1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ

72 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 519,58 KB

Nội dung

Nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về nghiệp vụ cho vay cá nhân như: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay theo kỳ hạn… Đánh giá tín dụng cá nhân thông qua khảo sát khách hàng. Từ đó đề ra một số biện pháp hoàn thiện tín dụng cá nhân cho ACB Cần Thơ.

Trang 1

Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên của với ngân hàng thương mại.Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động mang nhiều rủi ro.Cũng giống như các doanh nghiệp khác hoạt động của ngân hàng thương mại là lợinhuận, để đảm bảo lợi nhuận cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, cácngân hàng đã đa dạng hóa các hoạt động cho vay của mình, tìm đến nhiều phân khúcthị trường khác nhau, một trong số đó là tín dụng cá nhân Đây là phân khúc với giàutiềm năng với lượng khách hàng rất lớn, dồi dào và ít rủi ro

Với định hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại tốt nhất, đi đầutrong hoạt động cho vay và cấp các dịch vụ tài chính cá nhân, nên Ngân hàng TMCP

Á Châu đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho việc đầu tư mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh, tiêu dùng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của người dân Thông quahoạt động cho vay, ngân hàng sẽ gián tiếp kích thích đẩy mạnh đầu tư, tiêu dùng củadân cư… góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương và tăng trưởng nền kinh

tế của Thành phố Để thấy được thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng

trong những năm qua, nên em chọn đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng

cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Cần Thơ” làm đề

tài khóa luận tốt nghiệp của mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình họat động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chinhánh Cần Thơ (ACB Cần Thơ) qua 3 năm 2011 - 2013, từ đó đề xuất các giải phápnhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng cá nhân cho ACB Cần Thơ

- Đề xuất 1 số giải hoàn thiện tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

Đối với thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát trực tiếp kháchhàng đã và đang vay vốn tại ACB Cần Thơ

Trang 2

Đối với thông tin thứ cấp được thu thập qua các biểu, bảng, báo cáo tài chính củaACB Cần Thơ qua 3 năm 2011 - 2013 và tổng hợp các thông tin từ sách báo, thông tinnội bộ ngân hàng, qua trao đổi trực tiếp với cán bộ tín dụng tại đơn vị.

1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

+ Đối với mục tiêu 1: Được sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp

so sánh, phương pháp tỷ số và phương pháp chi tiết để phân tích thực trạng hoạt độngtín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ

+ Đối với mục tiêu 2: Ta sử dụng phương pháp phân tích trên phần mềm SPSS16.0 và mô hình Tobit

+ Đối với mục tiêu 3: Được sử dụng phương pháp diễn dịch để đưa ra một số

giải pháp hoàn thiện tín dụng cá nhân cho ACB Cần Thơ

1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á ChâuChi nhánh Cần Thơ số 14 – 16B, Phường An Lạc, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

1.4.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện và hoàn thành từ ngày 11/02/2014 đến ngày 12/05/2014 Thông tin sử dụng trong đề tài là số liệu thu thập trong 3 năm 2011- 2013

1.4.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về nghiệp vụ cho vay cá nhân như: cho vaysản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay theo kỳ hạn… Đánh giá tín dụng cánhân thông qua khảo sát khách hàng Từ đó đề ra một số biện pháp hoàn thiện tín dụng

cá nhân cho ACB Cần Thơ

1.5 BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ

Chương 5: Kết luận và Kiến nghị

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Trang 3

Tín dụng (credit), xuất phát từ tiếng Latinh là credo – là sự tin tưởng, sự tínnhiệm Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn và được địnhnghĩa:

Tín dụng (Credit) là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người

đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến hạn.Như vậy, tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai chủthể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hình thứcnhư: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh,… được sử dụng trong một thờigian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các cánhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội Nó không phải là quan hệ dịchchuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịchchuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng Tín dụngngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn

có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạmthời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng có lợi

2.1.2 Vai trò của tín dụng

Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển

Nhờ có nguồn vốn tín dụng của ngân hàng nên các doanh nghiệp có điều kiện

bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời hay mở rộng nguồn vốn đảm bảo được quá trình sảnxuất bình thường và còn có thể mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuậtcông nghệ mới tăng tính cạnh tranh Tín dụng đã giúp các doanh nghiệp đẩy nhanhquá trình sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện để duy trì mối liên hệ hữu cơ giữa sảnxuất, lưu thông hàng hoá và tiêu dùng xã hội

Tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quan trọng, từ đó giúp cho việc tích tụ và tập trung sản xuất

Thông qua tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp nhận được khối lượng vốn bổsung rất lớn từ đó tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, đổi mới thiết bị, ápdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng khả năng cạnh tranh làm cho doanh nghiệp lớnngày càng lớn lên, doanh nghiệp nhỏ bị phá sản do không cạnh tranh nổi, từ đó cácdoanh nghiệp nhỏ phải liên kết với nhau tăng khả năng cạnh tranh, như vậy tín dụng

đã góp phần thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất

Tín dụng ngân hàng giúp cho việc điều hoà nguồn vốn góp phần ổn định thị trường tiền tệ, phát triển cân đối các ngành trong nền kinh tế quốc dân, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thông qua tín dụng mà nguồn vốn dịch chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm cho

xã hội bớt lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn ở nơi thiếu vốn, giúp cho

Trang 4

việc sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần làm cho tốc độ luân chuyển hàng hoá và tiềnvốn tăng lên, tạo sự phát triển đồng đều trong các ngành.

Việc điều hoà nguồn vốn, đồng thời thông qua khung lãi suất quy định giúp chochính sách tiền tệ của Chính phủ được thực hiện, điều hoà lưu thông tiền tệ góp phần

ổn định tiền tệ, và sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ

Hơn nữa, thông qua tín dụng ngân hàng, Chính phủ có những chính sách ưu tiên

hỗ trợ phát triển các vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng điểm nhờ vào việc đưa

ra các ưu đãi tín dụng do vậy đã kích thích thúc đẩy, góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế, tạo sự phát triển cân đối trong cả nước

2.1.3 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

- Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền

tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tếquốc dân

- Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong

xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụngnặng lãi hay tín dụng thương mại

- Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các

tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiềnnhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn

- Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn,

trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau đểđáp ứng nhu cầu về thời hạn vay

- Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp vớimọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay

Phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng 2 cách:Phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp

Phân phối trực tiếp là việc phân phối từ chủ thể có vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sửdụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng

Phân phối gián tiếp là việc phân phối được thực hiện thong qua tổ chức tài chínhtrung gian như: Ngân hàng, Cty tài chính, Tổ chức tín dụng (TCTD)…

Trang 5

Chức năng tiết kiệm tiền mặt

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển

đa dạng, từ đó thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa cácđơn vị kinh tế Điều này sẽ làm lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí giao dịch

và đồng thời cho phép NN điều tiết một cách hợp lý lượng tiền tệ trên thị trường nhằmđáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa

Chức năng phản ánh một cách tổng hợp và kiểm soát quá trình hoạt động của nền kinh tế.

Trong việc thực hiện các chức năng tập chung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằmđáp ứng nhu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp vànhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế, do đó tín dụng còn được coi là mộttrong những công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình pháttriển kinh tế

2.1.5 Bản chất của tín dụng

Bản chất tín dụng được hiểu theo 2 khía cạnh sau:

Thứ nhất, tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người chovay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để

sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế - xã hội

Thứ hai, tín dụng được coi là một số vốn, làm bằng hiện vật hoặc bằng kim loạitheo nguyên tắc hoàn trả, đáp ứng cho các nhu cầu của các chủ thể tín dụng

2.1.6 Các hình thức phân loại tín dụng

Tùy vào cách tiếp cận mà người ta chia tín dụng Ngân hàng thành nhiều loại khácnhau:

2.1.6.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Theo tiêu thức này thì tín dụng được chia làm 03 loại:

Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được sử dụng để

bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ các nhucầu sinh hoạt của các cá nhân Với loại tín dụng này, ít có rủi ro cho ngân hàng vìtrong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì ngân hàng có thể dựtính được

Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm và chủ

yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộngsản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh Loại tín dụngnày có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự đoán được những biếnđộng có thể xảy ra

Trang 6

Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp

vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ

sở hạ tầng ( đường xá, bến cảng, sân bay ), cải tiến và mở rộng sản xuất với quy môlớn Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài thì có những biếnđộng xảy ra không lường trước được

2.1.6.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

Dựa vào căn cứ này thì tín dụng gồm 2 loại sau:

Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hoá là loại tín dụng được cung cấp cho

các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quátrình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhucầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế

Tín dụng phi sản xuất là loại tín dụng cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

mà không trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa, mang tính chất đầu tư cao

Tín dụng tiêu dùng là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu cầu tiêu

dùng Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay các cá nhân đáp ứng cho nhucầu phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vayvốn

