Phân tích tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2011-

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 26 - 33)

a. Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn của ACB Cần Thơ

Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển, được thể hiện qua bảng 3.2.

Qua bảng 3.2 ta thấy, vốn huy động là nguồn vốn quan trọng, chiếm trên 98% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn việc huy động vốn của các ngân hàng còn hạn chế, nhưng ACB Cần Thơ đã làm khá tốt trong việc thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư. Mặc dù, vốn huy động trong năm 2012 có phần giảm hơn so với năm 2011 nhưng vẫn đạt trên 1000 tỷ đồng. Năm 2011, huy động được 1.336.663 triệu đồng thì đến năm 2012 đạt 1.179.903 triệu đồng giảm 156.760 triệu tức giảm 11,73%. Vốn huy động giảm là do tình hình kinh tế bất ổn, các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản, các tầng lớp dân cư kinh doanh không đạt hiệu quả, lạm phát tăng cao làm ảnh hưởng đến lượng tiền nhàn rỗi của người dân nên lượng tiền tiết kiệm trong dân giảm đi.

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ

Bảng 3.2: Tình hình nguồn vốn của ACB Cần Thơ qua 3 năm 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Cơ cấu

(%) Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 1.336.663 98,83 1.179.903 98,47 957.606 98,67 (156.760) (11,73) (222.297) (18,84) Vốn điều chuyển 15.786 1,17 18.363 1,53 12.934 1,33 2.577 16,32 (5.429) (29,56) Tổng nguồn vốn 1.352.449 100,00 1.198.266 100,00 970.540 100,00 (154.183) (11,40) (227.726) (19,00)

Mặt khác, việc hạ trần lãi suất huy động làm cho người dân không còn mặn mà trong việc gửi tiền vào ngân hàng, song song với đó là sự cố tháng 8/2012 đã làm cho người dân mất lòng tin ở ngân hàng đã ảnh hưởng mạnh đến huy động vốn. Đến năm 2013, cho thấy việc huy động vốn vẫn đang rất khó khăn. Năm 2013, ACB Cần Thơ đã huy động được 957.606 triệu đồng giảm 222.297 triệu đồng tương ứng với 18,84%. Nguyên nhân là do khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong việc huy động vốn vẫn còn thấp hơn các ngân hàng khác, đặc biệt về lãi suất huy động và các chương trình kích thích khả năng gửi tiền của khách hàng. Mặt khác, việc thu hút nguồn vốn chỉ dựa vào khách hàng thân thiết, dựa vào mối quan hệ sẵn có, ngân hàng chưa đa dạng các phương thức gửi để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tối ưu nhất.

Qua bảng 3.2 ta thấy, vốn điều chuyển chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng (từ 1% đến 1,5%) và có sự biến động qua 3 năm. Năm 2011 vốn điều chuyển nhận từ Hội sở là 15.786 triệu đồng, đến năm 2012 vốn điều chuyển tăng lên 18.363 triệu đồng tăng 2.577 triệu tương đương với 16,32%. Sự tăng lên này cũng là điều dễ hiểu khi mà việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu về thanh khoản và cung cấp vốn cho nền kinh tế có xu hướng tăng thì việc tăng nguồn vốn điều chuyển là điều tất yếu. Bước sang năm 2013, vốn điều chuyển đạt 12.934 triệu đồng giảm 29,56% so với năm 2012 tương đương với 5.429 triệu đồng. Nguyên nhân vốn điều chuyển giảm là do mức độ cho vay của ngân hàng thấp, ngân hàng sử dụng đa phần vốn huy động để cho vay, nhằm tiết kiệm được chi phí. Qua đó cho thấy, ngân hàng có đủ khả năng huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn trong việc cho vay và ổn định khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

Qua bảng 3.2 ta thấy, nguồn vốn của ACB Cần Thơ luôn duy trì ở mức cao, tuy nhiên có sự biến động qua các năm. Năm 2011, nguồn vố n đạt 1.352.449 triệu đồng đến năm 2012 đạt 1.198.266 triệu đồng giảm 154.183 triệu đồng, tuy có sự tăng lên của vốn điều chuyển nhưng tổng nguồn vốn của ngân hàng có phần sụt giảm là do tình hình khủng hoảng chung của nền kinh tế làm cho lượng vốn huy động giảm nhiều hơn lượng tăng của vốn điều chuyển. Cùng với sự sụt giảm về nguồn vốn huy động và cả vốn điều chuyển mà tổng nguồn vốn của ngân hàng giảm đáng kể, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Trong năm 2013 đạt 970.540 triệu đồng giảm 227.726 triệu đồng so với năm 2012, giảm 39,35% so với năm 2011.

