Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của ACB Cần Thơ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 48 - 52)

Cần Thơ

Trên thực tế, rủi ro có thể xuất hiện trong từng giao dịch của ngân hàng. Vì vậy rủi ro là vấn đề được ngân hàng quan tâm và chú trọng phân tích kỹ lưỡng thông qua các tiêu chí đánh giá. Các chỉ tiêu này sẽ giúp ngân hàng đánh giá được thực trạng hoạt động của mình, và qua đó sẽ ngân hàng có những điều chỉnh cho phù hợp với chính sách hoạt động của mình.

Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của ACB Cần Thơ qua 3 năm 2011-2013

STT Khoản mục ĐVT

Năm

2011 2012 2013

1 Dư nợ cá nhân Triệu đồng 475.347 481.092 552.598

2 Tổng vốn huy động Triệu đồng 1.336.663 1.179.903 957.606

3 Nợ xấu cá nhân Triệu đồng 5.249 17.432 17.147

4 Tổng dư nợ Triệu đồng 1.122.075 1.009.355 1.233.220

6 DS thu nợ cá nhân Triệu đồng 2.575.076 1.667.141 1.694.675

7 DS cho vay cá nhân Triệu đồng 2.590.441 1.672.886 1.766.181

8 Tổng nợ xấu Triệu đồng 12.791 38.737 60.880

9 Dư nợ cá nhân bình quân Triệu đồng 467.680 478.220 499.360

10 Thu nhập cho vay cá nhân Triệu đồng 138.505 97.832 100.288

11 Tổng thu nhập cho vay Triệu đồng 346.263 279.520 213.903

12 Dư nợ cá nhân/vốn huy động % 35,56 40,77 57,71

13 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 5,5 3,5 3,4

14 Dư nợ cá nhân/Tổng dư nợ % 42,36 47,66 44,81

15 Hệ số thu nợ cá nhân Lần 0,994 0,997 0,96

16 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 1,44 2,31 1,51

17 Nợ xấu trên tổng dư nợ % 0,47 1,73 1,39

18 Tỷ số nợ xấu/ Tổng nợ xấu % 41,03 45,00 28,17

19 Tỷ số lợi nhuận cá nhân % 40,00 35,00 46,88

20 Tỷ số sinh lời cá nhân % 29,14 20,34 18,15

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ a. Dư nợ cá nhân trên vốn huy động

Tỷ số này cho thấy dư nợ cho vay cá nhân luôn chiếm trên 35% tổng nguồn vốn huy động, điều này có nghĩa là lượng tiền mà ngân hàng cho vay cá nhân nhưng chưa thu về được chiếm trên 35% nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tỷ số này được xem xét là tương đối cao vì nguồn vốn huy động ngoài cho vay cá nhân còn sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau của ngân hàng như: cho vay doanh nghiệp, đầu tư…Qua đó cho thấy ngân hàng rất chú trọng đến cho vay cá nhân. Qua 3 năm tỷ số này có sự tăng liên tục qua 3 năm 2011 - 2013. Tỷ số này trong 3 năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 35,56%, 40,77% và 57,71%. Tỷ số này tăng liên tục qua các năm là do dư nợ cá nhân tăng lên trong khi vốn huy động giảm xuống. Sự tăng giảm của tỷ số này phục thuộc vào sự thay đổi của dư nợ cho vay và tổng vốn huy động của ngân hàng. Trong trường hợp này, tỷ số này chỉ phản ánh mức độ tập chung của ngân hàng trong cho vay cá nhân.

b. Dư nợ cá nhân trên tổng dư nợ

Dư nợ cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, chiếm trên 40%. Tỷ số này phản ánh việc ngân hàng mở rộng sang cho vay khách hàng cá nhân, như chúng ta đã biết khối lượng khách hàng cá nhân chiếm số lượng rất lớn nhưng quy mô của các khoản vay thường nhỏ, nên việc dư nợ cho vay chiếm trên 40% dư nợ cho vay cho thấy ngân hàng có khối lượng khách hàng rất lớn, đây là một lợi thế to lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác. Tỷ số này trong năm 2011 đạt 42,36%, năm 2012 đạt 47,36%. Nguyên nhân là do dư nợ cá nhân tăng

lên, trong khi tổng dư nợ cho vay lại giảm xuống. Điều này xãy ra là do trong năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản, vì thế ngân hàng đã hạn chế cho vay doanh nghiệp làm tổng dư nợ cho vay giảm. Hơn nữa, ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ củ nhằm hạn chế nợ xấu, giảm rủi ro cho ngân hàng. Bước sang năm 2013, tỷ số này giảm nhẹ về mức 44,81% là do tình hình kinh tế đã có những chuyển biến tích cực làm cho tổng dư nợ cho vay tăng lên trong khi đó dư nợ cho vay cá nhân vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tổng dư nợ cho vay.