2.1.6.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: có tín dụng có bảo đảm và tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản

Tín dụng có bảo đảm là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp,

cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba Ngân hàng nắm giữ tài sản của ngườivay để xử lý thu hồi nợ khi người vay không thực hiện được các nghĩa vụ đã được camkết trong hợp đồng tín dụng Hình thức này được áp dụng đối với những khách hàngkhông có uy tín cao với ngân hàng Mặc dù là có tài sản đảm bảo nhưng hình thức tíndụng này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh khôngthực hiện nghĩa vụ của mình

Tín dụng không có bảo đảm là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố,

hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín củabản thân khách hàng Muốn vậy, ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vaycủa người vay, khách hàng không được phép giao dịch với bất kỳ ngân hàng nào khác.Mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đây là một loại tín dụng ít rủi ro cho ngânhàng vì khách hàng có uy tín rất lớn và khả năng trả nợ rất cao thì mới được cấp tíndụng mà không cần đảm bảo

2.1.6.4 Căn cứ vào đối tượng tín dụng

Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng ra làm hai loại:

Cho vay để đáp ứng yêu cầu về tài sản lưu động là loại tín dụng được sử dụng

để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời Đây là loại tín dụng có mức độ rủi ro thấp

Trang 7

vì vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn luân chuyển trong chu kỳ sản xuất kinhdoanh nên Ngân hàng có thể theo dõi thường xuyên và nếu có biến động xảy ra thì kịpthời thu hồi vốn.

Cho vay để đáp ứng yêu cầu về tài sản cố định là loại tín dụng được sử dụng

để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xâydựng các xí nghiệp và các công trình mới Hình thức tín dụng này thường có mức độrủi ro cao vì khả năng thu hồi vốn chậm hơn

2.1.7 Rủi ro tín dụng (RRTD)

2.1.7.1 Khái niệm RRTD

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng,biểu hiện trên thức tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúngthời hạn cho ngân hàng

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 02 của quy định về phân loại nợ và sử dụng dự phòng

để xử lý rủi ro, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống Đốc NHNN thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD là khả năng xảy

ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD, do khách hàng không thực hiện hoặckhông có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

2.1.7.2 Biểu hiện của RRTD

Nợ xấu ngày càng cao đó chính là niểu hiện của rủi ro tín dụng, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống Đốc NHNN và Quyết định sửa đổi

Bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:

Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả

gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả

năng thu hồi cả vốn gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạncòn lại;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định ( Khoản 2 điều 6 QĐ

18/2007/QĐ-NHNN)

Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;

- Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là

doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng trả nợđầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn điều chỉnh kỳ hạn lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định ( Khoản 2 điều 6 QĐ

18/2007/QĐ-NHNN)

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

Trang 8

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá thời hạn dưới 10

ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên vào nhóm 2 theo quyđịnh;

- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hành không có đủ khả năng trả lãi

đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định ( Khoản 2 điều 6 QĐ

18/2007/QĐ-NHNN)

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ được được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá thời hạn dưới 90

ngày theo thời hạn cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần thứ 2;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định ( Khoản 2 điều 6 QĐ

18/2007/QĐ-NHNN)

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá thời hạn từ 90 ngày

trở lên theo thời hạn cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo kỳ hạn trả

nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị

quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định ( Khoản 2 điều 6 QĐ

18/2007/QĐ-NHNN)

 Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5

2.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

2.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay (DSCV) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng màNgân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưatrong một thời gian nhất định DSCV thường được xác định theo thời gian là tháng,quý, năm

Trang 9

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vàomột thời điểm nhất định Để xác định đuợc dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉtiêu DSCV và DSTN.

2.2.5 Nợ xấu

Là chỉ số phản ánh các khoản nợ khi đến hạn khách hàng không trả được chongân hàng mà không có một nguyên nhân cho chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từtài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu Nợ xấu dùng để phản ánhchất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng

Ta có công thức sau:

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (%)= Dư nợ

Vốn huy động x 100

Trang 10

2.2.7 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp.Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàngvay

Hệ số thu nợ= Doanh số thunợ

Doanh số cho vay

2.2.8 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn củatín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm Nếu vòng quayvốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệuquả cao

Vòng quay vốn tín dụng (vòng )= Doanhsố thunợ

Dư nợ bình quân

Trong đó:

Dư nợ bìnhquân trong kỳ=(Dư nợ đầu kỳ+ Dư nợ cuối kỳ )

2

2.2.9 Tỷ số lợi nhuận từ hoạt động cho vay cá nhân

Tỷ số lợinhuận (% )= Lãitừ hoạt động cho vay cá nhân

Tổng thunhập cho vay x 100 %

Tỷ số này phản ánh khi thu về 100 đồng thu nhập từ cho vay thì có bao nhiêuđồng là do hoạt động cho vay cá nhân mang lại Tỷ số này càng cao chứng tỏ hoạtđộng cho vay cá nhân đạt hiệu quả cao và ngược lại

2.2.10 Tỷ số sinh lời từ hoạt động cho vay

Ta có công thức sau:

Tỷ suất sinh lời (%)= Lãi từ hoạt động cho vay cá nhân

Dư nợ cho vay cá nhân x 100 %

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay cá nhân Tỷ số nàycho biết số tiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ cho vay là bao nhiêu Chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân càng tốt

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong phần phân tích này các phương pháp phân tích, xử lý số liệu thống kêđược áp dụng để tính toán và so sánh các chỉ tiêu kinh tế được thực hiện nhờ vào công

cụ tin học

Đánh giá sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với việc tiếp cận vốn

Trang 11

Để có được thông tin từ người phỏng vấn, trong phân tích này dùng thang chia độLikert gồm 5 mức độ để người phỏng vấn tự chọn và biểu thị ý kiến của mình, cácmức được thể hiện như sau:

- 1 nghĩa là “rất không hài lòng”

- 2 nghĩa là “không hài lòng”

là rất tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được Đối với các trường hợp khái niệm thang đolường là mới hoặc là mới đối với người trả lời thì Crombranch’s Alpha từ 0,6 trở lên là

có thể sử dụng được”

Mô hình phân tích Tobit

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của khách hàng, đề tài sửdụng phương pháp phân tích kinh tế lượng bằng mô hình Tobit, mô hình Tobit nghiêncứu mối quan hệ tương quan giữa số lượng biến động của biến phụ thuộc với các biếnđộc lập

Mô hình Tobit được trình bày như sau:

yi* = βXXi + ui nếu yi* >0

yi = (2.2)

Trong đó:

Biến y là lượng vốn vay mà khách hàng nhận được từ ACB Cần Thơ

Xi là các biến độc lập hay các nhân tố có ảnh hưởng đến lượng vốn vay của kháchhàng bao gồm các biến như: dân tộc, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mục đích vay,giá trị tài sản, hình thức đảm bảo, thu nhập bình quân, chi phí, thời hạn vay và sốTCTD vay

βX là hệ số hồi quy của mô hình

2.4 LÝ LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU 2.4.1 phương pháp phân tích số liệu

2.4.1.1 Phương pháp thống kê mô tả

Trang 12

Phương pháp thống kê mô tả: Bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thuthập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh mộtcách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

2.4.1.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng một cách rộng rãi trong tất cảcác công đoạn của phân tích hoạt động kinh doanh Đây là phương pháp xem xét cácchỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc Đây là phươngpháp xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu Cụ thể, so sánh theo chiềungang giữa kỳ gốc với các chỉ tiêu kỳ phân tích để thấy sự biến động theo xu hướng,

so sánh theo chiều dọc để thấy được sự đánh đổi giữa các thành phần trong cùng mộtđối tượng nghiên cứu Có 2 phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh bằng số tươngđối và phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

- Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ là kết quả của phép trừ

giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế

∆y = y1 – y0

Trong đó: ∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

y1: chỉ tiêu năm sau,

y0: chỉ tiêu năm trước

Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trướccủa các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉtiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của

kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

∆y = (y1- y0)/ y0

Trong đó: ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

y1: chỉ tiêu năm sau,

y0: chỉ tiêu năm trước,

y0: chỉ tiêu năm trước

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêukinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và

so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu

2.4.1.3 Phương pháp tỷ số: Sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích, đánh giá

hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tai ACB Cần Thơ

Trang 13

2.4.1.4 Phương pháp chi tiết: là phương pháp chia nhỏ đối tượng nghiên cứu

theo những tiêu chí nhất định và tiến hành phân tích chi tiết theo từng tiêu chí phânchia

2.4.1.5 Phương pháp thống kê: là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu

thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứunhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định

2.4.2 Lượt khảo tài liệu

- Nguyễn Thị Hải, 2009 Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

TMCP Công Thương Việt nam Chi nhánh 3 – TPHCM, luận văn tốt nghiệp Đại học,

Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh trường Đại học Cần Thơ Nội dung chính củaluận văn là phân tích hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công ThươngChi nhánh 3- TPHCM Từ đó đánh giá chung về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngânhàng thông qua các tỷ số đánh giá và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng tín dụng cá nhân của Chi nhánh

