong nhóm biện pháp “Tổng kết đánh giá” được chúng tôi lựa chọn để điều tra Các biện pháp và kết quả thể hiện:

Bảng 3e: Biện pháp tổng kết đánh giá: Mức độ sử dụng Hiệu quả STT Biện pháp TX TT KTX | RTD | CTD | KTD SYK | % |SYK| % |SYK| % |SYK| % |SYK| % |SYK| % Sơ kết thi đua,

1 khen thưởng, trách | 28 |87,5| 4 |12,5| 0 0 241751 5 |251 010 phat

Téng két theo h

2 | 6 kỳ, năm học 0696596120 193,71 2 1631 0 | 0 | 20 [62,5] 12 37,5] 0 |0 3 | Viết sang ken) 1 |7z| s |2as|o |0 | 4 li25|28 7,51 0 |0 kinh nghiệm

4 | Hội thảo trao đổi| 2s ls†2| 6 |288| 0 |0 | 28 [87,5] 4 12,5] 0 | 0 kinh nghiệm

Chúng tôi thấy rằng 100% số ý kiến cho rằng cả 4 biện pháp trên đều được sử dụng và đều có tác dụng trong việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH Trong 4 biện pháp này thì “ Sơ kết thi đua, khen thưởng trách phạt” và “ Hội thảo trao đổi kinh nghiệm” được sử dụng thường xuyên hơn, có hiệu quả hơn biện pháp “Viết sáng kiến kinh nghiệm” được sử dụng tương đối thường xuyên song tác dụng chưa cao (chỉ 12,5% cho rằng rất tác dụng)

Trang 21

PPDH ở THCS, chúng tôi đưa ra 6 ưu điểm chính, 5 hạn chế cơ bản trong chỉ

đạo dổi mới PPDH ở THCS và tiến hành điều tra theo bảng sau:

Bảng 4a: Những ưu điểm chính của công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS: Ý kiến STT Nội dung Đồng ý Không đồng ý SYK % SYK % Tạo bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức và 1 hình thành thái độ tích cực về đổi mới cách| 32 100 0 0 dạy và học Triển khai đổi mới PPDH theo đúng định 2 32 100 0 0 hướng đề ra

GV đã thực hiện đổi mới cách soạn giáo án,

3 cách xác định mục tiêu bài học, cach dat cfu | 32 100 0 0

hỏi trên lớp đáp ứng yêu câu đề ra

GV đã dần hình thành cách dạy mới: Sử dụng

4 linh hoạt các phương pháp, mạnh dạn sử | 32 100 0 0

dụng phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện đại Đổi mới phương pháp dạy học đã góp phần 5 tạo bước chuyển biến đáng kể về chất lượng | 32 | 100 0 0 dạy và học Đổi mới PPDH dần đi vào thực chất và chiều 6 à 32 100 0 0 sâu

Kết quả thu được từ bảng 4a cho thấy: 100%số ý kiến đồng ý với những ưu điểm chính mà chúng tôi đưa ra, nhất là việc đổi mới cách xác định mục tiêu, cách soạn giáo án, cách đặt câu hỏi trên lớp là những đổi mới có thể thực hiện được ngay với mọi giáo viên Đặc biệt là đổi mới PPDH đã góp phần tao bước chuyển biến đáng kể chất lượng dạy và học: học sinh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập, có kỹ năng tự học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn Hơn thế nữa, đổi mới PPDHđã dần đi vào thực chất và có chiều sâu

Trang 22

21 Bảng 4b: Những hạn chế cơ bản của công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS: Ý kiến STT Nội dung Đồng ý Không đồng ý SYK % SYK % Một bộ phận GV ngại đổi mới, khả năng 1 1 32 100 0 0 thích ứng sự đối mới kém

Công tác chỉ đạo thực sự còn chưa được

khoa học, bài bản nhất là khâu kiểm tra 2 32 100 0 0 đánh giá, rút kinh nghiệm còn chưa được làm tốt Việc đổi mới đôi khi còn mang tính hình 3 - 32 100 0 0 thức, chưa đi vào chiều sâu

Chưa tiến hành đổi mới PP một cách đồng 4 bộ với các yếu tố khác en 32 | 100 | 0 0 Chưa đạt đựoc toàn bộ các yêu cầu đặt ra 5 op 32 100 0 0 về đối mới phương pháp

