Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân của ACB Cần Thơ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 33 - 48)

Hoạt động tín dụng cá nhân được nghiên cứu ở đây bao gồm các hoạt độngcho vay, thu nợ, quản lý dư nợ và nợ xấu theo các hình thức phân loại như: theo thời hạn tín dụng, theo mục đích sử dụng vốn, cụ thể như sau:

a. Phân tích tình hình tín dụng cá nhân theo thời hạn tại ACB Cần Thơ

Việc cấp tín dụng heo thời hạn được chia làm: tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung và dài hạn (TDH). Tín dụng ngắn hạn là khoản vay có thời hạn đến 12 tháng, tín dụng TDH có thời hạn trên 12 tháng. Mỗi loại thời hạn có những ưu điểm cũng như nhượt điểm riêng. Cấp tín dụng ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn lãi suất TDH, nên doanh thu từ lãi trên từng hồ sơ tín dụng mang lại thấp hơn hồ sơ TDH. Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì nguồn vốn sẽ được quay vòng nhanh hơn, ngân hàng đáp ứng được nguồn vốn kịp thời trong việc tái đầu tư cũng như cho vay trong tương lai. Còn cho vay TDH thường mang lại doanh thu từ lãi cao và ngân hàng thu được trong khoản thời gian dài nhưng nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng lâu, gây ra rủi ro cho

ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần cân đối thời hạn cho vay sao cho đạt hiệu quả cao,

hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.  Doanh số cho vay

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ

Hình 3.3: Tình hình doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn qua 3 năm

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ

ĐVT: Triệu đồng

Bảng 3.5: Tình hình tín dụng cá nhân theo thời hạn của ACB Cần Thơ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Cơ cấu

(%) Số tiền Cơ cấu(%) Số tiền Cơ cấu(%) Số tiền % Số tiền

DSCV 2.590.411 100,00 1.672.886 100,00 1.766.181 100,00 (917.525) (35,42) 93.295 Ngắn hạn 2.036.165 78,60 1.378.281 82,39 1.410.554 79,86 (657.884) (32,31) 32.273 Trung - dài hạn 554.246 21,40 294.605 17,61 355.627 20,14 (259.641) (46,85) 61.022 DSTN 2.575.076 100,00 1.667.141 100,00 1.694.675 100,00 (907.935) (35,26) 27.534 Ngắn hạn 2.022.593 78,54 1.379.659 82,76 1.388.262 81,92 (642.934) (31,79) 8.603 Trung - dài hạn 552.483 2,15 287.482 17,24 306.413 18,08 (265.001) (47,97) 18.931 Dư nợ 475.347 100,00 481.092 100,00 552.598 100,00 5.745 1,21 71.506 Ngắn hạn 308.976 65,00 307.598 63,94 296.443 53,65 (1.378) (0,45) (11.155) Trung - dài hạn 166.371 35,00 173.494 36,06 256.155 46,35 7.123 4,28 82.661 Nợ xấu 5.249 100,00 17.432 100,00 17.147 100,00 12.183 232,10 (285) Ngắn hạn 3.991 76,03 13.097 75,13 12.866 75,03 9.106 228,16 (231) Trung - dài hạn 1.258 23,97 4.335 24,87 4.281 24,97 3.077 244,59 (54)

Qua bảng 3.5 và biểu đồ hình 3.3 cho thấy, trong những năm qua DSCV cá nhân luôn đạt ở mức cao (biến động quanh 1.500 tỷ đồng) và có sự biến động qua từng năm với xu hướng chung là giảm dần trong năm 2012 và tăng dần trong năm 2013. Cụ thể, năm 2011 đạt 2.590.411 triệu đồng đến năm 2012 đạt 1.672.886 triệu đồng, giảm 917.525 triệu đồng hay giảm với 35,42%, sang năm 2013 DSCV đạt 1.766.181 triệu đồng tăng 93.295 triệu đồng tức tăng 5,58%. Trong đó, DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay TDH. Năm 2011 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 78,60% trong tổng DSCV cá nhân và vẫn duy trì ở mức cao trong năm 2012 và 2013, chiếm tỷ trọng lần lượt là 82,39% và 79,86%. Tỷ trọng cho vay TDH chiếm tỷ trọng nhỏ trong giai đoạn 2011 - 2013, tỷ trọng này lần lượt là 21,4%, 17,61%, 20,14%. Nguyên nhân tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay TDH là do đa số khách hàng của ngân hàng là các hộ kinh doanh (HKD). Do các đối tượng này đa phần hoạt động trong lĩnh vực SXKD trong ngắn hạn, có tốc độ quay vòng vốn nhanh và có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả với mục đích chủ yếu là bổ sung vốn lưu động. So với tín dụng TDH thì tín dụng ngắn hạn được được ngân hàng ưu tiên hơn vì nó nhanh chóng thu hồi vốn, rủi ro thấp hơn tín dụng TDH. Bên cạnh đó, ACB Cần Thơ có nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn, cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn.