- Nguyễn Thị Thùy Nhi, 2008 Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín Chi nhánh An Giang Luận văn tốt nghiệp Đại học,

Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh trường Đại học An Giang Nội dung chính củaluận văn là phân tích hoạt động tín dụng cán nhân của Ngân hàng TMCP Sài gònThương tín Chi nhánh An Giang thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ

và qua đó đánh giá chung về hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân thông qua các chỉ sốtài chính và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân cho Chi nhánh

Chương 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

CHI NHÁNH CẦN THƠ3.1 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1.1 Bối cảnh thành lập

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy phép số553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Tên quốc tế: ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

Trang 14

Tên viết tắt ACB

Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP HCM

3.1.1.3 Mạng lưới hoạt động

Theo báo cáo của ACB đến ngày 31/12/2013 hệ thống có 346 Chi nhánh vàphòng giao dịch tại các vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc

 Tại TP Hồ Chí Minh 1 Sở giao dịch, 29 Chi nhánh và 108 phòng giao dịch

 Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ): 20 chi nhánh

và 79 phòng giao dịch

 Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, ĐàNẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak Lak,Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 13 chi nhánh và 35 phòng giaodịch

 Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An GIang,Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và CàMau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch

 Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, VũngTàu): 5 chi nhánh và 29 phòng giao dịch

 Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạtđộng

 Gần 1000 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union

Trang 15

- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiệndịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ quangân hàng.

- Kinh doanh ngoại tệ và vàng

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

3.1.2 Các cột móc phát triển đáng nhớ

Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB Những người sáng lập

ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ mộtnguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả”

và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay Giai đoạn này, xuất phát từ vị thếcạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, vớiquan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thịtrường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tíndụng)

Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt

Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa Năm 1997, ACB bắt đầu tiếpcận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trìnhđào tạo toàn diện kéo dài hainăm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện Năm 1999,ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệthống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch Năm

2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc

Giai đoạn 2001 - 2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống

công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngânhàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giaodịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung

Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: huy động vốn, chovay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và, cung ứng nguồn lực tại Hội sở Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ

kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB ACB triển khai giaiđoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Giai đoạn 2006 đến 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

Hà Nội vào tháng 11/2006 Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạtđộng, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tàichính ACB ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thuđược là hơn 1.800 tỷ đồng

Trang 16

- Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác vớiAmerican Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB.ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất ViệtNam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong

- Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồnnhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo địnhhướng bán hàng

- Tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhấtViệt Nam 2010 Từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, TheAsian Banker và Global Finance

Năm 2012 sự cố tháng 8/2012 đã tác động đến nhiều mặt của ngân hàng, đặc biệt

là huy động vốn và kinh doanh vàng Tuy nhiên ACB đã nhanh chóng khôi phục vàkết quả là cuối năm 2012 huy động tiết kiệm VND tăng 16,3% so với đầu năm Bêncạnh đó, ACB đã thành lập thêm 16 Chi nhánh và phòng Giao dịch mới

3.2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ

số 14 - 16B, Phường An Cư, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Ngành nghề kinh doanh gồm huy động vốn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các

tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấuthương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinhtế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanhtoán quốc tế, môi giới và tư vấn đầu tưchứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh

Trang 17

nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụvề đầu tư, quản lý nợ và khai tháctài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác

Qua 18 năm hoạt động, ACB Cần Thơ đã góp phần hết sức to lớn cho sự pháttriển của TP Cần Thơ, đã trở thành một đối tác đáng tin cậy của quý khách hàng.Phương châm hoạt động của ngân hàng là luôn hướng đến sự hoàn thiện, tạo dựng giátrị cao nhất cho khách hàng Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thái độ ân cần,niềm nở, ngân hàng luôn tạo được sự tin tưởng của quý khách hàng

Nhưng theo quy định mới từ Hội sở ACB, kể từ ngày 21/06/2010, bộ phận quản lý

nợ sẽ trực thuộc Hội sở, không trực thuộc Chi nhánh như trước

Nguồn: Phòng hành chính ACB Cần Thơ

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của ACB Cần Thơ

Chú thích:

KHDN: Khách hàng doanh nghiệp DVKH: Dịch vụ khách hàng

KHCN: Khách hàng cá nhân GD: Giao dịch

HT & NV: Hổ trợ và nghiệp vụ QHKH: Quan hệ khách hàng

GD & NQ: Giao dịch và ngân quỹ PFC: Tư vấn tài chính cá nhân

HC-KT: Hành chính – Kế toán CA: Phân tích tín dụng

TDCN: Tín dụng cá nhân NQ: Ngân quỹ

Trang 18

kỷ luật, nâng lương của các cán bộ nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng vàkiểm soát trưởng Thực hiện các công việc khác theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồngquản trị và Tổng Giám đốc.

3.2.3.2 Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN)

Về nhân sự bao gồm Trưởng phòng KHDN, trưởng bộ phận và các bộ phận tíndụng doanh nghiệp (DN), bộ phận quan hệ KHDN (RA) Với nhiệm vụ:

- Tìm hiểu khách hàng thông qua tiếp thị bán hàng

- Tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát của khách hàng tiềm năng

- Lập kế hoạch tiếp thị, tiếp súc trực tiếp với khách hàng để giới thiệu các sảnphẩm, dịch vụ của ngân hàng

- Hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ cần thiết cho khách hàng khi khách hàng đến giaodịch với ngân hàng

- Thu thập thông tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính,năng lực và uy tín của DN

- Thẩm định, lập tờ trình, phối hợp với các nhân viên phân tích tín dụng và cácvấn đề có liên quan

- Củng cố phát triển mối quan hệ với khách hàng nhằm khai thác tối đa nhu cầu

- Tiến hành thẩm định và lập hồ sơ thẩm định

- Thẩm định, phân tích các thông tin thu thập được

Trang 19

- Nhận xét, đưa ra đề xuất về nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân.

+ Bộ phận pháo ký chứng từ: Trực tiếp thực hiện các hoạt động phê duyệtHĐTD, Ban tín dụng hay cấp có thẩm quyền phê duyệt khác; Thực hiện thủ tục côngchứng và đăng ký giao dịch bảo đảm; Hướng dẫn khách hàng ký kết HĐTD, các camkết, các thỏa thuận sau khi sọan thảo; Thực hiện phê duyệt của cấp thẩm quyền có liênquan đến TSBĐ, trong thời hạn TSBĐ đang được bảo đảm tại ACB Cần Thơ; Tư vấnchi các trưởng đơn vị những việc liên quan đến nghiệp vụ pháp lý chứng từ

3.2.3.5 Phòng Giao dịch và Ngân quỹ

Nhân sự bao gồm có Trưởng phòng giao dịch, Trưởng bộ phận và bộ phận giaodịch, bộ phận ngân quỹ với nhiệm vụ

- Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện các giao

dịch gửi và rút tiền trên tài khoản chuyên dùng của khách hàng

- Thực hiện ký gửi chờ thanh toán Thư tín dụng, mua bán bất động sản, thanh

toán séc bảo chi

- Thực hiện giải ngân, thu hồi nợ tiền vay, thu phí các dịch vụ theo biểu phí ban

hành

- Lưu trữ hồ sơ phụ, phiếu thu tiết kiệm (đối với sổ tiết kiệm củ khách hàng,

phòng giao dịch có 1 phiếu lưu riêng để phục vụ cho việc theo dõi, tính lãi, so sánh đốichiếu chữ ký, tất toán sổ)

- Bộ phận Hành chính - Kế toán: Có nhiệm vụ hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh, soạn thảo báo cáo tài chính Soát xét, lên kế hoạch và quản lý chi phí củangân hàng để báo cáo các cấp lãnh đạo Thực hiện quản lý nhân sự, quản lý tiền lươngcủa nhân viên, hỗ trợ thực hiện các công tác hành chính quản trị của ngân hàng

- Bộ phận sử lý nợ có nhiệm vụ tiếp nhân, nghiên cứu phân loại hồ sơ nợ quá hạn

khó đòi, thẩm định đánh giá nguyên nhân xuất hiện nợ khó đòi Đề xuất biện pháp vàhướng xử lý thích hợp đạt hiệu quả cao nhất