Như vậy, tất cả các ý kiến đều đồng ý với 5 hạn chế cơ bản mà chúng tôi đã chỉ ra Việc đổi mới chỉ được thực hiện nhiều và có hiệu quả trong các đợt hội giảng, thao giảng còn trong thực tế giảng dạy hàng ngày ở một số môn, một số tiết vẫn còn mang tính hình thức, thực hiện một cách hời hợt Mặt khác, việc đổi mới PPDH muốn có hiệu quả cao phải tiến hành một cách đồng bộ với các yếu tố, đổi mới cách đánh giá, các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên mà những yếu tố này không phải một sớm một chiều mà có ngay được

Ngoài những hạn chế cơ bản mà chúng tôi đã chỉ ra, còn một số hạn chế khác được nêu ra trong câu hỏi mở như:

- Phần lớn CBQL, chỉ được đào tạo chuyên một môn nên trong việc chỉ đạo đổi mới PPDH ở những môn không được đào tạo gặp không ít khó khăn

- Nhận thức và sự quan tâm của nhân dân đến phong trào đổi mới giáo dục ở địa phương chưa cao

Trang 23

này và tiến hành điều tra mức độ ảnh hưởng theo thứ bậc của các yếu tố đó Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 5: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ đạo đổi mới PPDH ở THCS Mức độ ảnh hưởng » STT | Các yếu tố ảnh hưởng |1 2 3 4 5 6 aig iém

SYK |% |SYK |% |SYK|% |SYK |% |SYK |% |SYK|%

Đội ngũ giáo viên: Nhận 1 thức và thái độ, khả năng | 6 (18,7| 22 (688) 4 12,5 162 thích ứng với sự đổi mới Học sinh: Tích cực hưởng 2 ứng, thích ứng nhanh với 2 |63| 4 I1225| 6 |18/7| 10 62/54 52 sự đổi mới Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ 3 2 |63) 6 (18,7) 4 |J125| 6 |18,7) 14 |43,8) 72 thuật day hoc Chương trình, sách giáo 4 2 |63| 2 |63| 8 |25| 18 |3 2 |63 112 khoa, cách thức đánh giá Sự chỉ đạo có hiệu quả của 5 , , 4 12,5) 8 | 25] 2 |63) 6 |187) 4 /12,5) 8 | 25 | 106 quan ly cap trén Nhận thức và năng lực 6 quản lý của hiệu trưởng, | 18 [66,3) 6 (18,7; 4 25 2 |63| 2 1643 164 phó hiệu trưởng

(Ghi chú: Mức độ 1: 6 điểm; mức độ 2: 5 điểm; Qua số liệu thống kê ở bảng 5 chúng tôi thấy rằng:

; mức độ 6: I điểm)

- Nhận thức và năng lực quản lý của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được coi là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất, mang tính quyết định chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPGD ở THCS Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng là những người chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động cả nhà trường trong đó hoạt động dậy học là trọng tâm

Trang 24

23

- Bên cạnh đó chúng tôi cũng thấy rằng sự chỉ đạo sâu sát, có hiệu quả của cấp trên và sự hưởng ứng tích cực, khả năng thích ứng nhanh với sự đổi mới của học sinh cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS

- Ngoài ra chương trình sách giáo khoa mới đã có cách biên soạn, cách viết góp phần gợi ý về phương pháp cho người dậy, nút thắt về nội dung, chương trình đã phần nào đựơc giải toả nên không gây ảnh hưởng lớn đến việc chỉ đạo

đổi mới PPDH ở THCS Tuy nhiên việc đổi mới cách thức đánh giá chưa kịp

thời với đổi mới nội dung chương trình, cách đánh giá phần lớn vẫn nặng về kiến thức mà chưa chú trọng đến kỹ năng, thái độ một cách đúng mực cũng có những ảnh hưởng nhất định đến công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở

THCS

- Yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật dạy học cũng ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động đỏi mới PPDH bởi vì để đổi mới PPDH thì cần phải có những phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại và giáo viên phải biết sử dụng chúng một cách thành thạo, từ đó lôi cuốn học sinh vào bài học và khai thác nội dung bài học một cách sâu sắc hơn