c. Hệ số thu nợ cá nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số thu nợ cá nhân phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu về được trong thời kỳ nhất định từ 1 đồng DSCV. Hệ số thu nợ của ngân hàng là cao, trong 3 năm đều sát ngưỡng 1. Điều này có nghĩa là công tác thu hồi nợ của ngân hàng là rất tốt trong kỳ, hay nói cách khác DSCV và DSTN chênh lệch không đáng kể, các khoản cho vay của ngân hàng đều có thể thu hồi đúng hạn. Đây là dấu hiệu rất tốt phản ánh hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong năm 2011 khi cho vay 1000 đồng thì cuối kỳ ngân hàng thu về được 994 đồng, năm 2012 là 967 đồng và năm 2013 là 960 đồng. Qua đó cho thấy ngân hàng đã thực hiện hiệu quả trong việc tìm kiếm khách hàng, thận trong thẩm định và thường xuyên theo dõi khoản vay cũng như có những biện pháp thu hồi nợ phù hợp. Khi xem xét thực tế thì ngân hàng chưa thu hồi đủ 100% DSCV , điều này được lý giải là do các khoản vay chưa đến hạn để thu hoặc trong thời gian cho vay ngân hàng đã cơ cấu lại nợ cho khách hàng, hoặc do 1 phần nợ đã chuyển thành nợ xấu không có khả năng thu hồi, nhưng con số này rất nhỏ trong DSTN của ngân hàng.

d. Nợ quá hạn cá nhân trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn của khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Trong 3 năm 2011-2013 nợ quá hạn cá nhân lần lượt là 1,44%, 2,35% và 1,51%. Điều này cho thấy công tác sàn lọc hồ sơ, thẩm định khách hàng của các cán bộ tín dụng là rất tốt, khách hàng luôn trả nợ đúng hạn và uy tín trong việc trả nợ. Tuy nhiên trong năm 2012 nợ quá hạn có xu hướng tăng dần nhưng tốc độ tăng không đáng kể, là do điều kiện kinh doanh khó khăn, các đơn vị kinh doanh ngừng hoạt động làm cho khách hàng không có nguồn vốn để trả nợ đúng hạn. Nhưng tình hình này đã được khắc phục trong năm 2013, bằng chứng là nợ quá hạn chỉ còn 1,35%.

e. Nợ xấu cá nhân trên tổng dư nợ

Trong năm 2011 - 2013, tỷ số này biến động quanh mức 1% và có xu hướng tăng trong 2012 và giảm nhẹ trong năm 2013. Điều này chứng tỏ lượng tiền mà ngân hàng chưa thu về thuộc nhóm 3,4,5 từ các khoản cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng rất thấp.

Tuy nhiên tỷ số này tăng lên 1,7% trong năm 2012 cao nhất trong 3 năm 2011-2013, như đã phân tích trong năm 2012 nợ quá hạn tăng lên, hơn nữa những khoản nợ củ không thu hồi được đã chuyển sang nợ xấu đồng lọt. Đây là dấu hiện không tốt cho thấy chất lượng của các khoản vay giảm, ngân hàng đang đối mặt với áp lực gia tăng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay này.

f. Vòng quay vốn tín dụng cá nhân

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm trong hoạt động cho vay cá nhân. Vòng quay vốn tín dụng càng cao thì càng tốt cho thấy việc cho vay an toàn và hiệu quả, các khoản cho vay được thu hồi đúng hạn và luân chuyển vốn nhanh. Qua 3 năm cho thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng đạt mở mức cao. Cụ thể trong 3 năm 2011-2013 vòng quay vốn tín dụng lần lượt là 5,5 vòng, 3,5 vòng và 3,4 vòng. Qua đó cho thấy sự hiệu quả trong việc cho vay cá nhân, trong 1 năm nguồn vốn luân chuyển từ 3 đến 5 lần và chỉ số này có xu hướng tăng dần trong những năm tiếp theo. Riêng năm 2012, 2013 chỉ số này chỉ đạt 3,5 - 3,4 vòng do các khoản nợ đến hạn không thể thu hồi đúng hạn, dẫn đến dư nợ chưa thu về cao, mặc khác ngân hàng mở rộng cho vay trung dài hạn, điều này sẽ làm vòng quay vốn tín dụng giảm xuống.