3.3 MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUY CHẾ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP

Á CHÂU

3.3.1 Quy trình tín dụng cá nhân

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân ACB Cần Thơ

Trang 20

Hình 3.2: Quy trình tín dụng cá nhân của ACB Cần Thơ

Khi khách hàng đến vay vốn tại ACB, bộ phận tư vấn tài chính cá nhân (PFC) sẽtiếp nhận, hướng dẩn khách hàng lựa chọn gói sản phẩm phù hợp nhất, đồng thời thuthập những thông tin cần thiết của khách hàng có liên quan đến nhu cầu vay vốn Saukhi thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết thì đưa đến bộ phận thẩm định Trường hợpkhách hàng vay đảm bảo bằng tài sản thì được bộ phận thẩm định tài sản (AA) sẽ thẩmđịnh giá trị TSBĐ, sau khi thẩm định gía trị, tính hợp pháp của TSBĐ thì đưa kết quảthẩm định sang cho bộ phận thẩm định hồ sơ (CA), bộ phận này sẽ thẩm định về hồ sơ

mà khách hàng cung cấp, đồng thời thẩm định về phương diện tài chính, mục đích sửdụng vốn…Trường hợp khách hàng vay bằng tín chấp thì bộ phận CA sẽ thẩm địnhnguồn thu nhập và hồ sơ có liên quan của khách hàng Sau khi xem xét hồ sơ, thu nhậpcũng như TSBĐ của khách hàng đủ điều kiện cấp tín dụng thì lập tờ trình, trình Bantín dụng phê duyệt, căn cứ vào tờ trình Ban tín dụng xem xét, đánh giá khách hàng cóđầy đủ điều kiện và phù hợp với chính sách tín dụng tại ACB hay không Nếu ban tíndụng xét thấy không phù hợp thì không đồng ý cho vay và chuyển hồ sơ lại cho PFC,PFC sẽ thông báo cho khách hàng, đồng thời lưu lại hồ sơ, khách hàng chỉ có thể đềnghị vay vốn lại sau 6 tháng Nếu Ban tín dụng đồng ý phê duyệt cho vay thì chuyển

hồ sơ đến bộ phận PFC và thông báo cho khách hàng, sau đó chuyển hồ sơ đến bộphận pháp lý chứng từ Bộ phận này sẽ thông báo cho khách hàng ngày ký kết hợpđồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm (Trường hợp vay cóTSBĐ) Sau khi ký kết hoàn tất các hợp đồng thì thì tiến hành làm thủ tục giải ngâncho hàng và lưu trữ hồ sơ Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ saukhi đã cơ cấu lại nợ (nếu có) thì bộ phận thu hồi nợ (CO/CS) tiến hành thu nợ, trườnghợp không thu được nợ và không xử lý được TSBĐ thì đưa đến bộ phận ACBA đểkhởi kiện

3.3.2 Nguyên tắc phê duyệt tín dụng

- Các quyết định cấp tín dụng phải thực hiện theo pháp luật và chính sách tíndụng của ACB

Trang 21

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng

- Đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả

- Các quyết định phê duyệt cấp tín dụng của HĐTD/BTD được thực hiện theonguyên tắc nhất trí 100%

- Người thẩm định, kiến nghị cấp tín dụng không phải là người phê duyệt

- Chuyên viên phê duyệt tín dụng chỉ phê duyệt HSTD đáp ứng đủ tiêu chuẩn củamột khoản tín dụng được phê duyệt theo cơ chế của nhân viên

- Người xét duyệt không được tham gia xét duyệt trong các trường hợp sau:

Có quan hệ gia đình với người thẩm định, kiến nghị cấp tín dụng

Có quan hệ gia đình với khách hàng hoặc với các thành viên góp vốn, thànhviên ban TGĐ, GĐ, kế toán trưởng của khách hàng doanh nghiệp

Có quan hệ góp vốn hoặc là thanh viên ban TGĐ, GĐ, kế toán trưởng củadoanh nghiệp

- Hồ sơ tín dụng được trình cho cấp phê duyệt cao hơn trong các trường hợp sau:

Chuyên viên xét duyệt tín dụng chưa có đủ cơ sở ra quyết định

Các cấp lãnh đạo giám đốc sở Giao dịch, giám đốc Chi nhánh không đồng ý vớikết quả xét duyệt của cán bộ tín dụng

Thành viên ban tín dụng có ý kiến khác nhau

Cơ cấu lại thời gian trả nợ

Vượt thẩm quyền của cấp phê duyệt

- Trường hợp các khoản cấp tín dụng của DNTN/Cty TNHH thuộc thẩm quyềncủa cấp nào thì khoản tín dụng của chủ DN/ Chủ tịch Hội đồng Thành viên hoặc thànhviên có vốn góp lớn nhất thuộc thẩm quyền phê duyệt cùng cấp hoặc cao hơn theothẩm quyền và ngược lại

- Trường hợp tổng mức cấp tín dụng của DNTN/Cty TNHH và chủ DN/ Chủ tịchHội đồng Thành viên hoặc thành viên có góp vốn lớn nhất cao hơn hạn mức của cấpphê duyệt ban đầu thì trình cho cấp phê duyệt cao hơn theo thẩm quyền

3.3.3 Nguyên tắc xây dựng hạn mức phê duyệt

- Tuân thủ chính sách tín dụng, phù hợp với mục tiêu kinh doanh

- Phù hợp với nguồn lực của ACB theo từng Chi nhánh kinh doanh

- Hạn mức phê duyệt của từng chuyên viên phê duyệt dựa và năng lực và kinhnghiệp của từng nhân viên

- Hạn mức phê duyệt của một cấp phê duyệt được tính theo mức cho vay, bảolãnh, chiếc khấu, số tiền ứng trước bao thanh toán của mổi loại sản phẩm mà cấp phêduyệt đối với một khách hàng tại thời điểm phê duyệt trên toàn hệ thống ACB

- Hạn mức cấp tín dụng của từng ban tín dụng do Hội đồng tín dụng quyết định,Tổng Giám đốc ban hành

Trang 22

3.3.4 Nguyên tắc trình duyệt hồ sơ tín dụng

- Mỗi HSTD chỉ trình cho mộ cấp phê duyệt tùy hạn mức phán quyết Trườnghợp khoản vay vừa thuộc hạn mức phê duyệt theo cơ chế chuyên viên, vừa thuộc hạnmức phê duyệt của ban tín dụng cùng cấp thì ưu tiên phê duyệt theo cơ chế chuyênviên

- Trường hợp khoản vay vừa thuộc hạn mức phê duyệt của ban tín dụng vừathuộc hạn mức phê duyệt của chế chuyên cấp cao hơn thì ưu tiên phê duyệt theo cơchế ban tín dụng

- Tất cả cá hồ sơ tín dụng phê duyệt đều được thông qua Thư ký ban tín dụng,HĐTD để theo dõi và lưu trữ hồ sơ sau khi phê duyệt

- Việc luân chuyển HSTD thực hiện theo hướng dẫn phê duyệt cấp tín dụng

- Nghiêm cấm việc tiết lộ ý kiến cá nhân của thành viên Hội đồng Quản trị/BTD

về quyết định cấp tín dụng dưới mọi hình thức

- Các đơn vị chỉ gửi thông báo về quyết định cấp tín dụng cho khách hàng sau khi

có quyết định của cấp phê duyệt

3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2011 - 2013

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động vì mụcđích cuối cùng là lợi nhuận Ngân hàng là tổ chức kinh tế đặc biệt, kinh doanh hànghóa đặc biệt đó là kinh doanh tiền tệ, nhưng cũng như các doanh nghiệp khác kinhdoanh của ngân hàng cũng vì mục đích lợi nhuận ACB Cần Thơ với sự nổ lực vượtbậc của tập thể ngân hàng đã vượt qua những khó khăn, thách thức trong giai đoạnkhủng hoảng chung của nền kinh tế và tận dụng những cơ hội có được để khẳng định

vị thế của mình Điều đó đã được thể hiện qua bảng 3.1

3.4.1 Doanh thu

Doanh thu của ngân hàng là tổng số tiền thu được do các hoạt động kinh doanhtiền tệ, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác có kiên quan trong một thời gian nhấtđịnh một cách hợp pháp và hợp lệ

Trang 23

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ qua 3 năm

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ

Qua bảng 3.1 cho thấy, doanh thu của Chi nhánh có sự giảm liên tục qua cácnăm Năm 2011, doanh thu của ACB Cần Thơ đạt 378.843 triệu đồng thì đến năm

2012 doanh thu đạt 293.922 triệu đồng tương ứng với mức giảm 84.921 triệu đồng tứcgiảm 22,42% Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nước ta ảnh hưởng từ cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiềudoanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, bất động sản đóng băng, nhiều cá nhân, tổchức không thể tiếp cận được nguồn vốn do lãi suất cao Bên cạnh đó, nhiều cá nhân,

tổ chức không có khả năng sản xuất nên không có khả năng trả lãi cho ngân hàng, mộtnguyên nhân nữa là trong năm 2012, NHNN hạ trần lãi suất huy động đồng nghĩa vớiviệc cho vay với lãi suất sẽ thấp, điều này cũng làm thu nhập của ngân hàng giảmxuống Mặc khác, ngân hàng chưa đổi mới được chất lượng dịch vụ, số lượng dịch vụcòn hạn chế kéo theo các nguồn thu khác củng bị ảnh hưởng đáng kể Bước sang năm