Sơ kết: Qua các số liệu đã thu được trong quá trình điều tra chúng tôi thấy: Các hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ bản đã nắm

vững những nội dung đổi mới PPDH và đã có nhiều biện pháp quản lý đổi mới

phương pháp dạy học có hiệu quả Tuy vậy, hoạt động đổi mới PPDH chưa thực sự đi vào chiều sâu, còn có những bất cập cần được giải quyết so sánh với những kết quả nghiên cứu của tác giả Lương Thị Hà trên CBQL các trường THCS huyện Ý Yên và tác giả Ba chúng tôi thấy có những nét tương đồng khá

lớn Những ưu điểm chính, những nhược điểm cơ bản, những yếu tố ảnh

hưởng đến việc quản lý đổi mới PPDH ở THCS và mức độ ảnh hưởng của nó là cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả

quản lý đổi mới PPDH ở THCS Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý

Trang 25

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HƠN NỮA HIEU QUA

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PPDH Ở THCS

Qua phân tích, đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới

PPDH ở các trường THCS huyệnVụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc Trên cơ sở thực

trạng, lý giải những nguyên nhân của thực trạng đó chúng tôi đưa ra 5 giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả quản lý đổi mới PPDH ở THCS và tiến hành điều tra thu thập ý kiến của CBQL về các giải pháp đó Kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 6: Những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả

quản lý đổi mới PPDH ở THCS Tính cấp thiết Tính khả thỉ STT Giải Pháp RCT CT KCT RKT IKT KKT

SYK| % |SYK|% |SYK| % |SYK| % SYK| % |SYK | %

Nang cao hơn nữa nhận thức

1 và bồi dưỡng đội ngõ giáo viên | 16 | 50 | 16 |50| 0 |0 | 28 |875| 4 J125| 0 |0

về đổi mới PPDH ở THCS Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật 2 TỐ 14 [43,8] 18 |56,2/ 0 | 0 | 28 |87,5) 4 |125| 0 |0 chất, thiết bị, phương tiện dạy học 3 Tiến hành tổng kết đánh giá trên những quy mô khác nhau > 10 {31,3} 22 (68,7) O 0 | 30 |93,/7| 2 |63] 0 0

đề rút kinh nghiệm công tác

quản lý đổi mới PPDH

4 Đổi mới cách kiểm tra đánh 30 |93/7| 2 |63| 0 0 | 32 |100Ị 0 0 0 0 giá HS 5 Hoàn thiện nhân cách người ¬= 28 |875| 4 12,5} 0 0 | 32 |100Ị 0 0 0 0 quản lý

Từ những số liệu thu được ở bảng 6 dựa vào tính cấp thiết và tính khả thi chúng tối thấy các giải pháp chủ yếu để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH bao gồm:

Trang 26

25

Giải pháp này thực ra đã được áp dụng nhưng vẫn cần được duy trì với những yêu cầu mới nhằm giúp giáo viên nắm vững nội dung chương trình, thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp mới, làm chủ các phương tiện dạy học hiện đại

Giáo viên là người bảo đảm quyết định chất lượng giáo dục vì vậy phải làm thế nào để họ có nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn nữa về đổi mới PPDH, nắm vững nội dung, thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp mới, làm chủ các phương tiện dạy học hiện đại từ đó có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học của mỗi giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục của nhà trường

Trong phiếu điều tra chúng tôi thấy 100% số ý kiến cho rằng giải pháp này là cấp thiết và khả thi, trong đó có 87,5% số ý kiến cho rằng là rất khả thi

Như vậy có thể khẳng định: Nâng cao hơn nữa nhận thức và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là để tiếp tục đưa đổi mới PPDH ở THCS đi vào thực chất và

chiều sâu là việc làm cần thiết và là giải pháp có tính khả thi cao, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả quản lý đổi mới PPDH ở THCS trong thời gian tới Chúng tôi cho rằng để thực hiện tốt giải pháp này cần thực hiện tốt những bước sau:

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nghiên cứu và nắm chắc về đổi mới PPDH,

đánh giá đúng đặc điểm tình hình của đơn vị mình để từ đó tiếp thu và vận

dụng thành công chỉ đạo đổi mới PPDH ở THCS

Ñgay từ đầu năm học, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tổng kết những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện đổi mới PPDH ở những năm trước để

phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm

Hướng dẫn giáo viên học tập các tài liệu về đổi mới nội dung chương trình, đổi mới PPDH ở THCS nói chung và đổi mới PPDH bộ môn mình phụ trách nói riêng