Doanh số cho vay ngắn hạn

Qua biểu đồ hình 3.3 cho thấy DSCV ngắn hạn có sự biến động tăng giảm đáng kể trong giai đoạn 2011 - 2013. Năm 2011 DSCV ngắn hạn đạt 2.036.165 triệu đồng đến năm 2012 giảm xuống còn 1.378.281 triệu đồng tương đương với 657.884 triệu đồng (32,31%). Nguyên nhân là do do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế kéo dài, lãi suất cao làm thị trường tiêu thụ bị thu hẹp…. Bởi vậy, hiện nay nhiều cơ sở kinh doanh buộc phải thu hẹp quy mô hoặc hoạt động cầm chừng để chờ cơ hội. Hơn nữa, lãi suất cho vay dao động từ 15% đến 20% đã phần nào cảng trở trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Mặc dù trong năm 2012, NHNN ban hành nhiều chính sách hổ trở lãi suất trong cho vay ngắn hạn (Thông tư 20/2012/TT-NHNN – sữa đổi bổ sung TT

14/2012/TT-NHNN) với lãi suất cho vay 13% đối với một số ngành lĩnh vực, song

không có nhiều đối tượng đủ điều kiện để vay vơi lãi suất ưu đãi này. Ngoài ra, với sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng trên địa bàn làm cho việc cho vay không còn dễ dàng như trước, sự cạnh tranh mạnh mẽ về lãi suất, chính sách khuyến mãi đã làm cho việc cho vay cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, thu nhập của người dân còn thấp, nhu cầu về vay vốn để phục vụ nhu cầu chi tiêu là chưa cần thiết. Bước sang năm 2013, DSCV ngắn hạn đạt 1.410.554 triệu đồng tăng 32.273 triệu đồng (2,34%) so với năm 2012. Đây là kết quả cho thấy tình hình kinh tế đã dần ổn định, có những tín hiệu tốt cho việc mở rộng SXKD. Hơn nữa việc lãi suất cho vay ngắn hạn theo Thông tư 09-NHNN

(TT 09/2013/TT-NHNN) với mức cho vay tối đa là 11%/năm, đã làm cho người vay dễ

dàng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Đối với dân cư, thu nhập ngày càng cao nên nhu cầu vay sử dụng cho mục đích chi tiêu, mua sắm, sữa chữa nhà cửa…ngày càng

tăng lên. Ngoài ra, do ngân hàng đa dạng mở rộng nhiều gói sản phẩm, chương trình khuyến mãi: “Chương trình ưu đãi lãi suất vay dành cho khách hàng Tiểu thương”, “Tiếp cận nhanh, lãi suất thấp”, “Tài khoản lương của tôi”…

Doanh số cho vay Trung - Dài hạn

Khác với tín dụng ngắn hạn chỉ đáp ứng nguồn vốn thiếu hụt tạm thời, Tín dụng TDH giúp cho người vay mở rộng SXKD, nâng cấp cơ sở, mua sắm trang thiết bị, phục vụ tiêu dùng trong dài hạn… Nhìn vào DSCV TDH tăng giảm không điều qua các năm 2011 - 2013. Năm 2011 DSCV TDH đạt 554.246 triệu đồng đến năm 2012 đạt 294.605 triệu đồng giảm 259.641 triệu đồng (46,85%), sang năm 2013 tăng lên 355.627 triệu đồng tức tăng 20,71% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do tình hình kinh tế chưa thực sự bình ổn: thị trường vàng, ngoại tệ đang nóng lên, lãi suất biến động liên tục, giá cả nguyên vật liệu gia tăng làm cho các đơn vị SXKD còn e dè chưa dám đầu tư mở rộng mạng lưới, cơ sở hạ tầng các khoản vay mua nhà, đất không thường xuyên, cùng với người vay chưa có nhu cầu vay phục vụ cho tiêu dùng lâu dài. Bên cạnh đó, do ACB Cần Thơ là ngân hàng bán lẻ nên việc cung cấp vốn ngắn hạn là chủ yếu nên các khoản cho vay TDH không thường xuyên xảy ra. Sang năm 2013 cho thấy sự khởi sắc của nền kinh tế, các khoản vay mở rộng SXKD cũng như đổi mới cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất đã được đẩy mạnh, nhu cầu về tiêu dùng của dân cư được nâng lên đã làm cho DSCV TDH tăng mạnh trong năm 2013.