Trang 24

2013, tình hình này vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tệ hơn so với năm 2012,doanh thu chỉ đạt 235.905 triệu đồng giảm 58.017 triệu đồng tức giảm 19,74% Trongkhi tổng doanh thu giảm xuống thì khoản mục doanh thu từ dịch vụ tăng Nguyên nhân

là do ngoài các khoản doanh thu từ tín dụng ngân hàng còn tăng thu phí dịch vụ như:phí mở thẻ, chi phí rút tiền qua máy ATM…và mở rộng thêm các các dịch vụ mới:Dịch vụ về thanh toán quốc tế, dịch vụ tài chính, thẻ…cùng với việc bán chéo các sảnphẩm cho khách hàng khi khách hàng sử dụng các dịch vụ có liên quan Ngoài ra, ngânhàng còn mở rộng đầu tư, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng…

đã tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng Nhưng, thu nhập từ dịch vụ không phải lànguồn thu chủ yếu nên không giúp cho doanh thu trong năm 2013 tăng lên

3.4.2 Chi phí

Chi phí trong ngân hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan trựctiếp hoặc gián tiếp đến mọi hoạt động của ngân hàng như: chi phí hoạt động tín dụng,chi phí từ hoạt động dịch vụ, và các khoản chi phí khác…

Qua bảng bảng 3.1 cho thấy, chi phí của Chi nhánh giảm liên tục qua 3 năm.Cùng với sự giảm về doanh thu thì chi phí cũng giảm theo, trong khi tổng chi phí năm

2011 đạt 340.233 triệu đồng thì đến năm 2012 giảm chỉ còn 277.895 triệu đồng giảm62.338 triệu đồng tương đương với 18,32% Các khoản mục chi phí giảm trong năm

2012 là do năm 2012 NHNN áp dụng trần lãi suất huy động giảm về mức 8% làm chonguồn tiền huy động được thấp nên làm cho chi phí trả lãi tiền gửi giảm xuống Bêncạnh đó, một phần là do ngân hàng đã cơ cấu lại bộ phận nhân sự và cắt giảm chi phílương cho nhân viên, đồng thời ít triển khai các chương trình khuyến mãi, gói hổ trợlãi suất, cũng là nguyên nhân làm giảm chi phí Xét về chi phí cho hoạt động dịch vụ,đây là hoạt chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí, chủ yếu là các chi phí về hồ

sơ, tiếp thị, đổi mới sản phẩm…mà những hoạt động này không phải hoạt động chủđạo nên ngân hàng ít quan tâm Năm 2013, cho thấy chi phí tiếp tục giảm, điều nàycũng dễ hiểu khi mà doanh thu trong năm 2013 giảm xuống Cụ thể chi phí đạt227.031 triệu đồng giảm 50.864 triệu đồng so với năm 2012 tương đương với 18,30%

3.4.3 Lợi nhuận

Cùng với sự biến động mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh, đặc biệt là sự giảmliên tục của khoản mục doanh thu và chi phí làm cho lợi nhuận của ngân hàng có giảmdần qua 3 năm Lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 38.610 triệu đồng, sang năm 2012lợi nhuận đạt 16.027 triệu đồng giảm 22.583 triệu đồng tương ứng với 58,49% và năm

2013 chỉ còn 8.874 triệu đồng Lợi nhuận giảm là do cả doanh thu và chi phí đều giảmmạnh và tốc độ giảm của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí Một nguyênnhân khác khiến lợi nhuận giảm gần 60% là vì vàng và ngoại hối, dù đây cũng là lĩnhvực ACB từng là một "ông lớn" Trong cả năm 2012, hầu hết các khoản doanh thu củangân hàng đều giảm, trong đó hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng lỗ đáng kể

Trang 25

Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta thấy, lợinhuận của nhân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu đạt được và giảm đáng kểtrong giai đoạn 2011 - 2013, lợi nhuận có sự đóng góp đáng kể từ hoạt động tín dụng,các khoản thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng chưa cao cùng với các phải thu khác chỉ ở mộtgiới hạn nhất định Vì vậy ngân hàng cần mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích khácnhằm thu hút được nhiều khách hàng uy tín và tiềm năng, đa dạng hóa trang thiết bịngân hàng với mục đích phục vụ tốt cho khách hàng, chủ động tìm kiếm, tư vấn chokhách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tối đa lợi ít của khách hàng

3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA ACB CẦN THƠ

3.5.1 Thuận lợi

- Ngân hàng luôn được Hội sở quan tâm, trang bị cở sở hạn tầng vững trắc, máymóc thiết bị hiện đại cùng với đội ngủ nhân viên có kinh nghiệm và tâm huyết, giúpcho ngân hàng không ngừng phát triển, lớn mạnh và khẳng định vị thế của mình Bêncạnh đó, ngân hàng luôn chú trọng nâng cao hệ thống bảo mật thông tin khách hàngnhằm tạo sự an toàn bí mật thông tin khi đến giao dịch

- Chi nhánh đặt tại trung tâm TP Cần Thơ, nơi tập chung nhiều doanh nghiệp vàkhu dân cư phát triển Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ ngân hàng

và tạo cho khách hàng nơi để đầu tư, tiết kiệm và vay vốn Đồng thời, TP Cần Thơ làtrung tâm đầu não trong việc phát triển kinh tế của khu vực Đồng bằng sông cửu longgiữ vị trí chiến lượt về quốc phòng, an ninh của vùng, giúp cho ngân hàng khai thác tối

đa tiềm năng lợi thế của vùng

- Các bộ phận, cán bộ trong ngân hàng được chuyên môn hóa và chỉ đảm nhậnmột mãng nghiệp vụ riêng Điều này giúp cho công việc đượhoàn thành một cáchlogic, nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao

- Đội ngũ nhân viên, cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, đều được đàotạo trước khi làm việc tại đơn vị Không chỉ vậy, các cán bộ, nhân viên thường xuyênđược đào tạo, kiểm tra lại nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,đạo đức nghề nghiệp Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên đa phần là trẻ tuổi nên hăng sailàm việc, có tâm huyết, sáng tạo, luôn phục vụ khách hàng ân cần và chu đáo Mộtđiểm thuận lợi nữa là có đội ngũ lãnh đạo có năng lưc, có chiến lượt, có tầm nhìn xagiúp ngân hàng hoạt động đạt kết quả cao và hiệu quả

3.5.2 Khó khăn

Khó khăn bên trong

- Tuy hoạt động của ngân hàng luôn đạt hiệu quả cao, nhưng tiềm ẩn nhiều vấn

đề về nợ quá hạn, nợ xấu có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

Trang 26

- Việc áp dụng chính sách cho vay chặc chẽ sẻ ảnh hưởng đến quá trình tiềmkiếm khách hàng và hạn chế việc cho vay đến việc cho vay đến nhiều đối tượng, dẫnđến tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp.

- Ngân hàng chưa có bộ phận Marketing, nên việc tiếp thị sản phẩm, quảng bácác dịch vụ còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó, một số nghiệp vụ thực tế chưa được đồng

bộ tại hầu hết các Chi nhánh và phòng giao dịch sẽ gây cho khách hành cái nhìn khôngtoàn diện về hệ thống ACB

Khó khăn bên ngoài

- Tình hình kinh tế chưa thoát khỏi khó khăn: Tình hình lạm phát gia tăng, thiêntai, dịch bệnh ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng

- Lãi suất thị trường luôn biến động mạnh mẽ đến việc huy động vốn và cho vaycủa ngân hàng Đồng thời ngân hàng chịu dự giám sát chặc chẽ từ NHNN

- Việc cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến thị phần và số lượng khách hàng Trên địa bàn TP Cần Thơ có hơn 100Chi nhánh và Phòng giao dịch ngân hàng khác cùng hoạt động Cùng với sự cạnh tranhvới các ngân hàng trong nước, ACB Cần Thơ còn phải cạnh tranh với các ngân hàngnước ngoài tại Việt Nam như: HSBC, INDOVINA… Ngoài ra, ngân hàng còn phảicạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp với các tổ chức kinh tế khác như: Công ty Chứngkhoán, Công ty Bảo hiểm, các quỹ tín dụng, các công ty cho thuê tài chính…Sự có mặtcủa các đối tượng này sẽ tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh củangân hàng

3.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.6.1 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB Cần Thơ qua số liệu thứ cấp

3.6.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2011 - 2013

a Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn của ACB Cần Thơ

Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển,được thể hiện qua bảng 3.2