Tổ chức hội thảo và đổi mới PPDH, trao đổi cách xác định mục tiêu, cách

soạn giáo án, cách ra đề kiểm tra, trao đổi về các bài khó dạy trong từng

tuần, từng tháng

Trang 27

tra việc sử dụng phương tiện thiết bị dạy học của giáo viên trong các giờ lên lớp một cách thường xuyên

Tổ chức hội giảng thường xuyên theo tuần, theo tháng, chú trọng vào những môn khó, những môn khoa học thực nghiệm vì những môn này thường xuyên phải sử dụng phương tiện thiết bị dạy học Tổ chức dự các giờ hội giảng miền, huyện để học tập Đối với tổ trưởng chuyên môn, tạo điều kiện để họ được dự những giờ hội giảng tỉnh để học tập về đổi mới PPDH, từ đó phổ biến

lại trong tổ chuyên môn để mọi người cùng học tập

Tổ chức thi viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH, tổng kết và

phổ biến rộng rãi trong nhà trường những sáng kiến hay

3.2 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các điều kiện để đổi mới PPDH

Đổi mới giáo dục muốn đạt hiệu quả cao thì phải được tiến hành đồng bộ với các yếu tố khác trong đó có phương tiện thiết bị dạy học Với mục tiêu là tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức cho học sinh trong mỗi giờ học thì việc hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên là đặc biệt quan trọng

Qua phiếu điều tra chúng tôi thấy rằng 100% số ý kiến nhất trí giải pháp này là cấp thiết nhưng có tới 87,5% cho là ít khả thi Điều này là hoàn toàn đúng vì lẽ muốn xây dựng, hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học thì cần phải có nguồn kinh phí, mà điều này các nhà trường lại phụ thuộc vào địa phương và cấp trên

Để có thể thực hiện giải pháp này một cách tốt nhất theo tình hình cụ thể

của nhà trường, chúng tôi cho rằng cần phải tiến hành như sau:

Về đội ngũ: Trước khi khai giảng phải đề nghị cấp trên bổ sung cho nhà trường đội ngũ giáo viên:

- _ Đủ về số lượng theo tỷ lệ giáo viên/ lớp như qui định của Bộ GD- ĐT - Đúng về chủng loại giáo viên, nhất là các môn: Âm nhạc, mỹ thuật,

công nghệ và thể dục

- _ Đảm bảo về chất lượng: giáo viên đạt trình độ chuyên môn chuẩn va

trên chuẩn

Trang 28

27

- Ngay trước khi khai giảng, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải nắm vững về tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trường

- Trên cơ sở điều kiện hiện có về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh, có kế hoạch cụ thể để hoàn thiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học thiết yếu và sửa chữa những thiết bị dạy học bị hỏng và bổ sung thêm phương tiện thiết bị mới

- Động viên khuyến khích giáo viên tự làm thiết bị dạy học, phát động phong trào tự làm những thiết bị dạy học đơn giản, tiện dụng và đem lại hiệu quả sử dụng cao

- Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ thường xuyên việc sử dụng phương tiện thiết bị dạy học của giáo viên

- Tổ chức hướng dẫn học tập, hội thảo trong giáo viên về cách sử dụng

những phương tiện thiết bị dạy học mới và hiện đại

3.3 Tiến hành tổng kết đánh giá trên những quy mô khác nhau để rút kinh

nghiệm công tác quản lý đổi mới PPDH:

Trong mọi hoạt động thì tổng kết đánh giá là khâu rất quan trọng Nó giúp ta nhìn nhận được những ưu điểm, hạn chế, tìm ra được nguyên nhân từ đó có các giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế để có kinh nghiệm triển khai tiếp

Kết quả điều tra cho thấy 100% số ý kiến cho rằng giải pháp này là cấp thiết và khả thi, trong đó 93,7% cho rằng giải pháp này rất khả thi

Như vậy có thể nói rằng: Tổng kết đánh giá trên những quy mô khác nhau để rút kinh nghiệm công tác quản lý đổi mới PPDH là cần thiết và rất khả thi

nhất là trong bối cảnh hiện nay là chúng ta đã thực hiện xong một vòng chương trình, sách giáo khoa mới Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại, đánh giá

lại kết quả đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới

PPDH nói riêng để điều chỉnh và tạo động lực cho những bứơc tiếp theo Để giải pháp này mang lại hiệu quả theo chúng tôi cần thực hiện như sau:

- Tổ chức hội giảng, hội thảo một cách thường xuyên liên tục để phát hiện giáo viên giỏi để chỉ đạo điểm và rút kinh nghiệm ngay sau đó để nhân điển

hình, mở rộng đại trà

Trang 29

- Tích cực kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh để khẳng định kết quả, ý nghĩa, vai trò của đổi mới PPDH

- Tổng kết đánh giá thông qua các đợt hội giảng của giáo viên, thông qua kết quả thanh tra dự giờ thường xuyên

- Tổng kết đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các kỳ thi, qua kiểm tra trắc nghiệm sau dự giờ

- Tổng kết đánh giá sau mỗi đợt hội giảng: Cấp trường , miền, huyện đặc biệt là hội giảng tỉnh

- Tổng kết đánh giá sau mỗi học kỳ, sau mỗi năm học

- Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi những sáng kiến kinh nghiệm xuất sắc

3.4 Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh:

Trong đổi mới giáo dục thì đổi mới cách kiểm tra đánh giá là một nội

dung quan trọng nhưng trên thực tế thì đó còn là một cản trở đối với việc đổi mới PPDH Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo, chú trọng kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học

sinh là việc làm rất cấp thiết và rất khả thi Khẳng định này đưa ra trên căn cứ

kết quả thu được từ phiếu điều tra: 100% số ý kiến cho rằng giải pháp này rất cấp thiết, 100% số ý kiến cho rằng giải pháp này rất khả thi

Việc kiểm tra đánh giá kết quả bài học cần được tính đến ngay từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp học sinh và giáo viên kịp thời nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy và học

Để đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh cần:

-Tăng cường chấm, chữa bài và trong lời phê phải chỉ rõ ưu- khuyết điểm về kiến thức, kỹ năng cho học sinh

- Sau khi kiểm tra phải có những quyết định điều chỉnh hoạt động dạy va học, bổ sung những lỗ hổng trong kiến thức của học sinh, giúp đỡ học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi và hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

Trang 30

29 3.5.Hoàn thiện nhân cách người quản lý:

Trong mỗi nhà trường thì hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động, là người chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước về việc bảo đảm chất lượng giáo dục ở trường mình nhất là hoạt động dạy học

CBQL là tấm gương cho mọi cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường soi vào để học tập và công tác do đó người CBQL phải khơng ngừng hồn thiện nhân cách của bản thân

Qua phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả: 100% số ý kiến cho rằng giải pháp này là cấp thiết ( 87,5% cho rằng rất cấp thiết) và 100% cho rằng rất khả thi

Để thực hiện giải pháp này một cách hiệu quả, chúng tôi cho rằng mỗi CBQL, cần thực hiện tốt những điều sau:

- Rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực trong hành vi lối sống ở xã hội, nhà trường và gia đình

- Nắm vững đường lối quan điểm giáo dục của Đảng và vận dụng sáng tạo trong công tác quản lý

- _ Không ngừng tự học tự bồi dưỡng để có trình độ lý luận chính trị, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý vững vàng

- _ Làm việc có kế hoạch, khoa học, sáng tạo

Trang 31

30

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 NHỮNG KẾT LUẬN CHUNG:

1.1 Dạy học là hoạt động chủ yếu và đặc trưng nhất của mỗi nhà trường do đó chất lượng giáo dục phụ thuộc trước hết vào chất lượng dạy học Trong hoạt động dạy học thì phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt, là nhân tố cơ bản nhất, “ động” nhất, “ sáng tạo” nhất của quá trình dạy học và nhờ đó nội dung dạy học mới được thực hiện, nó quyết định chất lượng và hiệu quả dạy học Để công cuộc đổi mới PPDH đạt được thành công thì công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở nhà trường THCS của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần phải được quan tâm hơn bao giờ hết

1.2 Trên cơ sở lý luận đã học và việc phân tích xử lý các thông tin sau khi trưng cầu ý kiến của CBQL ở các trường THCS huyện Vụ Bản và một số trường thuộc huyện Vụ Bản, Mỹ Lộc về công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH, chúng tôi nhận thấy công tác này có những ưu điểm và hạn chế sau:

1.2.1.Những ưu điểm:

- Nhìn chung công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH đã tạo bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức và thái độ tích cực về đổi mới cách dạy và

học

- Triển khai đổi mới PPDH theo đúng định hướng đề ra

- Giáo viên đã thực hiện đổi mới cách soạn giáo án, cách xác định mục tiêu bài học, cách đặt câu hỏi trên lớp đáp ứng yêu cầu đề ra