g. Tỷ số nợ xấu cá nhân trên tổng nợ xấu

Nợ xấu đối với cho vay cá nhân đang chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Bằng chứng là tỷ số này luôn đạt trên 25% đỉnh điểm là 45% năm 2012. Như vậy cho vay các nhân tuy có độ rủi ro thấp nhưng không thua quá xa so với cho vay doanh nghiệp. Tỷ số này cao chứng tỏ chất lượng của một số khoản vay này còn thấp nên đã làm phát sinh một lượng lớn nợ quá hạn và xấu hơn là nợ xấu cho ngân hàng, góp phần làm tăng tổng nợ xấu, gây tổn thất cho ngân hàng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng các khoản vay có chất lượng thấp đa phần xuất phát từ kỳ trước chuyển sang, một phần là do cạnh tranh thu hút khách hàng, đơn giản trong hồ sơ vay dẫn đến thiếu thông tin liên quan đến khoản vay do đó rủi ro là khó tránh khỏi….Năm 2013, trong khi tổng nợ xấu của ngân hàng tăng đột biến nhưng nợ xấu cho vay cá nhân được kiềm chế, nên tỷ số này chỉ còn chiếm 28,17% tổng nợ xấu của ngân hàng. Mặc dù, công tác thu nợ, hạn chế nợ xấu đã được tăng cường mạnh mẽ nhưng nợ xấu vẫn còn tồn động.

h. Tỷ số lợi nhuận

Lợi nhuận từ cho vay cá nhân luôn dao động từ 35 đến 45%. Như vậy từ việc cho vay ở mảng khách hàng cá nhân đã mang về nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Hiểu theo cách khác thì khi ngân hàng thu về 100 đồng lợi nhuận từ cho vay thì có từ 35 đến 45 đồng lợi nhuận từ cho vay cá nhân. Điều này là hợp lý vì ACB Cần Thơ là một chi nhánh ngân hàng bán lẽ với vị thế và có số lượng khách hàng đông đảo tại TP Cần Thơ và các Quận lân cận. Hơn nữa, khách hàng cá nhân là mảng khách hàng chủ lực,

ngân hàng đã khai thác rất tốt thế mạnh của ngân hàng mình. Trong kho đó cho vay doanh nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro trong điều kiện kinh tế còn nhiều bất cập thì việc mở rộng cho vay cá nhân là một sự lựa chọn hợp lý, là bước đi đúng đắn của ngân hàng. Sự biến động của tỷ số này phù hợp với sự tăng giảm của DSCV và DSTN. Khi DSCV và DSTN càng tăng thì lợi nhuận chắc chắn sẽ tăng theo và ngược lại.

i. Tỷ số sinh lời

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời từ lượng tiền mà khách hàng cho vay nhưng chưa thu về, bao gồm cả tiền cho vay chưa đến hạn và những khoản vay đã quá hạn. Trong 3 năm 2011-2013 tỷ số này biến động trên mức 20%, riêng năm 2013 đạt dưới 20% (18,15%). Tức là 100 đồng dư nợ cho vay cá nhân ngân hàng thu về được trên 20 đồng lợi nhuận. Tỷ số này tăng giảm phù hợp với sự biến động của 2 đại lượng là lãi từ hoạt động cho vay cá nhân và dư nợ cho vay cá nhân. Năm 2011 tỷ số sinh lời là 29,13% đến năm 2012 là 20,34% và năm 2013 là 18,15%.

Tóm lại, thông qua việc phân tích các tỷ số trên, chúng ta có thể đánh giá một cách chính xác hơn về thức trạng của hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng. Như đã trình bày ở trên, hoạt động cho vay cá nhân được ngân hàng chú trọng quan tâm nên phần lớn lượng vốn đã dồn về cho hoạt động này. Sự tập chung về DSCV và dư nợ ở hoạt động trên cũng cho thấy đây là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Thực tế, hoạt động này tạo ra nguồn thu nhập cao, thường xuyên và có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên khi xem xét trên gốc độ chi phí của nguồn vốn để cho vay để đánh giá khả năng tạo ra thu nhập của hoạt động này, chúng ta thấy được hoạt động này tương đối hiệu quả vì vậy ngân hàng cần duy trì và phát huy thêm nữa trong thời gian tới. Một vấn đề khác mà ngân hàng cần chú ý đó là vấn đề nợ xấu, tuy nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tương đối thấp, nhưng nó cũng đóng góp đáng kể trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Hơn nữa, khả năng biến động của nợ xấu trong những năm qua là khó lường trước, vì vậy ngân hàng cần chú ý đến vấn đề này và có những biện pháp làm hạn chế thấp nhất nợ xấu gây ra làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Tới đây Thông tư 02 của NHNN có hiệu lực vào tháng 6/2014, đây là một thách thức thực sự cho vấn đề kiềm chế nợ xấu của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 48 - 52)