Qua bảng 3.2 ta thấy, vốn huy động là nguồn vốn quan trọng, chiếm trên 98%trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Trong thời kỳ kinh tế khó khăn việc huy độngvốn của các ngân hàng còn hạn chế, nhưng ACB Cần Thơ đã làm khá tốt trong việcthu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư Mặc dù, vốn huy độngtrong năm 2012 có phần giảm hơn so với năm 2011 nhưng vẫn đạt trên 1000 tỷ đồng.Năm 2011, huy động được 1.336.663 triệu đồng thì đến năm 2012 đạt 1.179.903 triệuđồng giảm 156.760 triệu tức giảm 11,73% Vốn huy động giảm là do tình hình kinh tếbất ổn, các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản,

Trang 27

các tầng lớp dân cư kinh doanh không đạt hiệu quả, lạm phát tăng cao làm ảnh hưởngđến lượng tiền nhàn rỗi của người dân nên lượng tiền tiết kiệm trong dân giảm đi

Trang 28

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ

Bảng 3.2: Tình hình nguồn vốn của ACB Cần Thơ qua 3 năm 2011 - 2013

Trang 29

Mặt khác, việc hạ trần lãi suất huy động làm cho người dân không còn mặn mà trong việc gửi tiền vào ngân hàng, song song với đó là sự cố tháng 8/2012 đã làm cho người dân mất lòng tin ở ngân hàng đã ảnh hưởng mạnh đến huy động vốn Đến năm

2013, cho thấy việc huy động vốn vẫn đang rất khó khăn Năm 2013, ACB Cần Thơ

đã huy động được 957.606 triệu đồng giảm 222.297 triệu đồng tương ứng với 18,84%.Nguyên nhân là do khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong việc huy động vốn vẫncòn thấp hơn các ngân hàng khác, đặc biệt về lãi suất huy động và các chương trìnhkích thích khả năng gửi tiền của khách hàng Mặt khác, việc thu hút nguồn vốn chỉ dựavào khách hàng thân thiết, dựa vào mối quan hệ sẵn có, ngân hàng chưa đa dạng cácphương thức gửi để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tối ưu nhất

Qua bảng 3.2 ta thấy, vốn điều chuyển chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấunguồn vốn của ngân hàng (từ 1% đến 1,5%) và có sự biến động qua 3 năm Năm 2011vốn điều chuyển nhận từ Hội sở là 15.786 triệu đồng, đến năm 2012 vốn điều chuyểntăng lên 18.363 triệu đồng tăng 2.577 triệu tương đương với 16,32% Sự tăng lên nàycũng là điều dễ hiểu khi mà việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu

về thanh khoản và cung cấp vốn cho nền kinh tế có xu hướng tăng thì việc tăng nguồnvốn điều chuyển là điều tất yếu Bước sang năm 2013, vốn điều chuyển đạt 12.934triệu đồng giảm 29,56% so với năm 2012 tương đương với 5.429 triệu đồng Nguyênnhân vốn điều chuyển giảm là do mức độ cho vay của ngân hàng thấp, ngân hàng sửdụng đa phần vốn huy động để cho vay, nhằm tiết kiệm được chi phí Qua đó cho thấy,ngân hàng có đủ khả năng huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn trong việc cho vay và ổnđịnh khả năng thanh khoản cho ngân hàng

Qua bảng 3.2 ta thấy, nguồn vốn của ACB Cần Thơ luôn duy trì ở mức cao, tuynhiên có sự biến động qua các năm Năm 2011, nguồn vố n đạt1.352.449 triệu đồng đến năm 2012 đạt 1.198.266 triệu đồng giảm 154.183 triệu đồng,tuy có sự tăng lên của vốn điều chuyển nhưng tổng nguồn vốn của ngân hàng có phầnsụt giảm là do tình hình khủng hoảng chung của nền kinh tế làm cho lượng vốn huyđộng giảm nhiều hơn lượng tăng của vốn điều chuyển Cùng với sự sụt giảm về nguồnvốn huy động và cả vốn điều chuyển mà tổng nguồn vốn của ngân hàng giảm đáng kể,thấp nhất trong 3 năm trở lại đây Trong năm 2013 đạt 970.540 triệu đồng giảm227.726 triệu đồng so với năm 2012, giảm 39,35% so với năm 2011

b Phân tích tình hình huy động vốn của ACB Cần Thơ

Huy động vốn giúp ngân hàng đảm bảo nguồn vốn cho quá trình hoạt động kinhdoanh cũng như việc cho vay của Ngân hàng diễn ra một cách liên tục và tuần hoàn.Trong thời gian qua ACB Cần Thơ huy động vốn từ hai nguồn chính là tiền gửi từ các

tổ chức kinh tế (TCKT) và tiền gửi tiết kiệm của dân cư, được phân tích qua bảng 3.3như sau:

Bảng 3.3 Tình hình huy động vốn tại ACB Cần Thơ qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

Trang 30

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ

Tiền gửi của các TCKT

Qua kết quả phân tích ở bảng 3.3 cho thấy, tiền gửi của các TCKT có sự biếnđộng liên tục trong giai đoạn 2011-2013 với xu hướng tăng trong 2012 và giảm trongnăm 2013 Năm 2011, tiền gửi của các TCKT đạt 49.015 triệu đồng thì đến năm 2012đạt 69.229 triệu đồng tăng 20.214 triệu đồng tương ứng với 41,24% Sự gia tăng này là

do sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc huy động vốn trên địa bàn nên ACB Cần Thơ đãtăng cường các chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng, đa dạng hóa cáchình thức gửi tiền cho các TCKT như: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn …đã thu hútđược sự quan tâm và gửi tiền của các TCKT, nên giá trị tiền gửi của các TCKT tăng vềgiá trị lẫn tỷ trọng Bước sang năm 2013, sự giảm nhẹ trong việc huy động vốn của cácTCKT Ngân hàng huy động được 52.692 triệu đồng giảm 16.537 triệu đồng tức giảm23,89% so với năm 2012 Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các doanh nghiệp

mở rộng, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, nên lượng tiền nhàn rỗi hay dùng để thanh toánduy trì ở mức thấp Mặt khác, việc tiền gửi của các TCKT giảm phản ánh tình trạngkhó khăn của các doanh nghiệp khi số doanh nghiệp thành lập mới giảm, còn số doanhnghiệp đóng cửa, ngừng hoạt động lại tăng Bên cạnh đó, lãi suất huy động giảm xuống7% đến 8% cũng ảnh hưởng đến lượng tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp Cũngtrong năm này, sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụngkhác, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động của ngân hàng

Đối với tiền gửi có kỳ hạn: Doanh nghiệp có thể gửi tiền dưới hình thức có kỳ

hạn để hưởng lãi suất có kỳ hạn, khi các khoản tiền của doanh nghiệp chưa có nhu cầu

sử dụng trong một khoản thời gian xác định Qua bảng 3.3 ta thấy, lượng tiền gửi có

kỳ hạn của doanh nghiệp biến động quanh mức 30.000 triệu đồng Trong năm 2011

Trang 31

đạt 32.052 triệu đồng thì đến năm 2012 đạt 28.341 triệu đồng, giảm 3.711 triệu đồngtương đương với 11,58%, sang năm 2013 con số này là 32.219 triệu đồng, tăng 3.878triệu đồng (13,68%) so với 2012 Mặc dù doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư là rất lớnnhưng đôi lúc nhàn rỗi trong một khoản thời gian, các doanh nghiệp đã tận dụng triệt

để nguồn tiền này gửi vào ngân hàng để tạo ra lợi nhuận, góp phần tăng doanh thu chodoanh nghiệp, đồng thời tạo ra nguồn huy động cho ngân hàng

Đối với tiền gửi không kỳ hạn (KKH) có sự biến động liên tục qua các năm Vì

khách hàng là doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh hơn nữa các doanh ngiệp gửi tiềnkhông nhằm mục đích hưởng lãi mà để thanh toán chi trả cho đối tác nên khách hàngthường gửi KKH Trong năm 2011, tiền gửi KKH đạt 16.963 triệu đồng đến năm 2012tăng vọt lên 40.888 triệu đồng tăng 23.925 triệu đồng (141,04%) nhưng đến năm 2013giảm xuống còn 20.473 triệu đồng giảm 49,93% so với năm 2012 tương tương với20.415 triệu đông Điểm nổi bật của tiền gửi KKH người gửi tiền có thể gửi hoặc rútbất cứ lúc nào và vẫn được trả lãi KKH, tuy lãi suất không cao khoảng 1,2%/nămnhưng đã thu hút các doanh nghiệp gửi tiền, nhằm ngoài đáp ứng nhu cầu thanh toáncòn góp phần tăng thu nhập cho người gửi tiền