- Giáo viên đã dần hình thành cách dạy mới: Sử dụng linh hoạt các phương pháp, mạnh dạn sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại

- Đổi mới PPDH đã góp phần tạo bước chuyển biến đáng kể về chất lượng

dạy và học, phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, dạy cho học sinh phương pháp tự học

1.2.2 Những hạn chế:

- Một bộ phận giáo viên ngại đổi mới, khả năng thích ứng với sự đổi mới

kém

- Công tác chỉ đạo còn chưa thực sự khoa học, bài bản nhất là khâu kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm còn chưa được làm tốt

- Việc đổi mới đôi khi còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu

Trang 32

31

- Chưa đạt được toàn bộ các yêu cầu đặt ra về đổi mới PPDH như là những yêu cầu sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại, yêu cầu đổi mới một cách thường xuyên, trên phạm vi rộng

1.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém:

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên còn hạn chế, chưa đáp

ứng được yêu cầu cao của quá trình đổi mới Đội ngũ giáo viên còn thiếu và

chưa đồng bộ, nhất là các môn: Tiếng nước ngoài, âm nhạc, mỹ thuật, công

nghệ và thể dục

- Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ, thiếu sự chỉ đạo sâu sát và thường xuyên của cấp trên

1.3 Trên cơ sở thực trạng công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, đặc biệt là đánh giá đúng nhứng ưu điểm và hạn chế của công tác này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp sau để tiếp tục đưa việc đổi mới PPDH vào thực chất và chiều sâu:

- Thứ nhất, cần nâng cao hơn nữa nhận thức và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH ở THCS: Nắm vững nội dung, thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp mới, làm chủ các phương tiện dạy học hiện đại

- Thứ hai, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học, đội ngũ giáo viên

- Thứ ba, tiến hành tổng kết đánh giá trên những quy mô khác nhau để rút kinh nghiệm công tác quản lý đổi mới PPDH

- Thứ tư là đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh

- Thứ năm, công tác chỉ đạo đổi mới PPDH cần được tiến hành bài bản, khoa học hơn và như vậy người quản lý phải ln ln hồn thiện nhân cách của bản thân, thay đổi cách quản lý để quản lý sự thay đổi

2 NHỮNG KHUYẾN NGHỊ:

Từ những nghiên cứu bước đầu này, bên cạnh những ưu điểm của công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS vẫn còn những hạn chế, cần tích cực tìm kiếm những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS nên chúng tôi mạnh dạn đưa ra một vài khuyến nghị sau:

2.1 Đối với phòng giáo dục:

Trang 33

- Tổng kết đánh giá công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu

trưởng, phó hiệu trưởng theo từng học kỳ để rút kinh nghiệm, khắc phục kịp

thời những hạn chế yếu kém và triển khai tiếp

- Tạo điều kiện hỗ trợ nhà trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, phương tiện thiết bị đạy học để nhà trường thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới

PPDH

- Quan tâm hơn nữa đến đời sống giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên tập trung thời gian và trí tuệ cho việc đổi mới PPDH nói riêng và đổi mới giáo dục nói chung

2.2 Đối với ban giám hiệu

- Nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa, quan niệm và nội dung đổi mới PPDH và làm cho mỗi giáo viên hiểu đúng về những điều này

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH một cách khoa học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nhà trường

- Thực hiện bố trí phân công nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên một cách phù hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho họ làm việc và cống hiến

- Quan tâm đến đời sống của cán bộ giáo viên, nhân viên, tạo điều kiện để mọi giáo viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị của bản thân

2.3 Đối với giáo viên:

- Nhận thức đúng về quan niệm nội dung đổi mới PPDH, tích cực tham gia

đổi mới PPDH

- Nắm vững nội dung chương trình SGK, kế hoạch giảng dạy các môn, lớp mình phụ trách

- Nắm vững các PPDH tích cực, vận dụng linh hoạt sáng tạo trong quá trình dạy học của bản thân

- Mạnh dạn sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại trong giảng dạy

Trang 34

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

GS- TS Trần Bá Hoành- Đổi mới PPDH ở THCS- Viện Khoa học Giáo dục 2002

PG§- PTS Trần Kiều- Đổi mới PPDH ở trường THCS- Viện khoa học giáo dục 1999

LuậtGD- NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội 2005

Ngày đăng: 28/11/2016, 07:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w