b. Phân tích tình hình huy động vốn của ACB Cần Thơ

Huy động vốn giúp ngân hàng đảm bảo nguồn vốn cho quá trình hoạt động kinh doanh cũng như việc cho vay của Ngân hàng diễn ra một cách liên tục và tuần hoàn. Trong thời gian qua ACB Cần Thơ huy động vốn từ hai nguồn chính là tiền gửi từ các tổ chức kinh tế (TCKT) và tiền gửi tiết kiệm của dân cư, được phân tích qua bảng 3.3 như sau:

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của

TCKT 49.015 69.229 52.692 20.214 41,24 (16.537) (23,89)

Tiền gửi có KH 32.052 28.341 32.219 (3.711) (11,58) 3.878 13,68

Tiền gửi KKH 16.963 40.888 20.473 23.925 141,04 (20.415) (49,93)

Tiền gửi TK

của dân cư 1.287.648

1.110.67 4 904.914 (176.974) (13,74) (205.760) (18,53) Tiền gửi có KH 1.259.452 1.071.75 6 46.335 (187.696) (14,9) (213.177) (19,89) Tiền gửi KKH 28.196 38.918 858.579 10.722 38,03 7.417 19,06 Tổng VHĐ 1.336.663 1.179.903 957.606 (156.760) (11,73) (222.297) (18,84)

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ

Tiền gửi của các TCKT

Qua kết quả phân tích ở bảng 3.3 cho thấy, tiền gửi của các TCKT có sự biến động liên tục trong giai đoạn 2011-2013 với xu hướng tăng trong 2012 và giảm trong năm 2013. Năm 2011, tiền gửi của các TCKT đạt 49.015 triệu đồng thì đến năm 2012 đạt 69.229 triệu đồng tăng 20.214 triệu đồng tương ứng với 41,24%. Sự gia tăng này là do sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc huy động vốn trên địa bàn nên ACB Cần Thơ đã tăng cường các chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng, đa dạng hóa các hình thức gửi tiền cho các TCKT như: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn …đã thu hút được sự quan tâm và gửi tiền của các TCKT, nên giá trị tiền gửi của các TCKT tăng về giá trị lẫn tỷ trọng. Bước sang năm 2013, sự giảm nhẹ trong việc huy động vốn của các TCKT. Ngân hàng huy động được 52.692 triệu đồng giảm 16.537 triệu đồng tức giảm 23,89% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các doanh nghiệp mở rộng, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, nên lượng tiền nhàn rỗi hay dùng để thanh toán duy trì ở mức thấp. Mặt khác, việc tiền gửi của các TCKT giảm phản ánh tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp khi số doanh nghiệp thành lập mới giảm, còn số doanh nghiệp đóng cửa, ngừng hoạt động lại tăng. Bên cạnh đó, lãi suất huy động giảm xuống 7% đến 8% cũng ảnh hưởng đến lượng tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp. Cũng trong năm này, sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động của ngân hàng.

Đối với tiền gửi có kỳ hạn: Doanh nghiệp có thể gửi tiền dưới hình thức có kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hạn để hưởng lãi suất có kỳ hạn, khi các khoản tiền của doanh nghiệp chưa có nhu cầu sử dụng trong một khoản thời gian xác định. Qua bảng 3.3 ta thấy, lượng tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp biến động quanh mức 30.000 triệu đồng. Trong năm 2011

đạt 32.052 triệu đồng thì đến năm 2012 đạt 28.341 triệu đồng, giảm 3.711 triệu đồng tương đương với 11,58%, sang năm 2013 con số này là 32.219 triệu đồng, tăng 3.878 triệu đồng (13,68%) so với 2012. Mặc dù doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư là rất lớn nhưng đôi lúc nhàn rỗi trong một khoản thời gian, các doanh nghiệp đã tận dụng triệt để nguồn tiền này gửi vào ngân hàng để tạo ra lợi nhuận, góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp, đồng thời tạo ra nguồn huy động cho ngân hàng.