Tìền gửi tiết kiệm của dân cư

Nhìn chung, qua 3 năm thì giá trị của loại tiền gửi này đạt gần trên 1000 tỷ đồng

và giảm dần qua từng năm Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 1.287.648 triệuđồng chiếm 96,3% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2012 đạt 1.110.674 triệu đồngchiếm 94,1% trong tổng nguồn vốn và giảm 13,74% so với năm 2011 tương đương với176.974 triệu đồng Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhậpcủa người dân còn thấp, tiền tiết kiệm trong dân còn hạn chế Bên cạnh đó, việcNHNN nhiều lần hạ lãi suất huy động xuống thấp làm cho người gửi tiền không cònmặm mà với việc gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi Mặt khác, với sự cố tháng8/2012 đã làm khác hàng mất lòng tin với ngân hàng, đây cũng một phần nguyên nhânkhiến tiền gửi của dân cư giảm xuống Bước sang năm 2013, tình hình tiếp tục diễnbiến xấu đi, tiền gửi trong dân ngày càng giảm xuống Cụ thể, tiền tiết kiệm trong dân

hiệu cho thấy Ngân hàng chưa có chính sách phù hợp trong việc huy động vốn của dân

Đối với tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất (97,8%)

trong tổng tiền gửi của dân cư, người gửi tiền với mục đích chủ yếu là hưởng lãi.Trong năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn đạt 1.259.452 triệu đồng và giảm nhẹ trong năm

2012 xuống còn 1.071.756 triệu đồng tương đương với 187.696 triệu đồng (14,9%)đến năm 2013 đạt 858.579 triệu đồng giảm 19,89% so với năm 2012 tức giảm 213.177triệu đồng

Đối với tiền gửi KKH: có sự tăng tăng liên tục qua các năm Vì đây là loại tiền

gửi chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tiền gửi của dân cư và có lãi suất rất thấp (1,2%/

Trang 32

năm), chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu thanh toán cho khách hàng như: Ký séc, ủynhiệm chi, rút tiền tại máy ATM…Năm 2011 đạt 28.196 triệu đồng chiếm 2,18% tổngtiền gửi của dân cư, đến năm 2012 đạt 38.918 triệu đồng (chiếm 3,5%) tăng 10.722triệu đồng (38,03%) và con số này trong năm 2013 là 46.334 triệu đồng tăng 19,06%

so với năm 2012 Nguyên nhân là do nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, ngườidân mở rộng sản suất kinh doanh hiệu quả, đây được cho là nguyên nhân khiến ngườidân tăng gửi tiền vào ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của mình Bên cạnh

đó, do tính chất mùa vụ đối với những ngành kinh doanh mà khách hàng khách hàngtạm thời chưa sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để gửi vào ngân hàng để hưởnglãi, chủ yếu là các khoản gửi KKH để được rút vốn bất cứ lúc nào khi cần thiết

3.6.1.2 Tổng quan về hoạt động cho vay của ACB Cần Thơ qua 3 năm 2011

-2013

Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất và là nghiệp vụ chiếm phần lớnthu nhập của ngân hàng Sau đây, chúng ta sẽ xem xét tình hình cho vay của ACB CầnThơ trong 3 năm 2011 - 2013

Doanh số cho vay

DSCV là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho kháchhàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhấtđịnh Bảng 3.4 cho thấy, DSCV của ACB Cần Thơ có sự biến động rất lớn và giảmliên tục qua các 3 năm Năm 2011 đạt 9.251.469 triệu đồng đến năm 2012 con số này

là 4.993.688 triệu đồng giảm 4.257.781 triệu đồng (46,02%) Nguyên nhân của sự sụtgiảm này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho nền kinh tếviệt nam rơi vào tình trạng tăng trưởng thấp, lạm phát vẫn còn ở mức cao (6,81%).Nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, trong khi các doanh nghiệp khác đã vàđang trên bờ vực phá sản Mặt khác lãi suất cho vay VNĐ đối với một số lĩnh vực nhưnông nghiệp, xuất khẩu, phổ biến ở mức 14,5 đến 16%/năm Tuy nhiên, số lượng cácdoanh nghiệp thực sự tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất ưu đãi là không nhiều Dovốn rẻ chỉ dành cho những lĩnh vực ưu tiên, vì thế không ít khách hàng nằm ngoài đốitượng này vẫn phải vay lãi suất cao Bên cạnh đó, ngân hàng cũng không dám mạnhdạn cho vay do ngại rủi ro khi mà tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang điêuđứng cùng với việc khó khăn trong tìm kiếm khách hàng tốt Về phía người dân, do giá

cả tăng lên đã hạn chế trong việc tiêu dùng như: mua nhà, mua đất, mua xe…Hơn nữa,ngân hàng thận trong xét duyệt cho vay, dẫn đến DSCV giảm đáng kể trong năm 2012

Sang năm 2013, DSCV tiếp tục giảm xuống, cụ thể đạt 4.167.214 triệu đồng, giảm

826.474 triệu đồng tương ứng với 16,55% so với năm 2012 DSCV không được cảithiện mà có xu hướng đi xuống là do doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều phương án pháttriển sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm khó khăn, Trong khi đó, ngân hàng thườngcứng nhắc trong phê duyệt cho vay, đáng ngại nhất là ngân hàng với năng lực còn hạnchế, không có nhiều nguồn vốn trung, dài hạn và cũng rất khó huy động vốn… nên

Trang 33

không thể cung cấp vốn trung, dài hạn theo yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là khi cânnhắc xét duyệt khoản vay cho doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu kém…

Bảng 3.4: Tình hình tín dụng của ACB Cần Thơ qua 3 năm 2011 - 2013

làm cho ngân hàng thu nợ trước hạn Năm 2013, DSTN đạt 4.243.349 triệu đồng giảm

863.059 triệu đồng tức giảm 16,90% so với năm 2012 Nguyên nhân là do ngân hàngnới lỏng trong việc thẩm định khách hàng nhằm tăng tính cạnh tranh cũng như muốntăng DSCV mà khâu sàn lọc, lựa chọn khách hàng chưa kỷ càng nên một số kháchhàng chưa thực sự tốt, khi đến hạn ngân hàng không thu được nợ Mặc khác, trong thờigian này ngân hàng mở rộng các khoản cho vay trung dài hạn nên các khoản vay chưađến hạn thu

Dư nợ

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vàomột thời điểm nhất định Qua bảng 3.4 cho thấy, dư nợ của ngân hàng quanh mức

1000 tỷ đồng và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2011-2013 Cụ thể, trong năm

2011 đạt 1.122.075 triệu đồng đến năm 2012 con số này đạt 1.009.355 triệu đồng vàđến năm 2013 còn 933.220 triệu đồng, giảm 7,54% so với năm 2012, tổng dư nợ giảm188.855 triệu đồng trong giai đoạn 2011-2013 Nguyên nhân là do DSCV có chiềuhướng giảm nhưng DSTN lại tăng lên so với DSCV, dẫn đến dư nợ cuối năm giảmxuống, nhưng năm 2013 dư nợ tăng lên do các khoản nợ trung dài hạn chưa đến hạnthu hồi và một phần do khách hàng không trả được nợ Mặt khác, do công tác thu hồi

nợ của ngân hàng là tương đối tốt, các khoản cho vay ra điều có khả năng thu hồi, dư

ĐVT: Triệu đồng

Trang 34

nợ có chiều hướng tăng lên trong khi DSCV lại giảm xuống cho thấy, đây là vấn đềcần ngân hàng sớm giải quyết vì đây là nguyên nhân gây ra nợ xấu, ảnh hưởng đến kếtquả kinh doanh của ngân hàng.

Nợ xấu

Mặc dù ngân hàng đã cố gắng trong việc thẩm định, lựa chọn khách hàng và thậntrọng trong xét duyệt cho vay nhưng nợ xấu vẫn còn Qua bảng 3.4 cho thấy, nợ xấucủa ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn 2011 - 2013 Năm 2011 nợ xấu của ngânhàng là 12.791 triệu đồng thì đến năm 2012 đã tăng mạnh lên 38,737 triệu đồng tăng201,85% tương đương với 25.946 triệu đồng và đến năm 2013 con số này đạt mức60.880 triệu đồng tăng 57,16% so với năm 2012 Nguyên nhân là do trong năm 2012

bộ phận xử lý nợ ACB Cần Thơ đã trực thuộc Hội sở không còn thuộc Chi nhánh nữa,chính vì vậy thiếu cán bộ chuyên trách tại chổ để nhắc nhở khách hàng, hơn nữa là do

ý thức trả nợ của người vay còn kém Ngoài ra, năm 2012 bất động sản đóng băng, cáckhoản vay thế chấp bằng bất động sản không thể thanh lý để thu hồi nợ, nên ngân hàng

cứ theo dõi trong thời gian dài Với lại, một số cán bộ ngân hàng còn hoa loa trongcông tác thẩm định khách hàng, không theo dõi mục đích sử dụng vốn dẫn tới kháchhàng sử dụng sai mục đích, vì vậy khách hàng không trả được nợ là điều tất yếu Năm