Doanh số thu nợ theo thời hạn

DSCV chỉ phản ánh được số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng nhưng chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, vì hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng thể hiện ở chổ khách hàng có trả được nợ vay khi đáo hạn hay không. Nếu khách hàng trả nợ vay đúng hạn thì chứng tỏ khách hàng sử dụng vốn một cách hiệu quả. Do đó, việc thu hồi nợ được xem là công tác quan trọng của ACB Cần Thơ góp phần cho ngân hàng tái đầu tư, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn.

Hình 3.4 cho thấy, DSTN luôn đạt ở mức cao so với DSCV và không đều qua từng năm. Năm 2011 DSTN đạt 2.575.076 triệu đồng đến năm 2012 đạt 1.6667.141 triệu đồng, giảm 907.953 triệu đồng tương ứng với 35,26% so với năm 2011. Nguyên nhân là do DSTN tỷ lệ thuận với DSCV, có nghĩa là khi DSCV giảm xuống thì DSTN cũng giảm theo. Mặt khác, do các đơn vị kinh doanh mới bắt đầu đưa vốn vào sản xuất nên trong thời gian đầu chưa đạt hiệu quả cao thậm chí còn bị thua lổ nên việc không trả được nợ là điều khó tránh khỏi, cũng trong năm 2012 thu nhập còn thấp, đủ để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, không có dư nhiều để trả cho ngân hàng.

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.4: Tình hình doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn

Sang năm 2013, DSTN tăng nhẹ trở lại đạt 1.694.675 triệu đồng tăng 1,65% so với năm 2012, tức tăng 27.534 triệu đồng. Nguyên nhân được cho là: một phần, là do DSCV trong năm 2013 tăng lên, một phần là do khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên khả năng hoàn trả vốn cao. Mặt khác, ngân hàng đã giám sát các khoản vay chặc chẽ hơn, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn, tăng cường tìm kiếm khách hàng mới, uy tín vì vậy mà DSTN của ngân hàng tăng cao.

Doanh số thu nợ ngắn hạn

Cũng giống như DSCV ngắn hạn, DSTN ngắn hạn luôn đạt ở mức cao và không ổn định qua các năm. Năm 2011, DSTN ngắn hạn đạt 2.022.593 triệu đồng đến năm 2012 đạt 1.379.659 triệu đồng giảm 642.943 triệu đồng (31,79%) so với năm 2011. Sự tăng giảm này là do DSTN biến động cùng chiều với DSCV như đã giải thích ở phần trên làm cho DSTN giảm xuống. Năm 2013 DSTN tăng lên nhưng không đáng kể, đạt mức 1.388.262 triệu đồng, tăng 8.603 triệu đồng (0,62%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do việc SXKD đã đi vào ổn định, lãi suất thấp, giá cả được kiềm chế ở mức thấp, thị trường đầu ra thuận lợi, điều này giúp gia tăng, mở rộng kinh doanh ra nhiều lĩnh vực khác nhau và kinh doanh đạt hiệu quả cao làm cho thu nhập tăng lên nên việc trả nợ cho ngân hàng là điều tất yếu. Trong năm 2013, DSTN ngắn hạn đạt 1.388.262 triệu đồng trong khi DSCV ngắn hạn trong năm là 1.410.554 triệu đồng. Điều này cho thấy các khoản cho vay ngắn hạn điều được thu hồi đúng hạn, công tác thu nợ khá tốt.  Doanh số thu nợ trung dài hạn

So với ngắn hạn thì DSTN TDH chiếm thấp hơn, về khả năng biến động thì cũng biến động không đều qua các năm. Năm 2011 DSTN TDH đạt 552.483 triệu đồng, năm 2012 đạt 287.482 triệu đồng, giảm 47,97% so với năm 2011 (265.001 triệu đồng). Nguyên nhân là do hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn của khách hàng và việc cho vay của ngân hàng làm cho DSTN đạt mức thấp. Sang năm 2013, có sự chuyển biến tốt, khi mà ngân hàng đã mở rộng cho vay TDH, nhu cầu về tiêu dùng như: mua nhà,

mua xe tăng mạnh. Hơn nữa, do ngân hàng đã thận trọng trong việc cho vay, thẩm định chặc chẽ, đặc biệt là thẩm định về tình hình tài chính trong dài hạn, đã đảm bảo nguồn trả nợ trong suốt thời hạn vay, điều này sẽ đảm bảo khả năng thu nợ cho ngân hàng.