Đối với tiền gửi không kỳ hạn (KKH) có sự biến động liên tục qua các năm. Vì

khách hàng là doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh hơn nữa các doanh ngiệp gửi tiền không nhằm mục đích hưởng lãi mà để thanh toán chi trả cho đối tác nên khách hàng thường gửi KKH. Trong năm 2011, tiền gửi KKH đạt 16.963 triệu đồng đến năm 2012 tăng vọt lên 40.888 triệu đồng tăng 23.925 triệu đồng (141,04%) nhưng đến năm 2013 giảm xuống còn 20.473 triệu đồng giảm 49,93% so với năm 2012 tương tương với 20.415 triệu đông. Điểm nổi bật của tiền gửi KKH người gửi tiền có thể gửi hoặc rút bất cứ lúc nào và vẫn được trả lãi KKH, tuy lãi suất không cao khoảng 1,2%/năm nhưng đã thu hút các doanh nghiệp gửi tiền, nhằm ngoài đáp ứng nhu cầu thanh toán còn góp phần tăng thu nhập cho người gửi tiền.

Tìền gửi tiết kiệm của dân cư

Nhìn chung, qua 3 năm thì giá trị của loại tiền gửi này đạt gần trên 1000 tỷ đồng và giảm dần qua từng năm. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 1.287.648 triệu đồng chiếm 96,3% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2012 đạt 1.110.674 triệu đồng chiếm 94,1% trong tổng nguồn vốn và giảm 13,74% so với năm 2011 tương đương với 176.974 triệu đồng. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp, tiền tiết kiệm trong dân còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc NHNN nhiều lần hạ lãi suất huy động xuống thấp làm cho người gửi tiền không còn mặm mà với việc gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi. Mặt khác, với sự cố tháng 8/2012 đã làm khác hàng mất lòng tin với ngân hàng, đây cũng một phần nguyên nhân khiến tiền gửi của dân cư giảm xuống. Bước sang năm 2013, tình hình tiếp tục diễn biến xấu đi, tiền gửi trong dân ngày càng giảm xuống. Cụ thể, tiền tiết kiệm trong dân đạt 904.914triệu đồng giảm 205.760 triệu đồng (18,53%) so với năm 2012. Đây là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng chưa có chính sách phù hợp trong việc huy động vốn của dân cư.

Đối với tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất (97,8%)

trong tổng tiền gửi của dân cư, người gửi tiền với mục đích chủ yếu là hưởng lãi. Trong năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn đạt 1.259.452 triệu đồng và giảm nhẹ trong năm 2012 xuống còn 1.071.756 triệu đồng tương đương với 187.696 triệu đồng (14,9%) đến năm 2013 đạt 858.579 triệu đồng giảm 19,89% so với năm 2012 tức giảm 213.177 triệu đồng.

Đối với tiền gửi KKH: có sự tăng tăng liên tục qua các năm. Vì đây là loại tiền

(1,2%/năm), chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu thanh toán cho khách hàng như: Ký séc, ủy nhiệm chi, rút tiền tại máy ATM…Năm 2011 đạt 28.196 triệu đồng chiếm 2,18% tổng tiền gửi của dân cư, đến năm 2012 đạt 38.918 triệu đồng (chiếm 3,5%) tăng 10.722 triệu đồng (38,03%) và con số này trong năm 2013 là 46.334 triệu đồng tăng 19,06% so với năm 2012. Nguyên nhân là do nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, người dân mở rộng sản suất kinh doanh hiệu quả, đây được cho là nguyên nhân khiến người dân tăng gửi tiền vào ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của mình. Bên cạnh đó, do tính chất mùa vụ đối với những ngành kinh doanh mà khách hàng khách hàng tạm thời chưa sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để gửi vào ngân hàng để hưởng lãi, chủ yếu là các khoản gửi KKH để được rút vốn bất cứ lúc nào khi cần thiết.

3.6.1.2 Tổng quan về hoạt động cho vay của ACB Cần Thơ qua 3 năm 2011 -

2013

Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất và là nghiệp vụ chiếm phần lớn thu nhập của ngân hàng. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét tình hình cho vay của ACB Cần Thơ trong 3 năm 2011 - 2013.