2013, cho thấy nợ xấu tăng một cách nhanh chóng là do, cạnh tranh thu hút kháchhàng buộc các ngân hàng phải nới lỏng điều kiện tín dụng, cán bộ ngân hàng đôi khicòn hời hợt trong phần kiểm tra sử dụng vốn, dẫn đến không phát hiện kịp thời nhữngkhó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm

3.6.1.3 Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân của ACB Cần Thơ

Hoạt động tín dụng cá nhân được nghiên cứu ở đây bao gồm các hoạt độngchovay, thu nợ, quản lý dư nợ và nợ xấu theo các hình thức phân loại như: theo thời hạntín dụng, theo mục đích sử dụng vốn, cụ thể như sau:

a Phân tích tình hình tín dụng cá nhân theo thời hạn tại ACB Cần Thơ

Việc cấp tín dụng heo thời hạn được chia làm: tín dụng ngắn hạn và tín dụngtrung và dài hạn (TDH) Tín dụng ngắn hạn là khoản vay có thời hạn đến 12 tháng, tíndụng TDH có thời hạn trên 12 tháng Mỗi loại thời hạn có những ưu điểm cũng nhưnhượt điểm riêng Cấp tín dụng ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn lãi suất TDH,nên doanh thu từ lãi trên từng hồ sơ tín dụng mang lại thấp hơn hồ sơ TDH Tuy nhiên,trong ngắn hạn thì nguồn vốn sẽ được quay vòng nhanh hơn, ngân hàng đáp ứng đượcnguồn vốn kịp thời trong việc tái đầu tư cũng như cho vay trong tương lai Còn chovay TDH thường mang lại doanh thu từ lãi cao và ngân hàng thu được trong khoảnthời gian dài nhưng nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng lâu, gây ra rủi ro chongân hàng Vì vậy ngân hàng cần cân đối thời hạn cho vay sao cho đạt hiệu quả cao,hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất

Doanh số cho vay

Trang 35

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ

Hình 3.3: Tình hình doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn qua 3 năm

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ

Trang 36

Qua bảng 3.5 và biểu đồ hình 3.3 cho thấy, trong những năm qua DSCV cá nhânluôn đạt ở mức cao (biến động quanh 1.500 tỷ đồng) và có sự biến động qua từng nămvới xu hướng chung là giảm dần trong năm 2012 và tăng dần trong năm 2013 Cụ thể,năm 2011 đạt 2.590.411 triệu đồng đến năm 2012 đạt 1.672.886 triệu đồng, giảm917.525 triệu đồng hay giảm với 35,42%, sang năm 2013 DSCV đạt 1.766.181 triệuđồng tăng 93.295 triệu đồng tức tăng 5,58% Trong đó, DSCV ngắn hạn chiếm tỷtrọng cao hơn cho vay TDH Năm 2011 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 78,60%trong tổng DSCV cá nhân và vẫn duy trì ở mức cao trong năm 2012 và 2013, chiếm tỷtrọng lần lượt là 82,39% và 79,86% Tỷ trọng cho vay TDH chiếm tỷ trọng nhỏ tronggiai đoạn 2011 - 2013, tỷ trọng này lần lượt là 21,4%, 17,61%, 20,14% Nguyên nhân

tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay TDH là do đa số khách hàng của ngânhàng là các hộ kinh doanh (HKD) Do các đối tượng này đa phần hoạt động trong lĩnhvực SXKD trong ngắn hạn, có tốc độ quay vòng vốn nhanh và có kế hoạch sử dụngvốn hiệu quả với mục đích chủ yếu là bổ sung vốn lưu động So với tín dụng TDH thìtín dụng ngắn hạn được được ngân hàng ưu tiên hơn vì nó nhanh chóng thu hồi vốn,rủi ro thấp hơn tín dụng TDH Bên cạnh đó, ACB Cần Thơ có nhiều sản phẩm phục vụcho nhu cầu ngắn hạn, cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn

Doanh số cho vay ngắn hạn

Qua biểu đồ hình 3.3 cho thấy DSCV ngắn hạn có sự biến động tăng giảm đáng

kể trong giai đoạn 2011 - 2013 Năm 2011 DSCV ngắn hạn đạt 2.036.165 triệu đồngđến năm 2012 giảm xuống còn 1.378.281 triệu đồng tương đương với 657.884 triệuđồng (32,31%) Nguyên nhân là do do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế kéo dài, lãi suấtcao làm thị trường tiêu thụ bị thu hẹp… Bởi vậy, hiện nay nhiều cơ sở kinh doanhbuộc phải thu hẹp quy mô hoặc hoạt động cầm chừng để chờ cơ hội Hơn nữa, lãi suấtcho vay dao động từ 15% đến 20% đã phần nào cảng trở trong việc tiếp cận nguồn vốncủa ngân hàng Mặc dù trong năm 2012, NHNN ban hành nhiều chính sách hổ trở lãi

suất trong cho vay ngắn hạn (Thông tư 20/2012/TT-NHNN – sữa đổi bổ sung TT 14/2012/TT-NHNN) với lãi suất cho vay 13% đối với một số ngành lĩnh vực, song

không có nhiều đối tượng đủ điều kiện để vay vơi lãi suất ưu đãi này Ngoài ra, với sựxuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng trên địa bàn làm cho việc cho vay không còn dễdàng như trước, sự cạnh tranh mạnh mẽ về lãi suất, chính sách khuyến mãi đã làm choviệc cho vay cũng bị ảnh hưởng Mặt khác, thu nhập của người dân còn thấp, nhu cầu

về vay vốn để phục vụ nhu cầu chi tiêu là chưa cần thiết Bước sang năm 2013, DSCVngắn hạn đạt 1.410.554 triệu đồng tăng 32.273 triệu đồng (2,34%) so với năm 2012.Đây là kết quả cho thấy tình hình kinh tế đã dần ổn định, có những tín hiệu tốt cho việc

mở rộng SXKD Hơn nữa việc lãi suất cho vay ngắn hạn theo Thông tư 09-NHNN (TT 09/2013/TT-NHNN) với mức cho vay tối đa là 11%/năm, đã làm cho người vay dễ

dàng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng Đối với dân cư, thu nhập ngày càng cao nênnhu cầu vay sử dụng cho mục đích chi tiêu, mua sắm, sữa chữa nhà cửa…ngày càng

Ngày đăng: 07/10/2014, 13:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của ACB Cần Thơ - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của ACB Cần Thơ (Trang 17)
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ qua 3 năm - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ qua 3 năm (Trang 22)
Bảng 3.2: Tình hình nguồn vốn của ACB Cần Thơ qua 3 năm 2011 - 2013 - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Bảng 3.2 Tình hình nguồn vốn của ACB Cần Thơ qua 3 năm 2011 - 2013 (Trang 27)
Hình 3.3: Tình hình doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn qua 3 năm - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Hình 3.3 Tình hình doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn qua 3 năm (Trang 34)
Hình 3.4: Tình hình doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Hình 3.4 Tình hình doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn (Trang 37)
Hình 3.6: Tình hình nợ xấu tín dụng cá nhân theo thời hạn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Hình 3.6 Tình hình nợ xấu tín dụng cá nhân theo thời hạn (Trang 39)
Bảng 3.6: Tình hình tín dụng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của ACB Cần Thơ - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Bảng 3.6 Tình hình tín dụng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của ACB Cần Thơ (Trang 43)
Hình 3.8: Tình hình doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Hình 3.8 Tình hình doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn (Trang 44)
Hình 3.9: Tình hình dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Hình 3.9 Tình hình dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn (Trang 46)
Hình 3.10: Tình hình nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Hình 3.10 Tình hình nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn (Trang 47)
Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của ACB Cần Thơ qua 3 năm 2011-2013 - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của ACB Cần Thơ qua 3 năm 2011-2013 (Trang 48)
Bảng 3.8: Thông tin về khách hàng qua mẫu điều tra - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Bảng 3.8 Thông tin về khách hàng qua mẫu điều tra (Trang 54)
Bảng 3.9: Thông tin về số lần vay vốn tại ACB Cần Thơ - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Bảng 3.9 Thông tin về số lần vay vốn tại ACB Cần Thơ (Trang 55)
Bảng 3.11: Phân tích các nhân tố đánh giá sự hài lòng đối với việc tiếp cận vốn của khách hàng cá nhân - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Bảng 3.11 Phân tích các nhân tố đánh giá sự hài lòng đối với việc tiếp cận vốn của khách hàng cá nhân (Trang 57)
Bảng 3.12: Tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với việc tiếp cận vốn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Bảng 3.12 Tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với việc tiếp cận vốn (Trang 58)
Hình thức đảm bảo X 7 Htdb + - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Hình th ức đảm bảo X 7 Htdb + (Trang 60)
Bảng 3.14: Kết quả mô hình  Tobit Biến độc lập Ký hiệu Hệ Số - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ
Bảng 3.14 Kết quả mô hình Tobit Biến độc lập Ký hiệu Hệ Số (Trang 61)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w