Có thể thấy trong 3 năm DSTN ngắn hạn luôn đạt mức cao. Điều này cũng dễ hiểu do ACB Cần Thơ là Ngân hàng bán lẻ vì thế Ngân hàng đã phát huy hết thế mạnh của mình cho việc mở rộng tín dụng ngắn hạn. Bên cạnh đó, các khoản cho vay TDH được ngân hàng chú trọng đến và thành tích đạt được cũng rất đáng ghi nhận, điều đó chứng minh qua DSCV và DSTN TDH ngày càng được tăng lên. Mặt khác, công tác thu nợ của ngân hàng là rất tốt, các khoản vay đều có thể thu hồi đúng hạn và đảm bảo khả năng cung cấp vốn của ngân hàng ngày càng được tăng lên.

Dư nợ theo thời hạn

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ

Hình 3.5: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn Nhìn chung, dư nợ của khách hàng cá nhân đạt ở mức thấp và tăng liên tục

qua các năm. Năm

2011 đạt 475.347 triệu đồng và đến năm 2013 đạt 552.598 triệu đồng tăng 16,255 so với năm 2011. Cùng với sự tăng lên về quy mô thì số lượng khách hàng của ACB Cần Thơ cũng không ngừng tăng lên, năm 2011, có khoảng 1800 khách hàng cá nhân, thì đến năm 2013 đã tăng lên trên 2000 khách hàng (Nguồn: Tổng hợp từ trao đổi trực

tiếp với cán bộ tín dụng). Xét về quy mô khoản vay thì bình quân mỗi khách hàng vay

được khoảng 260 triệu đồng (năm 2011) và đến năm 2013 thì mỗi khách hàng vay được trên 276 triệu đồng. Đây được coi là một thành công của ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, cũng như đáp ứng được nhu cầu vốn tối đa cho khách hàng. Nguyên nhân dư nợ cá nhân đạt ở mức thấp là do công tác thu hồi nợ là khá tốt, các khoản cho vay có thể thu hồi đúng thời hạn, hơn nữa DSCV đối với khách hàng cá nhân cũng tương đối thấp. Mặc dù, DSCV và DSTN có sự tăng giảm qua các năm nhưng dư nợ vẫn tăng đều qua các năm, một mặt do một bộ phận dân cư gặp khó khăn trong việc trả nợ, mặt khác do một phần DSCV trong năm không thu được làm xuất hiện tích lũy dư nợ năm cũ cùng với dư nợ mới không thu được làm cho dư nợ tăng lên.

Dư nợ cho vay ngắn hạn

Phần lớn hoạt động cho vay của ngân hàng là ngắn hạn, đây được coi là nghiệp vụ chủ lực của ngân hàng. Nhưng nhìn chung dư nợ ngắn hạn giảm dần qua các năm. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn đạt 308.976 triệu đồng và giảm nhẹ xuống 307.598 triệu đồng và giảm tiếp tục đến năm 2013 còn 296.443 triệu đồng, so với năm 2011 dư nợ năm 2013 giảm 4,00%. Nguyên nhân là do thường các khoản vay ngắn hạn có thời hạn dưới 12 tháng như: kỳ hạn 1, 3, 6, 9 tháng nên việc thu hồi nợ diễn ra rất nhanh chóng cộng với khả năng thu hồi nợ tốt của ngân hàng làm cho dư nợ ngân hàng giảm xuống. Mặt khác, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và uy tín của khách hàng đã làm cho việc trả nợ của khách hàng diễn ra đúng hạn. Song song, ngân hàng đã mở rộng cho vay với nhiều sản phẩm ưu đãi nhưng DSCV vẫn ở mức thấp.

Dư nợ cho vay trung dài hạn

Khác với ngắn hạn, dư nợ TDH tăng qua các năm. Năm 2011 đạt 166.371 triệu đồng đến năm 2013 con số này là 256.155 triệu đồng tăng 53,97% so với năm 2011. Dư nợ TDH là do ngân hàng đã mở rộng sang cho vay TDH, nhu cầu về tiêu dùng, xây dựng cơ sở khan trang đã làm cho nhu cầu vay TDH của khách hàng tăng mạnh. Bên cạnh đó, các khoản cho vay TDH thường thời hạn cho vay dài nên dư nợ TDH tăng lên cùng với việc nới lỏng trong cho vay TDH của ngân hàng. Qua đó cho thấy, dư nợ của ngân hàng tăng lên chủ yếu là dư nợ TDH, sự đa dạng trong các kỳ hạn cho vay, tuy là ngân hàng bán lẻ với các sản phẩm cho vay ngắn hạn là chủ yếu thì giờ đây ACB Cần Thơ đã mở rộng sang cho vay cá nhân TDH nhằm tìm kiếm thị phần, nâng cao sức cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của mình.

Nợ xấu

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ

Hình 3.6: Tình hình nợ xấu tín dụng cá nhân theo thời hạn

Qua bảng số liệu 3.5 và hình 3.6 cho thấy, nợ xấu có xu hướng tăng không chỉ về

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 33 - 48)