Doanh số cho vay

DSCV là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Bảng 3.4 cho thấy, DSCV của ACB Cần Thơ có sự biến động rất lớn và giảm liên tục qua các 3 năm. Năm 2011 đạt 9.251.469 triệu đồng đến năm 2012 con số này là 4.993.688 triệu đồng giảm 4.257.781 triệu đồng (46,02%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế việt nam rơi vào tình trạng tăng trưởng thấp, lạm phát vẫn còn ở mức cao (6,81%). Nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, trong khi các doanh nghiệp khác đã và đang trên bờ vực phá sản. Mặt khác. lãi suất cho vay VNĐ đối với một số lĩnh vực như nông nghiệp, xuất khẩu, phổ biến ở mức 14,5 đến 16%/năm. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp thực sự tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất ưu đãi là không nhiều. Do vốn rẻ chỉ dành cho những lĩnh vực ưu tiên, vì thế không ít khách hàng nằm ngoài đối tượng này vẫn phải vay lãi suất cao. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng không dám mạnh dạn cho vay do ngại rủi ro khi mà tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang điêu đứng cùng với việc khó khăn trong tìm kiếm khách hàng tốt. Về phía người dân, do giá cả tăng lên đã hạn chế trong việc tiêu dùng như: mua nhà, mua đất, mua xe…Hơn nữa, ngân hàng thận trong xét duyệt cho vay, dẫn đến DSCV giảm đáng kể trong năm 2012. Sang năm 2013, DSCV tiếp tục giảm xuống, cụ thể đạt 4.167.214 triệu đồng, giảm 826.474 triệu đồng tương ứng với 16,55% so với năm 2012. DSCV không được cải thiện mà có xu hướng đi xuống là do doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều phương án phát triển sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm khó khăn, Trong khi đó, ngân hàng thường cứng nhắc trong phê duyệt cho vay, đáng ngại nhất là ngân hàng với năng lực

còn hạn chế, không có nhiều nguồn vốn trung, dài hạn và cũng rất khó huy động vốn… nên không thể cung cấp vốn trung, dài hạn theo yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là khi cân nhắc xét duyệt khoản vay cho doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu kém…

Bảng 3.4: Tình hình tín dụng của ACB Cần Thơ qua 3 năm 2011 - 2013

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % DSCV 9.251.469 4.993.688 4.167.214 (4.257.781) (46,02) (826.474) (16,55) DSTN 9.404.183 5.106.408 4.243.349 (4.297.775) (45,70) (863.059) (16,90) Dư nợ 1.122.075 1.009.355 933.220 (112.72) (10,05) (76.135) (7,54) Nợ xấu 12.791 38.737 60.880 25.946 202,85 22.143 57,16

Nguồn: Phòng Kế toán ACB Cần Thơ

Doanh số thu nợ

DSTN là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.

Tương tự như DSCV, DSTN cũng biến động giảm qua các năm. Năm 2011, DSTN đạt 9.404.183 triệu đồng đến năm 2012 đạt 5.106.408 triệu đồng giảm 4.297.775 triệu đồng tức giảm 45,7% so với năm 2011. Nguyên nhân là do DSCV trong năm 2012 giảm kéo theo DSTN giảm, nhưng tốc độ giảm của DSTN thấp hơn so với DSCV, một phần là do khách hàng vay vốn sụt giảm còn việc thu nợ tăng là do các khoản vay đã đến hạn trả hoặc khách hàng trả nợ trước hạn hay do những lý do nào đó làm cho ngân hàng thu nợ trước hạn. Năm 2013, DSTN đạt 4.243.349 triệu đồng giảm 863.059 triệu đồng tức giảm 16,90% so với năm 2012. Nguyên nhân là do ngân hàng nới lỏng trong việc thẩm định khách hàng nhằm tăng tính cạnh tranh cũng như muốn tăng DSCV mà khâu sàn lọc, lựa chọn khách hàng chưa kỷ càng nên một số khách hàng chưa thực sự tốt, khi đến hạn ngân hàng không thu được nợ. Mặc khác, trong thời gian này ngân hàng mở rộng các khoản cho vay trung dài hạn nên các khoản vay chưa đến hạn thu.

Dư nợ

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Qua bảng 3.4 cho thấy, dư nợ của ngân hàng quanh mức 1000 tỷ đồng và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể, trong năm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 26 - 33)